Công tác thiết kế có tầm quan trọng rất lớn thể hiện ý đồ có tính chất quyết định trong chiến lược sản phẩm, chính sách chất lượng của một doanh nghiệp.. Các sản phẩm được thiết kế một c
Trang 1Nội dung công tác quản lý chất lượng trong doanh
nghiệp
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Nội dung công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp
Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế.
Công tác thiết kế có tầm quan trọng rất lớn thể hiện ý đồ có tính chất quyết định trong chiến lược sản phẩm, chính sách chất lượng của một doanh nghiệp Các sản phẩm được thiết kế một cách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng sẽ góp phần rất lớn trong thành quản hoạt động, khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường Công tác thiết kế được hiểu là sự kết hợp giữa nghiên cứu của bộ phận Marketing và triển khai thực hiện của phòng quản lý sản xuất Nó được xem như cầu nối giữa chức năng marketing và chức năng tác nghiệp trong một doanh nghiệp Do đó, công tác thiết kế phụ thuộc rất nhiều vào kết quả, hiệu quả, chất lượng của các hoạt động nghiên cứu thị trường Hoạt động này có ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng tiêu thụ, cạnh tranh của sản phẩm trong tương lai, nó đưa ra những đề xuất cho thiết kế sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu thị trường
Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này:
-Tập hợp và chuyển hoá những nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm thông qua nghiên cưú đề xuất của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp: marketing, tài chính, tác nghiệp, cung ứng nhằm thiết kế sản phẩm Thiết kế là quá trình bảo đảm thực hiện những đặc điểm sản phẩm đã xác định để thoả mãn nhu cầu khách hàng Kết quả của các quá trình này là các bản sơ đồ thiết kế, ích lợi mà người tiêu dùng nhận được từ đặc điểm của sản phẩm
-Đưa ra các phương án khác nhau cho quá trình thiết kế để đáp ứng được nhu cầu thị trường Các đặc điểm sản phẩm có thể lấy từ sản phẩm cũ hay cải tiến cho phù hợp với những đòi hỏi mới, hoặc đưa ra những đặc điểm hoàn toàn mới
Trang 2-Thử nghiệm, kiểm tra các phương án nhằm lựa chọn phương án tối ưu.
-Quyết định những đặc điểm đã lựa chọn Đáp ứng nhu cầu thích hợp với khả năng, bảo đảm tính cạnh tranh, tối ưu hoá chi phí
-Phân tích kinh tế: đánh giá mối quan hệ giữa những lợi ích mà sản phẩm đem lại với chi phí để sản xuất sản phẩm
Những chỉ tiêu cần kiểm tra trong giai đoạn này bao gồm:
-Trình độ chất lượng sản phẩm thiết kế
-Chỉ tiêu tổng hợp về tài liệu thiết kế, công nghệ và chất lượng chế thử
-Hệ số khuyết tật của sản phẩm chế thử và các biện pháp điều chỉnh
-Hệ số chất lượng của chuẩn bị thiết bị, công nghệ sản xuất hàng loạt sau đó
Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
Mục tiêu của giai đoạn này là nhằm đáp ứng đúng chủng loại số lượng, thời gian, địa điểm và các đặc tính kinh tế- kỹ thuật cần thiết của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành thường xuyên, liên tục, tiết kiệm chi phí
-Lựa chọn người cung ứng có khả năng đáp ứng chất lượng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất
-Tạo lập hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ và thường xuyên, cập nhật
-Thoả thuận việc bảo đảm chất lượng thường xuyên nguyên vật liệu cung ứng
-Thoả thuận phương pháp thẩm tra, xác minh
-Thoả thuận phương pháp giao nhận
-Xác định những điều khoản giải quyết khi có tranh cháp xảy ra
Quản lý chất lượng khâu sản xuất.
Mục đích của khâu quản lý quá trình sản xuất không phải là loại bỏ những sản phẩm xấu, kém chất lượng sau quá trình sản xuất, mà phải ngăn chặn những nguyên nhân làm xuất hiện sản phẩm xấu trong quá trình sản xuất Mặt khác, việc ngăn chặn những sản phẩm xấu không chỉ dựa vào bộ phận KCS hoặc xem phương pháp này là công cụ chủ yếu để loại bỏ phế phẩm, thứ phẩm
Trang 3Bởi vậy, phải quản lý ngay từ đầu khâu đầu tiên của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm Trong sản xuất, phải phát hiện ngay những sai sót trong mọi công đoạn càng sớm càng tốt, đặc biệt là những khâu đầu - xử lý nguyên vật liệu, tạo hình sản phẩm, gia công chế biến Ngoài ra cần có nhận thức đúng đắn việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như quản lý quá trình sản xuất, không chỉ là trách nhiệm của nhà quản lý,
mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong doanh nghiệp Tất cả thành viên từ lãnh đạo đến công nhân, cán bộ phòng ban đều phải tham gia vào quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, trong đó khâu quản lý quá trình sản xuất là giai đoạn quan trọng quyết định
sự hình thành các đặc tính, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm Mục đích của quản lý quá trình sản xuất
-Đảm bảo chất lượng sản phẩm được hình thành ở mức cao nhất (theo yêu cầu thiết kế), thoả mãn yêu cầu thị trường ở mức độ thích hợp nhất
-Đảm bảo chi phí sản xuất ở mức thấp nhất
-Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất (số lượng, chất lượng) đúng thời gian quy định
-Đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông, giảm tối đa sự biến đổi
về chất lượng
Để thực hiện các mục tiêu trên đây, các công việc cần thực hiện trong quá trình quản lý
-Cung ứng vật tư nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian, địa điểm
-Tổ chức lao động hợp lý, để các thành viên là người sáng tạo ra chất lượng, tự mình kiểm tra và khắc phục kịp thời mọi sai sót
-Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, thao tác thực hiện các công việc
-Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bán thành phẩm sau từng công đoạn, để khắc phục sai sót và khắc phục, loại bỏ các nguyên nhân
-Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh
-Kiểm tra, hiệu chỉnh thường kỳ các dụng cụ kiểm tra, đo lường chất lượng
-Kiểm tra thường xuyên kỹ thuật công nghệ để có kế hoạch bảo dưỡng kịp thời
Những chỉ tiêu chất lượng cần xem xét đánh giá trong giai đoạn này
-Thông số kỹ thuật của các chi tiết bộ phận, bán thành phẩm và thành phẩm
Trang 4-Các chỉ tiêu về tình hình thực hiện kỷ luật công nghệ, kỷ luật lao động trong các bộ phận cả hành chính và sản xuất
-Các chỉ tiêu về chất lượng quản trị của cán bộ quản lý
-Các chỉ tiêu về tổn thất, thiệt hại do sai lầm, vi phạm kỷ luật lao động, quy trình công nghệ
Quản lý chất lượng trong và sau khi bán.
Mục tiêu của quản lý chất lượng trong giai đoạn này, nhằm đảm bảo thoả mãn khách hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất, nhờ đó tăng được uy tính và danh tiếng của doanh nghiệp Không chỉ có thế, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng muốn tiêu thụ được sản phẩm và lôi cuốn ngày càng nhiều khách hàng thì cần phải phát triển những hoạt động dịch vụ sau khi bán hàng Đồng thời đây còn là lĩnh vực hấp dẫn nhất hiện nay, đem lại phần lớn nguồn thu của không ít doanh nghiệp Vì vậy, những năm gần đây công tác bảo đảm chất lượng trong và sau khi bán hàng được các doanh nghiệp rất chú ý và mở rộng phạm vi
Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị chất lượng trong giai đoạn này là:-Tạo được danh mục các sản phẩm hợp lý
-Tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ thuận lợi, nhanh chóng kịp thời
-Thuyết minh, hướng dẫn đầy đủ các thuộc tính sử dụng, điều kiện sử dụng, quy trình, quy phạm sử dụng sản phẩm
-Dự kiến lượng, chủng loại phụ tùng thay thế cần phải đáp ứng nhu cầu khi sử dụng sản phẩm
-Nghiên cứu đề xuất những phương án bao gói, vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ hợp lý, nhằm tăng năng suất,hạ giá thành
-Tổ chức bảo hành, dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng