1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

iải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ Diều dưỡng trưởng tại BV Thống Nhất

80 587 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Bùi Thị Thu ThủyMỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG DẠY HỌC THựC HÀNH LÂM SÀNG CỦA ĐỘI NGỦ ĐIÈU DƯỠNG TRƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN THÓNG NHÁT Vinh, 2013 TRƯỜNG DẠI HỌC VINH Bùi Thị Thu

Trang 1

Bùi Thị Thu Thủy

MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG DẠY HỌC THựC HÀNH LÂM SÀNG CỦA ĐỘI NGỦ ĐIÈU DƯỠNG TRƯỞNG

TẠI BỆNH VIỆN THÓNG NHÁT

Vinh, 2013

TRƯỜNG DẠI HỌC VINH

Bùi Thị Thu Thủy

MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO

CHÁT LƯỢNG DẠY HỌC THựC HÀNH LÂM

SÀNG CỦA ĐỘI NGŨ ĐIÈU DƯỠNG TRƯỞNG

TẠI BỆNH VIỆN THÓNG NHÁT

• • •

Vinh, 2013

Trang 2

Bằng tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc của một học viên, tôi xin chânthành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, quý thầy cô trườngđại học Vinh đã tham gia quản lý và tận tình giảng dạy cho tôi nhũng kiến thức bổích và thiết thực trong quá trình học tập, làm luận văn.

Đặc biệt, với tình cảm kính trọng và chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

sâu sắc tới thầy giáo: PGS.TS Đinh Xuân Khoa - người hướng dẫn khoa học, đã

tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo các khoa phòng Bệnh việnThống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, gia đình, bạn bè và những đồng nghiệp đãtạo điều kiện, động viên, khích lệ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập,thực hiện và hoàn thành luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gang nhưng chắc chắn luận văn sẽ không thể tránhkhỏi thiếu sót, kính mong được sự góp ý đế luận văn hoàn chinh hơn

TP.Iiồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Mục lục

Danh mục các ký hiệu viết tắt trong luận văn

Chương 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI 10

1.1 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề 10

1.2 Một số khái niệm cơ bản 14

1.3 Hoạt động dạy học thực hành lâm sàng 22

1.4 Nội dung QL hoạt động dạy học thực hành ĐD tại các khoa lâm sàng 24

Ket luận chương 1 32

Chương 2: Cơ SỞ THựC TIỄN CỦA ĐÈ TÀI 33 2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Thống Nhất 33

2.2 Thực trạng công tác dạy học thực hành điều dưỡng tại các khoa LS 42 2.3 Thực trạng QL hoạt động dạy học thực hành ĐDLS tại BV Thống Nhất ! 46

2.4 Thực trạng sử dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học lâm sàng tại Bệnh viện Thống Nhất 53

2.5 Nguyên nhân của thực trạng 55

Ket luận chương 2 56

Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HÒẠT ĐỘNG DẠY HỌC THựC HÀNH LÂM SÀNG 57 CỦA ĐDT 3.1 Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp 57

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học -thực hành lâm sàng của ĐDT tại BV Thống Nhất

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của giải pháp được đề xuất 63

CÁC CHỮ VIÉT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 4

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài:

Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích,

có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáodục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người Giáo dục là quá trình tácđộng tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lýtường, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội

Giáo dục là quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới kháchquan, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng nhưhình thành nhân cách của con người

Giáo dục diễn ra thường xuyên, liên tục ở nhiều môi trường hoạt động của conngười (trong gia đình, nơi làm việc, trong nhà trường, trong quan hệ xã hội ), trong

đó môi trường nhà trường có vai trò quyết định

Giáo dục chuyên nghiệp là lĩnh vực trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và hìnhthành nghề nghiệp chuyên môn cho con người trong tương lai

Nhận thức vai trò của giáo dục - đào tạo, Nghị quyết của Hội nghị ban Chấphành Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) đã khẳng định: "Thực sự coi giáo dục - đàotạo là quốc sách hàng đầu Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học

và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tưcho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãiđối với giáo dục - đào tạo đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương Cógiải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục." [9, Tr 29]

Định hướng đôi mới Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ XI đã đề ra yêu cầu:“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Namtheo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coitrọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng

Trang 5

cơ sở giáo dục, chất lượng giáo dục quyết định sự tồn tại và phát triến của cơ sởgiáo dục Trong các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục chuyên nghiệp thìcông tác quản lý giáo dục - đào tạo có vai trò quyết định Công tác quản lý giáodục - đào tạo có thể xem như một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên hoàn cáckhâu của giáo dục Từ nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâmđến công tác quản lý giáo dục - đào tạo ở cơ sở.

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và mỗi gia đình Đầu tư cho sứckhỏe là đầu tư cho sự phát triển giống nòi, xã hội, đất nước và mang lại chất lượngcuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình Ngày nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe củangười dân ngày càng cao do mức sống ngày càng tăng và do việc xuất hiện nhiềunhân tố gây nên bệnh tật Nói đến chăm sóc sức khỏe, không thể không nhắc đếnngười Điều dưỡng và nghề Điều dưỡng Họ là lực lượng chính mang dịch vụCSSK đen cộng đồng Chính vì vậy, lĩnh vực y tế luôn cần một nguồn nhân lựcnhiều và có chất lượng Sự phát triển của hệ thống đào tạo ĐD tại Việt Nam làmột trong những đóng góp quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực ĐD ở ViệtNam [22] Mục tiêu chung của giáo dục điều dưỡng là đào tạo sinh viên điềudưỡng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội

Bệnh viện Thống Nhất, thành phố IIỒ Chí Minh là BV Trung ương loại 1 trựcthuộc Bộ Y Te, nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp củaĐảng và Nhà Nước, bên cạnh đó có khám và điều trị cho người dân có nhu cầu.Ngoài ra BV còn là một trung tâm đao tạo học sinh, sinh viên ngành Y Dược đãđược Bộ Y Te cấp quyết định Đây cũng là một trong 07 nhiệm vụ của BV theo quychế BV do Bộ Y tế ban hành

Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay, chấp hành chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà Nước, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà Nướcgiao phó cũng như phải bảo đảm chất lượng đào tạo nghề thì BV Thống Nhất cầnđối mới về công tác quản lý giáo dục - đào tạo đế định hướng chiến lược hoạt động

có hiệu quả

Trang 6

Đội ngũ giáo viên dạy học thực hành điều dưỡng lâm sàng quyết định chấtlượng đào tạo nghề Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liênquan, trong đó đội ngũ Điều dưỡng trưởng khoa có nhiệm vụ dạy học thực hànhđiều dưỡng cho các sinh viên các trường Y là một thành tố quan trọng Hiện nay,đội ngũ Diều dưỡng trưởng khoa dạy thực hành điều dưỡng tại Bệnh viện ThốngNhất, TP Hồ Chí Minh vẫn còn những bất cập nhất định do trình độ chuyên môn vàkinh nghiệm đào tạo Đây cũng là mối quan tâm hàng đàu của Lãnh đạo BV trướcyêu cầu đổi mới đào tạo nghề.

Đe đạt được mục tiêu dạy học thực hành điều dưỡng lâm sàng cho học sinh,sinh viên các trường Y thì công tác quản lý hoạt động dạy học đóng một vai ừòquan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng dạy học

Với những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: "Một so giải pháp quản lý nâng

cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ Diều dưỡng trưởng tại

BV Thống Nhất”

2 Mục đích nghiên cứu:

Đe xuất một số giải pháp quản lý công tác dạy học thực hành lâm sàng của độingũ Điều dưỡng trưởng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại BV ThốngNhất, Thành phố Hồ Chí Minh

3 Khách thế và đối tượng nghiên cửu:

Trang 7

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học thực hành điềudưỡng

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cún, phân tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát hoá các văn kiện, chỉthị, nghị quyết của Dảng và Nhà nước về công tác giáo dục, đào tạo, các đề tài, cácluận văn, các tài liệu có lựa chọn hên quan chặt chẽ với công tác nghiên cứu đế làmluận cứ cho việc xây dựng các giải pháp

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trang 8

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luậnvăn được trình bày trong 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài

Trang 9

Chương 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cún

1.1.1 Trên thế giói:

Tổ Chức Y tế Thế Giới (WIIO- World Health Organization) định nghĩa về

sức khoẻ như sau: "Sức khoẻ là một trạng thải hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế"

Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻtốt Đe có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đónggóp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáodục

Chăm sóc sức khỏe là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật,thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người Chăm sóc sức khỏeđược thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điềudưỡng, dược, y tế liên quan và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc Chăm sóc sứckhỏe khác nhau giữa các nước, các nhóm và cá nhân, phần lớn chịu ảnh hưởng bởicác điều kiện xã hội và kinh tế cũng như các chính sách y tế tại chỗ Hệ thống chămsóc y tế là các tổ chức được thành lập để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của dân số.Trong mọi trường hợp, theo Tố chức Y tế Thế giới (WIIO) " hệ thống chăm sóc sứckhỏe tốt đòi hỏi một cơ chế tài chính mạnh mẽ, đội ngũ cán bộ được đào tạo và trảlương tốt; thông tin đáng tin cậy làm cơ sở để ra quyết định và lập chính sách; và cơ

sở vật chất và hậu cần duy trì tốt để cung cấp thuốc và công nghệ có chất lượng."

Chăm sóc sức khoẻ toàn diện (CSSKTD) hiện nay là một vấn đề lớn không

Trang 10

tuyến đầu, tuyến sau, và tuyến cuối kết hợp với các chuyên ngành khác trong độichăm sóc sức khỏe (WHO, 2002) Muốn vậy phải nâng cao chất lượng phục vụbệnh nhân/thân chủ, hệ thống hoá các chuẩn mực kỹ thuật chăm sóc theo các quiđịnh quốc tế

Một trong những chuẩn mực đó là trình độ chuyên môn của ĐDV trong hệthống y tế quốc dân, một lực lượng không thể thiếu trong CSSKTD/WIIO

Muốn đạt được các chuẩn kỹ thuật mong muốn cần có nền tảng giáo dục đổimới để thu hút học viên theo học và tạo điều kiện đế họ phát triển tri thức một cáchtoàn diện [35, Tr 49]

Ngày nay, những xu thế thay đổi về kinh tế xã hội đã và đang tác động nhiềuđến ngành Điều dưỡng như khách hàng sử dụng dịch vụ y tế, công nghệ y học, giá

cả, chăm sóc lâm sàng, quản lý chăm sóc, chính sách y tế, nguồn nhân lực Chấtlượng đào tạo điều dưỡng liên quan đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Mộttrong những chuẩn đầo tạo điều dưỡng là khả năng thực hành lâm sàng của điềudưỡng Tại Châu Á hệ thống giáo dục điều dưỡng đang có những bước tiến mạnh

mẽ đê bắt kịp sự thay đổi về kinh tế xã hội trong toàn khu vực và trên thế giới

Đe tăng cường chất lượng thực hành điều dưỡng, luật hành nghề của Thái lanđược ban hành vào năm 1997 Với mục đích đảm bảo chất lượng giáo dục tronglĩnh vực điều dưỡng, các trường đào tạo đều phải đăng ký với HĐĐD Thái lan vàcông tác thanh tra, kiếm ừa sẽ tiến hành trong vòng 1-5 năm một lần IIỘi đồng này

sẽ chịu trách nhiệm kiếm tra về chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo của cáckhoa, phương pháp dạy/học, những nghiên cứu và ấn bản đã phát hành, các dịch vụcộng đồng của nhà trường, cơ sở hạ tầng, nguồn lực tài chính, hồ sơ tốt nghiệp,cũng như những hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo

Thêm vào đó Thái Lan đang trong tiến trình tái cơ cấu lại hệ thống y tế tậptrung vào sự công bằng, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt tập trung vào khả năng tiếpcận các dịch vụ y tế và chất lượng y tế Điều này đòi hỏi các nhà giáo dục điềudưỡng phải có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự thay đổi

Trang 11

Việc tiếp tục học để nâng cao trình độ cho người điều dưỡng cả thực hànhlâm sàng lẫn cộng đồng là điều rất quan trọng bởi những thay đổi có tính toàn cầu,những tiến bộ về khoa học công nghệ, mô hình bệnh tật mới [40].

Một nghiên cứu của IIọc viện Khoa học Y học quốc gia Hoa kỳ đã chỉ rarằng: “Trình độ điều dưỡng ảnh hưởng đến những kết quả đầu ra và sự an toàn củangười bệnh”, vì thế vai trò của người điều dưỡng đã thay đối theo quan điếm mới:

Điều dưỡng viên; gồm cả nam lẫn nữ là những người có nền tảng khoa học về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn được kê toa tuỳ theo sự giáo dục và hoàn thiện về

lâm sàng [38].

Điều dưỡng viên ngày nay được nâng cao kiến thức để giúp áp dụng các điềutrị và kỹ thuật mới vào thực hành, tiếp nhận một nền giáo dục đào tạo liên tục; tất cảchương trình đều được cập nhật về kinh nghiệm lâm sàng, cũng như các môn học vềhoá học, vi sinh, tâm lý học, lý thuyết điều dưỡng và các môn học khác

Với vai trò nâng cao (Advanced Practice Nurse), ĐDV còn là nhà cung cấpcác dịch vụ chăm sóc sức khỏe (healthcare Services provider) với chất lượng tốtnhất và đang được mọi người ở các nước phát triển và đang phát triển tin cậy [29]

Chính phủ Mỹ quy định về nghề điều dưỡng để bảo vệ công chúng Cánhân tiểu bang có thẩm quyền đối với thực hành điều dưỡng Phạm vi thực hànhđược xác định bởi pháp luật nhà nước và các quy định quản lý của Ban Diều DưỡngNhà nước Nhiều tiểu bang đã thông qua Đạo luật mô hình thực hành điều dưỡngđược xây dựng và quản lý bởi Hội đồng Điều dưỡng Quốc gia (NCSNB)[40]

Tại Úc: Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của hướng dẫn thực hành lâm sànglàm cho học sinh nâng cao kinh nghiệm và chăm sóc người bệnh, tự tin trong côngtác và tăng sự hài lòng và tinh thần làm việc của nhân viên [12]

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, phương thức giảng dạy của giáo viên vàđiều dưỡng tại BV có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành kiến thức và kỹ nănglâm sàng cho sinh viên [6]

Trang 12

Áp dụng tiêu chuẩn năng lực trong giảng dạy lâm sàng là cần thiết nhằm đápứng yêu cầu đào tạo và nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng như đáp ứng nhu cầuchăm sóc sức khỏe của xã hội [41].

1.1.2 Tại Việt nam

Hệ thống GD nghề nghiệp của VN đã hình thành trên 50 năm Luật giáo dục

2005 đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục chuyên nghiệp là: "Đào tạo người lao động cókiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau Có đạo đức lương tâmnghề nghiệp, ý thức kỷ luật, có tác phong công nghiệp, có SK nhằm tạo điều kiệncho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát ừiển kinh tế -

xã hội, củng cố quốc phòng an ninh"

IIọc sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đào tạo nghề (theo trình độ đào tạo)yêu cầu phải có năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứngvới nghề nghiệp và tự lập nghiệp, có ý thức kỷ luật tác phong lao động chuyênnghiệp Đe đạt yêu cầu trên, cần có biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hànhtrong đào tạo nghề

Vấn đề quản lý hoạt động dạy học thực hành cũng được nhiều tác giả quantâm nghiên cứu như Nguyễn Quang Huỳnh, Lê Minh Trang trong công trình nghiêncứu: "Một số vấn đề về sư phạm dạy nghề"

Một số luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục đề cập tới quản lý hoạt động dạyhọc của giáo viên như:

- “Một số giải pháp quản nâng cao chất lượng đao tạo ở trường Cao đắngCộng đồng Hà Nội.” Nguyễn Khắc Tuệ - 2010;

- “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học của cáctrường tiểu học ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh” Nguyễn Thị Ngọc Kiều -2010;

Trang 13

- “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác thực hành, thực tậptốt nghiệp của học sinh Điều dưỡng trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Nam SàiGòn” Phạm Kế Thuận - 2012.

Các luận văn này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong việc nâng caochất lượng dạy học, đề xuất các giải pháp QL hoạt động giảng dạy của GV và hoạtđộng học của sv, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đàotạo

Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài QL hoạt động giảng dạy,nhưng vấn đề QL hoạt động dạy học thực hành lâm sàng tại BV thì chưa có tác giảnào nghiên cứu Chính vì vậy tôi chọn đề tài này để nghiên cứu làm Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ Khoa học giáo dục - chuyên ngành QLGD

1.2 Một số khái niệm cơ bản:

Nhà lý luận quốc tế Frederich Wiliam Taylor (1856 - 1915) Mỹ đã khẳng

định: “QL là khoa học đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển sự phát ừiển xãhội”

Trang 14

của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổnđịnh và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [14, Tr 34].

Những định nghĩa trên tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều có nội

dung cơ bản về khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động có tô chức, có đinh hướng của chủ thể quản lý lên đoi tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tô chức đế đạt được mục tiêu đặt ra trong điểu kiện biến động của môi trường.

Đối với giáo dục thì quản lý thực chất là sự tác động một cách khoa học củaCTQL đến hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ vận hành đến một trạng thái mới cóchất lượng cao hơn

Nhiệm vụ cơ bản của quản lý:

Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong

tương lai và lên các kế hoạch hành động

Tố chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện

Trang 15

Quá trình dạy và học là tập họp những hành động liên tiếp của giáo viên vàcủa học sinh được giáo viên hướng dẫn Những hành động này nham làm cho họcsinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo và trong quá trình đóphát hiền năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hóa lao động trí óc vàchân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và nhân sinh quan đúng đan.

Như vậy, hoạt động dạy học là một trong nhũng hoạt động giao tiếp sư phạmmang ý nghĩa xã hội Chủ thể của hoạt động này tiến hành các hoạt động khác nhau,nhưng không phải là đối lập với nhau, mà song song tồn tại và phát triển trong cùngmột quá trình thống nhất Ket quả học tập của HS được đánh giá không chỉ là kếtquả của hoạt động học mà còn là kết quả của hoạt động dạy Ket quả giảng dạy củathầy không thể đánh giá tách rời kết quả học tập của HS

Theo Phạm Minh Hạc: "Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt

và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức,kinh nghiệm xã hội thành phấm chất và năng lực cá nhân"

Theo Nguyễn Ngọc Quang: Dạy học được nghiên cứu theo quan điểm là mộtquá trình Dạy học bao gồm hai quá trình đó là quá ừình dạy của thầy và quá trìnhhọc của trò Hai quá trình này có mối quan hệ biện chứng, tồn tại vì nhau, sinh ra vìnhau và thúc đẩy nhau phát triển

Neu xét dạy và học như một hệ thống thì quan hệ giữa hoạt đông dạy và hoạtđộng học là quan hệ điều khiến Do đó, hành động quản lý (điều khiển hoạt độngdạy và học) của người quản lý chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trựctiếp của thầy, gián tiếp với trò, thông qua hoạt động dạy của thầy, quản lý hoạt độnghọc của trò

Quản lý dạy - học là quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung,đôi mới phương pháp, sử dụng các phương tiện dạy - học; tổ chức dạy - học; quản

lý chất lượng dạy - học Đó là những tác động đến đôi mới nhận thức của giáo viên

về dạy - học và đối mới hoạt động dạy - học trong nhà trường

Chất lượng dạy - học phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng, làm thoả mãnkhách hàng và luôn hướng vào khách hàng (khách hàng bên trong là học sinh;

Trang 16

khách hàng bên ngoài là cha mẹ học sinh, cộng đồng, người sử dụng lao động, xãhội)

Thuật ngữ “quản lý chất lượng tông thể ’’ (total quality management -TQM)

đã được tiến sỹ A V Faygenbaum đưa ra từ nhũng năm 50 của thế kỷ XX khi ôngđang làm việc tại hãng General Electric Từ đó, TQM luôn được các nhà nghiên cứukhoa học quản lý giáo dục bàn đến và từ nhũng năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây,TQM đã trở thành tâm điểm chú ý của các cơ sở giáo dục, vì TQM là mô hình quản

lý toàn bộ quá trình giáo dục để đảm bảo chất lượng từ đầu vào, quá trình, đầu ra(kết quả và khả năng thích ứng về lao động và việc làm)

TQM hướng tới xây dựng một quy trình quản lý chất lượng dạy - học hợp

lý Cần thiết phải quản lý có hiệu quả tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý, cảitiến liên tục, cải tiến tùng bước, phòng ngừa hơn khắc phục, tránh sai sót, làm đúngngay từ đầu

Như vậy, trong quản lý dạy học, TQM cho phép phối họp, hỗ trợ tích cực cáchoạt động quản lý và tự quản lý của các chủ thể quản lý: hiệu trưởng, giáo viên, họcsinh trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá và điềuchỉnh, thực hiện cải tiến tùng bước vững chắc, cải tiến liên tục, kế thừa các mặtmạnh, khắc phục từng bước các yếu kém

1.2.2 Chất lượng, chất lưọng dạv học.

* Chất lượng: “Chất lưọnẹ được định nghĩa như mức độ mà sản phẩm hoặc

dịch vụ của nhà trường/tô chức đáp ứng mong đọi của khách hàngÝ tưởng chính

của khái niệm chất lượng không coi sự thành công của nhà trường chỉ thông qua cácchỉ số đầu ra mà nó còn quan tâm đến các chỉ số đầu vào và các chỉ số về quá trình

Theo Tự điển Tiếng Việt thông dụng, chất lượng là “cái làm nên phẩm chất,giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật này khácvới sự vật kia”

Theo Ball (1985) và INQAAHE (International Network for Quanlity

Assurance Agencies) thì “chất lượng là sự phủ họp vói mục đích”

Trang 17

Chất lượng cũng được đánh giá bằng “đầu vào”, bằng “giá trị gia tăng”, “giátrị học thuật”, bằng “văn hóa tổ chức riêng”, bằng “kiểm toán”

Tác giả Nguyễn Hữu Châu có một định nghĩa về chất lượng tỏ ra có ý nghĩa

đối với việc xác định chất lượng giáo dục và cả việc đánh giá nó, đó là: Chat lượng

là sự phù họp vói mục tiêu [4, Tr 6].

Trong sản xuất, chất lượng của một sản phấm được đảnh giá qua các mức độđạt các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra của sản phẩm Trong đào tạo, chất lượng đaotạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với mộtchương trình đào tạo

* Chất lượng giáo dục (dạy học):

Theo Từ điển Giáo dục học, chất lượng giáo dục là “tổng hòa nhũng phẩmchất và năng lực được tạo nên trong quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chongười học so với thang chuẩn giá trị của nhà nước hoặc xã hội Chất lượng giáo dục

có tính lịch sử cụ thế và luôn luôn tùy thuộc vào các điều kiện xã hội đương thời,trong đó có các thiết chế, chính sách và lực lượng tham gia giáo dục ”

Từ định nghĩa Chat lượng là sự phù họp VỚI mục tiêu, có thể xem Chat lượng giáo dục là sự phù họp vói mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục là những yêu cầu

của xã hội đối với con người mà các nhà trường cần phải đáp ứng

Theo tác giả Trần Khánh Đức - Viện nghiên cúư phát triển giáo dục - chorằng: “CLĐT là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đậc trung vềngười tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, CTĐT theo các ngành nghề cụ thể”

Trong kỷ yếu hội thảo Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam,theo hai tác giả Lê Đức Ngọc và Lâm Quang Thiệp - Đại học quốc gia Hà Nội thì

“CLĐT được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối vói một CTĐT”.

Trang 18

Như vậy, có nhiều quan niệm về chất lượng và CLĐT, các nhà nghiên cứugiáo dục đã cố gắng đưa ra một khái niệm tương đối về CLĐT, khái niệm này mang

tính chất động và đa chiều CLĐT được COI là kết quả của OTĐT, kết quả của OTĐT là sự chuyển biến nhân cách của học viên theo mục tiêu đào tạo Một nhà trường muốn tồn tại và phát triển bền vững phải không ngùng nâng cao CLĐT.

Như vậy, ta có thể nói, chất lượng giáo dục (dạy học) là sự phù hợp giữa kếtquả giáo dục (dạy học) với mục tiêu giáo dục (dạy học)

Chất lượng giáo dục thường được xác định và đánh giá bởi những tiêu chítrong các lĩnh vực như: cơ hội tiếp cận, sự nhập học, tỉ lệ tham dự học tập, tỉ lệ lưuban, bỏ học; mức độ thông thạo của đọc, viết và tính toán; kết quả các bài kiểm tra;

tỉ lệ đầu tư cho giáo dục trong ngân sách nhà nước

1.2.3 Dạy học thực hành lâm sàng.

* Thụy hành lâm sàng.

- Lâm sàng: Theo khái niệm khoa học

Lâm sàng (clinique) là 1 danh từ y học, nguyên nghĩa là trực tiếp đến tậngiường bệnh (sàng: giường) đê khám, chăm sóc và chữa trị cho bệnh nhân

Lâm sàng là khâu vừa dễ nhất vừa khó nhất Dễ vì không đòi hỏi máy móc

gì và ai cũng có thể dựa vào các lý thuyết đã học, kinh nghiệm bản thân để bắt đầulàm lâm sàng Khó vì trên thực tế mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt, có nhữngnét khác biệt nhau

- Thực hành lâm sàng: là quá trình vận dụng kiến thức, kỹ xảo, kỹ năngtrong việc thực hiện kỹ thuật chuyên môn, chăm sóc bệnh nhân

- Đặc điểm thực hành lâm sàng: Một đặc điểm quan trọng là tính cá biệt ở

Trang 19

sống và vốn sống này thường xuyên biến động Như vậy, cần tìm hiểu cả ba: vốngene, vốn bẩm sinh và vốn sống khi đi thực hành lâm sàng.

Như vậy thực hành lâm sàng được định nghĩa là một mô hình thực hành cóliên quan đến các hoạt động đã hoàn thành trong sự hiện diện của bệnh nhân và với

sự hợp tác của bệnh nhân Những hoạt động này được thông tin bởi một đánh giásinh lý sinh thái cơ bản trong môi trường lâm sàng

Môi trường lâm sàng có thể bao gồm những đơn vị chăm sóc sức khỏe cấptính và luân chuyển bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe trong thời gian dài và cộngđồng Hầu hết các tài liệu đề cập đến môi trường học lâm sàng dựa trên khía cạnhcủa những sinh viên thực hành trong môi trường đó (ví dụ Quinn & Hughes, 2007hoặc Billings & Iialstead 2009) Trong khi hầu hết các tài liệu này bàn luận rằngmôi trường học lâm sàng thì phức tạp do “sử dụng kỹ thuật cao, nhịp độ luânchuyến bệnh nhân cao, tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, nhu cầu bệnh nhân phứctạp và nhân viên những thay đổi về chính sách và xã hội” [13, Tr 284]

* Dạy học thực hành lâm sàng

Dạy học thực hành lâm sàng là phương pháp dạy/học cho từng cá nhân, họcviên được một điều dưỡng có kinh nghiệm hướng dẫn thực tập trong môi trườnglâm sàng

Giảng dạy lâm sàng được giảng dạy diễn ra trong một bối cảnh lâm sàng Nóthường liên quan đen bệnh nhân và thủ tục lâm sàng, và như vậy, đòi hỏi sự nhạycảm, bảo mật và thận trọng

Giảng dạy lâm sàng là một hình thức giao tiếp giữa các cá nhân gồm hai người

- một giáo viên và một học viên "Quá trình dạy và học là một giao dịch liên quanđến con người: giáo viên, học viên và các nhóm học tập trong một tập hợp các mốiquan hệ năng động Dạy học là một vấn đề quan hệ của con người" Như một "vấn

đề quan hệ," giảng dạy và học tập thành công đòi hỏi các giáo viên hiểu và xâydựng sử dụng bốn yếu tố:

1 Vai trò của giáo viên và kiến thức, thái độ và kỹ năng mà giáo viên mangđến cho các mối quan hệ;

Trang 20

2 Vai trò của người học và những kinh nghiệm và kiến thức mà người họcmang đến cho các mối quan hệ;

3 Các điều kiện hoặc ảnh hưởng bên ngoài mà tăng cường quá trình dạy vàhọc;

4 Các loại tương tác xảy ra giữa giáo viên và học viên

Trong giáo dục điều dưỡng, giảng dạy lâm sàng đóng vai trò quan trọng trongviệc cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ cho sinh viên điều dưỡng về chăm sóc sứckhỏe với từng trường họp bệnh cụ thể Kiến thức lâm sàng, thực hiện thủ thuật trênlâm sàng giúp sinh viên điều dưỡng hình thành kỹ năng chăm sóc sức khỏe chongười bệnh đối với từng trường họp bệnh thực tế

Giảng dạy tại bệnh phòng là phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao kỹ năngthực hành lâm sàng, vì vậy vai trò của người hướng dẫn là đặc biệt quan trọng Giảngdạy lâm sàng tốt đồng nghĩa với việc có người hướng dẫn thực hành chuẩn mực mộtcách trực quan

1.2.4 Giải pháp quản lý

1.2.4.1 Khái niệm giải pháp;

Giải pháp là những định hướng cụ thể để phát huy những mặt mạnh khắcphục nhũng tồn tại, yếu kém, đồng thời đề xuất kiến nghị với các cấp lãnh đạo ừ ongviệc nâng cao chất lượng và hiệu quả Theo Đại từ điển Tiếng Việt, NXBVHTT, HàNội (1999), thì giải pháp có nghĩa là: "Định hướng mục tiêu về cách làm, cách giảiquyết một vấn đề cụ thể" [8, Tr.727]

1.2.4.2 Khái niệm giải pháp quản lý:

Trang 21

1.3 Hoạt động dạy học thực hành lâm sàng

Theo chương trình khung đào tạo Điều dưỡng ban hành theo Quyết định số12/2001/QĐ - BGD &ĐT ngày 26 tháng 4 năm 2001, quy định mục tiêu và nộidung của dạy học thực hành lâm sàng:

1.3.1 Mục tiêu của dạy học thục hành lâm sàng

Mục tiêu của dạy học thực hành lâm sàng nhằm giúp HS nâng cao kiến thức

và kỹ năng, vận dụng được các lý thuyết chuyên môn đã học vào thực tế, hình thành

kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời rèn luyện Y đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phongchuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của một điều dưỡng chuyên nghiệp khi thực hànhnghề Nâng cao kiến thức và kỹ năng của sinh viên điều dưỡng làm cho thực hànhsành sõi hơn một cách hiệu quả thực tế, thúc đay học sinh tăng tính độc lập lâmsàng và chuẩn bị cho học sinh chăm sóc bệnh nhân có kết quả sức khỏe tối ưu

1.3.2 Nội dung của dạy học thực hành lâm sàng

Nội dung dạy học thực hành là hệ thống những phương sách kỹ thuật kèmtheo cách thức thực hiện với chỉ tiêu thực hành, từ nội dung thực hành, thực tậptrong tìmg học kỳ, đến khi hoàn tất chương trình, bao gồm các giá trị tinh thần, đạođức chứ không chỉ rèn luyện tay nghề Tất cả yếu tố đó mới đảm bảo sự phát triểnnhân cách và hình thành kỹ năng nghề ĐD cho HS Luật Giáo dục đã nêu rõ " Nộidung GD nghề nghiệp phải tập trung vào đào tạo năng lực nghề nghiệp, coi trọng

GD đạo đức, rèn luyện SK, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.”

1.3.3 Hình thức, phưoTig pháp dạy học thực hành lâm sàng

Phương thức dạy học thực hành lâm sàng có ảnh hưởng không nhỏ tới sựhình thành kiến thức và kỹ năng lâm sàng cho học sinh Phương pháp (PP) dạy họcthực hành lâm sàng có mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy kiến thức, thái độ và

kỹ năng liên quan trực tiếp đến sự có mặt của bệnh nhân Một trong những nguyêntắc dạy thực hành lâm sàng là bố trí sao cho mọi học viên có thể quan sát tốt Cácphương pháp hay kỹ thuật đảo tạo phù hợp với việc giảng dạy nhũng nội dung đàotạo khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng học sinh thực tập Bao gồm các phươngpháp sau:

Trang 22

- Kỹ năng thao tác bằng các hình thức: trình diễn, mô phỏng, thực tập từngđôi, công tác thực địa có quan sát, công tác thực địa có giám sát, phân công trực.

- Dạy - học kỹ năng ra quyết đỊnh: nghiên cứu trường họp (Case study), vấn

đề xử lý bệnh nhân (patient management problem, PMP), học dựa trên vấn đề (PBL,problem-based learning)

- Dạy - học kỹ năng giao tiếp: giao tiếp với ai? giao tiếp đế làm gì? Vận dụngnhững năng lực gì trong giao tiếp?

- Dạy - học thái độ: Đặt sinh viên vào một tình huống cụ thế Giáo viên làmgirong cho sinh viên Quan sát cán bộ y tế khác Đóng vai

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dạy học thục hành lâm

sàng tại BV.

Trong bài báo cáo “Leaming and teaching in the clinical environment”[BMJ 2003; 326 doi:http://dx.doi.org/10.1136/bmj.326.7389.591 (Published 15March 2003)], John Spencer đã đưa ra vấn đề thường gặp với giảng dạy lâm sàng:

* Đối với người dạy:

- Không muốn làm người hướng dẫn lâm sàng

- Không có thời gian vì gia tăng khối lượng công việc

- Không chắc chắn về năng lực của học sinh

- Không nắm rõ các yêu cầu của khóa học

Trang 23

* Đối với người học:

- Thiếu mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng

- Tập trung vào việc thu hồi thực tế chứ không phải là phát triển các kỹ năng

và thái độ giải quyết vấn đề

- Quan sát thụ động chứ không phải tham gia tích cực của người học

- ít cơ hội đế suy nghĩ và thảo luận

- Sự đồng ý không tìm kiếm từ các bệnh nhân

- Thiếu tôn trọng sự riêng tư và nhân phẩm của bệnh nhân

* Những thách thức của việc giảng dạy lâm sàng:

- Áp lực thời gian

- Cạnh tranh nhu cầu lâm sàng (đặc biệt là khi nhu cầu của bệnh nhân và sinhviên xung đột); hành chính, nghiên cứu

- Thiếu cơ hội thực hành - làm cho kế hoạch học tập khó khăn hơn

- Bệnh nhân ít hơn (thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân quá nặng )

1.4 Nội dung quản lý hoạt động dạv học dạv học thực hành điều dưỡng tại các khoa lâm sàng

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm, quản lý hoạt động dạy học có ý

Trang 24

- Lập kế hoạch chi tiết khóa học thực hành theo nhu cầu thực hành.

- Công bố công khai kế hoạch cho giáo viên và học sinh biết

- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để có sự điều chỉnh kịp thời,hợp lý

1.4.2 Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chuông trình dạy học

Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học là yêu cầu bắtbuộc để đảm bảo kế hoạch dạy học, chất lượng theo đúng mục tiêu Muốn quản lýtốt việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học, các nhà quản lý phảinam vững được CTĐT của từng chuyên ngành, quán triệt cho mọi giáo viên phảituân thủ một cách nghiêm túc, không được tuỳ tiện thay đổi, làm sai lệch nội dung,chương trình

Việc quản lý chương trình dạy học của giáo viên là quản lý việc dạy đúng và

đủ theo quy định của Bộ GĐ&ĐT Muốn làm được điều đó, cấp quản lý phải yêucầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy bộ môn, đảm bảo thời gian cho việc thực hiện

kế hoạch đó (theo năm học, khoá học), thường xuyên theo dõi việc thực hiện

Trang 25

1.4.3 Quản lý hoạt động dạv của giáo viên

Hoạt động dạy là tập hợp những hành động liên tiếp của GV theo một quytrình nhất định Những hành động này nhằm làm cho HS tự giác nắm vững hệ thốngkiến thức, kỹ năng và kỹ xảo và trong quá trình đó phát triển năng lực nhận thức,nắm được các yếu tố của văn hóa lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ

sở của thế giới quan và nhân sinh quan đúng đan

Nội dung quản lý hoạt động dạy của GV là quản lý việc thực hiện chươngtrình dạy học đúng và đủ chương trình theo quy định, về nguyên tắc, chương trình

là pháp lệnh nhà nước do Bộ GD-ĐT ban hành, cấp quản lý phải làm cho GV nắmvững chương trình, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nộidung, chương trình dạy học

+ Yêu cầu của việc quản lý hoạt động dạy của giáo viên:

- GV phải lập kế hoạch dạy học

- Bảo đảm thời gian quy định cho chương trình

- Theo dõi thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của GV

- Hướng dẫn GV soạn bài chuẩn bị lên lóp

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ hướng dẫn thực hành cho từng đối tượnghọc

- Cấp quản lý cần nắm được tình hình của GV thực hiện sự kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập của IIS với những nội dung sau :

• Có lịch kiểm tra hàng tháng và cả học kỳ

• Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm như quy định

Trang 26

giáo viên là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo Trong quản lýhoạt động dạy học, việc bồi dưỡng ĐDT là một yêu cầu, một tiêu chuẩn không thểthiếu được, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững của Trungtâm đào tạo Nội dung quản lý vấn đề này bao gồm:

- Sử dụng đội ngũ ĐDT thông qua việc phân công hợp lý về chuyên môn sẽphát huy được tích cực, chủ động, sáng tạo trong giảng dạy

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐDT là yêu cầu thường xuyên vàliên tục, dần từng bước chuấn hoá đội ngũ ĐDT

+Yêu cầu của cồng tác bồi dưõng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ ĐDT

- Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ ĐDT của BV

- Phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn, khả năng của ĐDT

- Phân công theo nguyện vọng của cá nhân

- Lập quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao, đào tạo lại

- Thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên

- Bồi dưỡng ĐDT thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, hộithảo

- Tạo điều kiện để ĐDT đi học nâng cao trình độ theo tiêu chuẩn

- Cho ĐDT đi học theo nguyện vọng của cá nhân

Trang 27

- Chỉ đạo mở rộng ở tất cả ĐDT có tham gia đào tạo.

- Động viên khuyến khích ĐDT gương mẫu

* Quản lý tô chức công tác nghiên cứu khoa học điều dưỡng

Nghiên cứu khoa học điều dưỡng là một bộ phận của nghiên cứu y học Mụcđích nghiên cúu điều dưỡng nhằm sàng lọc, phát triển và mở rộng kiến thức nghềnghiệp và dựa vào các bằng chúng tin cậy đế cải tiến thực hành điều dưỡng Nghiêncứu điều dưỡng là môn học về các phương pháp quan sát, can thiệp, diễn giải vàtrình bày kết quả một cách khách quan, chính xác và hệ thống [26]

* Vai trò nghiên cứu của điều dưỡng: Nghiên cứu có tầm quan trọng rất lớntrong việc phát triển kiến thức nghề nghiệp và nâng cao chất lượng chăm sóc cụ thểlà:

- Tạo ra kiến thức mới: Nghiên cúu được coi là quá trình truy tìm kiến thức

mới Những kiến thức mới chúng ta có được bằng nhiều cách khác nhau, nghiêncứu khoa học mang lại kiến thức có độ tin cậy để hướng dẫn thực hành cho mọinguời

- Nâng cao chất lượng và sự an toàn của các dịch vụ chăm sóc: thực hành dựa

vào bằng chứng là một nguyên tắc tiếp cận mới đang được áp dụng trong nhiều lĩnhvực nhất là lĩnh vực y học Những dịch vụ chăm sóc và kỹ thuật do người điềudưỡng cung cấp liên quan trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng con người, vì thế kiếnthức và thực hành điều dưỡng phải có cơ sở khoa học vững chắc và chính xác

- Tăng cường gìá trị nghề nghiệp-, theo quan niệm cũ điều dưỡng là một nghề

phụ thuộc, người điều dưỡng thực hành theo y lệnh của bác sỹ Ngày nay trước nhucầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng và áp dụng các thành tựu khoa học mới vào

y học ngày càng nhiều đòi hỏi người điều dưỡng phải nâng cao tính chuyên nghiệp

- Tăng cưòng hiệu quả chi phí trong lĩnh vực chăm sóc: một chương trình y tế

được đánh giá hiệu quả khi nó mang lại nhiều lợi ích mà chỉ sử dụng một lượng

Trang 28

phải nghiên cứu đảnh giá hiệu quả chi phí trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh, đêcác nguồn lực hạn hẹp của B V được sử dụng hiệu quả nhất.

+Yêu cầu của công tác nghiên cứu khoa học điều dưỡng

- Tổ chức đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học điều dưỡng: cho ĐDT

có cơ hội tiếp cận đến những kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu

- Khuyến khích và thúc đẩy ĐDT làm nghiên cứu khoa học

- Thực hiện chiến lược nghiên cứu bằng cách cùng phối họp với các thầythuốc

- Thực hành dựa vào bằng chứng: điều dưỡng được khuyến khích áp dụngnhững kết quả nghiên cứu vào thực hành và đưa ra các bằng chứng cải thiện thựchành điều dưỡng lâm sàng

- Tăng cường phổ biến kết quả nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứunhanh chóng, rộng rãi

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học tại BV và tạo điều kiệncho ĐDT được tham dự các hội thảo, hội nghị khoa học điều dưỡng ở các BV bạn,các tỉnh và cấp quốc gia Đây cũng là giải pháp quan trọng để phổ biến các kết quảnghiên cứu và khuyến khích áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực hành

- Phân công một điều dưỡng có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học phụ tráchcông tác nghiên cứu điều dưỡng, cần lựa chọn một điều dưỡng có trình độ và cónhiệt huyết đế đề xuất kế hoạch nghiên cứu điều dưỡng và triển khai áp dụng cáckết quả nghiên cứu

1.4.5 Quản lý hoạt động học, tự học của học sinh, sinh viên.

Hoạt động học, tự học của trò là hoạt động đồng thời với hoạt động giảngdạy của thầy Quản lý hoạt động của trò là một yêu cầu không thể thiếu được trongquản lý quá trình dạy học nhằm để tạo ra ý thức tốt trong học tập để lĩnh hội kiến

Trang 29

+ Yêu cầu của việc quản lý hoạt động học, tự học của HS - sv

- Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho HS - sv Tổchức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của HS Chấp hành tốt nội qui khoa,phòng, BV

- Quản lý việc học, tự học trên lâm sàng của IIS - s V từ sự quản lý của Khoa,Phòng và giáo viên phụ trách Phân ca trực tại Khoa, Phòng nghiêm túc đúng quiđịnh của BV

- Chỉ đạo ĐDT xây dựng kế hoạch giảng dạy

- Chỉ đạo ĐDT tổ chức kiểm tra thi cử nghiêm túc, đánh giá đúng chất lượng,công bằng Cuối đợt thực hành dựa vào bảng chỉ tiêu lâm sàng tổ chức họp nhóm,lóp có nhận xét cụ thể những việc đã làm được, những việc chưa làm được so vớichỉ tiêu của nhà trường đề ra, lý do vì sao chưa làm được, có kiến nghị để nhàtrường kịp thời điều chỉnh

- Kiếm tra sổ tay lâm sàng của HS, việc chấm bài của ĐDT

- Đánh giá phân tích kết quả học tập của HS theo từng học phần thực tập

- Xây dựng chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường và B V

- Xây dựng nề nếp học tập, tăng cường quản lý tự học, tự đào tạo của HSSV.Mỗi học sinh phải có sổ nhật ký lâm sàng, bảng chỉ tiêu lâm sàng, có số liệu cụ thể,phải có xác nhận của khoa, cuối đợt thực tập nộp cho giáo viên phụ trách

1.4.6 Quản lý việc kiếm tra, đánh giá kết quả dạy học.

Kiếm tra đánh giá là một bộ phận họp thành không thế thiếu trong quá trìnhgiáo dục Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp

Trang 30

đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng caonăng lực sáng tạo trong học tập.

- Đối với học sinh: kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đay quá ừình học tậpphát triển không ngừng Qua kết quả kiểm tra, HS tự đánh giá mức độ đạt được củabản thân, để có phương pháp tự mình ôn tập, củng cố bổ sung nhằm hoàn thiện họcvấn bằng phương pháp tự học với hệ thống thao tác tư duy của chính mình

- Đối với giáo viên: từ kết quả kiểm tra, đánh giá mỗi giáo viên sẽ tự đánh giáquá trình giảng dạy của mình Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiệnmình về trình độ học vấn, về phương pháp giảng dạy và người dạy sẽ điều chỉnhhoạt động dạy

- Đối các cấp quản lý: kiểm tra, đánh giá là biện pháp để đánh giá kết quả đàotạo về cả định lượng và định tính Đó là cơ sở để xây dựng đội ngũ giáo viên, vềvấn đề đối mới nội dung, phương pháp và hình thức tố chức hoạt động dạy học,v.v bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục

Trong thực hành lâm sàng: kiểm tra, đánh giá phải cẩn thận để đảm bảo sinhviên đạt được mục tiêu và thực hành chăm sóc bệnh nhân an toàn Trong đánh giálâm sàng, thách thức sáng tạo xuất phát từ việc xác định nhiều cách sinh viên có thểchứng minh thành tích của họ về mục tiêu, trình độ kiến thức và làm chủ các kỹnăng

+ Yêu cầu của việc quản lý việc kiếm tra, đánh giá kết quà dạy học:

- Kiểm tra, đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học

- Công cụ đảnh giá phải tuân theo chuẩn mực, đảm bảo mức độ chính xácnhất định

- Kiểm tra, đánh giá phải mang tính xác thực và giúp giáo viên có cơ hội phát

Trang 31

Kết luận chuông 1

Điều dưỡng là một nghề thực hành dựa trên các tiêu chuẩn hành nghề để cungcấp dịch vụ chăm sóc an toàn và có chất lượng cho người dân Trong giáo dục điềudưỡng, giảng dạy lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức,

kỹ năng, thái độ cho học sinh điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe với từng trườnghợp bệnh cụ thế Chất lượng dạy học thực hành lâm sàng và công tác quản lý nângcao chất lượng dạy học là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, các nhà giáodục điều dưỡng và nghiên cứu khoa học

Cơ sở lý luận của việc quản lý nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm

sàng của đội ngũ Điều dưỡng trưởng được thể hiện ở Chưong 1 là cơ sở cho việc

triển khai khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng dạy học thực hành tại BV

và đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học sẽ được trình bàytrong các chương sau của luận văn

Trang 32

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THựC HÀNH

ĐIÈU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN THÓNG NHẤT

2.1 Giới thiệu khái quát về BV Thống Nhất và các khoa lâm sàng.

2.1.1 Tên đơn vị:

- Tiếng Việt: BV Thống Nhất

- Tiếng Anh: Thong Nhat Hospital

- Địa điếm trụ sở chính: số 01 Lý Thường Kiệt, phường 07, quận TânBình, Thành phố Hồ Chí Minh

- Số điện thoại : (08) 38 640 339 Fax: (08) 38 656 715

09 Đảng ủy viên, 33 cấp ủy viên chi bộ.164

Bệnh viện Thống nhất là Bệnh viện đa khoa không hoàn chỉnh gồm 10phòng chức năng, 26 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng Tính đến 3/2013 nhânlực của bệnh viện có 1172 cán bộ, viên chức (trong đó biên chế là 829, hợp đồng là

340)

+ Lãnh đạo Bệnh viện:

* Trưởng khoa/ phòng : 39 người

* Phó trưởng khoa/ phòng : 38 người

Trang 33

+ Tổng số Đoàn viên : 314

- Đặc điềm chính của Bệnh viện:

Bệnh viện Thống Nhất là bệnh viện đặc thù vì có đối tượng bệnh nhân đặcbiệt, cơ cấu bệnh tật phức tạp chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh tật, bệnhnhân là những cán bộ trung cao cấp, người có công với cách mạng, Dảng, Nhànước

Đảng bộ Bệnh viện Thống Nhất được công nhận là đảng bộ trong sạch vữngmạnh nhiều năm liền, tổ chức Công Đoàn và tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản HồChí Minh đạt danh hiệu xuất sắc nhiều năm liền Bệnh viện được nhận cờ thi đuacủa Chính phủ, được đón nhận ‘"Huân chương lao động hạng hai”, “Huân chươngđộc lập hạng ba”, vào đầu tháng 11/2005 được Nhà Nước phong tặng danh hiệu

“Đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới”

2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ:

Căn cứ Quyết định số 4437/QD-BYT ngày 01/11/2006 của Bộ Trưởng Bộ Y

tế về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Thống Nhất quyđịnh cơ sở pháp lý, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Bệnh viện như sau:

Trang 34

■ Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, khám, cấp cứu, điều trị và phục hồi sứckhoẻ cho cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước.

■ Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ các đoàn khách quốc tế của Trung ươngĐảng, Nhà nước đến thăm và làm việc tại miền Nam

■ Tham gia công tác y tế phục vụ các đại hội, hội nghị quan trọng củaĐảng, Nhà nước tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực chịu trách nhiệm

■ Là tuyến cuối tiếp nhận khám, chữa bệnh cho cán bộ thuộc diện đượcbảo vệ, chăm sóc sức khoẻ thuộc các tỉnh, thành phố khu vực chịu trách nhiệm

■ Tiếp nhận cấp cứu, khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho nhândân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố khác khi có nhu cầu

■ Khám sức khoẻ cho các đối tượng đi công tác, học tập lao động ởnước ngoài và kết hôn với người nước ngoài

■ Khám, chữa bệnh và khám sức khoẻ cho người nước ngoài

■ Tham gia giám định y khoa theo yêu cầu

■ Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng

■ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế

+ Đào tạo cán bộ:

■ Tham gia đào tạo, bô túc chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực bảo vệ,chăm sóc sức khoẻ cán bộ cho cán bộ y tế thuộc các ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻcán bộ các tỉnh, thành phố được phân công

■ Là cơ sở thực hành của một số Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học

+ Nghiên cứu khoa học:

Trang 35

■ Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triên khai ứng dụngnhững tiến bộ khoa học đê phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ, khám chữabệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo, góp phần phát triển kinh tế xã hộitrong khu vực.

■ Tổ chức Hội nghị khoa học các cấp

■ Tố chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp trongnước và với nước ngoài theo quy định của pháp luật

+ Chỉ đạo tuyến:

■ Tham mưu giúp Bộ Y tế xây dựng mạng lưới và chỉ đạo công tác bảo

vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cho các tỉnh, thành phố khu vực chịu trách nhiệm

■ Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến trước

■ Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn trong khu vực đượcphân công

■ Tham gia hỗ trợ tuyến trước tổ chức triển khai các chương trình, dự

án y tế

+ Họp tác quốc tế:

■ Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinhnghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạocán bộ; xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước vàcác tố chức quốc tế về dịch vụ y tế

■ Hợp tác quốc tế với các Bệnh viện và chuyên gia nước ngoài để traođổi kiến thức chuyên ngành về quản lý Bệnh viện; cử cán bộ, học viên đi học tập,nghiên cứu, công tác ở nước ngoài; nhận giảng viên, học viên là người nước ngoàiđến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Bệnh viện

■ Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực

Trang 36

■ Tham gia phòng chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ.

2.1.5 Thành tích đạt được:

+ về công tác khám và chữa bệnh:

Năm 2004, Bệnh viện Thống Nhất đã được Thủ tướng Chính phủ trao tặng

“Huân chương độc lập hạng IU” Không ngùng quyết tâm xây dựng bệnh viện vữngmạnh, năm 2005 Bệnh viện Thống Nhất được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu

“Đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới” và Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ Tiếptục phấn đấu, năm 2009 và 2012 Bệnh viện Thống Nhất đạt được Cờ thi đua của Bộ

Y tế Ngoài những thành tích nổi bật đó Bệnh viện Thống Nhất còn đạt được nhiềubằng khen, cờ thi đua của các cấp có thẩm quyền khác

Nhũng năm gần đây với những khó khăn chung của nền kinh tế, Bệnh việnThống Nhất cũng gặp không ít khó khăn về kinh tế, nhân lực và bệnh viện đangtrong giai đoạn cải tạo nâng cấp nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động củabệnh viện Mặc dù vậy, Lãnh đạo và toàn thê cán bộ, viên chức bệnh viện vân luônphấn đấu vượt qua mọi khó khăn đề hoàn thành nhiệm vụ Ket quả các chỉ số hoạtđộng chuyên môn trong công tác khám, chữa bệnh tăng đều theo từng năm đặc biệt

so với những năm bệnh viện đạt thành tích nổi bật (Xem bảng 2.1 - phụ lục 1)

Bên cạnh đó, nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại được áp dụng có hiệu quảtrong chấn đoán và điều trị như: mố tim hở, các thủ thuật can thiệp về tim mạch,phẫu thuật động mạch cảnh, động mạch chủ, phẫu thuật nội soi khớp, phẫu thuật nội

Trang 37

thuật chấn đoán, điều trị kỹ thuật cao, nút mạch điều trị K gan, siêu lọc kỹ thuật lọcmáu liên tục, kỹ thuật thay huyết tương, thông khí nhân tạo xâm nhập với tần sốcao, máy cộng hưởng từ 1.5 Tesla với nhiều chuỗi xung đặc biệt.

Cấp cứu điều trị cho nhiều cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Bảo vệ sức khỏeTrung ương được Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương khen thưởng

• Gửi đi đào tạo: 07 tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 8 Thạc sĩ, Bác sĩchuyên khoa cấp I, 38 Cử nhân, 01 Cao cấp chính trị, 09 Quản lý hành chính Nhànước

• Đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao trình độ cho Điều dưỡng, Kỹ thuậtviên trong Bệnh viện gồm 375 lượt người

+ Nghiền cứu khoa học:

- Năm 2012, đang thực hiện 88 đề tài nghiên cúư khoa học cấp cơ sở

- Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cơ sở đã ứng dụng đạt hiệuquả cao

- Duy ừì đều đặn có hiệu quả sinh hoạt khoa học toàn Bệnh viện mỗi thángmột lần

Trang 38

- Tháng 12/2012 Bệnh viện đã tổ chức thành công Hội nghị khoa học Lãokhoa quốc tế với sự tham dự của nhiều Bác sĩ trong và ngoài nước như Singapore,Nhật, Malaysia,

+ Chỉ đạo tuyến:

- Trong năm 2012, Bệnh viện Thống Nhất đã triển khai tốt công tác chỉđạo tuyến và thực hiện Đe án 1816 cụ thể: có 38 lượt cán bộ của bệnh viện thamgia luân phiên dài ngày về 12 đơn vị tuyến dưới với tổng số 38 tháng Đã có 110

kỹ thuật chuyên môn được chuyến giao cho tuyến dưới, với 13.902 bệnh nhânđược khám và điều trị trong đó có 129 trường hợp được phẫu thuật, và có 1.480giờ tập huấn giảng dạy tại cơ sở Ngoài ra Bệnh viện Thống Nhất cũng đã hỗ trợmột số vật tư y tế cho cơ sở tuyến dưới trị giá 33.135.352 đồng Việt Nam

- Thường xuyên hỗ trợ các Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ các tinhmiền Nam kiếm tra, khám và điều trị cho các đối tượng thuộc diện quản lý của cácTỉnh

- Hàng năm Bệnh viện tổ chức nhiều lớp đào tạo hên tục với hàng trăm cán

bộ y tế tuyến dưới cho các Trung tâm y tế quận huyện, Bệnh viện đa khoa, BanBảo vệ chăm sóc sức khỗe cán bộ của 33 tỉnh thành khu vực miền Nam

+ Phòng bệnh:

Công tác chống dịch cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng của Bệnh viện.Trong năm qua, tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, liên tiếp xảy ra 5loại dịch nguy hiểm: cúm A H5N1, sốt xuất huyết, liên cầu lợn, tiêu chảy cấp, viêmnão Nhật Bản Dịch cúm gia cầm đã tái bùng phát trở lại sau một thời gian dài đượckhống chế Bệnh viện luôn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh, các quyđịnh của Bộ Y tế

+ Hợp tác quoc tế:

- Với phương châm tăng cường hợp tác quốc tế trên cơ sở đảm bảo đúngđường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bệnh viện ngày càng đẩy mạnh vàphát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y học Các hoạt động này đã góp phần tăng

Trang 39

cường tính hữu nghị với các nước và tạo điều kiện cho việc học tập, trao đổi kinhnghiệm lẫn nhau trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

- Họp tác với Pháp trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch qua Hội Hồ Điệp,Bệnh viện Metz, Bệnh viện Trường đại học DỊịon

- Hợp tác với Đức về nội và ngoại tim mạch

- Hợp tác với Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Nhật, Ý, Hàn Quốc, Mỹ

+ Ọuản lý kinh tếy tế:

- Quản lý thu, chi, thực hiện theo Nghị định 43, chính sách Bảo hiểm y tế

- Hoàn thiện phần mềm vi tính đê đưa vào sử dụng có hiệu quả và đồng bộ,

đã nối mạng toàn Bệnh viện, đang tiếp tục phát triển và củng cố đổi mới

+ Cơ chế hoạt động của bệnh viện đã được phép “thoáng” hơn: xã hội hóa

y tế, triển khai tự chủ kinh tế - y tế;

+ Cơ sở vật chất xuống cấp, đời sống cán bộ viên chức còn nhiều khó khăn

+ Bệnh viện đang trong thời gian cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tâng

* Nhũng biện pháp trong tô chức thực hiện và nhũng nguyên nhân đạt đuợc thành tích:

- Đảng uỷ, Ban Giám đốc bệnh viện rất coi trọng việc tố chức các phong tràothi đua trong cán bộ, viên chức và coi đó như là một công cụ điều hành hữu hiệu đểthực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ

- Đe triển khai công tác thi đua cụ thể, thiết thực và có hiệu quả cao Bệnhviện Thống Nhất đã xây dựng Quy chế Thi đua, Khen thưởng trong đó xác định cácchỉ tiêu, tiêu chuẩn thi đua làm cơ sở để đánh giá các kết quả đạt được một cáchcông bằng tạo động lực phấn đấu ữong toàn thể cán bộ, viên chức bệnh viện

IIỘi đồng thi đua thường tố chức họp giao ban định kỳ đế đôn đốc, kiểm traviệc thực hiện các phong trào thi đua, đánh giá kết quả thực hiện theo các chỉ tiêu

2.2.1 Số lượng học sinh thực tập:

(Nguồn: Báo cáo tông kết công tác bệnh viện năm 2012)

Trước năm 2007, bệnh viện không tiếp nhận HSSV đến thực tập do đặc thùbệnh viện là cơ sở khám và điều trị cho bệnh nhân là cán bộ trung, cao cấp củaĐảng và Nhà nước Sau khi có nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đấy mạnh xãhội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, bệnh viện đượcphép nhận khám và điều trị cho bệnh nhân là người dân tại TP.HCM và các tỉnh lâncận, vì vậy đê nâng cao trình độ và phát triển tay nghề cho CBVC của bệnh viện,

Trang 40

2 Thực hiện đúng nội dung chương trình thực hành 84 16 0

3 Có kiến thức vững vàng các chuyên khoa của 50 35,3 14,7

5 Có kỹ năng NCKII, tham gia NCKH phục vụ cho 30 55 15

6 Kỹ năng dạy học phù hợp với trình độ HS và kinh 45 35 20

Ban Giám đốc quyết định cho các trường gởi HSSV đến thực tập để thực hiện đượcnhiệm vụ đào tạo huấn luyện theo quy định của Bộ Y tế

Ngày nay, Bệnh viện Thống Nhất là cơ sở thực hành có uy tín, các trường Y

tế gởi IIS đến thực tập ngày càng nhiều, số lượng IIS ngày càng gia tăng làm tăngthêm khối lượng công việc của ĐDT Nguồn lực đặc biệt của ĐDT là thời gian sẽ bịảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nó có thể ảnh hưởng lên mối quan hệ dạy và học

2.2.2 Phân bỗ HS thực tập:

Bệnh viện có 24 khoa lâm sàng và 02 khoa khám bệnh Nhưng khi phân bổ

HS thực tập chúng tôi không thể cho HS thực tập tại những khoa điều trị cho bệnhnhân là cán bộ cao cấp, bệnh nhân điều trị theo yêu cầu, nên chỉ tập trung HS thực

hành ở 18 khoa lâm sàng được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây (xem bảng 2.3 phụ lục 1)

-2.2.3 Dội ngũ ĐDT vói hoạt động dạy học

ĐDT là viên chức chuyên môn kỹ thuật cao nhất của lĩnh vực điều dưỡngthuộc ngành y tế Chịu trách nhiệm trong việc chủ trì, tổ chức, chỉ đạo các kỹ thuậtchăm sóc, chống nhiễm khuẩn, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu và đề xuất các chínhsách phát triển chuyên ngành điều dưỡng trong bệnh viện

Bệnh viện Thống Nhất có 26 Điều dưỡng trưởng của 26 khoa lâm sàng và chỉ

có 18 khoa là cơ sở thực hành cho học sinh điều dưỡng các trường thực tập Trong

đó, có 89,9% số ĐDT tham gia giảng dạy có trình độ đại học và chỉ có 53,3% sốĐDT có chứng nhận sư phạm về phương pháp giảng dạy lâm sàng Thực tế đội ngũĐDT của bệnh viện có những người có thâm niên công tác và thâm niên về quản lýlâu năm song cũng có nhiều người mới được bô nhiệm với chức danh ĐDT, vì vậychưa đồng bộ về nhận thức cũng như chuyên môn Nhưng nhìn chung đội ngũ ĐDT

có phấm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng tương đối vững vàng, nhiệt tình, yêunghề, đoàn kết và có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cũng nhưcông tác khác

ĐDT là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng dạy học thực hành lâm sàng.Bên cạnh đó, ĐDT chiếm vai trò quan trọng trong một khoa phòng vì phải quản lý

công việc hành chính, quản lý chuyên môn của ĐDV và quản lý tài sản, nhân sự củakhoa nên rất bận rộn Vì vậy công tác giảng dạy thực hành lâm sàng cho HS có bịảnh hưởng do không đủ thời gian theo dõi, đánh giá HS Bên cạnh có sự hạn chế vềbồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nên thiếu sự kết hợp của lý thuyết, nghiên cứu vàthực hành Ngoài ra ĐDT chỉ dùng bảng kiểm để đánh giá mà không dựa vào nănglực (do không chắc chan về năng lực của HS) nên không thế hiện được thực hànhchuyên môn thông qua vai trò phối hợp, khả năng ra quyết định và giải quyết vân

đề

2.2.4 Thực trạng hoạt động dạy học của ĐDT

Đe có nguồn thông tin về thực trạng công tác dạy học thực hành lâm sàng tạicác khoa, chúng tôi tiến hành điều tra qua bảng khảo sát Ket quả khảo sát, thu thậpphiếu ý kiến của CBLĐ và ĐDV (70 người) về thực trạng hoạt động dạy học củaĐDT và thu được kết quả như sau (Xem bảng 2.4):

Bảng 2.4: Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học của đội ngũ ĐDT

Ngày đăng: 30/12/2015, 16:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), "Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghịquyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2006-2020, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), "Chiến lược phát triển giáo dục đào tạogiai đoạn 2006-2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
4. Nguyễn Hữu Châu (2008)., Chat lượng GD, những van đề lý luận và thực tiễn, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Châu (2008)., "Chat lượng GD, những van đề lý luận và thựctiễn
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2008
6. Dix G, Hughes s (2005) Teaching students in the classroom and clinical skills environment. Nursing Standard 19, 35, 41-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dix G, Hughes s (2005) "Teaching students in the classroom and clinicalskills environment
7. Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1996
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Vãn kiện Hội nghị BCH TW lần thứ 2 khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vãn kiện Hội nghị BCH TW lần thứ 2khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Vãn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Sự thật - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vãn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật - Hà Nội
Năm: 2006
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứXI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
15. Phạm Minh Hùng - Hoàng Văn Chiến (2000), Gỉáo dục học ỉ, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gỉáo dục học ỉ
Tác giả: Phạm Minh Hùng - Hoàng Văn Chiến
Năm: 2000
16. Phạm Minh Hùng- Hoàng Văn Chiến (2002), Giáo dục học I, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học I
Tác giả: Phạm Minh Hùng- Hoàng Văn Chiến
Năm: 2002
17. Phạm Minh Hạc (2001), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cứa thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cứa thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
18. Vi Nguyệt Hồ và Phạm Đức Mục (2005), “Hiện trạng nguồn nhân lực Điều dưỡng, những thách thức và tương lai của người Điều dưỡng Việt Nam”, Thông tin Điều dưõng so 24 tháng 3, trang 5-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng nguồn nhân lực Điềudưỡng, những thách thức và tương lai của người Điều dưỡng Việt Nam”,"Thông tin Điều dưõng so 24 tháng 3
Tác giả: Vi Nguyệt Hồ và Phạm Đức Mục
Năm: 2005
19. John Spencer (2003)“Leaming and teaching in the clinical environment”[BMJ 2003; 326 doi:http://dx.doi.org/10.1136/bmj.326.7389.591] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Leaming and teaching in the clinical environment
20. Trần Kiểm (2008), Những van đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Kiểm (2008), "Những van đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
21. Trần Kiểm (2004), Khoa học Ouản lý giáo dục - Một so van đề lý luận &thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Kiểm (2004), "Khoa học Ouản lý giáo dục - Một so van đề lý luận &"thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
22. Nguyễn Bích Lưu (2010), “Điều dưỡng với công tác chăm sóc toàn diện tại Việt Nam”, Hội Điều dưỡng Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều dưỡng với công tác chăm sóc toàn diện tạiViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Bích Lưu
Năm: 2010
23. Nguyễn Bích Luu (2006), “Khủng hoảng thiếu Điều dưỡng tại Hoa Kỳ”, Thông tin Điều dưỡng số 31 tháng 12, trang 47 - 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng thiếu Điều dưỡng tại Hoa Kỳ”,"Thông tin Điều dưỡng
Tác giả: Nguyễn Bích Luu
Năm: 2006
25. Lưu Xuân Mới (1999), Kiểm tra thanh tra, đánh giá trong giáo dục, đề cương bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra thanh tra, đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Năm: 1999
26. Phạm Đức Mục (2009), “Vai trò của nghiên cứu điều dưỡng và thực hành dựa vào bằng chứng”, hoidieuduong.organ.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của nghiên cứu điều dưỡng và thực hànhdựa vào bằng chứng”
Tác giả: Phạm Đức Mục
Năm: 2009
29. Pamela F. Cipriano (2006) “Introducing the new voice of nurses”, American Nurse Today Journal, Vol. 1 Num. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introducing the new voice of nurses”,"American Nurse Today Journal

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w