Dạy và học là hai hoạt động sư phạm nhằm mục đích hình thành các đơn vị kiến thức và kỹ năng cho người học. Mục tiêu đó đạt được hay không phụ thuộc nhiều vào phương pháp dạy học và sự hoạt động tích cực của thầy và trò. Hiện nay, các phương pháp dạy học tích cực đã và đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các môn học, trong đó có môn Sinh học. Muốn dạy học tích cực, điều khó khăn nhất cần giải quyết đó chính là phải tạo được sự chủ động, tích cực của người học. Bởi người dạy và các cá nhân khác không thể “học thay” hay bắt buộc được bản thân người học, nhồi nhét nội dung kiến thức của bài học.Thay vào đó, sẽ là việc khơi dậy, gợi mở tạo tâm thế và hứng thú cho người học, khiến người học tự giác, chủ động đi tìm và lĩnh hội các tri thức của bộ môn.Chính vì lẽ đó khi thực hiện chương trình theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học trước hết cần phải thay đổi quan niệm về dạy học tích cực.
Trang 1TRƯỜNG THCS KIM XÁ
CHUYÊN ĐỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY
MÔN SINH HỌC BẬC THCS
Môn: Sinh học
Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên Đơn vị: THCS ………
Cụm chuyên môn : Số 1 Mã: 34 Người viết : ………
Email: ………
Trang 2MỤC LỤC Trang
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
2 Mục đích - phạm vi - đối tượng -phương pháp và thời gian nghiên cứu
2.2 Phạm vi nghiên cứu
2.3 Đối tượng nghiên cứu
2.5 Thời gian nghiên cứu
PHẦN II NỘI DUNG
1 Những vấn đề chung
2.Phương pháp giảng dạy
2.1 Phương pháp dạy các kiến thức hình thái , giải phẫu
2.2 Phương pháp dạy các kiến thức sinh lí, sinh thái
2.3.Phương pháp dạy các kiến thức ứng dụng
3 Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học
sinh trong giảng dạy môn sinh học ở THCS
3.1 Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong
giảng dạy môn sinh học ở THCS
3.2 Một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong
giảng dạy môn sinh học ở THCS
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15
1 Kết luận
2 Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
3 4 4 4 4 4 5 5 5
5 6
7 9 11 11 12
16 16 16 17 18 19
Trang 3PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài.
Dạy và học là hai hoạt động sư phạm nhằm mục đích hình thành các đơn vị kiến thức và kỹ năng cho người học Mục tiêu đó đạt được hay không phụ thuộc nhiều vào phương pháp dạy học và sự hoạt động tích cực của thầy và trò
Hiện nay, các phương pháp dạy học tích cực đã và đang được sử dụng phổ biến
ở hầu hết các môn học, trong đó có môn Sinh học Muốn dạy học tích cực, điều khó khăn nhất cần giải quyết đó chính là phải tạo được sự chủ động, tích cực của người học Bởi người dạy và các cá nhân khác không thể “học thay” hay bắt buộc được bản thân người học, nhồi nhét nội dung kiến thức của bài học.Thay vào đó, sẽ là việc khơi dậy, gợi mở tạo tâm thế và hứng thú cho người học, khiến người học tự giác, chủ động đi tìm và lĩnh hội các tri thức của bộ môn
Chính vì lẽ đó khi thực hiện chương trình theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học trước hết cần phải thay đổi quan niệm về dạy học tích cực
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996),được thểchế hóa trong Luật Giáodục (12 - 1998),được cụthể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15
(4 - 1999) Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
Với thiết bị dạy học,từ quan niệm thiết bị dạy học phục vụ chủ yếu cho việc minh họa lời bình, và thuyết trình của giáo viên sang phục vụ chủ yếu cho các hoạt động học tập của học sinh Có như vậy học sinh mới có điều kiện được tư duy một cách độc lập, chủ động và tích cực tìm tòi, phát hiện kiến thức
Trong dạy học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông trung học cơ sở, người giáo viên dạy sinh học là người giữ vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn học sinh; hay nói cách khác là người tổ chức, dẫn dắt học sinh tìm tòi những tri thức Sinh học Lúc này học sinh là người chủ động, tính tích cực tìm tòi, phát hiện và có ý thức vận dụng kiến thức vào thực hành phục vụ nhu cầu bản thân, gia đình và xã hội
Do đặc trưng cơ bản của bộ môn Sinh học rất gần gũi, thành tựu nghiên cứu ngày càng phát triển nhanh nên người giáo viên sinh học phải nắm được mục tiêu chung của bộ môn, hiểu sâu và vận dụng kiến thức một cách linh động vào thí nghiệm vào thực hành nhằm đưa tiết học trở nên sinh động, khoa học, sáng tạo, đưa học sinh đi đến đích nhanh nhất và có áp dụng vào thực tế Cũng từ bài học sinh học giáo dục cho các em lòng yêu thích thiên nhiên, và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên mà cụ thể là thực vật, động vật con người, từ đó có thái độ yêu, ghét rõ ràng và
có niềm tin vào khoa học
Trang 4Để làm được điều này việc dạy và học Sinh học không chỉ đơn thuần sử dụng một phương pháp nào mà phải phối hợp các phương pháp một cách khoa học, phù hợp như từ Tranh, ảnh, mô hình, vật mẫu, các khu dự trữ thiên nhiên hay trong phim ảnh sẽ giúp học sinh hình thành được kiến thức nhanh nhất và cụ thể nhất
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung bộ môn Sinh học nói riêng Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố rất quan trọng Vì thế Bộ giáo dục đã “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo khắc phục lối dạy truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của người học từng bước
áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học” Mặt khác rèn luyện cho giáo viên và học sinh những suy nghĩ để sáng tạo ra những dụng
cụ học tập và áp dụng vào dạy học chủ động
Trong việc đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự tìm hiểu đi đến tự hành động, nền giáo dục phải thực hiện thông qua hành động và bằng hành động của bản thân (đi từ tư duy, trừu tượng hóa, khái quát hóa đến thực tiễn, cho nên việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tự học, tự vận dụng là con đường phát triển tốt nhất của giáo dục - đào tạo)
Học tập bộ môn Sinh học càng cần đến sự phát triển tính tích cực, sáng tạo của học sinh để không những chỉ hiểu biết về khoa học sinh học mà còn biết chắt lọc và
áp dụng vào bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên và phát triển thiên nhiên, đặc biệt hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và con người; áp dụng kiến thức Sinh học vào xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân và bảo vệ sức khỏe con người, khai thác và bảo vệ nguồn lợi Sinh học một cách hợp lý
Với lý do nêu trên, tôi đã chọn cho mình một đề tài nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào sự nghiệp giáo dục, qua việc dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông góp phần vào “sự nghiệp trồng người” với chuyên dề:
" Phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Sinh học bậc THCS"
2 Mục đích- phạm vi - đối tượng - phương pháp và thời gian nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu , đánh giá và phân tích được hiệu quả của các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Sinh học
Vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh vào thực tế giảng dạy giảng dạy môn Sinh học ở THCS nói chung và Sinh học 8 nói riêng
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung chương trình Sinh học bậc THCS
- Bài dạy Thực nghiệm tại lớp 8.( Tiết 52 – Vệ sinh mắt)
2.3 Đối tượng nghiên cứu:
Trang 5- Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh vào thực tế giảng dạy giảng dạy môn Sinh học ở THCS nói chung và Sinh học 8 nói riêng
2.4 Phương pháp nghiên cứu :
Tôi thực hiện đề tài này với các phương pháp chủ yếu sau:
2.4.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận dạy học
2.4.2 Phương pháp thực nghiệm
Bằng việc trực tiếp giảng dạy và thực nghiệm trên lớp
2.4.3 Phương pháp thống kê , phân tích, tổng hợp so sánh
- Thống kê, điều tra khảo sát số liệu ban đầu trước khi áp dụng các phương pháp tích cực và so sánh với số liệu, kết quả sau khi vận dụng các phương pháp đó
2.4.4 Phương pháp nghiên cứu quan sát – phỏng vấn
2.5.Thời gian nghiên cứu: :
Từ ngày: : 27/09/2013 đến 28/2/2014
2.6 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
Về thuận lợi : Đội ngũ giáo viên đã được tập huấn cấp Sở, cấp Phòng nhiều năm BGH các nhà trường quan tâm tới hoạt động đổi mới phương pháp Học sinh hứng thú khi giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
Về khó khăn: Đối tượng nghiên cứu là Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh nên có nhiều khái niệm, đặc điểm mang tính trừu tượng Khó định tính, định lượng Một số GV còn nhiều hạn chế khi vận dụng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học
Phần II NỘI DUNG
1 Những vấn đề chung :
Môn Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm mà phương pháp dạy học chủ yếu là quan sát và thí nghiệm Như ta đã biết con người có nguồn gốc từ động vật thuộc lớp thú nên cấu tạo cơ thể và các hoạt động sinh lí, về cơ bản là giống với động vật thuộc lớp thú Do đó người ta thường tìm hiểu cấu tạo và hoạt động sinh lí của phần lớn các cơ quan, hệ cơ quan trên cơ thể động vật để tìm hiểu về con người.Trong dạy học môn này cho học sinh quan sát các mẫu vật tự nhiên lấy từ động vật ( tim, phổi, thận, não ) để nguyên mẫu hoặc mổ để tìm hiểu hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc), giải phẫu, kết hợp với tranh vẽ mô hình các cơ quan, hệ
cơ quan của người
“Con ngưới” là đối tượng nghiên cứu của sinh học 8 ở trường THCS, một đối tượng gần gủi với học sinh là bản thân các em, là bạn bè xung quanh nên các em có thể có những hiểu biết thực tế liên quan đến đời sống đến hoạt động hàng ngày của mình Do đó, giáo viên có thể khai thác những vốn hiểu biết đó trong quá trình dạy học bằng phương pháp hỏi - đáp gợi mở, hoặc về phía học sinh có thể dùng những hiểu biết khoa học để tìm hiểu, giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời
Trang 6sống Chẳng hạn: Vì sao khi hoạt đông lao động hoặc chơi thể thao, nhịp hô hấp và nhịp tim lại tăng? Hoặc giải thích câu ” Trời nóng chống khát; trời mát chống đói”
Nội dung sinh học 8 có nhiều mối liên hệ với chương trình toàn cấp Do đó quá trình dạy học cần quán triệt tính kế thừa của các kiến thức trong việc xây dựng các khái niệm mới (kiến thức giải phẫu) và phát triển các khái niệm có tính chất đại cương (cấu tạo tế bào của cơ thể, tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng, giữa các hệ cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường )
2 Phương pháp giảng dạy:
Thế nào là tính tích cực học tập?
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại
và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội Vì vậy, hình thành và phát triển xã hội là một trong những nhiệm vụ của giáodục
Tính tích cực học tập - về thực chất TTC có thể hiện đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức TTC nhận
thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập Động cơ đúng tạo ra hứng thú Hứng thú là tiền đề của tự giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo
nên tính tích cực Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo
Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn
kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấnđề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…
Phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ được dùng
để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học "Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với
nghĩa là hoạt động chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không
dùng theo nghĩa trái với tiêu cực
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên
để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động
Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và tro, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công Như vậy, thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động"
c tr n g c a các ph n g pháp d y h c tích c c
a.D y và h c thông qua t ch c các ho t n g h c t p c a h c sinh
Trang 7b D y và h c chú tr ng rèn luy n ph n g pháp t h c
c Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
d K t h p ánh giá c a th y v i t ánh giá c a tro.
- Trong dạy học sinh học ở trung học cơ sở thì phương pháp trực quan và phương pháp thực hành đi theo con đường tìm tòi, nghiên cứu, tỏ ra có nhiều ưu thế trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh
ở lứa tuổi 11-15, đồng thời cũng thể hiện được các phương pháp đặc thù của các bộ môn khoa học tương ứng
- Bên cạnh quan sát và thí nghiệm được sử dụng trong nhóm phương pháp trực quan và thực hành thì phương pháp đàm thoại, vấn đáp trong nhóm phương pháp dùng lời cũng được vận dụng phổ biến trong dạy học sinh học nhằm khai thác những vốn kiến thức mà các em đã tích luỹ về thực vật, động vật, cơ thể người và các cơ chế, quy luật Sinh học
Đặc biệt là Sinh học 8, với những hiểu biết thực tế trong đời sống của bản thân của các em, hoặc vận dụng những kiến thức về giải phẩu và sinh lí người để tìm hiểu các biện pháp vệ sinh có liên quan đến việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng
- Nội dung chủ yếu của chương trình sinh học THCS nói chung và sinh học 8 nói riêng bao gồm các kiến thức về cấu tạo và hoạt động sinh lí của các cơ quan và các hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật Trên cơ sở đó đề cập đến các kiến thức bảo vệ môi trường, vệ sinh cùng các biện pháp rèn luyện cơ thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật
Dựa vào các loại kiến thức của chương trình mà phân thành các dạng phương pháp dạy học sau:
2.1 Phương pháp dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu:
2.1.1.Vai trò của các phương tiện trực quan trong dạy học các kiến thức hình thái, giải phẩu.
Dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu cần coi trọng nguyên tắc trực quan Vận dụng nguyên tắc này GV thường sử dụng các phương tiện trực quan như:
- Các vật thật bao gồm các mẫu tươi, mẫu ngâm, các tiêu bản hiển vi
- Các vật tượng hình như mô hình, tranh vẽ, các hình chụp, hình vẽ trên bảng hoặc các sơ đồ cấu tạo, phim đèn chiếu
Trong các loại phương tiện trên thì mẫu tươi có nhiều ưu điểm hơn cả Nó cho phép học sinh hiểu rõ hình dạng, màu sắc và kích thước thực của các đối tượng quan sát đôi khi còn cho các em thấy rõ qua cảm giác, xúc giác (sờ, nắn) về tính chất của đối tượng nghiên cứu (độ cứng, mềm, trơn, nhẵn hay gồ ghề…) nhằm gây hứng thú yêu thích môn học
Chẳng hạn, qua nghiên cứu một mẫu tim lợn tươi, bằng sờ nắn các thành cơ của các ngăn tim, các em có thể nhận biết thành cơ của các tâm nhĩ mỏng hơn so với thành cơ các tâm thất, thành của tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải Nếu không có được mẫu tươi, thì mẫu ngâm cũng vẫn là vật thật, có tác dụng tốt trong
Trang 8giờ dạy, đảm bảo học sinh có được biểu tượng khá chính xác về đối tượng nghiên cứu Tất nhiên, mẫu ngâm khó giữ được màu sắc tự nhiên nhưng lại có ưu điểm là được xử lí tốt về mặt sư phạm, thể hiện được rõ những đặc điểm cấu tạo cần quan sát
Tuy nhiên, không phải mọi vật đều đáp ứng được những yêu cầu sư phạm của một số đồ dùng học tập Có những vật thật quá nhỏ khó quan sát Muốn cho học sinh có được một ý niệm về sự tinh vi, phức tạp của kích thước thực của chúng như cấu tạo của cơ quan tai trong, màng lưới và điểm mù của cầu mắt, cấu tạo của niêm mạc ruột với các tế bào lông ruột…thì phải kết hợp với việc sử dụng mô hình
Nhiều khi vật thật, mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết, cấu trúc hiển vi của các cơ quan, lúc này tranh vẽ sẽ bổ sung tốt cho những hạn chế trên Đặc biệt là loại tranh “phân tích” và “tranh liên hoàn” cho phép đi sâu vào các mức
độ cấu trúc khác nhau của các cơ quan đó, hoặc đi sâu vào cấu trúc chi tiết của các
bộ phận quan trọng, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu chức năng được thuận lợi
Song các vật thật, mô hình hoặc tranh vẽ, ảnh chụp phóng to thường là phức tạp khiến học sinh khó hình dung được những nét cơ bản trong cấu trúc, trong trường hợp đó sử dụng các sơ đồ câú trúc sẽ có tác dụng khắc sâu những đặc điểm cấu trúc của đối tượng nghiên cứu, đồng thời làm phát triển tư duy trừu tượng, tư duy khái quát của học sinh
Ngoài ra hình vẽ trên bảng của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan có giá trị sư phạm cao, được sử dụng kết hợp với giảng giải, giúp học sinh theo dõi một cách dễ dàng
Đặc biệt, cơ thể người cũng là một phương tiện trực quan sống cần được khai thác trong quá trình dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu Chẳng hạn, mắt với màng giác, mống mắt, con ngươi; lưỡi với các gai vị giác, da với các sản phẩm của da (lông, móng); tai ngoài… các chi, xương đai, các loại khớp, các bắp cơ… có thể quan sát trực tiếp trên cơ thể mình hoặc bạn
2.1.2 Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học:
- Phương tiện trực quan sẽ đóng vai trò chủ yếu và tích cực trong quá trình nhận thức khi chúng được sử dụng như một “nguồn” để dẫn tới kiến thức Ở đây học sinh độc lập quan sát dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên để đi tới những kết luận cũng là những kiến thức cần lĩnh hội Quan sát lúc này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu Nó có tác dụng phát huy tính chủ động, độc lập, phát triển óc quan sát, phát triển tư duy cho học sinh
- Hình vẽ trong SGK cũng được sử dụng làm phương tiện cung cấp thông tin
về cấu tạo của một cơ quan hay hệ cơ quan mà học sinh phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và hoàn thành các bài tập có tính chất củng cố để nắm chắc kiến thức
- Bảo đảm các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học Phương tiện dạy học
có tác dụng làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan Tuy vậy, nếu không
sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý thì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạy học không những không tăng lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn,
Trang 9căng thẳng Do đó các nhà sư phạm đó nêu lên câc nguyên tắc đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ Như vậy, không phải bao giờ và bất cứ lúc nào phương tiện dạy học cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức của học sinh Nhiều khi, nếu được sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phương tiện dạy học lại có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm cho học sinh hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò của phương tiện dạy học khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để việc sử dụng phương tiện dạy học phải đạt đựơc mụch đích dạy học và phải góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học
2.2 Phương pháp dạy các kiến thức sinh lí, sinh thái:
2.2.1 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học kiến thức sinh lí, sinh thái.
Trong việc dạy học các kiến thức sinh lí, sinh thái, thí nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng Thí nghiệm cho phép đi sâu nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình và cơ chế sinh lí trong những điều kiện nhân tạo được khống chế, thí nghiệm được tiến hành trên các đối tượng (cây cỏ,ếch, cóc, chuột thỏ …) hoặc ngay trên chính cơ thể học sinh để tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra cơ chế, rút ra các quy luật hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong mối quan hệ của các cấu trúc của chúng
2.2.2 Sử dụng các thí nghiệm trong dạy học kiến thức sinh lí, sinh thái.
Sử dụng các thí nghiệm như thế nào để đạt được hiệu quả cao về mặt nhận thức là một vấn đề đáng được lưu ý về mặt phương pháp
- Thí nghiệm có thể được sử dụng làm điểm xuất phát cho quá trình nhận thức
là nguồn cung cấp thông tin trong nhóm phương pháp trực quan của GV biểu diễn (thí nghiệm biểu diễn) hoặc trong nhóm phương pháp thực hành do học sinh trực tiếp tiến hành (thí nghiệm học tập của HS) Ở đây dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải độc lập quan sát các bước trong thí nghiệm (do GV biểu diễn hoặc do HS tự tay tiến hành), tích cực tư duy, chủ động, giành lấy kiến thức Do đó, thí nghiệm có tác dụng tích cực trong hoạt động nhận thức, giúp phát triển tư duy khoa học tới mức tối đa, đồng thời phát triển năng lực quan sát, rèn luyện một số kỹ năng thực hành Thí nghiệm trong trường hợp này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu được gọi là thí nghiệm biểu diễn có tính chất nghiên cứu (do GV tiến hành) hoặc thí nghiệm thực hành (do HS tiến hành) Trong thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp tìm tòi nghiên cứu, HS phải tập trung chú ý quan sát, tích cực tư duy (so sánh, đối chiếu các kết quả trong quá trình thí nghiệm) để tự mình rút ra những nhận xét,
đi tới các kết luận cần thiết dưới sự hướng dẫn của GV
- Trong dạy các kiến thức sinh lí, thí nghiệm còn được sử dụng như một biện pháp để xác định nhiệm vụ nhận thức, vì nhu cầu và hứng thú chỉ nảy sinh khi các
em hiểu được ý nghĩa, ý thức được rõ ràng vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu học tập,
từ đó các em sẽ tập trung chú ý vào vấn đề học tập, nghiên cứu
Chẳng hạn, khi chuẩn bị cho việc nghiên cứu chức năng của rễ tuỷ (rễ trước và
rễ sau), GV có thể xác định nhiệm vụ nhận thức bằng tiến hành biểu diễn thí nghiệm
Tìm và cắt đôi dây thần kinh toạ (là một dây thần kinh tuỷ) và lần lượt kích thích các đầu dây thần kinh (đầu ngoại biên (a) và đầu trung ương (b))
Trang 10Qua quan sát hiện tượng phản ứng của ếch (khi kích thích đầu a chi đó co, có nghĩa là xung truyền theo hướng li tâm, nhưng khi kích thích đầu b thì chi đó không
co, nhưng làm chi bên đối diện co, có khi co cả các chi trên, nghĩa là dây thần kinh toạ không chỉ truyền xung động li tâm mà truyền cả xung động hướng tâm HS sẽ rút
ra nhận xét là dây thần kinh tuỷ dẫn truyền hai chiều: hướng tâm (dẫn truyền cảm giác) và li tâm (dẫn truyền vận đông) Nó là dây pha
Giáo viên đặt vấn đề "Vậy, để hiểu rõ tính chất "pha", hãy tìm hiểu cấu trúc của dây thần kinh tuỷ và chức năng của các thành phần cấu trúc đó"
Từ đó, GV đi vào giới thiệu cấu trúc " Bằng phương pháp giảng giải minh hoạ” và tìm hiểu chức năng của các rễ tuỷ (bằng phương pháp thí nghiệm nghiên cứu) do đó sẽ hiểu rõ chức năng của dây thần kinh tuỷ: Do sự nhập lại của các sợi dây thần kinh hướng tâm và li tâm và nối với tuỷ sống qua các rễ sau (rễ cảm giác)
và rễ trước (rễ vận động)
- Ở mức độ cao, thí nghiệm có thể sử dụng như một biện pháp để tạo tình huống có vấn đề,gây hứng thú nhận thức cho học sinh
Thí dụ: Tạo tình huống có vấn đề bằng thí nghiệm về "tính bền vững của xương" khi dạy về thành phần hoá học của xương
Cho HS quan sát chiếc xương đùi của ếch nhỏ bé và "thử dự đoán với trọng tải
là bao nhiêu sẽ làm gãy chiếc xương đó khi đặt ở vị trí nằm ngang?"
GV lần lượt đặt vào đĩa cân các quả cân ban đầu lớn, sau đó cho thêm các quả cân nhỏ dần, vừa đặt vừa thông báo khối lượng mà xương đang gánh chịu HS sẽ rất ngạc nhiên, không ngờ một chiếc xương nhỏ bé như vậy mà có thể chịu đựng được một khối lượng tới 3-4 kg vẫn chưa gãy Một câu hỏi nãy sinh, "Như vậy sức chịu đựng lớn của xương do đâu mà có?" HS dự đoán: "Phải chăng do cấu trúc đặc biệt của xương, thành phần hoá học của xương hay do sự phối hợp của cả hai?
- Thí nghiệm không chỉ sử dụng trong lúc dạy các kiến thức mới mà còn được dùng cả trong khâu củng cố, hoàn thiện và kiểm tra các kiến thức sinh lí, trong trường hợp này không lặp lại hoàn toàn thí nghiệm đã sử dụng lúc dạy bài mới mà là một biến dạng của thí nghiệm đó (thí nghiệm góc), sử dụng hình thức thí nghiệm tương đương (thí nghiệm ảo)
Ví dụ: Củng cố kiểm tra vai trò tác dụng của enzim trong dịch tiêu hóa, có thể
tiến hành thí nghiệm sau: GV đưa ra thí nghiệm và thông báo: "An đang tiến hành thí nghiệm về vai trò của enzim trong dịch tiêu hoá thì gió làm bay các mảnh giấy đã đánh dấu trong 4 ống nghiệm đã được đặt trong cốc nước ấm Một bạn đã giúp An thử nhỏ Iốt vào 4 ống nghiệm thì thấy 1 ống không cho màu (I) còn 3 ống kia có màu xanh An tiếp tục dùng giấy quỳ để thử thì thấy 1 ống làm đỏ giấy quỳ tím (II), ngược lại một ống lại chuyển giấy quỳ màu đỏ sang màu tím nhạt (III), ống còn lại (IV) làm chuyển màu giấy quỳ"
Tới đây cả An và bạn An đang loay hoay chưa biết trong mổi ống nghiệm chứa gì để báo cáo với thầy giáo Em có thể làm gì để giúp cho hai bạn đó không?
- Ngoài ra còn có thể hướng dẫn học sinh tiến hành những thực nghiệm ngay trên cơ thể của các em *Chẳng hạn: