1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

17 370 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Học viên: Dương Văn Sỹ Con người luôn sống với sự thay đổi, thay đổi là cơ hội nhưng cũng là

Trang 1

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Học viên: Dương Văn Sỹ

Con người luôn sống với sự thay đổi, thay đổi là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với cuộc đời của bất cứ ai Đối với một nhà trường cũng tương tự, muốn bắt nhịp với cuộc sống cần chấp nhận sự thay đổi và bởi vậy, việc chủ động dự đoán nhằm tiếp cận sự thay đổi nhanh chóng là cách làm tốt nhất cho tương lai một nhà trường Để sự thay đổi diễn ra đạt hiệu quả tốt thì việc quản lý sự thay đổi có vai trò đặc biệt quan trọng Quản lý sự thay đổi thực chất là sự kế hoạch hoá, điều hành, chỉ đạo và triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra của

sự thay đổi đó Quản lý sự thay đổi không phải một sớm một chiều mà rất khó khăn, nhiều thách thức, nhiều rào cản, phải tuân theo các giai đoạn, các bước, các quy trình cụ thể

Trong quản lý sự thay đổi không có thể nói biện pháp nào là tốt nhất, vì sự thay đổi bao giờ cũng chứa đựng yếu tố bất định và đôi lúc cũng cần mạo hiểm

Vì vậy chỉ có biện pháp tối ưu trong bối cảnh cụ thể và khả năng của nhà trường

mà thôi Việc lựa chọn giải pháp thích hợp luôn là vấn đề khó Tuy nhiên giải pháp tối ưu là giải pháp phù hợp với khả năng chỉ đạo của người quản lý và khả thi trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và đấy là giải pháp cần được cân nhắc, lựa chọn trong khi tiến hành quản lý sự thay đổi; cần chú ý tính “động” trong khi lựa chọn các giải pháp tối ưu vì chữ tối ưu gắn với không gian, thời gian lựa chọn và tương thích với điều kiện, hoàn cảnh, nguồn lực

Để quản lý sự thay đổi có hiệu quả phải là tổng hợp các cách thức, các biện pháp như: Gắn sự thay đổi với sứ mạng của nhà trường và hướng vào mục đích nâng cao vị thế của nhà trường, gắn với sự phát triển đội ngũ và chuyên môn; xây dựng cho được “Văn hoá chất lượng” của nhà trường; lãnh đạo phải có tầm nhìn,

có khả năng dự báo và có uy tín…

Trang 2

Phương pháp dạy học là một vấn đề có tính lịch sử, phải đổi mới trước hết

ở ý thức Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh,

và ông ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập Ngoan ngoãn, bị động, nhớ được nhiều điều thầy đã truyền đạt Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa

Trong phương pháp dạy học truyền thống người giáo viên và ít quan tâm tới học sinh Học sinh như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế nào? Tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp cho nó ở trạng thái hoàn thành Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc thụ động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và cung cấp “cái mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho họ

Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo

Trang 3

dục khó có thể như mong muốn, bởi để “Tiêu hoá” được kiến thức thì cần phải

“Thưởng thức chung” một cách ngon lành

Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy

Tránh suy nghĩ giản đơn hay cực đoan trong sử dụng, đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có Nói như vậy, không phải chúng ta dung hoà để làm

“hơi khác hay tương tự cái đã có” Mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ

Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều “bỏ quên học sinh” Nên bình thường, học sinh bị động trong tiếp nhận Còn phương pháp dạy học mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của phương pháp dạy học mới Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động Học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết Muốn vậy, điều khó khăn nhất với người giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những học sinh tốt nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới Còn những học sinh học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi,

Trang 4

họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới Điều này là đặc biệt cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ không còn bị động, bị nhồi nhét nữa Như vậy, nguyện vọng hành động thế này hay thế khác là kết quả của

sự mong muốn của chúng ta

Khi đổi mới phương pháp dạy học cần tránh xu hướng giản đơn hay cực đoan Có thầy, cô thay việc “đọc, chép” bằng việc hỏi quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại không tạo được “tình huống có vấn đề” Có thể họ đã nghĩ sử dụng phương pháp dạy học mới là việc thay đọc chép bằng việc hỏi đáp hỏi đáp càng nhiều thì càng đổi mới!

Thực hiện một thay đổi đòi hỏi phải có sự điều chỉnh hành vi của từng giáo viên Nhưng giáo viên là một phần của hệ thống xã hội, đó là nhà trương Vì vậy để tạo sự thay đổi một cách có hiệu quả thì cần phải điều chỉnh và kiểm soát các giá trị, đặc thù và mong muốn của nhà trường Thay đổi một cách hiệu quả khó có thể xảy ra nếu toàn trường không sẵn sàng ủng hộ ý tưởng này

Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hoá và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó Thông thường quy trình diễn

ra theo 11 bước Sau đây là minh hoạ cho việc quản lý sự thay đổi trong quá trình chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay

Bước 1 Nhận diện sự thay đổi

Tổ chức phải là tổ chức biết học hỏi là điều kiện thành công vì trong tổ chức đó chấp nhân sự thử nghiệm và thách thức; tổ chức đó luôn “hướng mở”

Cần gắn sự thay đổi với sứ mạng của nhà trường và hướng vào mục đích nâng cao vị thế của nhà trường gắn với sự phát triển đội ngũ và chuyên môn

Xây dựng cho được “văn hóa chất lượng” của nhà trường; một nhà trường

có văn hóa chất lượng là nhà trường có mục tiêu chất lượng rõ ràng và công bố

Trang 5

rộng rãi, có mong muốn làm việc hợp tác, có giao tiếp hiệu quả, có bầu không khí thân thiện, cởi mở và trung thực; mọi thành viên của tổ chức đều phấn đấu vì thương hiệu của nhà trường

Lãnh đạo phải có tầm nhìn, có khả năng dự báo và có uy tín

nhà trường

Nhận thức được phương pháp liên quan đến vấn đề gì? Đó là giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất trang thiết bị Trong đó trạng thái nhà trường và thói quen, sức ỳ của cán bộ giáo viên nhà trường đối với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường ở mức độ khá cao Nhận thức và khả năng triển khai chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở trường có những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi: Cán bộ quản lý, gi¸o viªn, häc sinh nắm chắc tinh thần chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, và chỉ đạo thực hiện, có tinh thần học hỏi, tập thể thực sự

là một tập thể biết học hỏi

Khó khăn: Nguồn kinh phí cần thiết để hỗ trợ việc đổi mới phuơng pháp dạy học còn hạn hẹp, hoặc chưa có

Để đổi mới phương pháp dạy học được thành công thì phải đổi mới đồng

bộ Vấn đề này rất lớn và phức tạp, song trước mắt nên chú ý đổi mới những vấn

đề liên quan trực tiếp tới việc dạy và học:

Trước hết là chương trình Sách giáo khoa, chương trình mà sách giáo khoa

hiện nay đã đạt được yêu cầu cần thiết chưa? Điều này rất khó xác định, bởi chương trình sách giáo khoa của ta thiên về tính “ Hàn lâm” mà chưa thực sự coi trọng thực hành Coi trọng từng phần từ phân môn song lại không đồng bộ dẫn đến sự vênh lệch không cần thiết giữa lý thuyết và thực hành (giả dụ như các bài làm văn ở chương trình trung học chưa đồng bộ với giảng văn…).Điều này đã gây cản trở cho đổi mới phương pháp dạy học

Trang 6

Thứ hai: Cách ra đề thi và yêu cầu thi Cái đích của người học lệ thuộc vào

“con đường thoát thân” của họ Nếu yêu cầu thì chỉ cần “thuộc, nhớ” hoặc kỹ năng tối thiểu, ít tính sáng tạo thì dẫn đến phương pháp học tương ứng Người thầy có ý thức đổi mới mà vẫn phải dạy theo phương pháp luyện thi “thầy đọc chép, trò nghe chép”

Thứ ba: Nên đề cao vai trò của nhà trường, của tổ nhóm chuyên môn

Thành bại trong đổi mới Phương pháp dạy học diễn ra ở nhà trường, nên các nhà trường, tổ nhóm chuyên môn phải đầu tư thoả đáng cho đổi mới phương pháp dạy học bằng những hành động cụ thể

Thứ tư: Đặc biệt coi trọng tài nghệ của người thầy

Để đổi mới phương pháp dạy học được thành công thì tài nghệ của giáo viên, lao động sư phạm của người thầy phải được xã hội đánh giá đúng

Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác Công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo nhất Nếu người giáo viên khéo léo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì con người đang chịu tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục, họ sẽ chịu trách nhiệm về sự phát triển của bản thân, xã hội

và lịch sử

Người quản lý sau khi đã tự trả lời thấu đáo các câu hỏi như đã trình bày ở trên và bảo đảm người dưới quyền cũng hiểu thấu đáo vấn đề như vậy để tránh các nhiễu không cần thiết lên việc triển khai sự thay đổi và gây khó khăn cho việc thực hiện Điều quan trọng là người quản lí phải nhận diện thói quen khó thay đổi hay sức ỳ mà nhân viên mình đang có, đồng thời biết phân tích tâm lí hay nắm bắt các trạng thái tâm lí của nhân viên trong đơn vị khi thực hiện sự thay đổi để hoá giải chúng khi tiến hành sự thay đổi: sức ỳ và thói quen không phải dễ dàng khắc phục, cần phải có biện pháp và thời gian

Trang 7

Các vấn đề chung nhất có thể gặp là: Cản trở về cán bộ/ nhân lực có khả năng thực hiện được sự thay đổi; Thiếu các hệ thống thông tin và nguồn lực cho sự thay đổi; Thiếu kinh nghiệm/chuyên môn quản lí “cái mới”

Cuối cùng, và rất quan trọng cần phải nói đến về thời gian và chi phí cho việc thực hiện thay đổi : mọi sự thay đổi nghiêm túc luôn luôn là tốn kém; mặc dù không phải bao giờ có nhiều tiền đều có thể thực hiện được sự thay đổi như mong muốn nếu không giải quyết tốt bài toán lợi ích trong quá trình triển khai “sự thay đổi” Cần tạo bầu không khí thân thiện cho sự thay đổi diễn ra; tạo niềm tin cho đội ngũ rằng nếu đồng lòng, cùng quyết tâm chúng ta có thể thực hiện được sự thay đổi cần thiết!

Làm thế nào để mọi người cùng chia sẻ chủ trương đánh giá chất lượng trường trung học cơ sở, phá vỡ sức ỳ của thói quen đánh giá chất lượng trường trung học cơ sở theo phương pháp cũ Làm sao cho họ thấy được đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay không phải là một chủ trương áp đặt mà là một nhu cầu của các trường?

Có thể bắt đầu bằng việc quán triệt chủ trương đánh giá chất lượng các trường THCS trong giai đoạn hiện nay cho Ban giám hiệu các trường THCS, lãnh đạo các phòng giáo dục quận, huyện trong thành phố

Cán bộ quản lý các trường THCS cần tìm hiểu kỹ việc đánh giá chất lượng giáo dục các trường THCS, tác dụng của việc đánh giá chất lượng giáo dục các trường THCS; quy trình chỉ đạo để bản thân có đủ kiến thức để chỉ đạo vấn đề này trong thực tiễn nhà trường cũng như trong thực tiễn các phòng giáo dục

Bước 3 Thu thập số liệu, dữ liệu

Trang 8

Đây là bước chuẩn bị hành động vì vậy người cán bộ quản lý phải trả lời các câu hỏi sau đây: Cần phải xây dựng được “cơ sở dữ liệu” bằng cách in ấn các

kĩ thuật/kinh nghiệm thành công của các nơi đã thực hiện sự thay đổi tương tự Cần có đầy đủ thông tin về “sự thay đổi”: Phân tích (Mặt mạnh/Yếu của tổ chức; Thời cơ/Thách thức của bối cảnh- về vấn đề này sẽ được trình bày trên bài giảng!) và xác định trạng thái hiện hành của tổ chức/đơn vị mà mình QL (về văn hoá của tổ chức, về sự sẵn sàng đón nhận sự thay đổi của đội ngũ…)

Chất lượng đội ngũ của nhà trường: số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn,

số giáo viên giỏi cấp thành phố, số giáo viên giỏi cấp cơ sở, số lao động tiên tiến?

ý thức chuyên môn? Tinh thần đổi mới phương pháp? Tình hình thiết bị và điều kiện dạy học của nhà trường; số lượng trang thiết bị được cung cấp của dự án trung học cơ sở cho đầy đủ các môn học đủ Đồ dùng dạy học khá phong phú tuy nhiên một số đồ dùng dạy học có chất lượng chưa tốt không đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên chưa đi vào nền nếp Sự hiểu biết về đổi mới phương pháp của giáo viên của nhà trường Số giáo viên được cử đi tập huấn theo dự án phát triển THCS ở các bộ môn Số sáng kiến đổi mới phương pháp? Siêu tầm, kiện toàn lại hệ thống tại liệu đổi mới phương pháp Tiếp tục liên lạc với dự án triển khai những modul còn lại Tiếp tục xin các tài trợ của các tổ chức kết nghĩa, sở giáo dục

Bước 4 Tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trợ sự thay đổi

Tìm điển hình nhiệt tình tham gia đổi mới PPDH trong trường để khích lệ phong trào

Tạo điều kiện cho giáo viên có thành tích tốt hay tâm huyết với việc tìm hiểu việc đổi mới phương pháp đi tham quan học tập tại một số trường điểm, và

cử giáo viên đi tập huấn theo chương trình của dự án

Trang 9

Đáp ứng tối đa yêu cầu trong điều kiện có thể của giáo viên xung phong đi đầu trong việc đổi mới phương pháp: ví dụ tạo điều kiện về tài chính cho những tiết dạy có sự tham gia hỗ trợ của công nghệ thông tin

Tao cơ chế hỗ trợ các nguồn lực và khích lệ việc đổi mới phương pháp: Giáo viên đi đầu đổi mới miễn thi giáo viên giỏi cấp cơ sở, động viên khuyến khích bằng tinh thần và vật chất

Bước 5 Xác định mục tiêu cụ thể cho các bước chỉ đạo sự thay đổi

Đừng hy vọng mọi sự có thể thay đổi một cách dễ dàng và đạt được mục đích đề ra cho nó một cách nhanh chóng : Thay đổi cần phải có thời gian vì mọi thói quen đều có sức ỳ của nó Lộ trình thực hiện sự thay đổi phải đi qua một số giai đoạn Thông thường mục tiêu cụ thể của giai đoạn đầu của sự thay đổi là

“phá vỡ sức ỳ” và thay đổi dần thói quen không phù hợp với yêu cầu đặt ra cho

sự thay đổi mà người QL dự định tiến hành Tiếp đến là làm cho mọi người hiểu nội dung và mục đích của sự thay đổi; sau đó là thống nhất cách làm và cách thức nhận diện sự thay đổi diễn ra theo đúng mong muốn của người QL và cuối cùng

là đánh giá đúng những “thay đổi” tích cực đã được thực hiện so mới mục tiêu dự kiến đặt ra cho “sự thay đổi” Mục tiêu cuối cùng là duy trì được những mặt tích cực đã đạt được của sự thay đổi hay duy trì cho được “sự thay đổi” đã diễn ra tiếp tục bền vững

Xác định mục tiêu dài hạn và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động và từng thời kỳ:

Xác định mục tiêu ở bước thí điểm là xem xét khả năng vận dụng tư tưởng đổi mới phương pháp cho một vài tiết của một vài giáo viên nêu trên

Trang 10

Bước tiếp theo sẽ được tiếp tục sau khi phân tích thành công, thất bại của bước thí điểm và lựa chon bước đi tiếp theo

Xem xét tiến độ triển khai thích hợp với từng giai đoạn nhưng kiên trì với mục đích cuối cùng là đưa việc đổi mới phuowng pháp dạy học vào chương trình hành động hàng năm và duy trì lâu dài, đạt những kết quả cụ thể

Bước 6 Xác định trọng tâm của các mục tiêu

Sự thay đổi có thể mất nhiều thời gian mới đạt được và nó có thể diễn ra thông qua một số giai đoạn và mỗi giai đoạn đều có các mục tiêu cụ thể như đã nêu trên Tuy nhiên cần phải đặt trọng tâm cho mục tiêu cho từng giai đoạn “thay đổi” Trong tâm của bước chuẩn bị sự thay đổi là phá vỡ sức ỳ của thói quen, bảo thủ, xây dựng văn hoá thích ứng với sự thay đổi; trọng tâm của giai đoạn triển khai sự thay đổi là chọn đúng việc mà làm và làm đúng cách việc đã chọn; trọng tâm của giai đoạn cuối là đánh giá đúng sự thay đổi đã diễn ra và hiệu quả của chúng, tìm cách duy trì những cái đã đạt được phát triển bền vững

Bước 7 Xem xét các giải pháp

Để sự thay đổi diễn ra theo đúng ý đồ của người quản lý, việc lập kế hoạch tiến hành thay đổi là cần thiết và vì sự thay đổi rất khó lường trước được cái đích

và thời gian đạt được đích nên đây là một kế hoạch mang tính “động”và có thể phải lên kế hoạch cho từng thành tố liên quan đến sự thay đổi Các kế hoạch cần phải được tham khảo ý kiến rộng rãi trong phạm vi nhà trường càng nhiều càng tốt

và có được mức độ ủng hộ đông đảo càng khả thi ; điều này không loại trừ hành vi phản ứng, đối phó của những người bảo thủ Lập trường giáo điều có xu hướng tạo ra sự đối kháng nhiều hơn Các kế hoạch cần phải được hình thành sao cho có thể chỉ ra thời gian biểu để hoàn thành các giai đoạn và các cá nhân chịu trách

Ngày đăng: 31/12/2015, 13:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w