Nhà Thang Tôn( Nhà Cao Cẳng)

Một phần của tài liệu NHÀ SÀN THẤP CỦA DÂN TỘC CHĂM(NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC) (Trang 28)

4 Phương pháp nghiên cứu

3.2.4 Nhà Thang Tôn( Nhà Cao Cẳng)

Kết cấu nóc mái: nhà gồm có bốn mái có hai mái chính quay về hướng Đông và Tây, hai hướng phụ quay về hướng Nam và Bắc, hướng giáp với nhà bếp Thang Kinh và hướng còn lại giáp với nhà cối xay, nhìn chung mái nhà của Thang Tôn được làm khá thấp nhưng lại rộng mang đến vẻ ấm áp cho ngôi nhà, mái nhà Thang Tôn được lợp bằng cỏ ranh hoặc rơm rạ đan vào những cái nẹp bằng tre hoặc nứa, người ta sẽ đem những lớp ranh đó lợp nhà tạo nên lớp mái kín đáo che mưa che nắng và khả năng cách nhiệt rất tốt.

Sàn và tường nhà: sàn nhà được lợp bằng gỗ tạo nên không gian sạch sẽ mát mẻ cho ngôi nhà. Sàn nhà cũng có độ cao trên mặt đất khoảng 35 đến 40cm và được giữ định hình trên các phiến đá. Tường nhà Thang Tôn cũng giống như các ngôi nhà khác là đều là tường đất, chúng được làm từ rơm rạ trộn với bùn đất để tạo nên độ kết dính đồng thời nó cũng mang tác dụng cách nhiệt cho ngôi nhà.

Kết cấu mặt bằng và không gian bên trong: mặt bằng của nhà Thang Tôn được chia làm ba phần chính là gian tiếp khách cũng đồng thời là chỗ ngủ của ông chủ, gian buồng ngủ của bà chủ và đầu hè.

Gian tiếp khách bên ngoài là không gian rộng nhất của ngôi nhà, gian này sẽ là nơi ngủ của ông chủ, ông bà sẽ ngủ riêng do ông bà đã thoát tục thế nên ông sẽ ngủ ở ngoài nhà và bà sẽ ngủ ở trong buồng, bên cạnh cửa sổ đối diện với giường ngủ của ông chủ sẽ là chiếc phản đây là nơi tiếp khách và ngủ lại của khách. Cũng như các ngôi nhà khác gian ngoài của nhà Thang Tôn sẽ được trang trí một chiếc rương đựng đồ đạc của ông bà.

Gian bên trong tức gian buồng là nơi ngủ của bà chủ nhà, ở trong gian buồng này cũng có kết cấu hai chiếc chiếu trải úp mặt lên nhau tượng trưng cho sự tương hợp âm dương, hai hũ gạo một hũ to, một hũ nhỏ tượng trưng cho âm dương, ở trên đầu bà chủ sẽ đặt cỗ bàn thờ Tổ Phụ và một chiếc cối đựng trầu trong đó đựng năm miếng trầu, năm miếng cau và một ít vôi trước khi đi ngủ bà chủ sẽ đem trầu cau, thắp đèn dầu lên khấn Tổ Phụ cho đôi vợ chồng sống bên nhau đến đầu bạc răng

long…thẳng lên trên chiếu ngủ của bà chủ sẽ là một xà gác bằng tre dùng để gác đồ đạc chăn chiếu.

Đầu hè của nhà Thang Tôn được làm theo kiểu kiến trúc mở, nó không có hàng chấn song trước cửa như nhà Thang Lâm, thiết kế đầu hè theo kiểu kiến trúc mở tạo cho ngôi nhà sự thân thiện, ấm cúng và thoáng mát.

Nhà Thang Tôn chỉ có một cửa chính để ra vào, mặt tiền của nhà được đặt đối diện với nhà Thang Mưyau tuy nhiên cửa ra vào của hai ngôi nhà được đặt không thẳng hàng với nhau vì họ kiêng nếu đặt hai cánh cửa thẳng nhau sẽ gây ra cảnh bất hòa cãi vã trong gia đình. Đây cũng là ngôi nhà có rất nhiều cửa sổ, nó có khoảng bốn ô cửa sổ được mở ở những góc khác nhau của ngôi nhà đem đến sự sáng sủa thoáng mát của ngôi nhà ở mọi phía khác nhau.

Kiến trúc điêu khắc: kiến trúc của nhà Thang Tôn không có nhiều đặc biệt, khá ít chi tiết và đơn giản, kiến trúc trong ngôi nhà chỉ là hình ảnh những nan quạt giấy xòe ra tượng trưng cho các mùa gió trong năm, ngoài ra còn có chi tiết hoa văn trên chiếc rương đựng đồ được trang trí ở gian ngoài của gia đình.

Phong tục tập quán: theo quan niệm của tôn giáo Bàlamôn hướng Đông là hướng của thần phật nên con người còn phàm tục sẽ không được phép ở ngôi nhà này. Người được quyền duy nhất ở Thang Tôn là ông bà đã trên năm mươi tuổi, có hàng ngũ cao trong hệ thống chức sắc tôn giáo và một điều tiên quyết nữa là ông bà đã thoát tục tức là không còn quan hệ gì với nhau nữa.

Do chế độ tôn giáo của người Chăm rất sâu sắc thế nên họ chia các tầng lớp dân ra làm hai loại khách quý là khách quý theo kiểu quan lại quý tộc và khách quý theo kiểu có chức sắc trong hàng ngũ tôn giáo, nếu như khách quý về hàng giàu có quan lại sẽ được gia đình đón tiếp trên nhà Thang Lâm, còn khách quý về mặt tôn giáo thì sẽ được ông bà đón tiếp tại nhà Thang Tôn.

Đây là ngôi nhà dành cho vợ chồng người con gái lớn trong gia đình.

Kết cấu nóc mái: nhà gồm có bốn mái. Mái ở ngay trước cửa ra vào của ngôi nhà lại ngắn hơn hai mái ở trái nhà do ngôi nhà được thiết kế chạy theo chiều dọc và tiếp giáp giữa trái nhà của Thang Mưyau lại là máng nước đổ xuống điểm hỏa, mái nhà được lợp bằng rơm rạ hoặc cỏ ranh, cách lợp mái nhà của Thang Mưyau cũng giống hệt như nhà Tục và nhà Thang Tôn.

Kết cấu sàn và tường nhà: cũng giống như những ngôi nhà khác sàn của Thang mưyau được lát bằng gỗ. tường nhà phần lớn được làm bằng gỗ chỉ có một mặt ở phía đông là được làm bằng đất, nhà Thang mưyau được làm thông thiên với nhà Tục Thang yơ nên phía đó của ngôi nhà không có tường.

Mặt bằng và không gian bên trong: mặt bằng của ngôi nhà khá rộng rãi được chia làm 3 phần chính là gian buồng ngủ, gian tiếp khách và sinh hoạt, gian đầu hè.

Cũng giống như phòng ngủ của các cặp vợ chồng khác phòng ngủ của Thang Mưyau cũng bao gồm hai chiếc chiếu trải lên nhau, hai hũ gạo lớn và nhỏ tượng trưng cho âm dương, một cơi đựng trầu và bàn thờ Tổ Phụ, ở bên trên là một sà gác dùng để gác đồ, Cũng như các phòng ngủ khác đây là nơi sinh hoạt riêng của các cặp vợ chồng thế nên họ kiêng người lạ vào phòng kể cả các thành viên ở trong gia đình.

Gian tiếp khách bên ngoài được trang trí một chiếc phản dùng để tiếp khách và một chiếc rương đựng đồ. Không gian bên ngoài để tiếp khách được trang trí khá rộng và thoáng đãng do một phía tiếp giáp với Thang Yơ không có tường được thông với nhau.

Gian đầu hè hay hành lang của nhà Thang Mưyau rất rộng và dài chiếm khoảng 1/2 chiều dài của nhà bởi đây là nơi để chị em phụ nữ ngồi dệt vải, hành lang cũng được bao kín bởi hàng chấn song giống như nhà Thang Kinh.

Kiến trúc điêu khắc: khá đẹp và độc đáo trên các cánh cửa được chạm khắc rất nhiều những hình về cánh quạt, hình rồng cuốn mây, hoa mai, hoa cúc…thể hiện văn hóa vùng sông nước, tín ngưỡng phồn thực và ước vọng của người Chăm.

Phong tục tập quán: Thang Mưyau là ngôi nhà dành cho người chị lớn trong gia đình. Theo phong tục của người Chăm thì khi người chị lấy chồng sẽ được bố mẹ và các em nhường lại cho ngôi nhà Tục Thang Yơ họ đang ở và xây dựng một ngôi nhà khác, gia đình vợ chồng người chị sẽ sinh sống tại ngôi nhà này cho đến khi người em tiếp theo trong gia đình lớn lên có nhu cầu lập gia đình, lúc này vợ chồng người chị đó sẽ phải nhượng lại ngôi nhà Thang Yơ đang ở cho vợ chồng người em, khi đó họ sẽ xây dựng một ngôi nhà mới để ở là nhà Thang Mưyau. Tuy nhiên theo quan niệm phong thủy người Chăm sẽ chỉ dựng hệ thống năm ngôi nhà chính là: nhà Bếp, nhà Tục, nhà Thang Lâm, nhà Thang Tôn và nhà Thang Mưyau họ sẽ không dựng thêm một ngôi nhà khác để ở nữa ở trong khuôn viên, vì thế nếu gia đình người Chăm đó có đông con thì những gia đình người chị kết hôn trước sẽ phải tách gia đình ra tạo lập một gia đình mới ở khuôn viên khác.

Tiểu kết chương 3.

Qua các ngôi nhà đã phản ánh rõ cho ta thấy các quan niệm của người Chăm khi bắt đầu xây dựng hình thành nên cấu trúc một khuôn viên nhà mới, quan niệm về thẩm mỹ, kiến trúc điêu khắc được bài trí trên các họa tiết trong nhà, cách bố trí không gian sống bên trong các ngôi nhà sao cho phù hợp, việc lựa chọn cách xây dựng ngôi nhà để thích nghi với điều kiện địa hình sinh sống, cách bố trí vị trí các ngôi nhà trong khuôn viên để phù hợp với phong tục tập quán và tôn giáo tín ngưỡng.

Khuôn viên cũng thể hiện rõ chức năng vị trí của từng ngôi nhà ở trong khuôn viên, quy định vị trí sinh sống của từng thành viên trong mỗi ngôi nhà, những kiêng kị, quan niệm về tín ngưỡng, phong tục tập quán như việc nhường ngôi nhà Tục theo

nghi lễ là những phong tục bắt buộc mà các thành viên trong khuôn viên phải tuân thủ theo.

Kết Luận

Như vậy nhìn vào tổng thể ngôi nhà của người Chăm ta có thể thấy Chăm là một dân tộc có nền văn hóa đặc sắc không chỉ ở các giá trị kiến trúc đền tháp, văn học nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng mà còn ở cả kiến trúc khuôn viên của ngôi nhà. Ngôi nhà của người Chăm phản ánh mọi góc độ các giá trị vật chất, tinh thần, tín ngưỡng tôn giáo, chế độ xã hội, quan niệm về thẩm mỹ và phong tục tập quán… của người Chăm.

Nhìn vào ngôi nhà sàn thấp của người Chăm ta dễ nhận ra những đặc trưng của vùng địa hình sinh sống của họ chính là vùng đất Miền Trung đầy nắng và gió, những khắc nghiệt của điều kiện địa hình đã tác động không nhỏ đến việc kết cấu hình dáng của ngôi nhà, cấu tạo của sàn nhà, nóc mái và tường nhà nữa.

Với quan chế độ xã hội mẫu hệ người phụ nữ Chăm được đánh giá cao nhất trong gia đình thế nên những ngôi nhà trong khuôn viên người Chăm cũng được kết cấu theo hình thức đại gia đình mẫu hệ, người phụ nữ được xem là người nắm giữ vai trò chủ gia đình, chịu trách nhiệm toàn bộ trong các việc cúng bái của gia đình và nắm giữ tài sản gia đình, khi kết hôn người phụ nữ cũng được ở tại gia đình và người đàn ông sẽ đến ở rể, toàn bộ gia sản trong gia đình sẽ thuộc về tay con gái trong gia đình

đặc biệt là người con gái út, người đàn ông Chăm sẽ không được hưởng tài sản của gia đình.

Tôn giáo tín ngưỡng được du nhập vào Chăm từ rất sớm, sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo cũng có tác động ít nhiều đến việc hình thành nên khuôn viên ngôi nhà Chăm như quan niệm về hướng thần phật của tôn giáo, điều này khiến cho khuôn viên chỉ có duy nhất ngôi nhà Thang Tôn là được quay về hướng Đông. Nó cũng ảnh hưởng đến việc bố trí không gian sinh hoạt của các ngôi nhà, lựa chọn tầng lớp người trong xã hội để tiếp đón và cả nơi thờ tự nữa.

Yếu tố phong thủy cũng đóng vai trò to lớn đến việc hình thành ngôi nhà ở nhiều góc độ khác nhau từ việc chọn đất, chọn điểm hỏa, chọn hướng xây dựng ngôi nhà, cách bố trí hệ thống các ngôi nhà chỉ trong một khuôn khổ nhất định.

Như vậy qua ngôi nhà ta có thể dẽ nhận biết được văn hóa của tộc người có ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nên cấu trúc của một khuôn viên nhà Chăm, qua ngôi nhà cũng phản ánh rõ sự khác biệt của mỗi tộc người ở nhiều góc độ khác nhau từ địa hình cư trú, đến phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, thẩm mỹ… để từ đó làm nổi bật lên sự khác biệt của văn hóa Chăm với văn hóa của các tộc người khác thể hiện qua ngôi nhà, có thể thấy văn hóa Chăm thể hiện qua ngôi nhà rất đặc sắc nó góp phần làm phong phú và đa dạng hơn cho nền văn hóa việt nam, ngôi nhà là một kiệt tác sáng tạo của người Chăm.

Danh mục tài liệu tham khảo:

Lê Duy Đại(chủ biên 2000) Nhà ở của người người chăm ninh thuận truyền thống và biến đổi, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

Lịch sử phát triển các tộc người Mã Lai-Đa Đảo, Nhà xuất bản khoa học xã hội.

Văn hóa – xã hội Chăm nghiên cứu và đối thoại, Nhà xuất bản văn học.

Nguyễn Văn Kự, Ngô Văn Doanh, Andrew Hardy(2005) Du khảo văn hóa chăm,

Nhà xuất bản thế giới.

GS-TS Trần Văn Bích, Văn hóa các dân tộc tây nam bộ-thực trạng và những vấn đề đặt ra.

Lê Ngọc Canh(1991), Phong tục cưới của người chăm, Tạp Chí Dân Tộc Học Phan Xuân Biên(1994) văn hóa chăm những yếu tố bản địa và bản địa hóa, Tạp Chí Dân Tộc Học số 1.

Mạc Đường(1993) Hệ thống cấu trúc làng Chăm ở Việt Nam, Tạp Chí Dân Tộc Học số 1.

Phan Xuân Biên(1990) Tính đa dạng của văn hóa việt nam, Tạp Chí Khoa Học Xã Hội số 4.

Sakaya(2003) Nghề dệt cổ truyền của người chăm, NXB Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội.

Người Chăm-The Cham NXB Thông Tấn Xã 2009.

Ngô Văn Doanh(1994) Văn hóa chămpa, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội

Lý Kim Hoa(1979) Bà la môn giáo ở người chàm thuận hải xưa và nay, Tạp Chí Dân Tộc Học số 4.

Phan Thị Yến Tuyết( 1981) Bước đầu tìm hiểu loại hình nhà tại đồng bằng sông cửu long, Tạp Chí Dân Tộc Học số 4.

Sakaya(2003) Lễ hội của người Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Phan Thị Yến Tuyết(1981) nhà ở, trang phục và ăn uống của cư dân vùng đồng bằng sông cửu long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Phụ lục ảnh.

\ Điểm hỏa của khuôn viên nhà

Ngôi nhà luôn được đỡ trên các phiến đá

Nhà đựng nông cụ của gia đình

Vị trí đặt ba ông đầu rau

Nhà Thang Tôn( nhà Cao Cẳng là ngôi nhà quay về hướng đông dành cho ông bà)

Hai hũ gạo tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cơi đựng trầu và bàn thờ tổ phụ

Đồ gốm được làm bằng tay và hoa văn in hình sóng nước

Một phần của tài liệu NHÀ SÀN THẤP CỦA DÂN TỘC CHĂM(NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w