1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang

122 3,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Khi khẳng định nhiệm vụ của giáo dục, Nghị quyết lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: "Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh chóng về chất lư

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo dựngmặt bằng dân trí, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của mộtquốc gia Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão củakhoa học kỹ thuật và công nghệ, việc nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồngkhu vực và thế giới đòi hỏi giáo dục phổ thông phải có những bước tiếnmới mạnh mẽ nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lênhoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Khi khẳng định nhiệm vụ của giáo dục, Nghị quyết lần thứ 2 Ban

chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: "Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường, nhằm nhanh chóng đưa giáo dục- đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của đất nước Thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước" [ 21] Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá".[22]

Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của cácnhà trường, đây chính là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển Thựcchất của công tác quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học, côngviệc này được tiến hành thường xuyên, liên tục qua từng giờ dạy học, qua

Trang 2

các học kỳ và từng năm học, đây là điều kiện tất yếu để đưa nhà trường đápứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo.

Chất lượng dạy học ở các trường THPT hiện nay và chất lượng đàotạo nói chung đã có nhiều tiến bộ trên một số mặt về khoa học tự nhiên và

kỹ thuật Nhiều nơi đã xuất hiện những nhân tố mới, phong trào học tập sôinổi, dân trí từng bước được nâng lên Tuy nhiên chất lượng giáo dục nóichung và chất lượng dạy học nói riêng còn nhiều yếu kém, bất cập Đángquan tâm là chất lượng, hiệu quả dạy học còn thấp, chưa đáp ứng đượcnhững đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế -

xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đạihoá đất nước theo định hướng XHCN Trình độ kiến thức, kỹ năng thựchành, phương pháp tư duy khoa học và thể lực của đa số học sinh còn yếu

Đội ngũ quản lý giáo dục năng lực còn hạn chế, không theo kịp với

sự đa dạng và phức tạp của các hoạt động giáo dục trong quá trình đổi mớiquản lý giáo dục, quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học

Việt Yên là huyện trung du của tỉnh Bắc Giang Thực tiễn trongnhững năm qua việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT đãđạt được nhiều kết quả tốt đẹp, tuy nhiên chưa đồng đều ở các trường trong

cả huyện Số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học - cao đẳng cònthấp, số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia chưacao Vấn đề đặt ra cho những người làm công tác quản lý nhà trường làphải tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu tìm ra những biện phápquản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nhanh chóng đáp ứngnhững yêu cầu đổi mới của địa phương và đất nước

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu, chúng tôi mạnh dạn chọn đề

tài: "Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang" với hy vọng đóng góp

Trang 3

một phần nhỏ bé vào việc xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng caochất lượng dạy học ở trường THPT đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củatoàn xã hội, thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của nhà trường mà Đảng, Nhànước và nhân dân giao cho.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng caochất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang gópphần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học và chất lượng dạy học ở các trườngTHPT huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPThuyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang hướng vào việc nâng cao chất lượng dạyhọc ở các trường này

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Việt Yên hiện nay vẫncòn có những hạn chế Nếu áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, đồng bộcác biện pháp quản lý được đề xuất trong đề tài nghiên cứu thì chất lượngdạy ở các trường này sẽ được nâng cao

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý nhằm nâng cao chấtlượng dạy học

5.2 Khảo sát đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học vàchất lượng dạy học ở các trường THPT của huyện Việt Yên tỉnh BắcGiang

Trang 4

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc ở các trường THPT huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang.

6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp quản lý của hiệutrưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện ViệtYên - tỉnh Bắc Giang

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết

- Phương pháp hệ thống hoá lý thuyết

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục

7.3 Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý các kết quả khảo sát

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Trang 5

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã

hội của lao động

Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm đã biết phối hợp các

nỗ lực cá nhân để thực hiện mục tiêu duy trì sự sống Từ khi xuất hiện nềnsản xuất xã hội, nhu cầu phối hợp các hoạt động riêng lẻ càng tăng lên.Bất

cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào từ sự hoạt động của nền kinh tế quốc dân,hoạt động của một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp… đếnmột tập thể thu nhỏ như tổ sản xuất, tổ chuyên môn bao giờ cũng có haiphân hệ: Người quản lý và đối tượng được quản lý, sự cần thiết của quản lý

được C Mac viết: "Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung, phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm riêng

lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" (C Mác và Ăngghen - Toàn tập, tập 23 trang 34-NXB Chính trị

Quốc gia)

Như vậy C.Mác đã chỉ ra bản chất quản lý là một hoạt động lao động

để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu quan trọng trong quá trìnhphát triển của xã hội loài người Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến,mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người

Trang 6

Đó là một loại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên

sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung

Khái niệm quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Theo giáo sư Hà Sĩ Hồ: Quản lý là một quá trình tác động có địnhhướng (có chủ định) có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có,dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữcho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tớimục đích đã định

Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động ( nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" [24,tr35].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Bản chất của hoạt động quản lý nhằmlàm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng thái

có tính chất lượng mới

Quản lý = Quản + Lý

Trong đó : - Quản là chăm sóc, giữ gìn sự ổn định

- Lý là sửa sang, sắp xếp, đổi mới phát triển

Hệ ổn định mà không phát triển thì tất yếu dẫn đến suy thoái Hệphát triển mà không ổn định tất yếu dẫn đến rối ren

Vậy: Quản lý = ổn định + phát triển

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, song tựu trung các địnhnghĩa trên đều thể hiện:

- Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình laođộng xã hội Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hộiloài người tồn tại, vận hành và phát triển

- Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý

Trang 7

- Quản lý là một hoạt động được tiến hành trong một tổ chức hay mộtnhóm xã hội.

- Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật chính vì vậytrong hoạt động quản lý người quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt,mềm dẻo để chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi tới đích

Như vậy quản lý phải bao gồm các yếu tố sau: Phải có mục tiêu đặt

ra cho cả đối tượng và chủ thể làm căn cứ định hướng cho mọi hoạt độngcủa tổ chức, phải có nội dung, phương pháp, phương tiện và kế hoạch hànhđộng, một môi trường nhất định

b Các chức năng quản lý

Có nhiều ý kiến khác nhau về phân loại chức năng quản lý, tuynhiên tựu trung lại có 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch; tổ chức; lãnh đạo;kiểm tra

Thông tin

Sơ đồ 1: Các chức năng trong chu trình quản lý

- Chức năng kế hoạch: Là một chức năng, một khâu quan trọng nhất

trong hoạt động quản lý, lập kế hoạch là hoạt động nhằm thiết lập các mụctiêu cần thiết cho sự phấn đấu của một tổ chức ,chỉ ra các hoạt động, nhữngbiện pháp cơ bản và các điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đó Kế

Lãnh đạoLập kế hoạch

Trang 8

hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn đường lối hànhđộng của một tổ chức và các bộ phận của nó phải tuân theo nhằm hoànthành các mục tiêu của tổ chức.

- Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công

việc quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ cóthể đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả ứng với nhữngmục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức đơn vị cũng khác nhau.Nhờ tổchức hiệu quả mà người quản lý có thể phối hợp điều phối tốt hơn nguồnnhân lực và các nguồn lực khác Một tổ chức được thiết kế phù hợp sẽ pháthuy được năng lực nội sinh và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyển hoá

kế hoạch thành hiện thực

- Chức năng lãnh đạo: là quá trình nhà quản lý dùng ảnh hưởng của

mình tác động đến con người trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác,

nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức Vai trò của người lãnhđạo là phải chuyển được ý tưởng của mình vào nhận thức của người khác,hướng mọi người trong tổ chức về mục tiêu chung của đơn vị

- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quan trọng của

quản lý, quản lý mà không kiểm tra thì coi như không có quản lý Nhờ cóhoạt động kiểm tra mà người quản lý đánh giá được kết quả công việc, uốnnắn, điều chỉnh kịp thời những hạn chế từ đó có biện pháp phù hợp điềuchỉnh kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo

c Các nguyên tắc quản lý

Các nguyên tắc quản lý là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩnhành vi mà các cơ quan quản lý, các nhà lãnh đạo phải tuân thủ trong quátrình quản lý

Trang 9

Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc quan trọng tạo khả năng quản lý một cách khoahọc có sự kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cơ quan quyền lực với sức mạnhsáng tạo của quảng đại quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý.Tập trung trong quản lý được hiểu là toàn bộ hoạt động của hệ thống đượctập trung vào cơ quan quyền lực cao nhất, cấp này có nhiệm vụ vạch đườnglối, chủ trương, phương hướng mục tiêu tổng quát và đề xuất các giải pháp

cơ bản, chủ yếu để tiến hành thực hiện

Nguyên tắc tập trung được thể hiện thông qua chế độ một thủ trưởng

- người chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ, công nhân viên về toàn bộhoạt động của đơn vị, tổ chức mình Dân chủ trong quản lý được hiểu là sựhuy động trí lực của mọi thành viên trong tổ chức để tiến hành quản lý.Dân chủ được thể hiện ở chỗ: Các chỉ tiêu, phương án đều được tập thểtham gia bàn bạc, kiến nghị các biện pháp thực thi trước khi đi đến quyếtđịnh Các tổ chức quần chúng, người lao động còn được tham gia thực hiệncác chức năng quản lý: tham gia xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát

Tập trung và dân chủ có quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau,

có dân chủ phát huy tốt sức sáng tạo của quần chúng, động viên quầnchúng tích cực lao động và tham gia bàn bạc thống nhất hành động thì tậptrung càng cao và ngược lại Tuy nhiên, trong thực tiễn, nguyên tắc nàythường nảy sinh hai thái cực: tập trung quá dẫn tới quan liêu, độc đoán,chuyên quyền và dân chủ quá dẫn tới vô chính phủ Cả hai thái cực này dẫnđến làm suy yếu hiệu lực quản lý Bởi vậy, để thực hiện tốt chức năng lãnhđạo, người quản lý phải phối hợp hài hoà nguyên tắc tập trung và dân chủ

Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội

Quản lý trước hết là quản lý con người Con người có những lợi ích,những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định, do đó một trong những

Trang 10

nhiệm vụ quan trọng của quản lý là chú ý đến lợi ích của con người đểkhuyến khích, kích thích tính tích cực của họ Lợi ích là một động lực tolớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con người vì vậy trong quản

lý phải kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích chungtoàn xã hội

Nguyên tắc hiệu quả

Hiệu quả là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của một tổ chức.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để một cơ sở vật chất kỹ thuật, một nguồn tàisản, một lực lượng lao động hiện có của tổ chức có thể tạo ra một thànhquả lớn nhất, chất lượng tốt nhất và hiệu quả cao nhất Hiệu quả khôngnhững là nguyên tắc quản lý mà còn là thước đo trình độ tổ chức, lãnh đạo

và tài năng quản lý

Nguyên tắc nắm khâu trọng yếu

Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải có khả năng phân tích chínhxác các tình thế của hệ thống trong quá trình xây dựng và phát triển để tìm racác khâu, các việc chủ yếu, những vấn đề then chốt có ý nghĩa quan trọngtrong sự thành bại của tổ chức Nắm vững nguyên tắc này người quản lý khắcphục được tình trạng dàn trải chung chung, tập trung vào những vấn đề thenchốt quyết định trong việc quản lý tổ chức thực hiện mục tiêu

Nguyên tắc kiên định mục tiêu

Đây là nguyên tắc đòi hỏi người quản lý các tổ chức có ý chí kiênđịnh thực hiện cho được mục tiêu đã xác định Bởi vì một tổ chức dù cómục tiêu đúng đắn nhưng không phải lúc nào cũng được xã hội chấp nhận,đồng tình ủng hộ Nếu người quản lý thiếu tự tin, không quyết tâm thì mụctiêu không dễ đạt được

d Các phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có chủ địnhcủa chủ thể quản lý lên đối tượng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định

Trang 11

Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý Quátrình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúngnguyên tắc, nhưng các nguyên tắc đó lại được vận dụng và được thôngquan các phương pháp quản lý nhất định Vì vậy vận dụng các phươngpháp quản lý có hiệu quả là một nội dung của quản lý Mục tiêu, nhiệm vụchỉ được thực hiện thông qua các tác động của phương pháp quản lý, vaitrò của phương pháp còn ở chỗ nhằm khơi dậy những động lực, kích thíchtính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân

Theo tác giả Trần Quốc Thành các phương pháp đặc thù của quản lý gồm:

Phương pháp thuyết phục

Phương pháp thuyết phục là phương pháp tác động vào nhận thứccủa con người bằng lý lẽ làm cho con người nhận thức đúng đắn và tựnguyện thừa nhận các yêu cầu của quản lý từ đó có thái độ và hành vi phùhợp với các yêu cầu đó Đây là phương pháp cơ bản để giáo dục con người,nhà quản lý chỉ tác động đến đối tượng quản lý bằng lời lẽ của mình đểthay đổi nhận thức của đối tượng

Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là sự tác động của nhà quản lý đến đối tượngthông qua các lợi ích kinh tế tạo động lực thúc đẩy con người tích cực hoạtđộng Đặc điểm của phương pháp này là nó tác động lên đối tượng quản lýkhông bằng cưỡng bức hành chính mà bằng con đường tự nguyện, nhàquản lý tác động đến đối tượng thông qua các mức độ lợi ích và cho đốitượng lựa chọn theo khả năng của họ, sử dụng phương pháp này có ưuđiểm không hạn chế về quan hệ tổ chức và không phụ thuộc về mặt hànhchính đồng thời phương pháp này tăng cường được tính chủ động cho cánhân và tập thể, giảm bớt được sự kiểm tra đôn đốc vụn vặt chi li của nhàquản lý

Trang 12

Phương pháp hành chính - tổ chức

Phương pháp này là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đốitượng trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính Đây là phươngpháp cưỡng bức đơn phương, một bên ra quyết định, một bên phục tùng,mức độ cưỡng bức tuỳ theo từng trường hợp, tính chất của bộ máy Phươngpháp này thề hiện sức mạnh của tổ chức, xác lập trật tự, kỷ cương của bộmáy, giúp cho các quyết định quản lý được thi hành nhanh chóng và chínhxác, tăng hiệu quả hoạt động quản lý

Phương pháp tâm lý - giáo dục

Phương pháp tâm lý - giáo dục là cách thức tác động đến đối tượngquản lý thông qua đời sống tâm lý cá nhân: tâm tư, tình cảm, nguyệnvọng… của họ Phương pháp dựa trên cơ sở các chức năng quy luật tâm lýcủa co người Phương pháp tâm lý - giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản

lý vì đối tượng quản lý trước hết là con người Do vậy khi tác động tới conngười trước hết phải sử dụng các tác động tâm lý nhằm khai thác tiềm năngcủa con người, kích thích ý thức tự giác, sự say mê của con người chủ độngsáng tạo trong hoạt động của mình Phương pháp tâm lý - giáo dục khôngtồn tại tự thân mà thường phối hợp với các phương pháp khác, nhưnghướng chủ yếu là tác động vào tâm lý con người, vào lòng tự trọng vàlương tâm nghề nghiệp của người lao động

Trên đây là các phương pháp đặc thù của quản lý, trong thực tiễnquản lý cho thấy không có phương pháp nào là vạn năng, phương pháp nàocũng có mặt ưu điểm, mặt nhược điểm Bởi vậy, chủ thể quản lý cần biếtphối hợp các phương pháp một cách linh hoạt nhằm khai thác được nhữngmặt mạnh, hạn chế được những nhược điểm của từng phương pháp Vậndụng các phương pháp có thành công hay không phụ thuộc vào tài năngcủa nhà quản lý, nghệ thuật sử dụng các phương pháp đòi hỏi nhà quản lý

Trang 13

sự sáng tạo, còn bản thân các phương pháp không phải là cái quyết địnhthành công của nhà quản lý.

1.1.2 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

a Quản lý giáo dục

Khoa học quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn:Tâm lý học, Xã hội học, Triết học…

Khoa học quản lý giáo dục là một chuyên ngành của khoa học quản

lý nói chung đồng thời cũng là bộ phận của khoa học giáo dục, nhưng làmột khoa học tương đối độc lập

Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lý giáo dục làkhái niệm đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý cácphân hệ của nó, đặc biệt là quản lý trường học)

“Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa việt nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [ 24, tr35 ].

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng

và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước” [26,9].

Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạttới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất Quản lý giáo dục theo

Trang 14

nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hộinhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.

Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý giáo dục chứa đựngnhững nhân tố đặc trưng bản chất sau: Phải có chủ thể quản lý giáo dục, ởtầm vĩ mô là quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở,phòng giáo dục, ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng nhà trường

Phải có hệ thống tác động quản lý theo một nội dung, chương trình

kế hoạch thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mụcđích giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội phải có một lực lượngđông đảo những người làm công tác giáo dục cùng với hệ thống cơ sở vậtchất tương ứng

Quản lý giáo dục có tính xã hội cao Bởi vậy, cần tập trung giải quyếttốt các vấn đề xã hội: Kinh tế, Chính trị, Văn hoá, An ninh quốc phòngphục vụ công tác giáo dục

Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục,trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lý quan trọng nhất

b Quản lý nhà trường

Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà trường vì nhàtrường là cơ sở giáo dục, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục Khinghiên cứu về nội dung khái niệm quản lý giáo dục thì khái niệm trườnghọc được hiểu là tổ chức cơ sở mang tính nhà nước - Xã hội trực tiếp làmcông tác giáo dục- đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh

và cán bộ khác,nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào

Trang 15

tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới".[23,tr43]

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [34,tr 205].

Tóm lại: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của

Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hànhtheo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đốivới ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh”

Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý hoạtđộng dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạngthái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo

Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở nhữngquy luật chung của quản lý, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng của

nó Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được quy địnhbởi bản chất hoạt động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trìnhdạy học, giáo dục trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượngquản lý vừa là chủ thể hoạt động của bản thân mình Sản phẩm tạo ra củanhà trường là nhân cách của người học được hình thành trong quá trình họctập, tu dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận

Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và pháttriển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả Thànhcông hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhàtrường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường Vì vậy muốnthực hiện có hiệu quả công tác giáo dục người quản lý phải xem xét đến

Trang 16

những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải trú trọng tới việc cải tiến côngtác quản lý giáo dục để quản lý có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường.

1.1.3 Khái niệm dạy học và quản lý hoạt động dạy học

a Khái niệm dạy học.

Theo Phạm Minh Hạc "Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân"

[11,tr18]

Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: "Quá trình dạy học là một quá trình sư phạm bộ phận, một phương tiện để trau dồi học vấn, phát triển giáo dục và giáo dục phẩm chất, nhân cách thông qua sự tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và thực hành".[20,tr25]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: Dạy học được nghiên cứu theo quanđiểm là một quá trình Dạy học bao gồm hai quá trình đó là quá trình dạycủa thày và quá trình học của trò Hai quá trình này có mối quan hệ biệnchứng, tồn tại vì nhau, sinh ra vì nhau và thúc đẩy nhau phát triển

- Học là quá trình tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoahọc của học sinh biến nó từ kho tàng văn hóa xã hội thành học vấn riêngcủa bản thân, học sinh sẽ hình thành cho mình một thái độ mới trong việcđánh giá các giá trị tinh thần vật chất của thế giới khách quan, một phẩmchất đạo đức mới, dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên Đó là quá tình

tự điều khiển tối ưu, sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hìnhthành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện

- Dạy học là sự tổ chức điều khiển quá trình học sinh chiếm lĩnh, lĩnhhội tri thức hình thành và phát triển nhân cách Quá trình dạy học có vai tròchủ đạo được thể hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của

Trang 17

học sinh giúp học sinh nắm kiến thức,hình thành kỹ năng, thái độ Dạy cóchức năng kép là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học.

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạtđộng khác trong nhà trường Do đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất

để giúp học sinh lĩnh hội chi thức của loài người

Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học mộtcách có hệ thống cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập,lao động và đời sống Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo,hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh,hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêuCNXH, đó chính là động cơ học tập trong nhà trường và định hướng hoạtđộng của học sinh

Vì vậy, có thể nói hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậmchức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng nhiệm vụ của nhà trường và làhoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dụckhác trong nhà trường

b Quản lý hoạt động dạy học

Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm củanhà trường Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp của nhà trường đều hướngvào hoạt động trung tâm đó Vì vậy trọng tâm của việc quản lý trường học

là quản lý hoạt động dạy học và giáo dục Đó chính là quản lý hoạt độnglao động sư phạm của người thầy và hoạt động học tập, rèn luyện của trò

mà nó được diễn ra chủ yếu trong hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình xã hội, một quátrình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như là một hệ thống, bao gồm nhiều thành

tố cấu trúc như: Mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phươngpháp dạy học và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạtđộng học tập, kết quả dạy học

Trang 18

Quản lý hoạt động dạy học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơbản sau đây:

- Cụ thể hoá mục tiêu dạy học qua các nhiệm dạy học nhằm nâng caotri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái độ và hình thành phát triển những nănglực phẩm chất tốt đẹp cho người học

- Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung dạy học Nội dungdạy học phải đảm bảo bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

mà người học cần phải nắm vững trong quá trình dạy học

- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên (Biên soạn giáo trình,giáo án, chuẩn bị đồ dụng dạy học, lên lớp, kiểm tra học sinh học tập )

- Quản lý hoạt động học tập của học sinh (nề nếp, thái độ, kết quả họctập)

- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học

1.1.4 Khái niệm chất lượng, chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học

a Chất lượng

Chất lượng: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa "Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật chỉ rõ nó là cái gì? Tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chất lượng được biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là sự liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó các sự vật như một tổng thể, bao quát toàn

bộ sự vật và không tách khỏi sự vật Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân

nó thì không thể mất chất lượng của nó Sự thay đổi về chất lượng kéo theo

sự thay đổi của sự vật về căn bản Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất của số lượng

và chất lượng" [36,tr 419]

Trang 19

"Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật, phân biệt nó với sự vật khác" [ 39,tr7]

b Chất lượng giáo dục

- Chất lượng giáo dục phổ thông: "Chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng sản phẩm cuối cùng của quá tình giáo dục phổ thông, đó là chất lượng học vấn của cả một lớp người mà bộ phận lớn là vào đời ngay sau khi ra trường, sự kế tiếp của bộ phận này sau mỗi năm học tạo ra sự chuyển hoá từ lượng sang chất của trình độ dân trí, bộ phận còn lại nhỏ hơn được tiếp nhận vào quá trình đào tạo chuyên nghiệp, sự kế tiếp của bộ phận này tạo ra sự chuyển hoá từ lượng sang chất của đội ngũ nhân lực có hàm lượng trí tuệ cao với tất cả dấu ấn nhân cách của họ, của quá trình giáo dục phổ thông".[7,tr9]

- "Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và của sự phát triển toàn diện của xã hội".[37,tr7]

- "Chất lượng là mức độ của các mục tiêu được đáp ứng Chất lượng càng cao nghĩa là gia tăng về hiệu quả Chất lượng giáo dục là một phạm trù động thay đổi theo thời gian, không gian và theo bối cảnh Chất lượng giáo dục có thể đặc trưng riêng cho từng đối tượng, quốc gia, địa phương, cộng đồng, nhà trường Tuỳ theo từng đối tượng mà cách nhìn chất lượng, hiệu quả khác nhau".[38, tr8]

Chất lượng giáo dục được nhìn dưới góc độ nguồn lực và các loạiđầu vào khác (số liệu nguồn lực vật chất, số lượng và trình độ giáo viên,tình hình trang thiết bị)

Chất lượng giáo dục nhìn từ góc độ nội dung, biểu hiện qua cácthuộc tính (khối lượng kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng, những thôngtin cần có trong giáo dục)

Trang 20

Chất lượng giáo dục nhìn từ góc độ đầu ra hoặc từ kết quả cuối cùng(dựa vào các tiêu chí thành tích về học tập, tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp, thunhập và tình trạng việc làm).

Chất lượng giáo dục nhìn từ góc độ là sự gia tăng thêm (ảnh hưởngcủa nhà trường, hệ thống giáo dục đối với học sinh)

Vậy chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục Chấtlượng giáo dục gắn liền với sự hoàn thiện của tri thức - kỹ năng - thái độ củasản phẩm giáo dục đào tạo và sự đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế xãhôi của nó trước mắt cũng như trong quá trình phát triển Chất lượng giáo dụcgắn với hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của giáo dục đào tạo Chất lượnggiáo dục có tính không gian, thời gian và phù hợp với sự phát triển

c Chất lượng dạy học

Giáo dục phổ thông được tiến hành bằng nhiều hình thức, nhưnghình thức đặc trưng cơ bản nhất của giáo dục phổ thông là hình thức dạyhọc Kết quả trực tiếp của quá trình dạy học là học vấn bao gồm cả phương

pháp nhận thức, hành động và năng lực chuyên biệt của người học “Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông

mà người học lĩnh hội được Vốn học vấn phổ thông toàn diện vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học ”.[7,tr10].

Khái niệm chất lượng dạy học liên quan mật thiết với khái niệm hiệuquả dạy học Nói đến hiệu quả dạy học tức là nói đến mục tiêu đã đạt được

ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường, chi phí tiền của,sức lực và thời gian cần thiết ít nhất nhưng lại mang lại kết quả cao nhất.Chất lượng dạy học được nhìn từ góc độ là giá trị tăng thêm, cách nhìn nàymuốn nói lên tác động ảnh hưởng của nhà trường với người học Chấtlượng dạy học được đánh giá bởi sự phát triển của các yếu tố cấu thành nênquá trình dạy học, sao cho các yếu tố đó càng tiến sát mục tiêu đã định baonhiêu thì kết quả của quá trình ấy càng cao bấy nhiêu Để thực hiện việc

Trang 21

đánh giá, người ta chuyển mục tiêu dạy học sang hệ thống tiêu chí Thôngthường dựa trên 3 tiêu chí cơ bản cơ bản: Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ.

Chất lượng dạy học ở trường phổ thông được đánh giá chủ yếu về haimặt học lực và hạnh kiểm của người học Các tiêu chí về học lực là kiếnthức, kỹ năng vận dụng và thái độ Về bản chất, hạnh kiểm phản ánh trình

độ phát triển của ý thức trong mối quan hệ với những người khác, nhàtrường, gia đình, xã hội và bản thân Có 4 tiêu chí: Sự hiểu biết về cácchuẩn mực hiện hành, năng lực nhận dạng hành vi, các tác động chi phốihành động, sự thể hiện thái độ tình cảm

Đánh giá chất lượng dạy học là việc rất khó khăn và phức tạp, cần cóquan điểm đúng và phương pháp đánh giá khoa học Khi đánh giá chấtlượng dạy học phải cần căn cứ vào mục tiêu dạy học của từng cấp học, bậchọc đối chiếu sản phẩm đào tạo được đối với mục tiêu của cấp học, bậchọc chất lượng dạy học càng cao càng làm phong phú thêm kiến thức, kỹnăng, thái độ, giá trị và hành vi của người học

Chất lượng dạy học liên quan chặt chẽ đến yêu cầu kinh tế xã hội củađất nước, Sản phẩm dạy học được xem là có chất lượng cao khi nó đáp ứngtốt mục tiêu giáo dục mà yêu cầu kinh tế - xã hội đặt ra với giáo dục THPT.Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi cả về cơ cấu và cơ chế quản lý

Các lĩnh vực của đời sống xã hội đổi mới toàn diện và sâu sắc đòi hỏingành giáo dục phải tạo ra được chất lượng mới khác trước Trong côngcuộc đổi mới, ngành học phổ thông đã và đang triển khai thực hiện nhữngchủ trương, biện pháp về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, quytrình dạy học và đã cố gắng từng bước tăng cường điều kiện và phương tiện

để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học

1.2 YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Trang 22

1.2.1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trường THPT trong sự nghiệp giáo dục đào tạo

Bậc trung học phổ thông là bậc học nối tiếp của trung học cơ sở, họcsinh đã có kiến thức cơ bản của chương trình phổ thông cơ sở Một số họcsinh không có đủ điều kiện học tiếp, trực tiếp tham gia lao động trong cáclĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, còn lại đa số các em tiếp tục họclên tiếp trương trình trung học phổ thông, hoàn thiện về tri thức, để dự tuyểnvào các trường Đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp

Bậc trung học phổ thông có một số đặc điểm cần lưu ý:

- Học sinh đã có một lượng vốn kiến thức cơ bản nhất định, sử dụngcách học đã chiếm lĩnh được để học các môn học cơ bản, các môn học nàyđược xây dựng trên những cơ sở khoa học, được hình thành trong lịch sửloài người và của thế hệ đi trước, chúng được xây dựng phù hợp với đặcđiểm của từng môn học, phát triển tâm lý và trí tuệ của lứa tuổi

- Giáo dục trung học phổ thông đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều loạihình, được đa dạng hoá, đa số học sinh trong độ tuổi được huy động đếntrường Học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông được phân luồng nhưsau:

+ Tiếp tục học ở các trường đại học, cao đẳng

+ Tiếp tục học ở các trường trung học nghề

+ Vào đời tham gia lao động trong các lĩnh vực khác nhau của đờisống xã hội

Vì vậy giáo dục THPT có nhiệm vụ: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề hoặc

đi vào cuộc sống” [16,tr18].

Vị trí của bậc trung học phổ thông:

Trang 23

- Đây là bậc học đang chuyển sang sự đa dạng về loại hình, đa dạnghoá các trường học, ở cấp học này, cần phải tính đến sự nối kết liên tụcchương trình giáo dục trung học cơ sở, với chương trình mà học sinh sẽđược học ở bậc trung học phổ thông.

- Là bậc học có nhiệm vụ tạo nguồn đáng kể cho đào tạo ở cấp trunghọc nghề, cao đẳng, đại học nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá- hiện đạihoá đất nước, cần có sự tăng cường trong nội dung giáo dục, nội dung đàotạo và giáo dục hướng nghiệp

- Là một bậc học chịu áp lực lớn về nhu cầu học tiếp của trung học

cơ sở đang phổ cập 60%- 70% học sinh ở độ tuổi 11- 15, hoàn thành phổcập vào năm 2010 (của cả nước), chuẩn bị tham gia hoàn thành phổ cậptrung học trong đó bậc trung học phổ thông vào năm 2020

Vai trò của trường trung học phổ thông trong sự nghiệp GD- ĐT:

Báo cáo chính trị đại hội Đảng IX đã nêu: “Phát triển GD- ĐT là mộttrong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người yếu

tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [32]

Để đạt được những mục tiêu cơ bản của phát triển KT- XH của đấtnước, giáo dục trung học phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng trongviệc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc dân

Chính vì vậy, văn kiện Đại hội Đảng VIII đã nêu rõ: “ Phương hướng chung của lĩnh vực GD- ĐT trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là thanh niên có việc làm”.

Giáo dục phổ thông trực tiếp góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho

xã hội Trên nền tảng đã đạt được ở các bậc học dưới, giáo dục trung họcphổ thông tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần nhân cách học sinh lên mộttầm cao mới theo hướng phát triển toàn diện nhân cách con người Việt

Trang 24

Nam Bởi vậy mục tiêu đào tạo ở cấp độ này phải được quan tâm đặc biệtlà:

- Hình thành ở người học một hệ thống tri thức phổ thông toàn diện,theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới hiện đại, đồng thời kế thừa truyềnthống tốt đẹp của dân tộc

- Học sinh hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, hìnhthành kỹ năng lao động theo hướng kỹ thuật- tổng hợp và những kỹ năngnghề nghiệp phù hợp điều kiện kinh tế- xã hội hiện đại

- Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập nghiệp, vì sự dân giầu,nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Chỉ có như vậy, giáo dục trung học phổ thông mới hoàn thành sứmạng là chuẩn bị một cách tốt nhất cho học sinh bước vào đời, với đầy đủbản lĩnh con người mới của xã hội hiện đại

Giáo dục trung học phổ thông là khâu đặc biệt quan trọng, giúp họcsinh củng cố và phát triển kết quả giáo dục trung học cơ sở, hoàn thành họcvấn phổ thông, hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp Giáodục trung học phổ thông giữ vai trò “bản lề” của cả một đời người Tuỳtheo kết quả học tập, rèn luyện, sự phấn đấu và nguyện vọng, học sinh cóthể lựa chọn một hướng đi thích hợp cho mình Nhà trường có nhiệm vụchuẩn bị một cách tốt nhất, dù cho lựa chọn hướng đi nào, học sinh cũng có

đủ trình độ, bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng học tập và công tác tốt Bậc trunghọc phổ thông là nơi tạo ra những hạt giống tốt cho các trường dạy nghề,cao đẳng, đại học và đội ngũ lao động có văn hoá cho địa phương, đấtnước, đó chính là nguồn lực người Hiện nay, chất lượng giáo dục là mộtvấn đề mà toàn xã hội đã và đang quan tâm Trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, đất nước ta phải đối diện với yêu cầu của sự phát triểnKT- XH nhanh, mạnh trên mọi lĩnh vực của đời sóng xã hội và đứng trướcmột thử thách cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới Do vậy

Trang 25

giáo dục phải đổi mới và đi trước một bước, tạo tiền đề cho sự phát triểnKT- XH Bậc trung học phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng và cầnphải được trú trọng nâng cao hơn nữa vai trò của trung học phổ thông trong

hệ thống giáo dục quốc dân

1.2.2 Yêu cầu của việc quản lý chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn mới

Nghị quyết Đại hội Đảng IX khẳng định “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục” Nâng cao chất lượng là

thực hiện tốt 3 nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hìnhthành thái độ Thực hiện tốt các nhiệm vụ này chính là nâng cao chất lượngdạy học, đó là hiệu quả của giờ lên lớp

Giáo dục - đào tạo nước ta đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về mụctiêu, nội dung, phương pháp, nhằm phù hợp với nền khoa học công nghệđang phát triển mạnh mẽ Việc quản lý dạy học trong các trường trung họcphổ thông cũng cần có những thay đổi phù hợp, không những đáp ứngnhững đòi hỏi mới của nền kinh tế mà còn trước một bước những yêu cầucủa nền KT- XH đang phát triển Để nâng cao chất lượng dạy học, các nhàquản lý cần quan tâm tới các yêu cầu quản lý dạy học sau:

- Chú trọng tới việc lập kế hoạch: Xác định mục tiêu, chuẩn mực vàthông qua đó, các biện pháp thực hiện mục tiêu phải được tiến hành ngay

từ trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, chỉ đạo các

bộ phận, từng cá nhân lập kế hoạch cụ thể, đúng qui trình, phù hợp vớinhiệm vụ và điều hành hoạt động theo kế hoạch Các kế hoạch này phải xácđịnh được nhiệm vụ, lý do tồn tại và phát triển, cần thấy được các điều kiệnbên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, nhữngbiện pháp, cách thức, hướng đi và các biện pháp ưu tiên thực hiện để đạtmục tiêu Các kế hoạch phải dự báo được khả năng về các điều kiện, các

Trang 26

nguồn lực Kế hoạch hành động được xây dựng để cụ thể hoá các bản kếhoạch, mục tiêu và chuẩn mực của sản phẩm giáo dục, qua đó có cơ sở để

so sánh, phân tích, đánh giá chất lượng của dạy học

- Xây dựng qui chế, kỷ luật dạy học, thực hiện các chức năng chínhtrong dạy học, chú ý đến việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong day học,đưa các hoạt động vào nề nếp bằng các hệ thống nội qui, qui chế, qui địnhchặt chẽ Xây dựng ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự cộngtác và giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau trong quá trình dạy học, tạo dựng trạngthái tinh thần, không khí sư phạm lành mạnh làm cho hoạt động dạy học đivào chiều sâu, có hiệu quả và có tác dụng trực tiếp đến chất lượng dạy học

- Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượngđồng bộ về cơ cấu, đặc biệt xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt của nhàtrường, của địa phương, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ quản lý là tiêu chuẩn hàng đầu để xâydựng và nâng cao chất lượng dạy học nhằm xây dựng nhà trường vữngmạnh toàn diện

- Làm tốt công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đầu vào, thựchiện chặt chẽ qui chế tuyển sinh, sàng lọc đánh giá đúng chất lượng họcsinh, có sự phân loại nhằm tiến hành các biện pháp giảng dạy phù hợp vớitừng loại đối tượng học sinh, cho các em khả năng học được, phù hợp vớiquá trình nhận thức từng đối tượng để nâng cao chất lượng dạy học

- Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất- trang thiết bị là điều kiện quantrọng để nâng cao chất lượng, động lực để khuyến khích đội ngũ giáo viên,học sinh Một trong những hình thức thúc đẩy, động viên việc dạy tốt họctốt, đảm bảo và nâng cao chất lượng giờ dạy

- Đặc biệt là chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tínhtích cực của học sinh Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng là nhấnmạnh tới việc đổi mới phương pháp dạy học và chỉ ra những định hướng:

Trang 27

“ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD- ĐT, khắc phục mối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học… từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học tự nghiên cứu của học sinh ” Dạy cho học

sinh cách tự học, tự tìm tòi phát huy nội lực sáng tạo trong quá trình họctập, là chức năng nhiệm vụ của thầy giáo để nâng cao chất lượng học sinh

- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, kết quả các tiêu chuẩn kiểm tra,đánh giá phải đạt được các yêu cầu: Kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêunội dung, phương pháp dạy học, đồng thời có các bậc thang điểm cho mỗi loạithông số, hàm chứa các chuẩn mực nhằm cho giáo viên và học sinh có thể tựkiểm tra đánh giá bản chất, chất lượng thông qua tiêu chuẩn có sẵn, tạo điềukiện cho người quản lý đảm bảo sự lãnh đạo và quản lý chính xác

- Tăng cường công tác thi đua trong nhà trường, tạo thành phong tràothi đua rộng khắp và sôi nổi trên tất cả mọi mặt công tác

- Tăng cường xã hội hoá công tác giáo dục, thu hút và phát huy tối đasức mạnh cộng đồng tham gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Như vậy, yêu cầu của quản lý trong trường trung học phổ thôngtrong giai đoạn hiện nay là quán triệt mục tiêu, chương trình, nội dung, kếhoạch dạy học Xây dựng các điều kiện nguồn lực cần thiết, các biện pháp

có tính khả thi cao, đặc biệt là cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học,nâng cao chất lượng dạy học- chất lượng giáo dục

1.2.3 Những yếu tố tạo nên chất lượng dạy học

Quá trình dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố, mỗi thành tố có

vị trí xác định, có chức năng riêng, tác động qua lại với nhau và vận độngtheo qui luật chung, tạo nên chất lượng toàn diện của hệ thống Chúng tathường xuyên nghiên cứu để hoàn thiện từng thành tố của quá trình dạyhọc, nâng cao chất lượng của chúng, góp phần thúc đẩy chất lượng của toàn

bộ hệ thống mà tựu chung là chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục

Trang 28

Dạy học có chất lượng chính là thực hiện tốt các nhiệm vụ: Cung cấpkiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ Thực hiện tốt 3 nhiệm vụ

đó sẽ làm cho hiệu quả dạy học ngày càng cao, chất lượng dạy học ngàycàng được nâng lên

Chất lượng dạy học ổn định và phát triển, nó quy tụ lại ở những yếu

tố sau:

- Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học, nguồn tàichính và môi trường sư phạm

- Mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học

- Qui mô phát triển học sinh

- Hoạt động dạy học của thầy trong mối quan hệ không thể tách rờivới hoạt động học của trò

- Cơ chế tổ chức quản lý

- Cơ chế cộng đồng phối hợp trong và phối hợp ngoài

- Hiệu quả dạy học

Trên cơ sở đó, các nhà quản lý cần tìm ra các biện pháp khả thi đểquản lý hoạt dộng giáo dục trong nhà trường, mà trọng tâm là hoạt độngdạy học

1.3 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT

1.3.1 Quản lý hoạt động dạy của thầy

Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạyhọc, quản lý hoạt động này bao gồm: Quản lý việc thực hiện trương trìnhdạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp củagiáo viên, quản lý việc dự giờ và phân tích bài học sư phạm, quản lý hoạtđộng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh…

a Quản lý việc thực hiện chương trình

Thực hiện trương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theomục tiêu của nhà trường phổ thông, nó là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ

Trang 29

Giáo dục - Đào tạo ban hành Yêu cầu đối với hiệu trưởng là phải nắmvững chương trình, tổ chức cho giáo viên tuân thủ một cách nghiêm túc,không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học(nếu có thay đổi, bổ sung phải theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo,

Sở Giáo dục - Đào tạo địa phương)

Sự nắm vững chương trình dạy học là việc đảm bảo để hiệu trưởngquản lý thực hiện tốt chương trình dạy học, bao gồm:

- Nắm vững những nguyên tắc cấu tạo chương trình, nội dung vàphạm vi kiến thức dạy học của từng môn học, cấp học

- Nắm vững phương pháp dạy học của từng môn học, từng khối lớptrong cấp học

- Không được giảm nhẹ, nâng cao hoặc mở rộng so với yêu cầu nộidung, phạm vi kiến thức quy định của từng chương trình môn học

- Phương pháp dạy đặc trưng của bộ môn, của bài học phù hợp vớitừng loại lớp học, từng loại bài của cấp học

- Vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, kết hợp giữacác hình thức dạy học trên lớp, ngoài lớp, thực hành, tham quan… mộtcách hợp lý

- Dạy học và coi trọng tất cả các môn học theo quy định của phânphối chương trình- nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép bài học, thêm bớt tiếthọc với bất cứ môn học nào, lớp học nào, dưới bất kỳ hình thức nào

Để việc quản lý thực hiện chương trình dạy học đạt kết quả, đảm bảothời gian cho việc thực hiện chương trình dạy học, hiệu trưởng phải chú ý

sử dụng thời khoá biểu như là công cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soáttiến bộ thực hiện chương trình dạy học, để thường xuyên, kịp thời điềuchỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học

b Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Trang 30

Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viêncho giờ lên lớp, tuy nó chưa dự kiến hết các tình huống trong qua trình lênlớp nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng giáo viên, nó thểhiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của giáo viên về nội dung, phươngpháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh và đúngvới yêu cầu của chương trình.

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp phải đảm bảo những yêucầu cần thiết đó là:

- Đảm bảo tính tư tưởng, tính giáo dục của bài giảng

- Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trước khilên lớp, chống việc soạn bài để đối phó với kiểm tra

- Đảm bảo nội dung, tri thức khoa học mang tính giáo dưỡng Đưa việcsoạn bài, chuẩn bị lên lớp vào nề nếp, nghiêm túc và phải đảm bảo chất lượng

- Chỉ đạo không rập khuôn máy móc, đảm bảo và khuyến khích tínhtích cực, tự giác và sáng tạo của giáo viên

Để soạn bài chuẩn bị lên lớp của giáo viên có thể thực hiện theo một

kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, hiệu trưởng nhà trường cần phải phâncông trách nhiệm cụ thể cho cán bộ giáo viên trong nhà trường, tạo mọiđiều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, có kế hoạchthường xuyên kiểm tra, theo dõi để khuyến khích kịp thời, đồng thời điềukhiển những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đề ra

c Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông hiện nay đượcthực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lênlớp và hệ thống bài học cụ thể Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổchức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trường đểthực hiện mục tiêu cấp học

Trang 31

Chính vì vậy trong quá trình quản lý dạy và học của mình, hiệutrưởng phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt đểnâng cao chất lượng giờ lên lớp của giáo viên, đó là những việc làm củahiệu trưởng, là trách nhiệm của người quản lý.

Quản lý giờ lên lớp của giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu là:

- Xây dựng được “chuẩn” giờ lên lớp để quản lý tốt giờ lên lớp củagiáo viên Chuẩn này, ngoài những quy định chung của ngành như Thông

tư 13/TT- GD- ĐT ngày 12/9/1994 Thông tư 12/TT GD- ĐT ngày4/8/1997 của Bộ GD- ĐT, cần thường xuyên bổ sung, điều chỉnh để thểhiện được sự tiến bộ chung của trường và của giáo viên trong trường

- Phải xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm đảm bảotính nghiêm túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trường,góp phần nâng cao chất lượng dạy học

- Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếpcàng tốt để mọi giờ lên lớp đề góp phần thực hiện mục tiêu

- Phải yêu cầu cụ thể từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiêm túcnhững quy định của nhà trường, thực hiện nghiêm túc quy chế có liên quanđến giờ lên lớp

Để đảm bảo được những yêu cầu quản lý giờ lên lớp, hiệu trưởng cầnquy định và rõ chế độ thực hiện và kiểm tra, sử dụng thời khóa biểu nhằmkiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạyhọc và tạo nên bầu không khí sư phạm trong nhà trường

d Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học

Nét đặc thù cơ bản làm cho quản lý trường học khác với dạng quản lýkhác trong quản lý trường học có hoạt động dự giờ và phân tích sư phạm bàihọc Đây chính là chức năng trung tâm của hiệu trưởng để chỉ đạo hoạt độngdạy và học, và là biện pháp quan trọng hàng đầu trong quản lý giờ lên lớp

Trang 32

Để việc quản lý giờ và phân tích sư phạm bài học có hiệu quả, hiệutrưởng cần phải quán triệt đầy đủ những yêu cầu cơ bản sau đây:

- Phải nắm vững được lý luận dạy học và lý thuyết về bài học, nắmvững những quan điểm trong phân tích sư phạm bài học

- Nắm vững các bước trong việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học

để chỉ đạo tất cả giáo viên trong trường thực hiện

- Tổ chức tốt việc dự giờ trong trường, có chế độ dự giờ rõ ràng, có

kế hoạch cụ thể, đặc biệt phải có chuẩn đánh giá phù hợp, có đầy đủ hồ sơ

dự giờ và có thái độ cầu thị khách quan để đánh giá đúng tình hình giờ lênlớp cũng như đánh giá đúng chất lượng giờ lên lớp, trên cơ sở đó, tìm ranhững biện pháp thích hợp cho công tác quản lý giờ lên lớp của mình

Để nâng cao chất lượng dự giờ, phân tích sư phạm bài học, cần có tổchức các chuyên đề về giờ lên lớp, như trao đổi về nội dung và phươngpháp giảng dạy, xây dựng giờ dạy mẫu, tổ chức dạy thử, tổ chức kiến tập,thao giảng… nhằm giúp giáo viên nắm vững lý thuyết, rút kinh nghiệm vềphương pháp giảng dạy, về các bước trong dự giờ và phân tích sư phạm bàihọc… Trên cơ sở đó khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và đây cũngchính là hoạt động đặc trưng cho nghề nghiệp của giáo viên, hiệu trưởngnhà trường cần phải có tổ chức tốt để tạo điều kiện cho giáo viên phát huykhả năng của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học

e Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả việc học tập của học sinh

Kiểm tra đánh giá là bộ phận hợp thành, không thể thiếu được trongquá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở GVCN lớp Kiểm tra đánh giákết quả học tập của học sinh được tồn tại đồng thời với quá trình dạy học,

đó là quá trình thu nhập và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thựchiện nhiệm vụ học tập của học sinh, trên cơ sở đó đề ra những biện phápphù hợp giúp học sinh học tiến bộ

Trang 33

Chính vì qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh củagiáo viên, người quản lý sẽ nắm bắt được chất lượng dạy và học ở từnggiáo viên một, nó vừa là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của ngườidạy lẫn người học, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tình trạng học thêm,dạy thêm tràn lan, khi trình độ chuyên môn của một số giáo viên còn hạnchế thì việc quản lý hoạt động kiểm tra kết quả học tập của học sinh là điềurất quan trọng

Việc kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, là việc làm hết sức cầnthiết của hiệu trưởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên thực hiện đầy

đủ và chính xác quá trình kiểm tra đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng caohiệu quả dạy học theo mục tiêu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kếtquả học tập của học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:

- Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trườngthông qua điểm số, đánh giá chất lượng học của học sinh và giảng dạy củagiáo viên, từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và

bổ sung, giúp cho người quản lý chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ,chặt chẽ hơn

- Phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về đánhgiá xếp loại học sinh

- Phải đánh giá xếp loại học sinh một cách công bằng chính xác,tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá xếp loại học sinh.Trong quá trình thực hiện, hiệu trưởng cần phân công nhiệm vụ cụ thể chocác đối tượng như hiệu phó chuyên môn, tổ trưởng và giáo viên, yêu cầu họlập kế hoạch kiểm tra đánh giá học tập một cách đầy đủ theo yêu cầu củachương trình Đồng thời hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việcthực hiện nhiệm vụ của các đối tượng để đảm bảo công việc đã đề ra, từngbước nâng cao chất lượng toàn diện của quá trình dạy học

Trang 34

g Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là phương tiện phản ánh quá trìnhquản lý có tính khách quan và cụ thể, giúp hiệu trưởng nắm chắc hơn, cụthể hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên

Có thể nói hồ sơ chuyên môn của giáo viên là một trong những cơ sởpháp lý để nói lên việc thực hiện nề nếp chuyên môn, việc chuẩn bị, đầu tưcho công việc của giáo viên

Nhưng hồ sơ chuyên môn của giáo viên không thể xem đồng nghĩavới năng lực giảng dạy của giáo viên trên lớp Nó chỉ là điều kiện cần chứkhông phải đủ

Hồ sơ của giáo viên phục vụ cho hoạt động dạy theo Điều 25.2 củaĐiều lệ nhà trường Phổ thông bao gồm các loại hồ sơ sau:

- Giáo án (bài soạn)

- Các loại sổ: Sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm côngtác chủ nhiệm lớp), sổ công tác

- Các loại sách: Sách giáo khoa, sách hướng dẫn, phân phối chươngtrình, các tài liệu tham khảo

Trong quá trình quản lý, hiệu trưởng cần hướng dẫn cụ thể yêu cầucủa từng loại hồ sơ, cùng với hiệu phó chuyên môn và tổ trưởng chuyênmôn thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thờiđiều chỉnh những sai lệch trong hoạt động dạy và học

h Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên là một yêu cầu, mộtmục tiêu không thể thiếu được trong quá trình quản lý nhà trường, nó thểhiện cụ thể ở hai nội dung sau:

Trang 35

- Sử dụng đội ngũ giáo viên: Phân công hợp lý trong chuyên môn,

phối hợp với năng lực chuyên môn trên cơ sở có chú ý đến điều kiện củatừng giáo viên trong trường

- Bồi dưỡng đội ngũ: Bao gồm việc bồi dưỡng thường xuyên theo

chương trình của Bộ GD- ĐT theo hình thức bồi dưỡng tại trường hoặctham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên mở, bồi dưỡng nâng cao trình độnhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng nâng chuẩn…

Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có vai trò quantrọng, nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giảng dạy và giáo dục củanhà trường, vì vậy hiệu trưởng phải có chương trình, kế hoạch, chủ độngtrong việc bồi dưỡng giáo viên, nhằm từng bước nâng cao trình độ và nănglực sư phạm cho giáo viên

Tóm lại: Quản lý hoạt động dạy của thầy là quản lý một quá trình chủ

đạo của người thầy trong quá trình dạy học, đòi hỏi hiệu trưởng nhà trườngphải hiểu hết nội dung, yêu cầu cần quản lý để đưa ra những quyết địnhquản lý vừa mang tính nghiêm chỉnh, chính xác, nhưng lại vừa mềm dẻolinh hoạt để đưa hoạt động dạy của thầy vào nề nếp kỷ cương nhưng vẫnphát huy được khả năng sáng tạo khoa học của giáo viên trong việc thựchiện nhiệm vụ của mình

Tuy nhiên hoạt động dạy của thầy sẽ hoàn thành trọn vẹn khi mà ngườithầy tổ chức tốt hoạt động của trò Đó là sự liên tục của hoạt động dạy học, làtrách nhiệm của người thầy đối với " Sản phẩm đào tạo" của mình

1.3.2 Quản lý hoạt động học tập của trò

Hoạt động học tập của học sinh là một hoạt động song song tồn tạicùng với hoạt động dạy của thầy giáo

Vì vậy, quản lý hoạt động học tập của học sinh cần phải đạt đượcnhững yêu cầu chủ yếu sau đây:

Trang 36

- Phải làm cho học sinh có động cơ và thái độ đúng đắn trong họctập, rèn luyện, ham thích đến trường đến lớp, ham học các bộ môn Tự giáctìm tòi phát hiện vấn đề, chủ động lĩnh hội kiến thức, biến quá trình giáodục thành tự giáo dục.

- Phải tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, giúp học sinh học tập cóphương pháp, nắm được các phương pháp học tập ở từng bộ môn

- Phải làm cho học sinh có nề nếp thói quen học tập tốt, làm cho hoạtđộng học tập của nhà trường có kỷ luật, trật tự

- Kết quả điểm kiểm tra, xếp loại phản ảnh được khả năng học tậpcủa học sinh Kết quả này phải giúp cho học sinh nhận ra mặt mạnh, mặthạn chế để vươn lên đồng thời nó giáo dục cho học sinh tính trung thựctrong học tập, cuộc sống

Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh phải được thực hiện đầy

đủ, toàn diện và mang tính giáo dục cao Nội dung cơ bản của nó bao gồm:

a Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh

Phương pháp học tập là vấn đề hết sức quan trọng trong việc nângcao chất lượng học tập của học sinh Vì vậy, quản lý việc giáo dục phươngpháp học tập cho học sinh cần phải đạt được những yêu cầu chủ yếu là:

- Làm cho học sinh nắm được kỹ năng chung của hoạt động học tập

- Làm cho học sinh có kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn

- Giúp học sinh có phương pháp học tập ở lớp

- Giúp cho học sinh có phương pháp học tập ở nhà

Để đạt được những yêu cầu trên, hiệu trưởng phải tổ chức học tậpnghiên cứu, bồi dưỡng để toàn thể giáo viên trong nhà trường nắm vững vàthống nhất các phương pháp học tập và trách nhiệm của các đối tượngtrong trường với việc hướng dẫn học tập cho học sinh, từ đó hiệu trưởngvạch ra kế hoạch chỉ đạo thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn đốc điều

Trang 37

chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch nhằm thực hiện có hiệuquả việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh.

b Quản lý nề nếp thái độ học tập cho học sinh

Nề nếp học tập, kỷ luật học tập của học sinh là những điều quy định

cụ thể về tinh thần, thái độ, hành vi ứng xử nhằm làm cho hoạt động họctập được hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả Nề nếp học tập sẽ quyếtđịnh nhiều đến hiệu quả học tập Vì vậy cần phải xây dựng và hình thànhđược những nề nếp học tập sau đây:

- Phải xây dựng cho học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt, chuyêncần, chăm chỉ, có nề nếp học bài và làm bài đầy đủ

- Giúp học sinh có nề nếp tổ chức học tập ở trường cũng như ở nhà

và những nơi sinh hoạt văn hoá…

- Nề nếp sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập

- Xây dựng được nề nếp về khen thưởng kỷ luật, chấp hành nề nếpnội quy học tập cho học sinh

Nề nếp học tập tốt, sẽ duy trì mọi hoạt động học tập tốt, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy, hiệu trưởng nhà trường phải thườngxuyên theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nề nếp và phân côngtrách nhiệm cụ thể cho các đối tượng để phối hợp thực hiện, tạo ra bầukhông khí thuận lợi cho sự giáo dục của nhà trường

c Quản lý các hoạt động học tập, vui chơi giải trí

Đây là yêu cầu quan trọng đối với hiệu trưởng trong việc quản lý cáchoạt động học tập của học sinh Các hoạt động học tập, vui chơi giải tríphải được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với tâm lý và sức khoẻ của họcsinh, đòi hỏi hiệu trưởng phải cân nhắc, tính toán, điều khiển sự cân đối cáchoạt động học tập của học sinh, và phải được xếp đặt trước trong mộtchương trình hoạt động hàng tháng, học kỳ và cả năm để tránh tình trạnglôi kéo học sinh vào những hoạt động, những phong trào đề ra một cách tuỳ

Trang 38

tiện, bất thường làm gián đoạn hoạt động học tập của học sinh, xáo trộnchương trình và kế hoạch hoạt động của nhà trường.

d Quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh

Phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh là yêu cầu cần thiếttrong quản lý của hiệu trưởng Điểm số của học sinh phải được cập nhật,các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết trở lên phải dược trả cho học sinh đúng thờigian quy định của ngành giáo dục và giáo viên chấm kỹ có nhận xét, pháthiện những lỗi học sinh thường mắc phải, chữa tại lớp để rút kinh nghiệm

Căn cứ vào sổ điểm, dự giờ thăm lớp, sổ đầu bài, hiệu trưởng hoặchiệu phó, tổ trưởng phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh thườngxuyên hàng tháng, nội dung cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu là:

- Tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sựchuyên cần và kỷ luật học tập

- Chất lượng học tập của học sinh ở các môn học, về điểm số, tình hìnhkiểm tra, nhận xét đánh giá của giáo viên về tình hình học tập của học sinh

- Chất lượng học tập của học sinh ở các môn học, các yêu cầu, kỹnăng đạt được của học sinh qua các môn học

- Những kết luận sau khi phân tích sẽ giúp cho hiệu trưởng nhữngthông tin phản hồi, để hiệu trưởng thấy rõ thêm hoạt động dạy học, trên cơ

sở đó có những quyết định quản lý kịp thời, chính xác

e Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh

Hoạt động học tập của học sinh diễn ra trong không gian và thời giantương đối rộng, bao gồm chủ yếu là học tập trên lớp và ở nhà, vì vậy hiệutrưởng cần phải tổ chức phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ tráchđội, bí thư đoàn và gia đình học sinh, nhằm đưa hoạt động học tập của họcsinh vào nề nếp chặt chẽ từ trong trường, lớp đến gia đình Trong sự phốihợp này cần đặc biệt chú ý vai trò hoạt động tổ chức, đoàn thanh niên cộng

Trang 39

sản Hồ Chí Minh, thông qua hoạt động tập thể, giúp các em phát huy vaitrò tự giác tích cực, tự quản các hoạt động học tập của mình Đồng thờithông qua hoạt động, cần động viên khích lệ kịp thời tinh thần học tập tiến

bộ của học sinh một cách thường xuyên nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươnlên của các em, nâng cao chất lượng học tập theo yêu cầu mục tiêu

Mối quan hệ phối hợp với gia đình học sinh trong việc quản lý hoạtđộng học tập là rất cần thiết Phải thống nhất được với gia đình các biệnpháp giáo dục, thông tin qua lại kịp thời về tình hình học tập của học sinh

Tóm lại: Quản lý hoạt động học tập của trò là yêu cầu không thể

thiếu được và rất quan trọng trong quá trình quản lý dạy và học của hiệutrưởng Nếu quản lý tốt đối tượng này sẽ tạo được cho học sinh ý thức tựgiác trong học tập, rèn luyện, các em sẽ có được thái độ, động cơ học tậpđúng từ đó góp phần và quyết định hiệu quả của hoạt động dạy và học nóiriêng và thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra nói chung

1.3.3 Quản lý cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ dạy và học

Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết cho nhà trường hình thành và

đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng caochất lượng đào tạo Cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ dạy và học của nhàtrường là hệ thống các phương tiện vật chất- kỹ thuật dạy và học của nhàtrường

Quản lý cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ cho dạy và học đảm bảođược 3 yêu cầu liên quan mật thiết với nhau đó là:

- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học

- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật trong việc dạy và học

- Tổ chức quản lý tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nhà trường.Nội dung quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học trongnhà trường bao gồm:

- Quản lý trường lớp, phòng học, bàn ghế, bảng

Trang 40

- Quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy học, hoạt động của cácphòng bộ môn, phòng chức năng.

- Quản lý thư viện trường học với các sách báo, tài liệu

- Quản lý đồ dùng học tập của học sinh

Tất cả các nội dung trên đều cần thiết, cơ sở vật chất và thiết bị ngàycàng được trang bị hiện đại để phục vụ cho việc đào tạo đội ngũ lao độngđáp ứng được thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

1.3.4 Quản lý nguồn kinh phí chi cho hoạt động dạy và học

Trong bất kỳ tổ chức đơn vị nào thì nguồn kinh phí đóng vai trò rấtquan trọng trong việc duy trì các hoạt động dạy và học trong nhà trường, nó

là nguồn lực dùng để chi trả lương cho CB GV, khen thưởng giáo viên, họcsinh có thành tích trong dạy và học Trong lúc nguồn ngân sách nhà nướcchỉ cho trường học ít so với nhu cầu hoạt động giáo dục, kinh phí đó dànhcho việc chi lương lên trên 90% trên tổng ngân sách được cấp thì việc đảmbảo các nguồn tài chính ở nhà trường là mối quan tâm chỉ đạo của hiệutrưởng Việc tạo nguồn kinh phí bằng nhiều cách: Kinh phí ngân sách, kinhphí được trích qua nguồn học phí, qua việc dạy các lớp bán công, qua việccho thuê sử dụng mặt bằng trường lớp, qua sự hỗ trợ của PHHS, qua hoạtđộng lao động sản xuất của trò…

Nguồn kinh phí này được chi dùng cho các hoạt động chuyên mônnhư :

Tổ chức đố vui, báo cáo chuyên đề, thao giảng, thăm quan phục vụmôn học, thí nghiệm thực hành, bổ sung nguồn sách… chi khen thưởnggiáo viên, học sinh có thành tích, hỗ trợ giáo viên đi học nâng cao, đi họcbồi dưỡng thăm hỏi, hỗ trợ giáo viên khi gặp hoạn nạn, ốm đau…

Nếu nhà trường tạo được nguồn kinh phí tốt và sử dụng đúng vàomục đích trên thì người quản lý không những thực hiện tốt phương pháp

Ngày đăng: 31/12/2015, 12:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w