1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phát huy tính tích cực của học sinh

9 397 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 88 KB

Nội dung

I/ TÊN ĐỀ TÀI:PHÁT HUY TÍNH HỨNG THÚ HỌC TẬP TRONG BỘ MÔN SINH HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH THAY SÁCH GIÁO KHOA II/ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Tầm quan trọng của vấn đề : Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kì đẩy mạnh phát triển công nghiệp, hội nhập quốc tế .Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu , luôn chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học với phương châm “ học đi đôi với hành ”, tăng cường sự sáng tạo của người học . Mục tiêu của việc giáo dục là giáo dục các em trở thành con người toàn diện , được trang bị đầy đủ kiến thức , phát triển tốt về thể chất , nhân cách và rèn luyện tốt về kĩ năng . Các em được học , được rèn luyện và được phát triển tư duy sáng tạo , sau này các em sẽ vững vàng thích ứng với sự phát triển khoa học kĩ thuật , hòa nhập được với thực tiễn và nhu cầu ngày càng cao của xã hội . Tuy rằng các trường THCS đã có rất nhiều giáo viên tham gia hội giảng giáo viên giỏi cấp Thành Phố về đổi mới phương pháp. Song học sinh vẫn còn quen với lối học thụ động ,bắt chước chưa có sự sáng tạo,cho nên giáo viên còn lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp lên lớp .Mặt khác về phương tiện thiết bị dạy học ở nhiều trường còn quá nghèo nàn,cho nên phần nào làm ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp mới một cách thiết thực,đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao cuả xã hội. 2.Thực trạng liên qua đến vấn đề đang nghiên cứu Về phía giáo viên : Chúng tôi thường nói đùa : thấy các thầy cô dạy toán văn trên lớp mà thích . Đối với các môn văn , toán có nét đặc trưng riêng của nó , thầy cô chỉ việc nghiên cứu kĩ bài , tìm phương pháp dạy phù hợp , giải các đề và bài tập khó . Đồ dùng trên lớp cũng đơn giản .Còn đối với bộ môn sinh thì ngoài nội dung trên lớp , giáo viên còn cần phải sử dụng các đồ dùng phục vụ cho một tiết học : Nào là các tranh vẽ , hai hoặc ba cái bảng phụ , một túi xách mẫu vật chưa kể đến bưng bê những mô hình cồng kềnh trên lớp . Thật là vất vả ? Đó là chuyện khi lên lớp , chưa nói đến thời gian tự làm đồ dùng ở nhà phục vụ cho một tiết dạy. chính vì thế mà nhiều giáo viên ngại khó trong việc suy nghĩ tìm ra các trò chơi bổ ích vì nó tốn công , tốn của mất nhiều thời gian . Do đó những năm trước đây giáo viên chỉ sử dụng những đồ dùng có sẵn hoặc có tiết dạy chay . Nếu như thế thì thật khó mà có thể lôi cuốn các em làm cho các em yêu thích bộ môn . Tôi thường suy nghĩ dạy hấp dẫn đã khó còn việc suy nghĩ làm ra nhiều đồ dùng dạy học có giá trị và phát huy tính hứng thú còn khó hơn rất nhiều .Do đó mà nhiều giáo viên dạy môn sinh học có nhiều trăn trở …Làm thế nào để tạo hứng thú trong tiết dạy bộ môn sinh học Về phía học sinh : Đa phần các em chưa thật sự yêu thích môn học , chưa dành thời gian phù hợp . Do suy nghĩ lệch lạc việc phân biệt môn chính môn phụ nên chưa đầu tư thích đáng cho môn học này . phụ huynh lại thiếu quan tâm , thiếu nhiệt tình đối với môn sinh học nên dẫn đến khó khăn cho việc học tập trên lớp , nhất là việc thảo luận để tìm kiến thức theo đổi mới phương pháp như hiện nay . 3/ lý do chọn đề tài: Trong những năm qua việc giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp trong việc thay sách dưới sự chỉ đạo của bộ GD- ĐT đã đem lại những khởi sắc nhất định trong nhiều 1 môn ở nhà trường THCS . Thế nhưng xuất phát từ tình hình thực tế đa số học sinh chỉ chú trọng vào các môn văn, toán , lý , hóa . Phần lớn các em xem nhẹ môn sinh học , coi môn sinh học là môn phụ nên ít quan tâm đầu tư nghiên cứu bài mới cũng như bài cũ . Tư tưởng các em học chỉ đủ điểm mà thôi , thời gian phần lớn để học các môn học khác . Chính xuất phát từ thực trạng đó mà các tiết học trở nên trầm lắng , học sinh ít hoạt động , lơ là nếu có thời giờ thì gần như bắt buộc , ít có tính tự giác đầu tư nghiên cứu suy nghĩ để tìm đến kiến thức một cách chủ động , hào hứng .Từ đó tôi thường đặt vấn đề : Làm thế nào để hấp dẫn lôi cuốn các em ? Dạy thế nào để hào hứng trong giờ học , trong quá trình học ? Làm thế nào để các em thực sự yêu thích môn học ? Đó là nỗi niềm trăn trở và cũng là lý do tôi chọn đề tài này . 4.Giới hạn nghiên cứu đề tài: Nhằm để phát huy tính hứng thú học tập của các em trong tiết học của bộ môn sinh học , trong phạm vi đề tài này tôi xin đưa ra cách sử dụng một số đồ dùng dạy học và các hình thức tổ chức các trò chơi trong tiết học nhằm lôi cuốn kích thích học sinh yêu thích học tập bộ môn hơn. III/.CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 của phòng GD và nhà trường THCS Thái Phiên. - Hướng đến mục đích học sinh ham thích tiết học sinh học - Tạo cho các em thái độ tự tìm tòi nghiên cứu tìm ra kiến thức mới . - Làm quen với cách tổ chức một số trò chơi . IV/ Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng dạy học có trong phòng thiết bị thậm chí sử dụng chưa triệt để , chưa đầu tư làm đồ dùng dạy học như sử dụng bảng phụ vẽ tranh câm , làm trò chơi để phục vụ cho các tiết học để tạo hứng thú cho các em trong việc học môn sinh học .Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự thich thú của các em . Vì vậy nhằm để phát huy tính hứng thú học tập bộ môn và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tôi xin trình bày một vài biện pháp phát huy tính hứng thú học tập cho các em nhằm để khắc phục những hạn chế đã nêu trên V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Theo tôi ngoài việc dạy tốt những nội dung sách giáo khoa đến với các em thì việc đầu tư làm đồ dùng , các trò chơi bổ ích sẽ đem đến cho các em niềm hưng phấn , hứng thú . Ngay từ đầu năm học giáo viên nhóm sinh đã kiểm tra những đồ dùng dạy học có trong phòng thiết bị , ghi tên những đồ dùng đã có như tranh vẽ chưa có ở các khối lớp . Sau đó sẽ phân công giáo viên đảm nhận các khối chịu trách nhiệm bổ sung những tranh thiếu . Yêu cầu tranh vẽ bổ sung phải có gí trị sử dụng lâu dài . Do đó chúng tôi thay nhau vẽ tranh bằng sơn trên giấy rô ki hoặc bảng phụ bằng ván ép mỏng quét sơn trắng . Chú thích tranh bằng giấy đánh vi tính dán lên . Khi cần thiết có thể gỡ ra tiến hành tranh câm , hoặc có thể sử dụng ghép sơ đò trên ván ép ở nhiều tiết dạy vừa đẹp vừa dễ sử dụng . 2 Ví dụ: Sơ đồ cấu tạo trong của van tim ( sinh 8). Hoặc có tranh chúng tôi làm theo kiểu lắp ghép như : Sơ đồ cấu tạo tuần hoàn máu máu. Đối với những kiểu hình vẽ đơn giản gv có thể cho các nhóm học sinh vẽ và yêu cầu vẽ sơn trên giấy rô ki , lưu ý không cần nẹp , không cần chú thích . Giáo viên chịu trách nhiệm phần chú thích . Khuyến khích các em có thể nhờ phụ huynh vẽ sao cho đúng , đẹp và ghi điểm cho các em bài 15 phút chẳng hạn . Đối với mẫu vật : những tiết dạy có sử dụng mẫu vật nhưng ở vùng chúng ta khan hiếm thì nhóm sinh cũng phân công nhau đi tìm mẫu ép khô : VD: Cành thông có nón , nón thông ( sinh 6) Mai mực phơi khô , vỏ sò ( sinh 7) Cành cây bị thép buộc ngang lâu ngày ( sinh 6) . với tinh thần trách nhiệm như thế mỗi gv trong nhóm sinh chúng tôi sẽ hoàn thành được đầy đủ đồ dùng dạy học cho các khối lớp và được lưu trữ trong phòng thiết bị để sử dụng lâu dài . Khi đã có đủ đồ dùng dạy học bằng phương pháp sử dụng khéo léo và cách ứng xử linh hoạt , tôi nghĩ một phần nào đó sẽ tạo được sự hứng thú của học sinh trong việc học môn sinh học . 2/ soạn giáo án : Để phát huy vai trò tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học mới tôi đã thường xuyên duy trì hoạt động nhóm , thảo luận các nội dung câu hỏi , để các em có thói quen trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau tạo tiền đề cho các em hòa nhập vào xã hội sau này . Trong khi chuẩn bị bài tôi thường lưu ý đến đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học đó . VD: Bài tim và mạch máu: ( sinh 8) tôi đã có sẵn tranh vẽ bằng sơn Hình dạng mặt ngoài và phía trước của tim để treo lên giúp học sinh quan sát các bộ phận trên tranh phóng to để thảo luận và kết hợp một quả tim lớn để các em quan sát thực tế . Hoặc bài : “tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết”. ngoài tranh có sẵn ở phòng thiết bị sơ đồ cấu tạo tuần hoàn máu chúng tôi đã có thêm một mô hình lắp ghép bằng su xốp với các màu biểu thị máu đỏ tươi , đỏ thẩm cùng với các mũi tên chỉ đường đi của máu trên tấm ván ép . Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh bản thân tôi còn đầu tư suy nghĩ ra các trò chơi phục vụ cho các tiết học có thể ở từng phần hoặc cuối bài . VD: Bài các loại quả . Khi soạn bài tôi chuẩn bị phần trò chơi cho cả hai đội A& B . Tôi chuẩn bị hai tấm giấy rô ki có dán băng dính và hai khay đựng một số quả : quả ô mai , quả đậu ván , qảu đậu đen , quả bồ kết , quả cà chua , quả lạc , quả chanh , quả cải, quả chè , quả gòn đều có băng dán trên quả . Đối với những quả thịt nặng như ô ma , quả cà chua tôi chọn quả nhỏ và lấy bớt phần thịt quả ra và vẫn giữ nguyên hình dáng của quả . Hay với bài : Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân , tôi đã chuẩn bị trò chơi ô chữ .Ô chữ này được bố trí ở giấy rô ki có kẻ ô . Chữ đánh vi tính sẵn gắn lên để sử dụng lâu dài .Ô chữ như sau : Các câu hỏi sau : 1. Các chất dinh dưỡng thấm qua thành ruột gọi là quá trình gì ? ( Hấp thu) 2. Nhờ đâu mà thức ăn tiêu hóa được thành chất dinh dưỡng ( Enzim ) 3. Loại thức ăn xuống ruột non mới bắt đầu tiêu hóa ( Lipit) 4. Thức ăn biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng tại đâu ? ( ruột non ) 3 5. Thức ăn ở đâu được biến đổi một phần thành đường đơn ? ( khoang miệng) 6. Quá trình đưa chất không tiêu hóa được ra ngoài gọi là quá trình gì ? ( Thải phân ) Thế còn đối với các ô chìa khóa hàng dọc các em tự đoán khi trả lời ít nhất là hai câu hàng ngang . Và tôi đã đưa ra thang điểm mỗi câu hàng ngang là 10 điểm , câu hàng dọc là 30 điểm nếu trả lời đúng đáp án , nếu sai sẽ mất quyền thi đấu ô chữ . Với việc chuẩn bị giáo án cụ thể , với đầy đủ phương tiện phục vụ cho tiết dạy và với lời giảng cũng như lời giới thiệu về thể lệ trò chơi đầy thiết phục chắc chắn sẽ tạo sự hưng phấn , hứng thú trong tiết học . Và với sự nhiệt tình của mỗi thầy cô giáo qua mỗi tiết dạy chắc chắn các em không phụ lòng và tôi tin rằng các em sẽ say mê yêu thích môn học hơn .3/ Hình thức tổ chức : Vơí lời giảng đầy thuyết phục , hấp dẫn đã khó còn việc tìm ra các hình thức tổ chức sao cho phong phú đa dạng lại còn khó hơn .Muốn được như thế đòi hỏi giáo viên trước hết phải yêu thích môn mình dạy hơn môn nào hết, phải đem hết sự nhiệt tình tận tâm , tận ý vì các em học sinh thân yêu . Có được niềm đam mê , say sưa như thế thì mới tạo được niềm vui sướng sau mỗi khi tìm ra được một hình thức tổ chức để tạo hứng thú cho một tiết học . *Cụ thể: a/ Trò chơi ô chữ : Việc tìm ra ô chữ cho một số tiết dạy đòi hỏi tốn nhiều thời gian . Câu hỏi đặt ra phải nằm trong phần trọng tâm của bài hoặc của chương . Thể lệ trò chơi ô chữ cũng đa dạng .Chọn 2 đội A & B * Phương pháp 1: Cho mỗi đội chọn hàng ngang tùy thích . Mỗi hàng ngang trả lời đúng 10 điểm .Sau khi trả lời được hai ô hàng ngang thì có quyền trả lời ô chìa khóa hàng dọc 30 điểm và định đoạt một số câu hỏi cho khán giả của hai đội cỗ vũ cuộc chơi . Giáo viên thường động viên sau mỗi câu trả lời đúng , khán giả nên vỗ tay hoan hô để ủng hộ tinh thần cho mỗi đội chơi và tạo không khí vui vẻ , phấn khởi trong giờ học giúp các em có thể quên được những giây phút mệt nhọc trong thời gian học . nếu khán giả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm và số điểm khuyến khích tinh thần học tập của các em . *Phương pháp 2 : Cũng đối với trò chơi ô chữ . Đối với các tiết học khác , tôi không lặp như trên mà có cải tiến để tránh sự lặp lại nhiều lần dẫn đến nhàm chán . Tôi làm một vòng quay đến ván ép đã gở bỏ sơ đồ tuần hoàn gần giống như chương trình chiếc nón kì diệu . Vòng ngoài có gắn một mũi tên vòng trong là các ô số và chữ 10, 20, 30, 40 ,50 mất lượt , them lượt, mất điểm . Đến lượt mình mỗi đội lên quay vòng rồi chọn ô chữ .kim chỉ số nào hoặc từ nào thì đội đó sẽ được hưởng ở thang điểm đó nếu trả lời đúng .Nếu kim chỉ vào ô mất lượt thì đội đó không được quyền trả lời .Nếu kim chỉ thêm lượt thì đội đó được chọn hai ô chữ và quay hai lần để lấy số điểm.chỉ cần thay đổi cách chơi như vậy cũng sẽ tạo ra sự hào hứng của kháng giả mỗi khi kim chỉ vào các thang điểm .Tiếng vỗ tay hoang hô cùng tiếng cười liếng tiết vang lên sẽ tăng thêm niềm vui ,hứng thú cho các em trong giờ học.Kết thúc trò chơi tôi cũng sẽ có phần thưởng với những gói quà bằng bánh kẹo cho cả hai đội .kinh phí này tôi sẽ quyên góp từ hai phía .Một là các em sẽ tiết kiệm tiền ăn quà mỗi ngày ,hai là tôi sẽ vận động kinh phí để làm phần thưởng cho các em .Tôi nghĩ rằng với cách dạy như 4 thế sau mỗi buổi học dư âm của phân môn sinh học vẫn còn lắng đọng trong các em ,thậm chí tôi nghĩ các em còn trông ngóng,mong đợi đến tiết học trong mỗi tuần. b.Điền khuyết: Có nhiều hình thức cũng không kém phần hấp dẫn đối với các em - Chọn cụm từ có sẵng điền vào ô trống;Cho hai em học sinh lên làm .các từ có sẵn tôi đánh vi tính vào giấy ,còn bài tập ghi trên giấy rôki.Trong khoảng thời gian ba mươi giây hoặc một phút tùy nội dung .Hai em hoàn thành ghép nhanh các khoảng trống đó vào tờ rôki .Em nào hoàn thành trước và đúng sẽ thắng cuộc và ghi được 10 điểm.Em hoàn thành sau không ghi điểm .Khi hai em tiến hành ghép từ thì tôi vận động các em phía dưới phải cổ vũ các bạn bằng những từ như cố lên. c.Gắn mẫu vật : Trò chơi này áp dụng đối với những bài như các loại quả ,các loại rễ ,các kiểu gân lá … Ví dụ : bài các loại quả như phần soạn bài ở trên tôi đã nêu ra và tôi chuẩn bị sẵn .Sau khi truyền đạt xong nội dung tôi trêu hai bản phụ bằng giấy rô ki có kẻ sẵn Quả khô Quả thịt Khô không nẻ Quả mọng Quả hạch Khô nẻ Trên giấy rô ki có băng dính ,tôi dùng hai khay mỗi khay đựng một số quả như đã chuẩn bị ở phần soạn giáo án.Số quả ở hai khay giống nhau để ở hai nơi có đường đi cân xứng bản phụ .Chọn hai đội A và B mỗi đội chín em .Thể lệ trò chơi :Trong 60 giấy nếu đội nào gắn được nhiều hơn thì sẽ được điểm cao .Lưu ý em này xong thì em khác mới được chạy lên gắn tiếp.Căn cứ vào số quả đúng giáo viên cho điểm mỗi đội .Mỗi khi các đội chạy đến để gắn quả thì cả lướp cổ vủ cho hai đội .Lúc đếm số quả đúng giáo viên yêu cầu học sinh hô giúp 1,2,3… 10 .Trong quá trình gắn quả chắc chắn sẽ có đội lúng túng làm rơi quả làm tăng thêm những tiếng vỗ tay rêu cười của cả lớp tiết học sẽ sinh động và vui vẽ hơn.Giáo viên cũng phát thưởng cho đội thắng cuộc bằng những gói quà cả hai đội để khuyến khích tinh thần của các em . 5 d. Chú thích tranh câm : Đối với một số tranh vẽ giáo viên chỉ vẽ hình mà không chú thích .sau khi học sinh quan sát hình vẽ ,đọc sách giáo khoa ,thảo luận nhóm hoàn thành nội dung yêu cầu .Giáo viên có thể trêu tranh câm cho các em xung phong lên gắn chú thích có sẵn vào tranh .Sau khi học sinh gắn xong giáo viên cho cả lớp nhận xét rồi ghi điểm nếu đúng ,còn trường hợp nếu chú thích sai giáo viên sữa sai và không ghi điểm .Làm như vậy sẽ tạo được sự mạnh dạng cho tất car các em có thể xung phong lên làm .Qua đó cũng có thể nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của các em .Ví dụ : tranh sơ đồ cấu tạo trong của quả tim,ngoài việc dạy tranh câm giảng bài tôi còn áp ụng tranh câm để kiểm tra bài cũ . e.Ghép hình : Trò chơi ghép hình sẽ không kém phần hấp dẫn,lôi cuốn các em .Việc ghép các đồ dùng rời thành các sơ đồ đúng ,đẹp đã tạo ra sự hưng phấn cho các em trong tiết học và qua đó rèn cho các em thao tác nhanh nhẹn,óc sáng tạo thẩm mỹ . Ví dụ: bài tuần hoàn máu và lưu thông mạch ,tĩnh mạch mao mạch được cắt rời nhau và biểu thị bằng những màu máu đỏ tươi , đỏ thẩm cùng một số mũi tên cắt rời .Giáo viên trêu hai tấm bảng phụ bằng ván ép có gắn sẵn hai quả tim với bốn ngăn .Giáo viên yêu cầu hai đội ,mỗi đội chọn hai em lên ghép các mãnh xốp dính vào bảng phụ tạo mô hình sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu và gắn mũi tên lên chỉ chiều di chuyển máu.Giáo viên cũng quy định thời gian khoản 1 phút mỗi nhóm hoàn thành .Khi hai đội lên thực hiện cả lướp cổ vũ cho hai đội .Hết thời gian các đội không được gắn tiếp .Cả lướp nhận xét ,bổ sung và hoàn thành sau đó giáo viên phát thưởng cho hai đội tham gia trò chơi đó g.Trắc nghiệm đúng sai: Đối với phần này khi soạn bài giáo án giáo viên cũng đã chuẩn bị sẵn ở mỗi phần dạy hoặc ở cuối bài .Tôi ghi sẵn nội dung trên giấy rô ki .Ở mỗi ô sắp giấy dán trên mỗi ô trống rồi cho các em lên đánh dấu nhân vào ô trống bằng bút lông .Nếu đúng thì ghi điểm nếu sai thì gọi em khác lên chữa. h.Hoạt động nhóm ghi điểm : Đối với hoạt động nhóm trong tiết học chắc hẳn các thầy cô giáo đều thực hiện nhưng có thể kết quả chua cao và chưa tạo ra sức thuyết phục .Qua nhiều năm thực hiện tôi thường gọi đại diện báo cáo và các em trung bình,yếu điểm đó sẽ lấy cho cả nhóm .Hoặc đôi lúc có bảng kẻ sẳn các nhóm thảo luận điền từ chọn sẳn hoặc đánh dấu vào ô trống sau khi thảo luận nhóm xong gọi một em trung bình hoặc yếu lên điền bảng phụ nhưng không cho đem giấy thư kí ghi ,các em tự lên điền vì đã thảo luận xong các em đã hiểu và đã nắm dược nội dung.làm như vậy yêu cầu các em khá giỏi sẽ chú tâm đến các em yếu,trung bình lôi kéo các em vào hoạt động nhóm một cách thực tế mà bản thân em đó được các bạn nhắc nhở nhiều lần nên dần dần cũng tự giác vào hoạt động nhóm một cách tích cực để tránh điểm yếu kém cho nhóm .Ngược lại các em khá giỏi cũng sợ mình bị ảnh hưởng điểm yếu kém nên nhắc nhở các bạn trung bình ,yếu đó điểm hoạt động nhóm sẽ tổng kết hằn tháng và có thể lấy thêm một cột điểm miệng nhằm kích thích tinh thần,tạo tính hứng thú cho các em học tập không những ở lớp mà ngay cả việc chuẩn bị bài mới ở nhà.chính nhờ áp dụng biện pháp đó mà các lớp học trở nên sinh động hơn khi thảo luận nhóm và kết quả nắm bắt kiến thức của các em cũng dễ dàng và hiệu quả cao. 6 VI/KẾTQUẢ: Qua việc thực hiện thường xuyên những nội dung trên bản thân tôi đã gặt hái được những kết quả khích lệ như sau : Năm học Tỉ lệ yêu thích học tập môn sinh 2005-2006 30% 2006- 2007 50% 2007-2008 80% 2008-2009 90% VII/KẾT LUẬN : Qua việc dạy học tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau : - GV dạy môn sinh học phải yêu thích bộ môn , lời giảng có sức thuyết phục , làm và sử dung nhiều đồ dùng dạy học để minh họa tốt và gây hứng thú trong các tiết dạy . Đây là công việc đòi hỏi sự tích góp , học hỏi tỷ mỉ , công phu trong cuộc đời người thầy . - Phối hợp tốt với các gv trong nhóm sinh để phân công thực hiện bổ sung các đồ dùng dạy học có giá trị sử dụng lâu dài trong quá trình dạy nên suy cho cùng kinh phí rất ít tốn kém vì chỉ đầu tư một lần . Những năm sau chỉ bổ sung nếu phát hiện ra các hình thức mới . - Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để hỗ trợ cho các tổ , nhóm học sinh hoàn thành tốt những đồ dùng dạy học góp phần tích lũy vào kho tàng đồ dùng môn sinh học ở các khối lớp Trong khả năng và điều kiện cho phép của mình trong thời gian qua tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc sử dụng đồ dùng dạy học , các trò chơi bổ ích trong các tiết sinh học và kết qảu rất khả quan . Rất mong sự hỗ trợ góp ý của các thầy cô giáo để có nhiều hình thức tổ chức dạy học ngày càng phong phú hơn nhằm phát huy tính hứng thú , say mê hơn nữa trong việc học tập bộ môn sinh học ở trường THCS VIII/ ĐỀ NGHỊ : Qua nghiên cứu tôi đã rút ra được kinh nghiệm giảng dạy theo phương pháp tích cực để góp một phần nhỏ của mình nhằm cải tiến từng bước về phương pháp dạy học mônsinh học.Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy bản thân tôi còn băn khoăn một số vấn đề và qua đây tôi cũng đề xuất với các cấp quản lý giáo dục một số vấn đề như sau: - Cần đầu tư hơn đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. - Cần có thêm nhiều loại sách tham khảo , tài liệu để gv nghiên cứu - Phòng giáo dục Thành Phố cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để đồng nghiệp có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của nhau. Trên đây là toàn bộ sáng kiến của tôi mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn. 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO =========================== 1.Tên tác giả :Nguyễn Quang Vinh .Tên tài liệu : Sách giáo khoa sinh học 6, 7, 8, 9 .Nhà xuất bản giáo dục .Năm xuất bản 2004 2.Tên tác giả :Nguyễn Quang Vinh . Tên tài liệu :Sách giáo viên 6, 7, 8,9 . Nhà xuất bản giáo dục .Năm xuất bản 2004 3.Tên tác giả :Nguyễn Quang Vinh .Tên tài liệu:Dạy học sinh học ở trường THCS tập 1,2 .Nhà xuất bản Giáo dục .Năm xuất bản 2000 4.Tên tác giả :Nguyễn Quang Vinh .Tên tài liệu:Dạy học sinh học ở trường THCS tập 2 .Nhà xuất bản Giáo dục .Năm xuất bản 2000 5. Tên tác giả :Đinh Quang Bảo .Tên tài liệu:Lí luận dạy học sinh học .Nhà xuất bản Giáo dục .Năm xuất bản1998 8 MỤC LỤC 1.Tên đề tài trang 1 2.Đặt vấn đề trang 1 2.1 Nêu tầm quan trọng của vấn đề trang 1 2.2 Thực trạng liên quan đến vấn đề trang 1,2 2.3 Lý do chọn đề tài trang 2 2.4 Giới hạn nghiên cứu đề tài trang 2 3.Cơ sở lý luận trang 3 4.Cơ sở thực tiễn trang 3 5.Nội dung nghiên cứu trang 3,4,5,6 6.Kết quả nghiên cứu trang 7 7.Kết luận trang 7 8.Đề nghị trang 7 9. Tài liệu tham khảo trang 8 10.Mục lục trang 9 11.Phiếu đánh giá xếp loại trang 10,11,12 9 . phần nào đó sẽ tạo được sự hứng thú của học sinh trong việc học môn sinh học . 2/ soạn giáo án : Để phát huy vai trò tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học mới tôi đã thường xuyên duy trì. nếu phát hiện ra các hình thức mới . - Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để hỗ trợ cho các tổ , nhóm học sinh hoàn thành tốt những đồ dùng dạy học góp phần tích lũy vào kho tàng đồ dùng môn sinh học. tạo hứng thú cho các em trong việc học môn sinh học .Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự thich thú của các em . Vì vậy nhằm để phát huy tính hứng thú học tập bộ môn và nhằm nâng cao

Ngày đăng: 06/07/2014, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w