Các giải pháp mang tính vĩ mô

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 77 - 83)

II. Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

1. Các giải pháp mang tính vĩ mô

a. Cải cách bộ máy quản lý hành chính trong ngành ngân hàng

Nhằm mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành ngân hàng cũng phải thực hiện những giải pháp nhắm kiện toàn bộ máy quản lý hành chính của mình như sau:

Đổi mới thể chể về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm góp phần hình thành đồng bộ các thể chế của nên kinh tế thị trường, vừa thực hiện mục tiêu ổn

định giá trị đồng tiền, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng ; vừa đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo điều kiện thuận lợi hoạt động sản xuất kinh doanh , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Rà soát lại các cơ chế để bổ sụng, sửa đổi các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hỏa, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng qui định của pháp luật và an toàn hoạt động ngân hàng.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy của NHNN theo nghị định của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Từng bước thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền cho các chinh nhánh NHNN tỉnh, thành phố đối với một số nội dụng như cấp phép, quản lý cán bộ, công chức.

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của NHNN theo hướng phân cấp cho các đơn vị; thực hiện khoán chi hành chính đối với một số đơn vị có khả năng và điều kiện thực hiện; thông báo công khai dự toán chi phí quản lý để các đơn vị chủ động thực hiện trong phạm vi được duyệt.

Cụ thể hơn:

Về cải cách thể chế

Tập trung cải cách thể chế, xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản luật và dưới luật, tạo cơ sở pháp lý nâng cao một bước trách nhiệm, thẩm quyền và tính chủ động của NHNN trong việc sử dụng các công cụ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ cũng như giám sát an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng; giảm bớt thủ tục hành chính, tăng quyền tự chủ cho các TCTD.

Tích cực đổi mới và không ngừng hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá và các công cụ khác, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã đảm bảo linh hoạt, phù hợp hơn, giữ ổn định tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục.

NHNN thực hiện tốt hơn chức năng thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm ổn định và an toàn hệ thống ngân hàng.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD đẩy mạnh huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và mở rộng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã hội về các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của nền kinh tế.

Nâng cao tính minh bạch và lành mạnh hoá hoạt động của các ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bước hội nhập quốc tế.

Về cải cách thủ tục hành chính:

Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát các văn bản, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các cơ chế cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, thanh toán… để bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ những thủ tục không hợp lý, không cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng.

Thống kê 228 thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của NHNN và thông qua phương án đơn giản hoá với đề xuất bãi bỏ 11thủ tục liên quan đến lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng, quản lý ngoại hối; sửa đổi bổ sung 184 thủ tục.

Cùng với cải cách bộ máy, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện mục tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ NHNN trẻ tuổi, có năng lực và trình độ chuyên môn cao, gắn bó lâu dài với ngành ngân hàng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành trong bối cảnh hoạt động ngân hàng phát triển mạnh mẽ và tăng cường hội nhập quốc tế.

Triển khai các đề án nhẳm mục tiêu xây dựng từng bước nhóm cán bộ nòng cốt, trình độ cao, nghiệp vụ sâu, có khả năng trở thành những chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên môn tạo bước đầu để hình thành đội ngủ cán bộ đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phức tạp, nâng cao khả năng tham mưu giải quyết công việc cũng như kỹ năng điều hành.

Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, đặc biệt phải chú ý bố trí, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia nhiều khóa đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng tin học nhắm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong dài hạn, đáp ứng như cầu ngày càng cao của công việc.

Đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, quản lý và sử dụng cán bộ. Cải thiện Cơ chế tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, nhờ đó động viên và khuyến khích cán bộ, công chức làm việc hiệu quả, có trách nhiệm với công việc được giao và phần nào góp phần ổn định cuộc sống cho cán bộ, công chức.

Về cải cách tài chính công:

Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

Thực hiện cơ chế công khai tài chính, thực hiện thông báo công khai tình hình thực hiện kinh phí khoán và tình hình mua sắm, trang bị tài sản cố định của ngân hàng, thực hiện việc phân cấp quản lý tài chính, tài sản cho các phòng chức năng của ngân hàng.

b. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng pháp lý cho ngân hàng điện tử

Với sự công nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có nền tảng cơ sở để phát triển.

Hệ thống luật giao dịch điện tử tại Việt Nam hiện nay được hình thành dựa vào hai luật chính là Luật Giao dịch điện tử 2005 và Luật Công nghệ thông tin 2006. Luật giao dịch điện tử thừa nhận giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử, quy định về chữ ký điện tử, điều chỉnh giao dịch điện tử trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Luật công nghệ thông tin quy định chung về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cùng các biện pháp đảm bảo hạ tầng công nghệ.

Các Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, ngân hàng ban hành năm 2007 đã tạo điều kiện cho các hoạt động ngân hàng điện tử bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong năm 2008 - 2009.

Thông tư số 9 của Bộ Công thương ban hành vào tháng 7/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website đã tạo môi trường pháp lý cho các hoạt động của các website thương mại điện tử B2C. Thông tư này đưa ra một khung quy định chung về các thông tin cần được cung cấp và quy trình giao kết hợp đồng trên các website thương mại điện tử, phân định phạm vi trách nhiệm của mỗi bên trong các giao dịch, bảo vệ lợi ích tối thiểu cho khách hàng.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhắm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng.Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho các văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử.

Chính phủ cấn ban hành rất nhiều văn bản khác liên quan đến ứng dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực khác nhau: hoạt động của các cơ quan Nhà nước, lĩnh vực hải quan, ngân hàng, thương mại. Các quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử cũng được nói đến trong các văn bản, bao gồm cả Bộ luật hình sự, Luật cạnh tranh, Luật bản quyền…

Dần gỡ bỏ các rào cản cho thương mại điện tử phát triển, hoạt động của doanh nghiệp dễ dàng hơn, thông suốt hơn và doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng không còn lo ngại xảy ra vướng mắc. Việc đẩy mạnh và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử kết hợp với việc các chủ thể tham gia thương mại điện tử làm quen và tuân theo những quy tắc quốc tế sẽ thúc đẩy thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và sôi động hơn trong thời gian tiếp theo, hội nhập dần với thương mại điện tử quốc tế.

c. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Việc ứng dụng CNTT ở các ngân hàng thương mại phải được thực hiện trên nền tảng công nghệ chuẩn, thường xuyên nâng cấp, cập nhật nhằm tăng cường tính an toàn, bảo mật của hệ thống song song với việc thiết lập một cơ chế dự phòng linh hoạt. Cụ thể:

Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất (với các phần mềm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, quản lý), đảm bảo quy trình hoạt động xuyên suốt trong toàn hệ thống. Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, giảm thiểu được các nguy cơ về rủi ro trong hoạt động kinh doanh và hỗ trợ việc đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác.

Triển khai và áp dụng hệ thống Core Banking nhằm phát triển, mở rộng các sản phẩm dịch vụ, kiểm soát an toàn hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hệ thống CNTT phục vụ phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại (nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế…).

Hoàn thiện hệ thống các phần mềm quản trị chuyên ngành khác (phần mềm Quản trị quan hệ khách hàng CRM, phần mềm Quản trị rủi ro Risk Management…

Xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, tạo thế mạnh cạnh tranh riêng thông qua việc cạnh tranh bằng công nghệ - Trong đó tập trung triển khai các hệ thống tiện ích phục vụ khách hàng như: Xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng Contact Center; Cổng thông tin điện tử tích hợp các dịch vụ điện tử trên mạng Internet (qua Website của từng đơn vị)…

Nâng cao năng lực xử lý của hệ thống mạng LAN, WAN, thiết bị chuyển mạch… nâng cấp hệ thống an ninh, bảo mật ở mức cao

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)