Với việc chọn đề tài trên, nhóm nghiên cứu dự kiến đi từ khái quát tình hình phát triển của hệ thống các ngân hàng nói chung đến khái quát về sự phát triển của loại hình ngân hàng điện t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-o0o -
Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2012
Trang 2MỤC LỤC
III Xu hướng và kinh nghiệm phát triển của dịch vụ
ngân hàng điện tử trên thế giới
24
Chương 2: Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt
Nam
33
I Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại Việt Nam
33
II Tiềm năng phát triển và những hạn chế của dịch
vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
51
Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện
tử ở Việt Nam
73
I Thời cơ và thách thức của ngân hàng điện tử 73
II Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam
75
Trang 4PHẦN I – LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành công đáng khích
lệ Xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính cũng đã làm thay đổi căn bản những bước đi của hệ thống các ngân hàng Nó đã tạo ra một một trường tài chinh kinh tế đầy tính cạnh tranh và sôi động cho thị trường liên ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã nhanh chóng đưa những ứng dụng của
“Thương mại điện tử” đến gần hơn với cuộc sống con người Cuộc chạy đua giữa các ngân hàng trở thành một cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ trên mảnh đất “công nghệ số” như một cách để củng cố vị thế, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ để thu hút khách hàng của mình
Và Electronic banking (E-banking) là được biết đến như một trong những chiến lược của mỗi ngân hàng để có thể tồn tại và phát triển một cách toàn diện hơn trong môi trường kinh tế đầy sôi động này Trong những năm trở lại đây, dịch vụ E- banking đã bắt đầu “xâm nhập” vào thị trường ngân hàng Việt Nam, dần ổn định, và chiếm dần được một bộ phận nhỏ lòng tin của người tiêu dùng Không thể phủ nhận được rằng E- banking đã mang đến thuận tiện nhiều hơn cho cuộc sống “nhanh” của xã hội hiện nay, và giúp đỡ ngân hàng rất nhiều trong việc nâng cao vị thế, chất lượng dịch vụ của mình
Chính vì thế, phát triển E-banking có thể tạm coi như là một hướng đi tương đối hay cho bài toán khó của các ngân hàng Nó trớ thành mối quan tâm
và đề tài nghiên cứu của các phòng ban phát triển cũng như marketing dich vụ… Tuy nhiên, thực tế cũng chỉ ra rằng, từ khi ra đời đến nay, hệ thống ngân hàng điện tử vẫn chưa phát huy hiệu quả được hết những ưu thế cũng như lợi
Trang 5ích thực sự của nó đối với đông đảo các khách hàng, trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ thái độ hành vi của người tiêu dùng Thêm vào đó là sự chưa hoàn thiện của hệ thống hành lang pháp lý, khi mà Luật thương mại điện tử Việt Nam vẫn chưa có những quy định rõ ràng, đã tạo nên những tâm lý lo lắng rất có cơ
sở về tình rủi ro, vấn đề an ninh, bảo mật của người tiêu dùng
Chính vì vậy làm thế làm để có thể phát huy hết những tiềm năng, tận dụng hết những cơ hội và loại bỏ những rào cản để phát triển hình thức dịch vụ này một cách tốt nhất có lẽ đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều nhà kinh tế nói chung và bộ phận phát triển hệ thống ngân hàng nói riêng Nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là một vấn đề hết sức thiết thực và mang tính áp dụng thực tiễn rất cao trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài : “Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” và mạnh dạn đưa vào bài viết của mình những phân tích đánh giá về tình hình phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam - những cơ hội và thách thức, và qua đó đưa ra một vài đề xuất đóng góp cho việc hoàn thiện sự phát triển của hình thức dịch vụ này
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Có thể nhân định rằng, đây không còn là một vấn đề còn xa lạ và quá mới
mẻ vì trên thực tế nó đã trở thành mối quan tâm cũng như đối tượng nghiên cứu của rất nhiều các nhà phát triển ngân hàng, các chuyên gia phân tích kinh tế…
Trên thế giới, hình thái dịch vụ này ra đời và phát triển sớm hơn, nên ít nhiều cũng để lại được những bài học kinh nghiệm của người đi trước, dựa trên nhừng tổng hợp phân tích của nhiều đề tài nghiên cứu
Trong giới hạn bài viết này, nhóm nghiên cứu xin một lần nữa đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng phát triển của dịch vụ E- banking ở Việt Nam trong những năm gần đây để có thêm những đánh giá làm toàn diện phong phú hơn cho đề tài này
Trang 6Với việc chọn đề tài trên, nhóm nghiên cứu dự kiến đi từ khái quát tình hình phát triển của hệ thống các ngân hàng nói chung đến khái quát về sự phát triển của loại hình ngân hàng điện tử trong tình hình nền kinh tế cụ thể
Đi sâu phân tích và tìm hiểu sẽ là sự so sánh, đánh giá những ưu nhược của hệ thống ngân hàng điện tử tiêu biểu, đặt trong mối quan hệ liên quan chặt chẽ giữa sự phát triển của hệ thống ngân hàng điện tử và sự phát triển của nền kinh tế; trong mối quan hệ liên ngân hàng để giải thích nguyên nhân sự phát triển cũng như những hạn chế
Qua đó, nhóm nghiên cứu đề xuất những ý kiến, biện pháp để hoàn thiện
sự phát triển hệ thống ngân hàng trực tuyến
3 Mục tiêu nghiên cứu
Qua bài viết của mình, nhóm nghiên cứu mong muốn đóng góp thêm một cái nhìn về sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng tại Việt Nam hiện nay, và qua đó đóng góp những ý kiến của mình để hoàn thiện hơn nữa sự phát triển của của nền kinh tế
4 Phạm vi đối tượng nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu mô hình Electronic-banking của một số ngân hàng thương mại cố phần tiểu biểu từ đó khái quát được thực trạng phát triển dịch vụ E-Banking của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008-2010
5 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng số liệu từ các báo cáo thương mại điện tử, website của các ngân hàng thương mại Việt Nam Bên cạnh đó sử dụng phương pháp phân tích tình hình hình thực tế triển khai dịch vụ Electronic-banking thông qua những số liệu thu thập được sử dụng số tuyệt đối, số tương đối để so
Trang 7sánh giải quyết vấn đề Phân tích nhưng ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ Electronic-banking từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp
6 Kết quả dự kiến
Thông qua những phân tích của bài nghiên cứu, người đọc có được cái nhìn hoàn thiện về quá trình phát triển cũng như tiềm năng to lớn của dịch vụ Electronic-banking ở Việt Nam Quan trọng hơn là kiến nghị các giải pháp để thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt sang tiền điện tử của hầu hết khách hàng Việt Nam hiện nay, nâng cao tính bảo mật cũng như đảm bảo an toàn an ninh mạng Toàn bộ quá trình trên đều hướng đến một kết quả cuối cùng đó là đưa Electronic -banking trở thành dịch vụ ngân hàng quen thuộc và thân thiện hơn với bất cứ một khách hàng nào
7 Kết cấu công trình nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Ngân hàng điện tử
I Khái niệm Ngân hàng điện tử
II Vai trò của Ngân hàng điện tử
III Xu hướng và kinh nghiệm phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới
Chương 2: Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam
I Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
II Tiềm năng phát triển và những hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam
I Thời cơ và thách thức của ngân hàng điện tử
Trang 8II Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trang 9PHẦN 2 – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÂN HÀNG
có khoảng 22 triệu tài khoản qua ngân hàng, chiểm khoảng 20% dân số nhưng cũng không thể phủ nhận được tiềm năng to lớn mà các giao dịch điện tử sẽ mang lại cho người dân nói riêng và cho nền kinh tế nói chung
Nếu như cách đây khoảng bảy hoặc tám năm, cụm từ “ ngân hàng điện tử E-Banking” vẫn còn lạ lẫm với rất nhiều người thì ngày nay nó được nhắc tới thường xuyên hơn và tính tương tác với khách hàng được nâng cao nhiều hơn Tuy nhiên để định nghĩa một cách đầy đủ nhất cho thuật ngữ “ ngân hàng điện
tử E-Banking” thì vẫn chưa có một tài liệu khoa học chính thống nào thực hiện Chúng ta có thể tiếp cận thuật ngữ này trên nhiều phương diện khác nhau
Ta có thể hiểu khái niệm “ ngân hàng điện tử” thông qua hai ví dụ cụ thể
và sinh động như sau:
Trang 10VD1: Từ Việt Nam người ta có thể đặt mua sách “ Internet Banking and the Law in Europe” của đại học Cambridge ở Anh qua websitecủa trường,thanh toán trực tuyến bằng thẻ Visa, MasterCard, hay American Express Sau đó cuốn sách sẽ được chuyển phát nhanh tới tay người mua Giao dịch này được thực hiện một phần qua mạng và khâu giao nhận lại được thực hiện trong thế giới thực
VD2: Khi muốn thuê phim “ Harry Potter and the Deathly Hallow” các khách hàng ở các bang khác nhau của Mỹ có thể thuê phim này qua website www.amazon.com, thanh toán qua mạng và download phim về máy tính của mình để xem Giao dịch này được thực hiện hoàn toàn trong môi trường mạng Internet , từ việc đặt hàng, thanh toán tiền hàng cho tới nhận hàng
Hai giao dịch trên đều là giao dịch điện tử Theo khoản 6 và khoản 10, Điều 4, luật Giao dịch điện tử năm 2005, “giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử” Trong đó, “phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ, hoặc công nghệ tương tự” Từ hai ví dụ trên ta nhận thấy khái niệm giao dịch điện tử không chỉ giới hạn trong phạm vi mạng Internet và các mạng thông tin khác, mà còn mở rộng ra đối với tất cả các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử Do đó giao dịch điện tử trong dịch vụ ngân hàng là giao dịch bằng phương tiện điện tử, nói cách khác là dịch
vụ ngân hàng được giao dịch bằng phương tiện điện tử ( gọi tắt là dịch vụ ngân hàng điện tử)
Như vậy cũng có thể định nghĩa ngân hàng điện tử như là một phương thức cung cấp các sản phấm mới và sản phẩm truyền thống tới khách hàng thông qua các kênh phân phối điện tử tương tác
Ngoài ra, E-Banking cũng được định nghĩa là các hoạt động bán hàng qua các kênh:
Internet Banking (or Online Banking) Mobile/SMS banking
Trang 11Ví điện tử, Cổng thanh toán điện tử ATM/POS/ Kiosk banking channel Telephone banking
Web-tivi banking Các thiết bị thanh toán trực tuyến chuyên dụng ( Nguyễn Đình Thắng 2010)
(Nguồn: Chai Lee Goi 2006)
Sơ đồ 1 Các kênh phân phối sản phẩm E-banking chính
2 Phân loại ngân hàng điện tử
Hiện nay có nhiều cách phân loại ngân hàng điện tử Nhưng phổ biến nhất là phân loại theo tiêu chí kênh phân phối sản phẩm:
a.Internet banking hoặc online banking ( ngân hàng trực tuyến)
Sự ra đời của Internet giúp khách hàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ở nhà riêng, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào Do đó việc trực tiếp đi đến ngân hàng được giảm thiểu một cách đáng kể.Qua Internet banking khách hàng có thể gửi đến ngân hàng những thắc mắc, góp ý với ngân hàng và được trả lời sau một thời gian nhất định
Ưu điểm lớn nhất của Internet banking là tính tiện lợi của nó Chỉ với một chiếc máy tính được kết nối Internet, khách hàng chỉ cần truy cập website của ngân hàng bằng các trình duyệt như Internet Explorer, Firefox, Google Chrome
Trang 12vô cùng đơn giàn Hiện tại các ngân hàng cũng đi sâu vào việc mở rộng các các hình thức thanh toàn Trong dịch vụ Internet banking nhiều ngân hàng đưa ra giao diện tương đối rộng cho khách hàng tiện sử dụng, Giao diện Ebanking của ngân hàng ANZ được phân chia thành nhiều hình thức thanh toán khác nhau, phân chia thành nhiều đối tượng để khách hàng dễ lựa chọn
Mọi giao dịch như chuyển tiền, mở thư tín dụng ( Letter of Credit- L/C) cho hợp đồng mua bán giữa các nhà xuất nhập khẩu, mở thư bảo lãnh ( Letter of Guarantee- LG) có thể thực hiện trực tuyến
Tuy nhiên, với tính chất bảo mật không cao bằng các dịch vụ ngân hàng tại nhà ( home banking) hoặc Kiosk banking Dịch vụ Internet banking vẫn còn được cung cấp khá hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạp hơn
b Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại ( Phone banking)
Phone banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24, khách hàng chỉ việc nhấn vào các phím điện thoại theo mã được hướng dẫn bởi IVR (Interactive Voice Response) để yêu cầu hệ thống trả lời thông tin cần thiết
Dịch vụ ngân hàng Phone banking được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài của dịch vụ Thông qua các phím chức năng được định nghĩa trước, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tự động hoặc thông qua các CSR (Customer Service Representatives)
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone banking, khách hàng sẽ được cung cấp một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản và tùy theo dịch vụ đăng ký, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau Nhìn chung, qui trình sử dụng dịch vụ Phone banking như sau:
Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ
Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ Phone banking Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp hai số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khóa truy nhập hệ thống,
Trang 13ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp thêm một mã tài khoản nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch vũng như đảm bảo an toàn và bảo mật
Bước 2: Xử lý giao dịch
Khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách hàng và khóa truy cập dịch vụ, theo IVR, khách hàng chọn phím chức năng tương ứng với dịch vụ mình cần thực hiện giao dịch Khách hàng có thể thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giao dịch với ngân hàng, chứng từ giao dịch sẽ được in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong
Qua Phone banking, khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ ngân hàng như: hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giới thiệu thông tin về dịch vụ ngân hàng,cung cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báo nợ báo có, cung cấp thông tin ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và dịch vụ hỗ trợ khách hàng,… thực hiện mọi lúc mọi nơi kể cả ngoài giờ hành chính
c Dịch vụ ngân hàng qua ĐTDĐ (Mobile-banking):
Cùng với sự phát triển của mạng thông tin di động, dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam cũng đã nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này
Mobile - banking là một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua
hệ thống mạng điện thoại di động Mobile Banking là kênh phân phối hiện đại giúp khách hàng truy cập các dịch vụ ngân hàng từ xa bằng cách sử dụng các thiết bị di động kết nối với mạng viễn thông không dây Về nguyên tắc, đây chính là quy trình thông tin được mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử
lý của ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC, Palm…) Khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản của họ và lịch sử giao dịch, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, kinh doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư tài chính của khách hàng
d Dịch vụ ngân hàng tại nhà (home-banking):
Nếu như sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà thì cần phải có các phầm mềm được thiết kế dành riêng cho việc kết nối với ngân hàng cung cấp dịch vụ
Trang 14thì khách hàng sừ dụng Internet banking hầu như không cần phải có bất cứ một phần mềm chuyên biệt nào
Home-banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơi khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng
Ứng dụng và phát triển Home-banking là một bước tiến nhanh chóng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập toàn cầu về dịch vụ ngân hàng _ Đứng về phía khách hàng, Home-banking đã mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng- an toàn- thuận tiện Và khẩu hiệu “Dịch vụ ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần” chính là ưu thế lớn nhất mà mô hình ngân hàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh được Hiện nay, dịch vụ Home-banking tại Việt Nam đã được nhiều ngân hàng tại Việt Nam ứng dụng và triển khai rộng rãi như: Ngân hàng Á Châu Ngân hàng ngoại Thương VN Ngân hàng kỹ thương www.techcombank.com.vn, Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam www.eximbank.com.vn …
Dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính con của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng Mặc dù có một số điểm khác biệt, nhưng nhìn chung, chu trình sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Thiết lập kết nối
Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngân hàng qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang web của ngân hàng phục vụ mình (hoặc giao diện người sử dụng của phần mềm) Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng (User ID, Password…), khách hàng sẽ được thiết lập một
Trang 15đường truyền bảo mật (https) và đăng nhập (login) vào mạng máy tính của ngân hàng
Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ
Dịch vụ NHĐT rất phong phú và đa dạng, có thể là truy vấn thông tin tài khoản, thiết lập nghiệp vụ chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện
tử … và rất nhiều các dịch vụ trực tuyến khác
Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống Menu chọn lựa và hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch Tất cả mọi việc khách hàng phải làm chỉ là chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của dịch vụ và của ngân hàng
Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng (thông
qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng từ điện tử …) :
Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, khách hàng kiểm tra lại giao dịch
và thoát khỏi mạng, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lí, lưu trữ
và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu
e ATM ( Automatic Teller Machine)
Khách hàng dùng thẻ tín dụng ( credit card) hoặc thẻ ghi nợ trực tiếp ( direct debit card) để rút tiến mặt Máy rút tiền tự động sẽ xác nhận thẻ sau khi người sử dụng nạp mã số nhận dạng cá nhân ( Personal Indentity Number- PIN) Để hạn chế rủi ro trong trường hợp bị mất thẻ và lộ mã số nhận dạng cá nhân, khách hàng và ngân hàng có thể điều chỉnh hạn mức rút tiền mặt phụ thuộc vào số dư trong tài khoản thanh toán của khách hàng Mỗi ngân hàng thường đưa ra các loại máy ATM riêng của ngân hàng mình Khách hàng rút tiền tại máy ATM của ngân hàng mà mình có tài khoản Tuy nhiên, họ cũng có thể rút tiền mặt tại ATM của ngân hàng khác nếu như hai ngân hàng này có liên kết với nhau nhưng khách hàng phải trả thêm một khoản phí khoảng 0,2 %
f Kiosk banking
Là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất Trên đường phố sẽ đặt các trạm
Trang 16làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình Đây cũng là một hướng phát triển đáng lưu tâm cho các nhà lãnh đạo các ngân hàng thương mại Việt Nam
g Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác (Interactive TV)
Dịch vụ này thường được cung cấp trên cơ sở hệ thống truyền hình cáp ( cable TV) Ngân hàng sẽ tận dụng đường truyền truyền hình cáp để tích hợp đường truyền tích hợp các dịch vụ của ngân hàng Khách hàng sử dụng màn hình TV thông thường để truy cập vào dịch vụ ngân hàng thông qua việc nhập
mã số nhận dạng cá nhân hoặc mật khẩu Để truy cập vào các dịch vụ khác nhau trên màn hình tivi, khách hàng sẽ sử dụng điểu khiển từ xa thông thường hoặc thiết bị dành riêng cho việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông qua vô tuyến truyền hình tương tác Đây cũng có thể xem là một hình thức dịch vụ tiện lợi cho khách hàng vì hầu như gia đình nào cũng có tivi trong nhà Tuy nhiên vì tình chất bảo mật và riêng tư của các giao dịch nên dịch vụ này ít được khách hàng chấp thuận
h Dịch vụ ngân hàng qua mạng viến thông không dây ( wireless
communication network)
Đây là loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ viễn thông không dây của mạng di động (mobile network) bao gồm việc thực hiện dịch vụ ngân hàng bằng cách kết nối điện thoại di động với trung tâm cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử ( tương tự như home/PC banking) và kết nối Internet trên điện thoại di động sử dụng giao thức truyền thông WAP ( Wireless Application Protocol) Dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây yêu cầu khách hàng cần được trang bị thiết bị kết nối thích hợp( điện thoại di động hiện đại sử dụng công nghệ WAP, băng đa tần ) và được cài đặt chương trình phần mềm phù hợp Sự phổ biến của điện thoại di động trên thế giới cùng với sự phát triền nhanh chóng của công nghệ viễn thông trong những năm gần đây cho
Trang 17thấy việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bằng điên thoại di động là một hướng phát triển dài hạn của các ngân hàng trên thế giới
Trang 18II Vai trò của ngân hàng điện tử
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những khái niệm về ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng đã trở nên quen thuộc và trở thành xu thế phát triển, cạnh tranh của các ngân hàng Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh
tế nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng, chính xác của các giao dịch
Với những hiệu quả tích cực đã mang lại, ngân hàng điện tử đang ngày càng khẳng định rõ hơn vai trò chiến lược của mình trong việc quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại Công nghệ thông tin thâm nhập càng sâu, các ứng dụng về công nghệ càng trở nên mạnh mẽ, người dùng không đã bắt đầu làm quen với loại hình dịch vụ này, và đã dần hình thành nên thói quen sử dụng các tiện ích của ngân hàng điện tử để nâng cao chất lượng cuộc sống Những ảnh hưởng tích cực mang tính “dây chuyền” đó cũng
đã tác động không nhỏ đến sự phát triển vĩ mô của nền kinh tế - xã hội, góp phần làm đa dạng hóa màu sắc cho bức tranh của nền kinh tế tài chính không ngừng biến động nói chung và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển hội nhập kinh tế quốc tế
1 Vai trò của ngân hàng điện tử đối với ngân hàng
Ngân hàng điện tử đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa các ngân hàng thương mại với nhu cầu sử dụng của người dùng Chính vì những tiện ích và những thuận tiện mà nó mang lại, ngân hàng điện tử đã tạo ra những bước đệm mang tính chiến lược cao đối với sự phát triển của mỗi ngân hàng
Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu
Phí giao dịch E-Banking được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet Ví dụ, phí chuyển tiền nội địa cho khách hàng cá nhân khi chuyển qua Dịch vụ ngân hàng điện tử ANZ giảm 50% so với dịch vụ truyền thống:
Trang 19Phí chuyển tiền nội địa tại Chi nhánh : 30,000 VNĐ/giao dịch
Phí chuyển tiền nội địa qua dịch vụ NHĐT :15,000 VNĐ/giao dịch
Có được sự cắt giảm chi phí như vậy do một số đặc trưng riêng mà NHĐT đã mang lại Bản chất của giao dịch qua ngân hàng điện tử là ứng dụng công nghệ để sử dụng dịch vụ tại bất cứ đâu và tại bất cứ thời điểm nào Với việc sử dụng ngân hàng điện tử, vai trò của các quầy giao dịch bị giảm bớt, giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng từ Các chi phí cho việc xây dựng chi nhánh văn phòng cũng được giảm đáng kể
Thêm vào đó, với sự tự động hóa của loại hình dịch vụ này, tầm quan trọng của các nhân viên đứng quầy hay các vị trí chuyên môn cho loại hình truyền thống trước kia cũng bị đẩy xuống Thay vào đó là sự hoạt động được lập trình sẵn một cách hiệu quả mà không cần thông qua nhân viên giao dịch Cụ thể, một máy rút tiền tự động có thể làm việc 24 trên 24 giờ và tương đương một chi nhánh ngân hàng truyền thống Chi phí nhân viên từ đó cũng được giảm xuống
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, E-Banking sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Đa dạng hoá dịch vụ và sản phẩm
Ngày nay, dịch vụ ngân hàng đang vươn tới từng người dân Đó là dịch
vụ ngân hàng tiêu dùng và bán lẻ "Ngân hàng điện tử", với sự trợ giúp của công
Trang 20nghệ thông tin cho phép tiến hành các giao dịch bán lẻ với tốc độc cao và liên tục Các tiện ích mà ngân hàng điện tử mang lại đã ngày càng trở lên đa dạng và phong phú Sự ra đời của hàng loạt các loại hình dịch vụ mới như: F@stIbank của Techcombank, VIB4U của VIBank cho khách hàng doanh nghiệp đã đang kết nối gần hơn giữa ngân hàng điện tử và thói quen của người dùng
Một điểm đặc biệt khác nữa của dịch vụ ngân hàng điện tử là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán
Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh
E-Banking là một giải pháp của NHTM để nâng cao chất lượng dịch vụ
và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM Thông qua Internet/Web Ngân hàng có khả năng cung cấp dịch vụ mới thuận tiện cho khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịch thường xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của E-banking là rất cao Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một đặc điểm để các ngân hàng hiện đại tạo dựng nét riêng của mình
Thực hiện chiến lƣợc toàn cầu hóa
Trang 21Điều quan trọng hơn là E-Banking còn giúp NHTM thực hiện chiến lược
“toàn cầu hóa”, chiến lược “bành trướng” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn, đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn hơn Internet một phương tiện có tính kinh tế cao để các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các quốc gia khác mà không cần đầu tư vào trụ sở hoặc cơ sở
hạ tầng Theo cách này, các ngân hàng lớn đang vươn cánh tay khổng lồ và dần dần thiết lập cơ sở của mình, thâu tóm dần nền tài chính toàn cầu Đây là một chiến lược mở rộng thị trường thông qua Internet để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ hết sức tiết kiệm và hiệu quả
Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu
E-Banking cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của NHTM một cách sinh động, hiệu quả Thông quan Internet, ngân hàng có thể đăng tải tất cả những thông tin tài chính, tổng giá trị tài sản, các dịch vụ của ngân hàng mình, để phục vụ cho mục đích xúc tiến quảng cáo Có thể ngân hàng chưa thể tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, song bằng cách thiết lập các trang web của riêng mình với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin
và giải đáp ý kiến thắc mắc của khách hàng qua mạng, ngân hàng cũng được coi
là đã bước đầu tham gia áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hoà mình vào xu thế chung
2 Vai trò đối với khách hàng
E-banking là một kênh giao dịch trung gian hết sức an toàn, nhanh chóng mà các ngân hàng thương mại đã mang đến cho người dùng Đối với từng đối tượng khách hàng, NHĐT lại càng bộc lộ những vai trò ưu việt riêng
a Đối với khách hàng cá nhân
Trang 22Khách hàng có thể tiết kiệm đƣợc chi phí:
Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác Điều này hoàn toàn có thể lý giải được bởi một khi các ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí khi triển khai ngân hàng điện tử nhất là với các ngân hàng ảo (chỉ hoạt động trên Internet mà không cần tới văn phòng, trụ sở), các chi phí mà khách hàng phải trả cũng theo đó mà giảm
đi rất nhiều Ví dụ: Ngân hàng ảo Wingspan.com và ngân hàng theo kiểu truyền thống Bank One Đối với những tài khoản tiền gửi, Wingspan cho khách hàng hưởng mức lãi suất là 4,5%/năm trong khi ở Bank One là 1%/năm Đối với trường hợp khách hàng muốn kiểm tra chi phí của các hoá đơn thanh toán điện
tử của mình, Wingspan không đòi bất cứ một khoản phí nào, trong khi đó khách hàng phải trả phí cho Bank One là 4,95 Đô la Mỹ một tháng
Khách hàng tiết kiệm thời gian:
Thật vậy, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, ngân hàng đang bước một bước tiến dài trong lịch sử phát triển của mình Ngân hàng đã đến gần hơn với người tiêu dùng nhờ mạng lưới Internet hay viễn thông E-Banking là một kênh giao dịch, giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu Khách hàng không cần phải tới tận văn phòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi phải xếp hàng để chờ tới lượt mình Giờ đây việc trao đổi thông tin giữa khách hàng và ngân hàng được giản lược chỉ qua một cái click chuột hay bàn phím điện thoại Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu
Trang 23ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với ngân hàng điện tử
Trong nhịp sống nhanh của cuộc sống hiện nay, việc tiết kiệm được thời gian càng trở nên ngày càng quan trọng chính vì vậy việc tích hợp được các tiện ích thanh toán dịch vụ công cộng như điện, nước, viễn thông, các dịch vụ thanh toán phí bảo hiểm là các dịch vụ quan trọng hàng đầu Hiện tại, trên hệ thống Ngân hàng điện tử của Techcombank, F@stIbank, bạn đã có thể thanh toán tiền điện với Điện lực HCM, thanh toán hóa đơn thuê bao trả sau của Viettel, Mobifone, thanh toán hóa đơn bảo hiểm cho Prudential, Prudential Finance và rất nhiều dịch vụ khác
Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn
Khi khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất Chỉ trong chốc lát, qua máy vi tính được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch
vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán thư tín dụng và kể cả kinh doanh chứng khoán với ngân hàng
Với nhừng tiện ích đem lại, ngân hàng điện tử đang dần khẳng định vai trò của mình trong cuộc sống hiện đại Một minh chứng cụ thể cho ứng dụng của ngân hàng điện tử đó là việc nở rộ các hình thức thương mại điện tử trong những năm gần đây Hàng loạt các trang groupon (mua theo nhóm) muachung; nhommua; hotdeal; hay các gian hàng trên các trang thương mại điện tử như Rồng bay hay Én bạc ra đời kéo theo những nhu cầu giao dịch mạng ngày một phong phú hơn Thêm vào đó, dự báo số lượng người dùng Mobile banking trên toàn cầu đang tăng nhanh với tốc độ 125% một năm Đây là kênh thanh toán
Trang 24được công ty Edgar Dunn cho là tiên tiến nhất trong vòng 5 năm tới Qua đây có thể nhận thấy những tín hiệu giúp ngân hàng điện tử ngày càng khởi sắc
b Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Ngoài những vai trò và tiện ích cớ bản nói trên, ngân hàng điện tử cũng có những vai trò ảnh hưởng tích cực riêng đối với khách hàng doanh nghiệp Đó là khả năng quản lý tài sản tối ưu
Ví dụ với dịch vụ của ngân hàng ACB:
Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ACB Online không chỉ an toàn mà còn được cung cấp thêm những tiện ích có lợi như: mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, cập nhật chỉ thị tái tục và tất toán trước hạn tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, chuyển vốn, lãi về tài khoản tiền gửi thanh toán tự động chỉ trong một phút Với tiện ích này, doanh nghiệp có thể hưởng lãi suất cao hơn gấp 2-3 lần đối với số tiền nhàn rỗi của mình, dù chỉ trong một tuần và doanh nghiệp hoàn toàn chủ động nếu đột xuất cần khoản tiền này Đặc biệt, doanh nghiệp có thể vay tiền trực tuyến thế chấp bằng số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn với 2 hình thức vay món và vay theo hạn mức thấu chi để đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất của doanh nghiệp Không cần thủ tục, không cần đến ngân hàng, doanh nghiệp có thể giải ngân ngay vào tài khoản tiền gửi thanh toán chỉ trong vài phút (tính năng này áp dụng cho doanh nghiệp đang dùng ACB Online và có tài khoản tiền gửi có kỳ hạn mở online) Khi trả nợ, doanh nghiệp có thể trả nợ vay online: đặt lệnh tự động trích tiền gửi thanh toán để trả nợ vay
Không chỉ giao dịch hiện tại, doanh nghiệp có thể giao dịch trong tương lai: đặt lệnh chuyển khoản một lần trong tương lai với số tiền định trước hoặc đặt lệnh chuyển khoản định kỳ trong tương lai Điểm khác biệt so với giao dịch trực tiếp tại quầy là sử dụng giao dịch qua ACB Online cho phép chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng ủy quyền xác nhận lệnh cho nhân sự khác của doanh
Trang 25nghiệp với hạn mức giao dịch do doanh nghiệp chỉ định cho từng người được ủy quyền
Một khía cạnh khác cũng có thể nhắc tới ở đây, đó là sự hợp tác của các doanh nghiệp, cơ quan trường học… với các ngân hàng thương mại qua hệ thống cung cấp thẻ ATM, giao dịch qua POS trong việc trả tiền lương cho nhân viên, nộp học phí… Hình thức hợp tác này dưới hình thức giúp các NHTM huy động vốn nhưng cũng không thể phủ nhận tính thuận lợi của nó đối với các cơ quan, doanh nghiệp
Có thể nói, ngân hàng điện tử không chỉ góp phần tạo ra môi trường kinh
tế thuận tiện và hiệu quả giữa các doanh nghiệp mà đóng vai trò trong việc giúp quản lý tài chính và đẩy nhanh vòng quay của vốn 1 cách hiệu quả hơn Những tác động đó đã có những ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của cá nhân các doanh nghiệp nói riêng và toàn thể nền kinh tế nói chung
c Lợi ích đối với nền kinh tế nói chung
Ngoài những lợi ích chính đối với các bên tham gia "Ngân hàng điện tử" nói trên, "Ngân hàng điện tử" còn đem lại những lợi ích to lớn tiềm tàng đối với toàn thể nền kinh tế
Việc tiêu dùng chủ yếu bằng tiền mặt có rất nhiều điều hạn chế Nhà nước phải bỏ ra một chi phí nhất định hàng năm trong việc in và quản lý số lượng tiền in ra cho thị trường Việc khó xác định chính xác lượng tiền lưu hành trong dân khiến cho nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các chính sách tài khoá nhằm đảm bảo một thị trường tài chính ổn định "Ngân hàng điện tử" với sự phổ biến sử dụng tài khoản cá nhân và tiền điện tử sẽ góp phần không nhỏ trong việc tháo gỡ khó khăn này Chính tiền điện tử và giao dịch tài khoản làm cải thiện khả năng thanh toán trong thị trường tài chính
"Ngân hàng điện tử" giúp cho nhà nước có thông tin đầy đủ về việc thực hiện thu nộp thuế một cách nhanh chóng và cập nhật Cụ thể, nhằm quản lý chặt
Trang 26chẽ các khoản thu ngân sách Nhà nước (NSNN) và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp XNK thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, ngày 15-12-2010 Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng cục Hải Quan đã ký thỏa thuận hợp tác thu NSNN và bảo lãnh thuế đối với hàng hóa XNK bằng phương thức điện tử Với hình thức dịch vụ này, BIDV đã đảm bảo tối đa quyền lợi khách hàng, chịu trách nhiệm “đến cùng” cho đến khi giao dịch nộp thuế thành công Đối với phát hành bảo lãnh thuế, BIDV hết nghĩa vụ với khách hàng khi khoản thuế bảo lãnh được nộp vào NSNN
Về mặt xã hội - kinh tế, NHĐT góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế
thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và thế giới Đặc biệt góp phần thúc đẩy các hoạt động
thương mại điện tử phát triển Ưu điểm của NHĐT là có khả năng thu hút trên
phạm vi rộng về khách hàng bất kỳ thời điểm nào (24/24h/ngày) với mọi khoảng cách về không gian, thời gian Chính điều này giúp cho các ngân hàng tiếp cận được khách hàng tốt hơn, tiết kiệm được chi phí giao dịch
Thực hiện các hoạt động dịch vụ NHĐT, cho phép các Ngân hàng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của tình hình thị trường Hạn chế rủi ro do biến động về giá cả của thị trường gây ra, mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng
và khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của NHĐT Đây là lợi ích vượt trội so với ngân hàng truyền thống
Sự kết hợp hài hoà trong quá trình phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển NHĐT, cho phép các TCTD tiếp cận nhanh với các phương pháp quản lý hiện đại giúp các TCTD đa dạng hoá sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập
Trang 27Cùng với xu hướng toàn cầu hoá và sự phát triển rộng khắp trên toàn thế giới của thương mại điện tử, "Ngân hàng điện tử" chính là chiếc cầu nối cho sự hội nhập của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế quốc tế Đó cũng là ra nhu cầu cấp thiết đối với việc phát triển Ngân hàng điện tử cho các giao thương nội địa và quốc tế mà toàn cầu hóa đặt ra
III Xu hướng và kinh nghiệm phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới
1 "Ngân hàng điện tử " trên thế giới
Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, ngân hàng đang bước một bước tiến dài trong lịch sử phát triển của mình, đến gần hơn với người tiêu dùng nhờ mạng lưới Internet hay viễn thông Với giá cả ưu đãi, sự tiện dụng, các hình thức thương mại trực tuyến đã đưa việc sử dụng ngân hàng điện tử thành xu hướng
và là giải pháp giao dịch phổ biến trên thế giới, khi nó tạo điều kiện tối đa cho việc giao dịch một cách thuận tiện nhất, an toàn nhất và rẻ nhất
a Lịch sử phát triển ngân hàng điện tử
Những nghiên cứu về E-banking đã xuất hiện từ đầu những năm 1970, khi đó, các ngân hàng coi đó là một phương pháp thay thế các dịch vụ truyền thống do 2 lí do:
Chi phí phát triển và duy trì chi nhánh cao
Các sản phẩm E-banking lúc bấy giờ sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng đối thủ (Chai Lee Goi 2006)
Tuy nhiên, phải tới những năm 1980 của thế kỉ XX, khi mạng lưới Internet mở rộng trên toàn cầu, cùng với sự phát triển của hệ thống TCP/IP, EDI (Electronic Data Interchange) and EFT (Electronic Funds Transfer) và giao dịch thương mại điện tử, nhu cầu thanh toán điện tử gia tăng, các nhà ngân hàng ở các quốc gia phát triển mới bước đầu đưa ra dịch vụ ngân hàng điện tử Ở Anh, vào năm 1983, Nottingham Building Society, còn được gọi là NBS, đã cung cấp dịch vụ Internet banking đầu tiên Mô hình này đã trở thành nền tảng phát triển
Trang 28các mô hình Internetbanking ngày nay Tại Mỹ, dịch vụ Internetbanking lần đầu
tiên được giới thiệu vào tháng 10 năm 1994 bởi Stanford Federal Credit Union,
cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản của mình thông qua
wellsfargo.com Khách hàng khi đó chỉ có thể xem số dư và lịch sử giao dịch
của mình (History of Internet Banking Buzzle.com )
Năm 1997 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự kết hợp mạng
thông tin di động và thanh toán điện tử khi khách hàng tại Helsinki (Phần Lan)
có thể sử dụng điện thoại di động để mua Coca cola Từ đó, nhận thấy tiềm
năng ứng dụng thương mại điện tử thông qua mạng thông tin di động, các ngân
hàng và công ty viễn thông đã vào cuộc nhằm phát triển dịch vụ Mobile
Banking
b Xu hướng phát triển ngân hàng điện tử trên thế giới
Sơ đồ 2 Mức độ sử dụng E-banking trên thế giới
(Nguồn: Nguyễn Đình Thắng 2010)
Tại các nước công nghiệp phát triển, E-banking đã được sử dụng rộng rãi
từ 10 năm trước Số khách hàng sử dụng E-banking chiếm đến 70% dân số và
vẫn tiếp tục tăng
Trang 29(Nguồn : ITU World Telecommunication /ICT Indicators database)
Đồ thị 1 Sự phát triển ICT toàn cầu 2001-2011 Dịch vụ ngân hàng điện tử đã khẳng định được thành công qua những
năm qua và trở thành mô hình tất yếu cho hệ thống ngân hàng Các dịch vụ điện
tử của ngân hàng đang ngày càng phát triển nhất là khi nó được hỗ trợ mạnh mẽ
của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Theo ước tính của Liên
minh Viễn thông Quốc tế ITU, số người sử dụng điện thoại di động gấp hơn 4
lần trong vòng 10 năm gần đây, hiện có tới 86.7/100 người sử dụng điện thoại
di động Mật độ người dùng Internet cũng tăng lên Sự xuất hiện của sản phẩm
Internet băng thông rộng với tốc độ xử lí cao cũng là dấu mốc quan trọng đánh
dấu sự phát triển của ICT Những công nghệ hiện đại được áp dụng vào hệ
thống ngân hàng đã đưa toàn hệ thống bước vào pha thứ hai của chu kì phát
triển, cho phép ngân hàng và khách hàng “giao tiếp” mọi lúc, mọi nơi
0 10
* Ước tính
Trang 30Sơ đồ 3 Chu kì phát triển của hệ thống ngân hàng Mức độ phổ cập Internet tăng lên cùng với giá dịch vụ ICT giảm khiến khối các nước đang phát triển trở thành thị trường khổng lồ đầy tiềm năng
Đồ thị 2 Tỷ lệ sử dụng Internet trên tổng dân số
Số người sử dụng Internet tăng lên mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây Theo ước tính của ITU, năm 2011, có tới 35% tổng dân số sử dụng dịch vụ Internet, trong đó số người sử dụng ở các nước phát triển tăng đáng kể, một
Trang 31bằng chứng khác cho thấy giá ICT càng ngày càng phù hợp với túi tiền của người dân hơn
Tại các nước phát triển, sử dụng điện thoại „thông minh‟ đang trở thành một xu hướng
Đồ thị 3.Tỷ lệ sử dụng điện thoại “thông minh” tại một số quốc gia phát
triển
Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở năm quốc gia đại diện trên đồ thi đều tăng chỉ trong năm 2011 Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại cổ điển giảm mạnh Sự thay đổi trong tiêu dùng này thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của ebanking, khiến việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trở nên tiện dụng hơn bao giờ hết, „mọi lúc, mọi nơi‟
Cuối năm 2010, có 4.2 tỷ người sử dụng SMS, chiếm khoảng 80% trên tổng số thuê bao di động ( Nguồn: ABI Research reported on December 29 of 2010/ the TomiAhonen Almanac 2010) Có 28% (1.3 tỷ) người sử dụng di động
Trang 32truy cập Internet bằng di động; truy cập Internet từ điện thoại vượt qua mức truy cập từ máy tính cá nhân
2 Dịch vụ "Ngân hàng điện tử" ở một số nước
a Hoa Kì
Quí I năm 2011, số người sử dụng ngân hàng trực tuyến ở Hoa Kì tăng 7% so với cùng kì 2010, và tăng 4% so với kì trước đó; đã có 65 triệu tài khoản tiền gửi (LDA) trên hệ thống online-bank tính trong nhóm 10 ngân hàng lớn nhất
Đồ thị 4 Tỷ lệ sử dụng các ứng dụng Internet
Có 14% người dùng Internet sử dụng dịch vụ truy vấn tài khoản (qua email hoặc SMS) và 8% sử dụng các dịch vụ quản trị tài chính cá nhân qua mạng Biểu đồ cũng cho thấy sự quan tâm của khách hàng tới những dịch vụ này vượt hơn tỷ lệ sử dụng thực tế, cho thấy tiềm năng và thị trường trong tương lai
66% khách hàng thanh toán hóa đơn trực tuyến, tốc độ tăng trưởng chậm lại so với sự tăng trưởng tới 19% trong năm 2010 Lý do lớn nhất là lo ngại về
Trang 33tính bảo mật của dịch vụ càng ngày càng tăng (Nguồn: 2011 State of Online and Mobile Banking, comScore, Inc.)
Đồ thị 5 Hạn chế thanh toán hoá đơn điện tử ở Mỹ
b Trung Quốc
Trung Quốc nỗ lực tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở cho công nghệ thông tin Công nghệ phần cứng đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 45%/năm Công nghệ phần mềm tăng 20%/năm
Năm 2008, Trung Quốc đạt khoảng 747,4 triệu thuê bao di động, năm
2009 tăng thêm hơn 100 triệu Cuối năm 2009, số người dung Internet là 384 triệu người Ngành viễn thông tạo ra doanh thu 2570 tỉ nhân dân tệ Năm 2010, 93% người sử dụng di động có dùng SMS
Mặc dù Trung Quốc bước vào "Ngân hàng điện tử" rất chậm, những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể Ngày 01/09/2010, siêu ngân hàng điện tử, cụ thể là hệ thống ngân hàng điện tử thế hệ thứ hai, được thử nghiệm tại bốn thành phố đầu tiên là Quảng Châu, Bắc Kinh, Thiên Tân, và Thâm Quyến Ngày 04/11/2010, 29 ngân hàng đầu tiên đã được cho phép truy cập vào hệ thống Sự xuất hiện của siêu ngân hàng điện tử được kì vọng sẽ thúc đẩy thanh
Trang 34toán trực tuyến; bằng cách tạo ra một kênh thanh toán ổn định, an toàn và hiệu quả
c Các nước ASEAN
Số người sử dụng các trang web ngân hàng ở khu vực Đông Nam Á đã tăng mạnh trong những năm trở lại đây Các ngân hàng ngày càng hiểu biết hơn
về Internet và khách hàng quen với hoạt động thanh toán hóa đơn qua mạng
Trong năm 2010, số khách truy cập các trang web ngân hàng đã tăng ở mức hai con số tại 6 nước được khảo sát Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hong Kong và Singapore (Nguồn: comScore); Việt Nam, Indonesia
và Philippines có tỷ lệ tăng hàng năm cao nhất (Indonesia có mức tăng cao nhất 72%)
Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam đã tăng 35%
từ 701.000 lên 949.000 trong năm 2010 Trong khi đó, số người dùng ở Indonesia tăng từ 435.000 trong tháng 1/2010 lên 749.000 một năm sau đó Con
số này ở Philippines tăng 39% từ 377.000 lên 525.000
Malaysia là nước có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng lớn nhất với 2,7 triệu người trong tháng 1/2011, tăng 16% từ 2,4 triệu Singapore với 889.000 khách truy cập trong tháng 1/2011 so với 779.000 khách của cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng 14%
Mặc dù đạt được những tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng, những thị trường này mới chỉ có mức độ sử dụng tương đối thấp so với dân số nên tiềm năng rất lớn, đặc biệt khi người dùng có thể bắt đầu thanh toán các hóa đơn điện nước, điện thoại… trực tuyến
Trong nhóm các nước ASEAN, Singapore, là một trong những nước áp dụng thanh toán điện tử đầu tiên trên thế giới Trong phiên họp khai mạc cấp bộ trưởng WTO tổ chức ở Singapore (12/1996), Singapore đã chính thức khai trương việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ, thẻ ghi nợ, thẻ tiền mặt internet, thẻ thông minh, thẻ mua hàng diện tử, túi tiền điện tử Hệ thống giao dịch điện tử
an toàn manh tính quốc tế (Network for Electronic Transfers) thành lập tháng
Trang 354/1997 đã được đưa vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998 Singapore đã đưa lên internet 30 chương trình phần mềm ứng dụng chuyên phục vụ thương mại điện
tử Có tới hơn 10,000 điểm bán hàng trên hòn đảo này được lắp đặt thiết bị thanh toán thẻ ghi nợ
Singapore cũng thuộc nhóm nước có mức giá ICT thấp, tạo điều kiện cho
đa số người dân tiếp xúc với Internet và điện thoại
Đồ thị 6 Nhóm những quốc gia có giá ICT thấp nhất
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG
ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
I Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử tại Việt Nam
1 Cơ sở pháp lý
Việc cung cấp các dịch vụ giao dịch điện tử trong đó có E-Banking được thực hiện trên cơ sở Luật Giao dịch Điện tử của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 Đây là
cơ sở pháp lý mới nhất để thực hiện các giao dịch điện tử Luật này đã được hướng dẫn cụ thể bằng nghị định của Chính phủ số 57/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2006 về Thương mại Điện tử
Một số văn bản luật khác như:
Quyết định số 04/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng
Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử
Quyết định số 376/2003/QĐ-NHNN Quy định về bảo quản, lưu trữ chứng
từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Quyết định của 308-QĐ/NHNN ban hành Quy chế về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng
Quyết định số 20/2007 của NHNN ban hành quy chế phát hành sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng
Trang 37Quyết định số 32/2007 của NHNN về hạn chế số dư đối với thẻ trả trước
Chính sách thúc đẩy hoạt động thanh toán qua thẻ
Những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy thanh toán trong giao dịch xã hội và kinh doanh không dùng tiền mặt Trong đó, mục tiêu đến 2020, về cơ bản Việt Nam sẽ không còn thanh toán bằng tiền mặt trong thu chi ngân sách
Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của, “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-
2010 và định hướng đến năm 2020” đã bước đầu mang lại kết quả đáng khả quan
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách kể từ ngày 01/01/2008 Chỉ thị 20 đã được đồng loạt triển khai thực hiện tại tất cả các Bộ ngành, cơ quan trung ương và tại Ủy ban Nhân dân 63 tỉnh, thành phố trên cả nước Sau 4 năm triển khai thực hiện, cho đến nay hầu hết các Bộ, ngành đã triển khai thực hiện đạt gần 100% cán bộ công chức tại trụ sở chính và các đơn
vị sự nghiệp trực thuộc; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cũng đã triển khai đạt gần 89% số cán bộ công chức làm việc tại trụ sở cơ quan đóng ở các thành phố và các thị xã
Trang 38Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến thời điểm tháng 12/2010, số đơn vị hưởng lương từ NSNN trên toàn quốc là 81.690 đơn vị (tăng 3.617 đơn vị so với cuối năm 2009), trong đó số đơn vị hưởng lương từ NSNN tại các thành phố, thị xã chỉ chiếm khoảng 30% còn lại khoảng 70% số đơn vị là
ở tại các huyện, xã ở vùng nông thôn mà thực tế đến nay ở đa số các huyện mới chỉ được lắp đặt bình quân từ 1- 10 máy và được lắp đặt chủ yếu tại thị trấn huyện là nơi tập trung đông dân cư và có điều kiện thuận lợi Cuối năm 2010, thống kê sơ bộ trên toàn quốc vẫn còn 103 huyện trên tổng số 554 huyện chưa
có máy ATM, nhiều nhất tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Ngãi Ở các khu vực này việc đầu tư cơ sở hạ tầng của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (TCCƯDVTT) rất khó thực hiện vì năng lực cung ứng dịch vụ còn rất hạn chế của các ngành điện, viễn thông, các điều kiện sống của người sử dụng dịch vụ
Số đơn vị hưởng lương từ NSNN qua tài khoản
Tỷ lệ/ số đơn vị hưởng lương
từ NSNN Cuối năm
Bảng 1 Thống kê số đơn vị hưởng lương từ NSNN qua tài khoản
(Nguồn: Hiệp hội thẻ Việt Nam)
Ngày 27/6/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các tổ chức phát hành thẻ và các tổ chức thanh toán thẻ phối hợp triển khai kết nối mạng lưới POS trên toàn quốc, đảm bảo hoàn thành kết nối liên thông mạng lưới POS trước ngày 31/12/2011 Chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch rút tiền, in sao kê, vấn tin số dư hay thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ… tại
Trang 39mạng lưới ATM/POS rộng khắp của tất cả các ngân hàng thay vì chỉ được phép thực hiện giao dịch tại các máy ATM/POS của một số ngân hàng nào đó trong nội bộ hệ thống của mình
Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015 Mục tiêu của đề án là đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỉ
lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng (NH) lên mức 35%-40% dân số; phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ; toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm
Bùng nổ số lượng
Thẻ thanh toán có mặt ở nước ta từ khoảng năm 1994 thông qua hình thức đại lý chấp nhận thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế Đến năm 1996, các loại thẻ NH xuất hiện nhiều hơn nhưng phải đến năm 2002, khi thẻ ghi nợ nội địa (ATM) đầu tiên với thương hiệu Vietcombank Connect 24 ra đời cùng mạng lưới máy giao dịch tự động ATM tại Việt Nam, thị trường thẻ NH mới thật sự bùng nổ Các tổ chức cung ứng dịch vụ đã tích cực nắm bắt cơ hội phát hành thẻ cho đối tượng hưởng lương từ NSNN, nên đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng của công nghệ thẻ, nhờ đó số lượng ATM và POS trong 3 năm qua phát triển với tốc độ cao Doanh số sử dụng thẻ năm 2010 trên 600.000 tỷ VNĐ Cũng trong năm 2010, Việt Nam đã có tới 825,5 triệu lượt giao dịch bằng thẻ, (năm
2005 chỉ là 20,2 triệu lượt và 609 triệu lượt năm 2009) Sự phát triển của dịch
vụ thẻ NH có thể xem là lĩnh vực phát triển năng động nhất trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt Một ngân hàng lớn hiện phát hành mới hàng năm cũng khoảng 1 - 2 triệu thẻ
Tại diễn đàn ngân hàng Đông Nam Á 2011, với sự tham gia của International Data Group (IDG), thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là một
Trang 40thị trường năng động hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng khoảng 18,5% từ nay đến năm 2014
thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, bảo hiểm, học phí
Theo quy định đến năm 2015 toàn bộ ngân hàng sẽ phát hành thẻ chip và
xu hướng thị trường cũng sẽ dần thay đổi để đáp ứng Hiện có khoảng 15 ngân hàng bắt đầu sử dụng thẻ chip với khoảng 500.000 thẻ Mỗi thẻ chip có giá bán trên dưới 2 USD và cao hơn 5 - 10 lần thẻ từ
Bảng 2 Thống kê số lượng máy ATM và POS/ECD
(Nguồn: Hiệp hội thẻ Việt Nam)
hành