1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong thi công công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng bắc ninh

90 114 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Trong giai đoạn thi công XDCT: có các hoạt động QLCL và tự giám sát của nhà thầuthi công xây dựng; giám sát thi công XDCT và công tác nghiệm thu của CĐT; giámsát tác giả của nhà thầu thi

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Họ và tên học viên: Cáp Trọng Toán

Lớp: 23QLXD12

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Tên đề tài nghiên cứu luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong thi công công trình thủy lợi tại Công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh”

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi là do tôi làm Những kết quả nghiên cứu làtrung thực.Trong quá trình làm tôi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳngđịnh thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài Các tài liệu trích dẫn rõ nguồn gốc và cáctài liệu tham khảo được thống kê chi tiết Tôi không sao chép từ bất kỳ nguồn thôngtin nào, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2017

Học viên

Cáp Trọng Toán

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫntận tình của PGS.TS Nguyễn Hữu Huế cùng những ý kiến về chuyên môn quý báu củacác giảng viên trong khoa Công trình, bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng trườngĐại học Thủy lợi

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đại học Thủy lợi đã tậntình giảng dạy tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường Xin cảm ơn gia đình đã

là nguồn động lực tinh thần to lớn đối với tác giả Xin cảm ơn bạn bè, anh em đồngnghiệp cùng cơ quan đã cung cấp số liệu, giúp đỡ tác giả có đầy đủ số liệu để hoànthành luận văn

Do trình độ, kinh nghiệm, năng lực cũng như thời gian còn hạn chế nên Luận văn khótránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp củaquý độc giả

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2017

Học viên

Cáp Trọng Toán

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 4

1.1 Chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 4

1.1.1 Quan niệm về chất lượng 4

1.1.2 Quan niệm về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 5

1.2 Yêu cầu về chất lượng và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng .10

1.2.1 Yêu cầu về chất lượng trong thi công công trình xây dựng .10

1.2.2 Yêu cầu về kiểm soát chất lượng công trình xây dựng .14

1.3 Một số sự cố về chất lượng công trình xây dựng .16

1.3.1 Sự cố công trình 16

1.3.2 Một số sự cố liên quan đến công tác QLCL 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 21

2.1 Hệ thống văn bản pháp quy về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.21 2.1.1 Văn bản pháp luật 21

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn 27

Trang 4

2.2 Đặc điểm kỹ thuật của các công trình thủy lợi và yêu cầu chất lượng trong thicông các công trình thủy lợi .28

Trang 5

2.2.1 Đặc điểm kỹ thuật của các công trình thủy lợi 28

2.2.2 Chất lượng trong thi công các công trình thủy lợi .29

2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình thủy lợi .30

2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng 30

2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng thủy lợi 35

2.4 Các mô hình quản lý chất lượng thường gặp .42

2.4.1 Quản lý công tác kiểm tra chất lượng chi tiết, bộ phận thi công .42

2.4.2 Quản lý công tác kiểm soát chất lượng .43

2.4.3 Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 .43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH 45

3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh .45

3.1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ .45

3.1.2 Một số công trình thủy lợi do Công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh thực hiện .55

3.2 Phân tích công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công công trình thủy lợi tại Công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh .56

3.2.1 Thực trạng về cơ cấu tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng thi công tại công trường của công ty CPXD Bắc Ninh .56

3.2.2 Thực trạng về quy trình quản lý chất lượng trong thi công tại công ty CPXD Bắc Ninh .59

3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công công trình thủy lợi tại Công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh .64

3.3.1 Đề xuất giải pháp về cơ cấu tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng thi công tại công ty CPXD Bắc Ninh .64

3.3.2 Đề xuất giải pháp về quy trình quản lý chất lượng trong thi công tại công ty CPXD Bắc Ninh .67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 78

Trang 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

KẾT LUẬN 79

KIẾN NGHỊ 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh 45

Sơ đồ 3.2: Bộ máy tổ chức ban chỉ huy công trường tại công ty CPXD Bắc Ninh 57

Sơ đồ 3.3: Đề xuất bộ máy tổ chức BCH công trường của công ty CPXD Bắc Ninh 65

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Các thiết bị thi công chính trên công trường 60

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sự cố vỡ đập Z20 17Hình 1.2 Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 18Hình 1.3 Sự cố sạt lở mái kè đê sông Mã 19

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ATLĐ: An toàn lao động

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, xây dựng cơ bản được chú trọng và đầu

tư Trong sự hoàn thiện của các công trình thì vấn đề chất lượng trong thi công xâydựng đóng vai trò quan trọng nhất

Quản lý chất lượng trong thi công không những là đảm bảo an toàn trong lao động,hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng bảo đảm sựphát triển của mỗi quốc gia Chính vì vậy quản lý chất lượng xây dựng công trình đượcđặt lên hàng đầu

Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Hồng vànằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Bắc Ninh tiếp giáp với trung du Bắc bộ tạitỉnh Bắc Giang Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 Km về phía ĐôngBắc, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phíaĐông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên Ngoài ra,Bắc Ninh còn nằm trên hai hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai – Hà Nội – HảiPhòng – Quảng Ninh và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ mạng lưới sông khá cao, trungbình 1,0-1,2 Km/Km2, có ba hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu

và sông Thái Bình Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước, BắcNinh cũng đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có nhiều khu côngnghiệp, khu chế xuất được thành lập nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp; cùng với sựbiến đổi khí hậu của toàn cầu, với sự lên xuống thất thường của mực nước sông, bãolụt, hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân; Hơn nữa, các công trìnhsau khi đưa vào vận hành khai thác đã bị hư hỏng, xuống cấp Chính vì thế mà hệthống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, thoát nước, giảm thiểu ảnh hưởng của mùamưa lũ đặc biệt được UBND tỉnh quan tâm trong nhiều năm nay

Công ty CP xây dựng Bắc Ninh được thành lập và hoạt động theo giấy phép kinhdoanh do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 2300108181 đăng ký lần đầu ngày 03 tháng 02 năm 2005 và được đăng kýthay đổi lần 2, ngày 28 tháng 06 năm 2010 Công ty CP xây dựng Bắc Ninh hoạt động

Trang 11

trong các lĩnh vực xây lắp công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng và côngnghiệp Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu công trình thủy lợi, thủy lợi, xây dựng,điện Xây lắp các công trình cấp thoát nước, xây dựng cảng sông, cảng biển Dịch vụ

tư vấn đầu tư xây dựng nhà ở; môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất v v

Công ty CP xây dựng Bắc Ninh có tất cả 14 đội thi công và Phòng tổ chức hành chính,phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tài chính kế toán, có gần 100 cán bộ nhân viên tất cả

Ở tỉnh Bắc Ninh, công trình thủy lợi là công trình thuộc nhóm xây dựng cơ bản tạotiền đề phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội Vốn đầu tư cho xây dựng công trình thủylợi chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn ngân sách chi cho xây dựng cơ bản hàngnăm Các công trình thủy lợi hàng năm đều được cải tạo, sửa chữa nâng cấp để đảmbảo chất lượng, an toàn và phục vụ tốt cho người và máy móc, gia súc tham gia sảnxuất nông nghiệp

Bên cạnh những lợi ích mang lại cũng là các nguy cơ tiềm ẩn ở các công trình thủy lợi.Thiệt hại sẽ là rất lớn nếu như một công trình thủy lợi vừa được thi công xong nhưngkhông đảm bảo chất lượng như bị hư hỏng, sụt, lún nền móng, nứt, thấm vv gây thiệthại nặng lề về kinh tế và sự mất an toàn trong sản xuất nông nghiệp mà nguyên nhânchính là do quy trình quản lý chất lượng thi công của những công trình này đã khôngđược quan tâm đúng mức Bởi vậy, song song với sự phát triển của hệ thống thủy lợicần phải nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công công trình

Hiện nay ở tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng nhưng docông tác quản lý chất lượng còn yếu kém vì vậy mà công trình không đạt chất lượngsau khi đưa vào sử dụng được thời gian ngắn đã bị hư hỏng nặng làm ảnh hưởng đếnnền kinh tế, tính mạng của con người của đất nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói

riêng Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài ‘‘ Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong thi công công trình thủy lợi tại Công ty CP xây dựng Bắc Ninh ’’

Trang 12

Phương pháp thu thập tài liêu và nghiên cứu lý thuyết: Thu thập tài liệu, nghiên cứu về

mô hình quản lý chất lượng;

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đánh giá mô hình quản lý chất lượng thi công tạiCông ty CP xây dựng Bắc Ninh;

Phương pháp tổng hợp dữ liệu nghiên cứu: Tổng hợp nghiên cứu đánh giá mô hìnhquản lý Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng trong thi công

4 Kết quả dự kiến đạt được:

- Đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng trong thi công công trình thủy lợi củaCông ty CP xây dựng Bắc Ninh

- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học về công tác quản lý chấtlượng thi công công trình thủy lợi mà Công ty CP xây dựng Bắc Ninh đã và đang thựchiện Vận dụng kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý chấtlượng thi công công trình thủy lợi

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1.1 Chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

1.1.1 Quan niệm về chất lượng.

1.1.1.1 Công trình xây dựng.

Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết

bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với nền đất, bao gồm phần trên và dướimặt đất, phần trên và dưới mặt nước và được xây dựng theo thiết kế Công trình xâydựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giaothông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác [2]

1.1.1.2 Chất lượng công trình xây dựng.

Theo quan niệm hiện đại, chất lượng công trình (CLCT) xây dựng, xét từ góc độ bảnthân công trình sản phẩm, CLCT xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như:công năng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tính thẩm mỹ, an toàn trongkhai thác sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian phục vụ của công trình

Theo cách nhìn rộng hơn, CLCT xây dựng được hiểu không chỉ từ góc độ bản thâncông trình sản phẩm và người hưởng thụ công trình sản phẩm mà bao gồm cả quá trìnhhình thành công trình sản phẩm cùng với các vấn đề liên quan khác Một số vấn đề cơbản liên quan đến CLCT xây dựng là:

- CLCT xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựngcông trình (XDCT), từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát thiết kế, thi công chođến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ.CLCT xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án ĐTXDcông trình, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế

- CLCT tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện,chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, các bộ phận, hạng mục công trình

Trang 14

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm địnhnguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị đưa vào công trình mà còn ở quá trình hìnhthành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũcông nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng (HĐXD).

- Chất lượng luôn gắn với vấn đề an toàn công trình An toàn không chỉ là trong khâukhai thác sử dụng mà phải đảm bảo an toàn trong giai đoạn thi công xây dựng đối vớibản thân công trình, với đội ngũ công nhân kỹ sư cùng các thiết bị xây dựng và khuvực công trình

Tính thời gian trong xây dựng không chỉ thể hiện ở thời hạn hoàn thành toàn bộ côngtrình để đưa vào khai thác sử dụng mà còn thể hiện ở việc đáp ứng theo tiến độ quyđịnh đối với từng hạng mục công trình

- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư (CĐT)phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho cho các nhà đầu tư thựchiện các hoạt động dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế, thi công xâydựng

Ngoài ra, CLXDCT xây dựng cần chú ý vấn đề môi trường không chỉ từ góc độ tácđộng của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả tác động theo chiều ngược lại của cácyếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án

Tóm lại: CLCT xây dựng là đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong những điều kiện nhấtđịnh Nó thể hiện sự phù hợp về quy hoạch, đạt được độ tin cậy trong khâu thiết kế, thicông, vận hành theo tiêu chuẩn quy định, có tính xã hội, thẩm mỹ và hiệu quả đầu tưcao, thể hiện tính đồng bộ trong công trình, thời gian xây dựng đúng tiến độ

1.1.2 Quan niệm về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Công tác quản lý CLCT xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu cầu,quy định và thực hiện các yêu cầu, quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soát chấtlượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng Hoạt động quản lý CLCT xây dựngchủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của CĐT và các chủ thể khác

Trang 15

Nói cách khác: Quản lý CLCT xây dựng là tập hợp các hoạt động của cơ quan, đơn vị

có chức năng quản lý thông qua kiểm tra, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượngtrong các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng và đưa vàokhai thác sử dụng.[2]

Quản lý chất lượng công trình xây dựng còn là hoạt động quản lý của các chủ thể thamgia hoạt động xây dựng theo quy định của luật xây dựng, nghị định, thông tư hướngdẫn và các luật liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng côngtrình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và antoàn công trình

Hoạt động xây dựng bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án ĐTXD công trình,khảo sát xây dựng, thiết kế XDCT, thi công XDCT, giám sát thi công XDCT, quản lý

dự án đầu tư XDCT, lựa chọn nhà thầu trong HĐXD và các hoạt động khác có liênquan đến XDCT

Quản lý CLCT xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trìnhhình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, các nhà thầu, các tổ chức và

cá nhân liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảotrì, khai thác và sử dụng công trình.[2]

Nếu xem xét ở một khía cạnh hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng, thì

chủ yếu là công tác giám sát của CĐT và các chủ thể khác Có thể gọi chung công tácgiám sát là giám sát xây dựng Nội dung công tác giám sát và tự giám sát của các chủthể có thể thay đổi tuỳ theo nội dung của HĐXD Có thể tóm tắt nội dung hoạt độngcủa các chủ thể giám sát trong các giai đoạn của dự án xây dựng công trình như sau:Trong giai đoạn khảo sát: ngoài sự giám sát của CĐT, nhà thầu khảo sát xây dựng phải

có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát;

Trong giai đoạn thiết kế: nhà thầu tư vấn thiết kế tự giám sát sản phẩm thiết kế theocác quy định và chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng thiết kếXDCT CĐT nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kếgiao cho nhà thầu;

Trang 16

Trong giai đoạn thi công XDCT: có các hoạt động QLCL và tự giám sát của nhà thầuthi công xây dựng; giám sát thi công XDCT và công tác nghiệm thu của CĐT; giámsát tác giả của nhà thầu thiết kế XDCT và ở một số dự án có sự tham gia giám sát củacộng đồng;

Trong giai đoạn bảo hành công trình CĐT, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng côngtrình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng CTXD, phát hiện hư hỏng để yêu cầu sửachữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục sửa chữa đó;

Bên cạnh sự giám sát, tự giám sát của các chủ thể, quá trình triển khai XDCT còn có

sự tham gia giám sát của nhân dân, của các cơ quan QLNN về CLCT được xây dựng.Tất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất lượng của côngtrình xây dựng Kết quả của hoạt động giám sát được thể hiện thông qua hồ sơ QLCL,bao gồm các văn bản phê duyệt, biên bản nghiệm thu và bản vẽ hoàn công, nhật kýgiám sát của CĐT, nhật ký thi công của nhà thầu, các thông báo, công văn trao đổi,văn bản thống nhất, Việc thực hiện các hoạt động giám sát chất lượng, lập và lưu trữ

hồ sơ QLCL được gọi chung là công tác QLCL công trình xây dựng

Quản lý CLCT xây dựng là một vấn đề sống còn được Nhà nước và cộng đồng hết sứcquan tâm Nếu công tác quản lý CLCT xây dựng thực hiện tốt sẽ không xảy ra sự cố,tuổi thọ công trình đáp ứng thời gian quy định trong hồ sơ thiết kế, phát huy hiệu quả

dự án, đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ theo quyết định phê duyệt Do vậy, việc nâng caocông tác quản lý CLCT xây dựng không chỉ là nâng cao CLCT mà còn góp phần chủđộng phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng

Theo thực tế, ở đâu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Nhà nước về quản lýCLCT thì ở đó CLCT tốt và hạn chế được tiêu cực trong xây dựng CTXD khác vớisản phẩm hàng hoá thông thường khác vì CTXD có phạm vi ảnh hưởng tương đốirộng, được thực hiện trong một thời gian dài, do nhiều người tham gia, gồm nhiều vậtliệu tạo nên thường xuyên chịu tác động bất lợi của thời tiết và điều kiện tự nhiên.Cũng vì đặc điểm đó, việc nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng là rất cần thiết,bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn về người và của, tác động xấu đếnmôi trường vùng hưởng lợi, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả

Trang 17

Nâng cao công tác quản lý CLCT xây dựng là góp phần nâng cao chất lượng sống chocon người Mỗi công trình được xây dựng có CLCT bảo đảm, tránh được xảy ra những

sự cố đáng tiếc thì sẽ tiết kiệm được đáng kể cho ngân sách quốc gia Số tiền đó sẽđược dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao đờisống nhân dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo

1.1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng công trình

Chất lượng công trình xây dựng là vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động trực tiếpđến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững Đặc biệt ởnước ta vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân chiếm tỷ trọngrất lớn trong thu nhập quốc dân, cả nước là một công trình xây dựng Vì vậy để tăngcường quản lý dự án, chất lượng công trình xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước ởTrung ương và địa phương đã:

- Ban hành các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Thông tư, các tiêu chuẩn, quyphạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện quản lýchất lượng công trình xây dựng Cụ thể trong thời điểm hiện tại, các nguyên tắc chungtrong hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng đều tuân theo nghị định 46.Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của nghị định này

và pháp luật có liên quan từ khâu chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sửdụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị và các công trình lâncận

- Đề ra các chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị hiện đại, sản xuất vậtliệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán bộ,công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nóichung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng

- Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên lo về chất lượng tại cácHội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòng giám định

Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001

-2000, tuyên dương các đơn vị đăng ký và đạt công trình huy chương vàng chất lượngcao của ngành, công trình chất lượng tiêu biểu của liên ngành

Trang 18

Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện phápquản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để tổ chức quản lý chất lượng công trình xâydựng Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý, cácnhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, xây lắp) thực hiện đầy đủ các chức năngcủa mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý, quy phạm nghiệm thucông trình xây dựng.

Ở giai đoạn thi công xây dựng, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình,trong đó có nhân tố chủ quan như năng lực quản lý (của Chính quyền, của Chủ đầu tư),năng lực của Tư vấn, Nhà thầu tham gia xây dựng Đồng thời có nhân tố khách quannhư các trường hợp sự cố bất khả kháng, rủi ro Cụ thể là:

- Điều kiện khởi công xây dựng công trình

Điều kiện khởi công xây dựng công trình là: có giấy phép xây dựng, có mặt bằng xâydựng, có bản vẽ thiết kế được phê duyệt, có hợp đồng xây dựng, có đủ nguồn vốn; cóbiện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường Trong khi đó trình tự thủ tục cấp phép và quytrình bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đếnđiều kiện khởi công của dự án

- Điều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình

Điều kiện năng lực của nhà thầu là: có đăng ký kinh doanh, có đủ năng lực hoạt độngtương ứng, chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề phù hợp, có thiết bị thicông đáp ứng yêu cầu Hiện nay, không ít nhà thầu thi công năng lực kém, thi công đangành, chỉ huy trưởng thiếu kinh nghiệm, máy móc thiết bị cũ lạc hậu, lao động taynghề cao không đáp ứng yêu cầu như trong hồ sơ dự thầu, quá trình thi công ảnhhưởng đến chất lượng công trình

- Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án

Điều kiện năng lực của ban quản lý dự án là: năng lực giám đốc ban, năng lực của bộmáy ban quản lý được quy định rõ ràng Hiện nay, có rất nhiều Ban quản lý dự ánđược thành lập, trong khi công việc quản lý dự án thường phức tạp, phân tán, dàn trải,

Trang 19

nhân lực quản lý dự án chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến quá trình quản lý dự ánthường chưa đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đề ra.

- Sự tham gia của giám sát cộng đồng

Sự tham gia của giám sát cộng đồng trong việc đảm bảo an toàn công trình, phòngchống cháy nổ, an toàn vệ sinh môi trường còn hạn chế Sau khi khởi công công trìnhNhà thầu triển khai thi công môi trường ảnh hưởng đến người dân trong khu vực như:tiếng ồn; khói, bụi ô nhiễm, vệ sinh; an toàn an ninh; an toàn lao động; an toàn giaothông nhưng nhiều người dân và chính quyền địa phương không lên tiếng, sợ “đụngchạm” quyền lợi, trách nhiệm

1.1.2.2 Quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham giavào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu, các

tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng,bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng Trong giai đoạn thi côngxây dựng công trình có các hoạt động quản lý chất lượng và tự giám sát của nhà thầuthi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trìnhxây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

1.2 Yêu cầu về chất lượng và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng.

1.2.1 Yêu cầu về chất lượng trong thi công công trình xây dựng.

Nhà thầu tổ chức thi công dựa vào sự sắp xếp của thiết kế tổ chức thi công, tổng tiến

độ Các đơn vị liên quan phối hợp giám sát tốt quá trình thi công, đảm bảo cho việcthực hiện mục tiêu chất lượng, tiến độ, giá thành, an toàn, tiết kiệm, môi trường Quản

lý tốt hiện trường thi công, thực hiện thi công văn minh, thực hiện nghiêm chỉnh hợpđồng thầu thi công Theo đó nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm: [2]

- Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới côngtrình

- Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chấtlượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu Hệ thống

Trang 20

quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, trong

đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tácquản lý chất lượng công trình của nhà thầu

- Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:

+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông

số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;

+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được

sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biệnpháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;

+ Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi côngxây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạngmục công trình, công trình xây dựng;

+ Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng

- Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy địnhcủa pháp luật có liên quan,

- Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vậtliệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều

24 Nghị đ ị nh 46 / 2015 / NĐ-CP và quy định của hợp đồng xây dựng [2]

- Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng,thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quyđịnh của hợp đồng xây dựng

- Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xâydựng công trình Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết

kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công Tựkiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợpđồng xây dựng Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lậptheo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường

Trang 21

- Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xâydựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trườnghợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

- Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xâydựng (nếu có)

- Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế Thực hiện thí nghiệm,kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghịnghiệm thu

- Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định

- Lập bản vẽ hoàn công theo quy định

- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệmthu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoànthành hạng mục công trình, công trình xây dựng

- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinhmôi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu độtxuất của chủ đầu tư

- Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác củamình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trườnghợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác

Bên cạnh đó nhà thầu cần nắm rõ được quyền hạn và trách nhiệm của Chủ đầu tư vàcác bên tham gia quản lý chất lượng công trình để có thể phối kết hợp giữa các bênnhằm hoàn thiện công tác quản lý của mình Tránh gây ra sự chồng chéo về nhiệm vụ,phạm vi quản lý, gây sai sót, mất thời gian trong thi công của nhà thầu

- Chủ đầu tư có các quyền sau:

+ Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xâydựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;

Trang 22

+ Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng, giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

+ Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quyđịnh của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;

+ Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phụchậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môitrường;

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật

- Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

+ Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;

+ Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng;

+ Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;

+ Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;

+ Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;

+ Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;

+ Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng;

+ Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

Trang 23

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.2.2 Yêu cầu về kiểm soát chất lượng công trình xây dựng.

Để quản lý tốt chất lượng công trình xây dựng ngoài áp dụng đúng và tuân thủ đầy đủtheo các quy định, văn bản quy phạm luật, nghị định, thông tư của chính phủ và các bộban hành ra còn phải nắm rõ các chính sách nhà nước quy định trong công tác quản lýxây dựng để thực hiện tốt công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Quản lý tốt dự án trong từng giai đoạn đầu tư với từng bên tham gia là công việc chính

để kiểm soát và quản lý tốt chất lượng công trình xây dựng cho toàn dự án

Công tác quản lý CLXDCT có vai trò to lớn đối với nhà nước, CĐT, nhà thầu và cácdoanh nghiệp xây dựng nói chung, cụ thể như:

- Đối với Nhà nước: Công tác QLCL tại các CTXD được đảm bảo sẽ tạo được sự ổnđịnh trong xã hội, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước thamgia vào lĩnh vực xây dựng, hạn chế được những rủi ro, thiệt hại cho những người sửdụng công trình xây dựng nói riêng và cộng đồng nói chung

- Đối với chủ đầu tư: Đảm bảo và nâng cao CLCT sẽ thoả mãn được các yêu cầu củaCĐT, tiết kiệm được vốn cho Nhà nước hay nhà đầu tư và góp phần nâng cao chấtlượng cuộc sống xã hội Ngoài ra, đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng

hộ của các tổ chức xã hội và người hưởng lợi đối với CĐT, góp phần phát triển mốiquan hệ hợp tác lâu dài

- Đối với nhà thầu: Tuân thủ các điều kiện theo trình tự pháp lí như điều kiện về nănglực, điều kiện khởi công và chấp thuận sự giám sát của cộng đồng Có giấy phép xâydựng, có mặt bằng xây dựng, có bản vẽ thiết kế được phê duyệt, có hợp đồng xâydựng, có đủ nguồn vốn; có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường Trình tự thủ tục cấpphép và quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư phức tạp, kéo dài gâyảnh hưởng đến điều kiện khởi công của dự án và những sự cố dễ phát sinh trong quátrình thi công do vấn đề bồi thường chưa rõ ràng, thỏa đáng Chính vì vậy mà vấn đềnày cần tuyệt đối tuân thủ quy định, trình tự, không gây ảnh hưởng đến quyền lợi haychế độ hưởng quyền lợi không thỏa đáng cho bất cứ ai Đó chính là góp phần cho tiến

Trang 24

độ thi công CTXD được đảm bảo, giảm tối thiểu ảnh hưởng của yếu tố khách quan Cóđăng ký kinh doanh, có đủ năng lực hoạt động tương ứng, chỉ huy trưởng công trường

có năng lực hành nghề phù hợp, có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu Hiện nay, không

ít nhà thầu thi công năng lực kém, thi công đa ngành, chỉ huy trưởng thiếu kinhnghiệm, máy móc thiết bị cũ lạc hậu, lao động tay nghề cao không đáp ứng yêu cầunhư trong hồ sơ dự thầu, quá trình thi công ảnh hưởng đến chất lượng công trình

Sự tham gia của giám sát cộng đồng: Sự tham gia của giám sát cộng đồng trong việcđảm bảo an toàn công trình, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh môi trường là rấtcần thiết nhưng trên thực tế còn rất hạn chế Sau khi khởi công công trình Nhà thầutriển khai thi công môi trường ảnh hưởng đến người dân trong khu vực như: tiếng ồn;khói, bụi ô nhiễm, vệ sinh; an toàn an ninh; an toàn lao động; an toàn giao thông nhưng nhiều người dân và chính quyền địa phương không lên tiếng, sợ “đụng chạm”quyền lợi, trách nhiệm Đó là do nhà thầu còn chưa hợp tác với giám sát cộng đồngkhiến cho bộ phận này chưa hợp tác được với nhà thầu để góp phần hoàn thiện côngtác quản lý chất lượng thi công CTXD

Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng CTXD sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công,máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động Nâng cao CLXDCT có ý nghĩa quan trọngtới nâng cao đời sống người lao động, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa họccông nghệ đối với nhà thầu CLCT xây dựng gắn với an toàn của thiết bị và nhân côngnhà thầu trong quá trình xây dựng Ngoài ra, CLCT đảm bảo cho việc duy trì và nângcao thương hiệu cũng như phát triển bền vững của nhà thầu

Quản lý CLCT xây dựng là một vấn đề sống còn được Nhà nước và cộng đồng hết sứcquan tâm Nếu công tác quản lý CLCT xây dựng thực hiện tốt sẽ giảm tới tối thiểunhững sự cố không mong muốn thậm chí không xảy ra sự cố, tuổi thọ công trình đápứng thời gian quy định trong hồ sơ thiết kế, phát huy hiệu quả dự án, đáp ứng đầy đủnhiệm vụ theo quyết định phê duyệt, mục tiêu đề ra trước đó Do vậy, việc nâng caocông tác quản lý CLXDCT không chỉ là nâng cao CLCT mà còn góp phần chủ độngphòng chống tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng

Trang 25

Theo thực tế, ở đâu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Nhà nước về quản lýCLCT thì ở đó CLCT tốt và hạn chế được tiêu cực trong xây dựng CTXD khác vớisản phẩm hàng hoá thông thường khác vì CTXD có phạm vi ảnh hưởng tương đốirộng, được thực hiện trong một thời gian dài, do nhiều người tham gia, gồm nhiều vậtliệu tạo nên thường xuyên chịu tác động bất lợi của thời tiết và điều kiện tự nhiên.Hoàn thiện công tác quản lý CLXDCT là góp phần nâng cao chất lượng sống cho conngười Mỗi công trình được xây dựng có CLCT bảo đảm, tránh được xảy ra những sự

cố đáng tiếc thì sẽ tiết kiệm được đáng kể cho ngân sách quốc gia Số tiền đó sẽ đượcdùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao đời sốngnhân dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo

1.3 Một số sự cố về chất lượng công trình xây dựng.

- Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên

- Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên hoặc hư hỏng có nguy cơ gâysập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên;

• Sự cố cấp II bao gồm:

- Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người;

- Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III hoặc hư hỏng có nguy cơ gâysập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II và cấp III

Trang 26

• Sự cố cấp III bao gồm:

Các sự cố còn loại ngoài các sự cố công trình xây dựng quy định theo Nghị định 46 [3]

1.3.2 Một số sự cố liên quan đến công tác QLCL.

• Sự cố vỡ đập Z20 tại Hương Khê, Hà Tĩnh năm 2009

- Nguyên nhân: Nguyên nhân được điều tra là xuất phát từ nhiều phía Nhưng tronggiới hạn luận văn, tác giả chỉ nêu ra nguyên nhân từ phía đơn vị thi công là nguyênnhân chính, chủ yếu và cực kỳ quan trọng là đã không tuân thủ đúng quy trình, quyphạm, tiêu chuẩn trong thi công đào, đắp đất Trong TCVN 4447:1987 (áp dụng chocông trình tại thời điểm thi công) đã nêu rõ quy trình về công tác đào, đắp đất Quyđịnh về hệ số mái đào, hệ số đầm chặt đất với loại đất đắp Nhưng do công tác quản lý,kiểm soát thi công của đơn vị thi công chưa chặt chẽ đã dẫn đến thi công chưa đúngthiết kế, chưa đảm bảo tiêu chuẩn, gây nên hậu quả nghiêm trọng

Hình 1.1 Sự cố vỡ đập Z20

- Hậu quả: Gây thiệt hại về công trình, đất và tài sản dân sinh trên địa bàn khoảng 1 tỷđồng Ngoài ra còn làm phá hỏng 150m đường sắt, gây ách tắc tuyến đường sắt Bắc-Nam

Trang 27

• Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 tại Gia Lai năm 2013

- Nguyên nhân: Thi công sai thiết kế đề ra, đơn vị thi công chưa tuân thủ các tiêuchuẩn quy định thiết kế đề ra Đơn vị thi công chưa quản lý chặt chẽ công tác thi côngtrực tiếp dẫn đến thi công ẩu ở nhiều hạng mục Trong đó hạng mục chính gây ra sự cố

là ống dẫn dòng bị làm sai thiết kế cả ở phần lõi thép và bê tông Thân đập xây dựngkhông đảm bảo kỹ thuật cả ở phần nền đất và taluy lòng hồ Quá trình xây dựng lòng

hồ của nhà thầu chưa được kiểm soát chặt chẽ trong giai đoạn bạt taluy

Hình 1.2 Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2

- Hậu quả: 121 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại trên 3 tỷ đồng Khắc phục từ tháng6/2013 đến 6/2014

• Sự cố sạt lở mái kè đê sông Mã tại Thanh Hóa năm 2015

- Nguyên nhân: Đơn vị thi công chưa tuân thủ thiết kế trong công tác đắp đất mái kè.Mái kè chưa được đầm đủ độ chặt Chất lượng nguyên vật liệu là đất, cát đắp tại những

vị trí thiết kế chưa được tuân thủ theo thiết kế, thậm chí nguyên vật liệu có những vị trí

Trang 28

còn chưa đúng chủng loại thiết kế vẫn được nhà thầu sử dụng để đưa vào thi công dẫnđến hậu quả nghiêm trọng.

- Hậu quả: Gây sạt lở nghiêm trọng cho mái đê và tuyến đê được cho là xung yếu từlâu Tổn thất ngân sách nhà nước một cách lãng phí, thậm chí nhà thầu cũng khôngtránh tổn thất do phải chịu trách nhiệm do những sai phạm của mình To lớn nhất làgây nguy hiểm đến đồng ruộng, hoa màu cũng như đời sống bà con nhân dân trongkhu vực

Hình 1.3 Sự cố sạt lở mái kè đê sông Mã

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã phần nào sơ lược được các quan niệm cơ bản liên quan đếnchất lượng, quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các giai đoạn thi công cũngnhư vai trò, ý nghĩa quan trọng của quản lý chất lượng trong việc đảm bảo và nâng caochất lượng công trình, chủ động phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trongxây dựng, ngăn chặn được các sự cố đáng tiếc xảy ra, tạo nên sự ổn định an sinh chínhtrị đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Đất nước

Ở nước ta, trong những năm vừa qua cùng với sự hội nhập kinh tế, lĩnh vực đầu tư xâydựng công trình xây dựng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, công tác quản lý chấtlượng công trình xây dựng ngày càng được quan tâm và hoàn thiện hơn; tuy nhiên vẫncòn những tồn tại nhất định

Trang 29

Trong chương 2 của Luận văn, tác giả sẽ nêu và phân tích cơ sở khoa học trong côngtác quản lý chất lượng thi công công trình thủy lợi làm cơ sở đưa ra những đề xuất chovấn đề nghiên cứu.

Trang 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

2.1 Hệ thống văn bản pháp quy về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2.1.1 Văn bản pháp luật

2.1.1.1 Luật thủy lợi và Luật xây dựng.

Đây là 2 văn bản luật có tính pháp lỷ cao nhất quy định về quyền, nghĩa vụ, tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xâydựng nói chung và xây dựng thủy lợi nói riêng

Trong lĩnh vực quản lý chất lượng xây dựng công trình thủy lợi, Luật xây dựng quyđịnh rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu thi công trong việc thi công xâydựng công trình, cụ thể như sau: [2]

- Chủ đầu tư có các quyền sau:

+ Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xâydựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;

+ Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thicông xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

+ Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quyđịnh của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;

+ Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phụchậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môitrường;

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quátrình thi công xây dựng công trình;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật

- Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

Trang 31

+ Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;

+ Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng;

+ Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;

+ Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;

+ Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;

+ Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;

+ Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng;

+ Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

- Nhà thầu thi công có các quyền sau:

+ Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;

+ Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công để bảo đảm chất lượng và hiệu quả;

+ Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;+ Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gây ra;

Trang 32

+ Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau:

+ Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;

+ Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;

+ Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng côngtrình;

+ Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

+ Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môitrường;

+ Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;

+ Bảo hành công trình;

+ Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại,không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng,gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc donhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối vớiphần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liênquan

Một số Điều khoản khác có liên quan trực tiếp đến chủ đầu tư và nhà thầu thi côngđược thể hiện trong Luật xây dựng như: [2]

Trang 33

- Về an toàn trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 115:

+ Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có tráchnhiệm bảo đảm an toàn cho cồng trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi cônglàm việc trên công trường xây dựng

+ Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quyđịnh về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khiphát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn;phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thôngbáo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạnlao động gây chết người

+ Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn

cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngâm và cáccông trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu câu nghiêm ngặt về antoàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng

- Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 116:

Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng có tráchnhiệm:

+ Lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựngbao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và yêu cầukhác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm về bảo vệ môi trường do mình gây ra

Và các Điều khoản có liên quan khác

2.1.1.2 Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về QLCL công trình xây dựng và bảo hành, bảo trì công trình.

Đây là văn bản dưới luật hết sức quan trọng, gắn liền với công tác quản lý chất lượngcông trình xây dựng

Trang 34

Về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu được thể hiện trongChương IV của Nghị định [3]

+ Trình tự quản lý chất lượng trong thi công xây dựng: Chất lượng thi công xây dựngcông trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩmxây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tớicông đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, côngtrình hoàn thành vào sử dụng Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể đượcquy định cụ thể trong nghị định, các đơn vị tham gia cần tuyệt đối tuân thủ để đảm bảoyêu cầu về chất lượng công trình

+ Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã làhàng hóa trên thị trường: Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cungcấp cho bên giao thầu (bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ, chứng nhận, cácthông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng theo quy định của hợp đồng xâydựng, quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của phápluật khác có liên quan;

- Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của hợpđồng xây dựng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;

- Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩmxây dựng;

- Thực hiện sửa chữa, đổi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảohành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng

+ Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sửdụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế: Trình bên giao thầu (bênmua) quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo và quytrình thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế;

- Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã được bên giaothầu chấp thuận; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu trong việckiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ tại côngtrình;

Trang 35

- Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn giao cho bên giao thầu;

- Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp đồng;

- Cung cấp cho bên giao thầu các chứng nhận, chứng chỉ, thông tin, tài liệu liên quantheo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm,hàng hóa và của pháp luật khác có liên quan

Nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằngxây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình Lập và thông báo cho chủ đầu

tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sáchđảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu Hệ thống quản lý chất lượng công trìnhcủa nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức vàtrách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trìnhcủa nhà thầu

Về công các nghiệm thu công việc xây dựng: Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểmtra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, ngườigiám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếpcủa nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng

để chuyển bước thi công Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho mộthoặc nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công

Và các Điều khoản liên quan khác

2.1.1.3 Các văn bản pháp luật hiện hành khác

Đa số các công trình xây dựng thủy lợi phục vụ sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội đượcdùng vốn đầu tư là NSNN Do đó có liên quan đến rất nhiều bên, nhiều lĩnh vực, bộluật khác Chính vì vậy ngoài các điều luật chính trong lĩnh vực xây dựng thì nhà thầucần quan tâm thêm một số điều luật, thông tư nghị định liên quan với nhau như là:

- Luật đấu thầu số số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013

- Luật đất đai số 45/2013/QH11 ngày 29/11/2013

Trang 36

- Luật đầu tư số: 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình

- Nghị định 32/2015/NĐ-CP, ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình

- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ: Qui định chi tiết vềhợp đồng xây dựng

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ: Qui định chi tiết một

số nội dung về quy hoạch xây dựng

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ : Quy định chi tiết thihành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố địnhmức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư XDCT

- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về xác định và quản

lý chi phí đầu tư xây dựng

- Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quyđịnh chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp

Các luật, thông tư, nghị định nêu trên tuy ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng lại gópphần tăng cường chặt chẽ thêm tính toàn diện, đảm bảo cho công tác quản lý chấtlượng công trình xây dựng nói chung, xây dựng thủy lợi nói riêng được thực hiện tốt,giảm thiểu thiếu sót

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Trong quá trình tham gia hoạt động xây dựng, cụ thể là từ khi chuẩn bị hồ sơ tham giađấu thầu, sau khi trúng thầu được cấp phép thi công, rồi hoàn thiện hồ sơ quyết toáncông trình, bàn giao đưa vào sử dụng, bảo trì bảo hành công trình… Thì đơn vị nhàthầu nhất định phải tuân biết và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được xâydựng trong thi công công trình xây dựng

Trang 37

Về tổ chức thi công công trình xây dựng nói chung có TCVN 4055:2012, nghiệm thucác công trình xây dựng thì tham khảo TCVN 4091:1985;

Để quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng thì tuân thủ theo các nguyên tắc cơbản trong TCVN 5637:1991

Thiết kế, thi công và nghiệm thu hạ thấp mực nước ngầm thì tuân thủ theo TCVN9903:2014

Trong công tác đất, thi công và nghiệm thu thì dùng TCVN 4447:2012, trong công tácnền móng thì tuân thủ theo TCVN 9361:2012; và một số tiêu chuẩn áp dụng cho từngcông tác thi công và nghiệm thu:

- TCVN 9159:2012: Công trình thủy lợi - Khớp nối biến dạng – Yêu cầu thi công vànghiệm thu

- TCVN 9161:2012: Công trình thủy lợi – Khoan nổ mìn vào đá – Phương pháp thiết

kế, thi công và nghiệm thu

- TCVN 4453:1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối Thi công vànghiệm thu

- TCXDVN 239:2006: Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu côngtrình

- TCVN 4085:1985: Kết cấu gạch đá Thi công và nghiệm thu

2.2 Đặc điểm kỹ thuật của các công trình thủy lợi và yêu cầu chất lượng trong thi công các công trình thủy lợi.

2.2.1 Đặc điểm kỹ thuật của các công trình thủy lợi.

Khác với việc xây dựng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp Công tácthi công xây dựng công trình thuỷ lợi có đặc điểm sau:

Khối lượng lớn: Các công trình thuỷ lợi phần nhiều mang tính chất lợi dụng tổng hợpnguồn nước như phương tiện, vận tải, nuôi cá, tưới v.v mỗi công trình thì có nhiềucông trình đơn vị như đập, cống, kênh mương, âu tàu, trạm thuỷ điện v.v mỗi côngtrình đơn vị lại có nhiều loại, nhiều kiểu làm bằng các vật liệu khác nhau như đất, đá,

Trang 38

bêtông, gỗ, sắt thép v.v với tổng khối lượng rất lớn có khi hàng trăm ngàn, triệu m 3 Ví dụ: CTTL Phú Ninh công tác đất riêng công trình đập đất đầu mối V = 2,5 106m3; CTTL Sông Đà đập đất đổ 27 106 m3; CTTL Âu tàu SÔNG ĐÀ 2,2 106 m3bêtông.

Điều kiện thi công khó khăn: Công tác thi công công trình thuỷ lợi tiến hành trên lòngsông suối, địa hình chật hẹp, mấp mô, địa chất xấu và chịu ảnh hưởng của nước mưa,ngầm, thấm do đó thi công rất khó khăn, xa dân cư, điều kiện kinh tế chưa phát triển.Thời gian thi công ngắn: Công trình thuỷ lợi thường phải xây dựng lòng dẫn sông suốingoài yêu cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước còn phải hoàn thành công trình trongmùa khô hay hoàn thành căn bản với chất lượng cao do đó thời gian thi công hạn chế

2.2.2 Chất lượng trong thi công các công trình thủy lợi.

Công trình thuỷ lợi yêu cầu phải ổn định, bền lâu, an toàn tuyệt đối trong quá trìnhkhai thác Do đó phải thoả mãn yêu cầu sau: Chống lật, lún, nứt nẻ, chống thấm, chốngxâm thực tốt, xây lắp với độ chính xác cao v.v

Thi công là giai đoạn tất yếu quan trọng trong quá trình xây dựng công trình nhằmbiến các đồ án thiết kế thành các công trình hiện thực để phục vụ con người

Xây dựng công trình thuỷ lợi là một quá trình gồm nhiều khâu công tác khác nhau Cónhững khâu khối lượng lớn khống chế cả quá trình xây dựng như công tác đất, bêtông,xây lát Có những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao như đổ bêtông dưới nước, đóng cọc,phụt vữa ciment, thi công lắp ghép Phạm vi xây dựng công trình thường rất rộng, cónhiều công trình cần tiến hành xây dựng cùng một lúc nhưng diện tích xây dựng côngtrình đơn vị hẹp phải sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị và mật độ nhân lực cao

Do công tác thi công phức tạp nên cán bộ thi công không những phải có tinh thần vàtrách nhiệm cao mà đòi hỏi phải có khả năng tổ chức, quản lý thi công giỏi, khả nănghướng dẫn công nhân thực hiện qui trình, qui phạm kỹ thuật, giải quyết các mắc mứuthông thường về kỹ thuật xảy ra trong quá trình thi công có như vậy mới vận độngđược quần chúng hoàn thành việc xây dựng công trình đúng thời hạn, số công ít, chấtlượng cao, giá thành hạ, an toàn tuyệt đối

Trang 39

2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình thủy lợi.

2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng.

2.3.1.1 Yếu tố con người và quản lý con người

a) So sánh tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn so với tổng số laođộng trong đơn vị Nếu tỷ lệ này nhỏ thì chứng tỏ đơn vị đã tuyển dụng không tốt,trình độ của cán bộ quản lý, kỹ thuật thấp thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu côngviệc Tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình; Cụ thể như tại Công

ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh hiện nay tỷ lệ cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độchuyên môn so với tổng số lao động trong đơn vị chiếm 53% Con số này cho thấy đaphần số cán bộ quản lý, kỹ thuật đều được qua đào tạo về chuyên môn, công tác tuyểndụng của đơn vị đạt mức khá

b) Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật làm việc không đúng với chuyên ngành được học

so với tổng số cán bộ trong đơn vị Nó cho biết hiệu quả công tác quản lý nguồn nhânlực trong công ty Nếu các cán bộ quản lý, kỹ thuật được phân công làm việc đúng vớichuyên ngành học của họ thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn; Thực tế hiệnnay việc làm trái ngành nghề được đào tạo là điều rất phổ biến Tại công ty cổ phầnxây dựng Bắc Ninh, qua điều tra thì trong hơn 40 cán bộ quản lý, kỹ thuật điều hànhcủa công ty thì có xấp xỉ đến 70% là làm việc trái với ngành nghề được đào tạo Đaphần số cán bộ, nhân viên này đều học việc trong quá trình làm việc chứ không đượcđào tạo chính quy về công việc mà họ đang làm Do đó việc quản lý nguồn nhân lựccần được chú trọng nhiều trong thời gian tới

c) Tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật so với số lượng công trình thi công phải hợp lý đểđảm bảo chất lượng công trình Do khả năng quản lý của con người có hạn, vì vậy tỷ lệcán bộ quản lý kỹ thuật so với số lượng các công trình cần quản lý ít nhiều sẽ ảnhhưởng tới hiện quản công tác quản lý chất lượng Điều này đặc biệt quan trọng khi màcông tác kiểm tra chất lượng trong xây lắp đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải có mặt tại côngtrường Tỷ lệ này cũng phản ánh phần nào năng lực của cán bộ quản lý kỹ thuật; Hiệnnay tỉnh Bắc Ninh đang phát triển mạnh để tiến tới thành Thành phố trực thuộc TrungƯơng nên tốc độ phát triển rất mạnh Lượng công trình mà đơn vị thi công là công ty

Trang 40

CPXD Bắc Ninh nhận được hàng năm cũng tương đối nhiều Việc cán bộ kỹ thuậtquản lý cũng một lúc 2 đến 3 công trình tuy không phổ biến nhưng vẫn có Từ đó chothấy chất lượng công trình cũng chưa được quan tâm đúng mức.

d) Tỷ lệ số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật được cử đi học nângcao trình độ chuyên môn hàng năm so với tổng số cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân

kỹ thuật trong đơn vị Chỉ tiêu này cho thấy công tác đào tạo có được chú trọng haykhông Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ công tác đào tạo được tổ chức thực hiện rất tốt,điều này cho thấy chất lượng cán bộ, công nhân trong đơn vị luôn được đảm bảo, nó sẽgiúp nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều Việc phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao trong công ty thì đã được chú trọng vài năm gần đây, tuy nhiên mật độ vẫnchưa cao, 2 năm mới chỉ cử đi đào tạo 2 người Do đó việc phát triển nguồn nhân lựcvẫn cần được chú trọng hơn trong những năm tới

2.3.1.2 Yếu tố vật tư và quản lý vật tư

a) Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư (Kvpcl):

- Kvpcl = (Số lần phát hiện vi phạm/tổng số lần nhập vật tư về công trình) x 100% Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh hiệu quả công tác quản lý chất lượng nguyên vật liệuđầu vào tốt hay không

Kvpcl càng thấp thì hiệu quả quản lý vật tư càng lớn

Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kếđược duyệt

Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thicông xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đốichiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợpđồng

Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thìchủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý Riêng đối với côngtrình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự

Ngày đăng: 25/09/2019, 22:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w