Cụ thể hoá các quy chế hoạt động của ngân hàng liên doanh theo hướng phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; trước

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam (Trang 65 - 70)

4. Một số kiến nghị

4.4.Cụ thể hoá các quy chế hoạt động của ngân hàng liên doanh theo hướng phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; trước

hướng phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; trước hết là phù hợp với hiệp định BTA, các cam kết của Việt Nam trong WTO

Việt Nam đã ký kết và tham gia các Hiệp định song phương và đa phương về thương mại, tài chính, đầu tư.. đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hội nhập kinh tế, quốc tế thông qua mở rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tế song phương và đa phương; phát triển quan hệ đầu tư với gần 70 nước và lãnh thổ; bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA)… Trong đó, việc ký kết Hiệp định BTA và gia nhập WTO có những ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến hoạt động tài chính - ngân hàng của Việt Nam.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ( BTA ) ký ngày 13-7-2001, có hiệu lực vào ngày 10-12-2001. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được đề cập chủ yếu tại Chương III thương mại dịch vụ (cam kết chung). Các cam kết cụ thể về ngành dịch vụ tài chính ngân hàng được thể hiện tại phụ lục F và G, trong đó Phụ lục G đề cập hai hình thức cung ứng dịch vụ cơ bản là “ sử dụng ở nước ngoài” và “ hiện diện thương mại”; còn hai hình thức “ cung cấp qua biên giới” và “ hiện diện thể nhân” thì đang được Việt Nam bảo lưu. Các thoả thuận của Hiệp định BTA đã tác động đến sự thay đổi môi trường kinh doanh ngân hàng và môi trường pháp lý ngân hàng tại Việt Nam. Theo ước tính, khi hiệp định BTA có hiệu lực qua rà soát đối chiếu bước đầu

130 văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam, có 24 văn bản (trong đó có 8 bộ luật và luật, 4 pháp lệnh) cần sửa đổi, bổ sung, cần ban hành mới 29 văn bản (trong đó có 4 luật và 11 pháp lệnh), dự kiến huỷ bỏ một quyết định của Thủ tướng Chính Phủ và 5 quyết định cấp Bộ, cần tham gia 5 Điều ước quốc tế mới và sửa đổi, bảo lưu 1 điều ước quốc tế (Báo Nhân Dân số 16931, ngày 24- 11-2001).

Năm 2006 Việt Nam chính thức là thành viên WTO. Trở thành thành viên của WTO là bước đi tất yếu trên con đường hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam. Một trong những cam kết rất quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO là cam kết trong lĩnh vực ngân hàng. Theo thoả thuận đã được ký với Hoa Kỳ, trong lĩnh vực ngân hàng, các cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với ngân hàng nước ngoài sẽ được nới lỏng dần, với lộ trình dài nhất là 5 năm kể từ khi gia nhập. Kể từ ngày 1/4/2007 các ngân hàng nước ngoài được

phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đồng

thời, để thu hút được các ngân hàng lớn vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, trong cam kết cũng đã đưa ra yêu cầu về tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng nước ngoài muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, cụ thể là để mở một chi nhánh của ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh, trong khi đó mức yêu cầu đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 10 tỷ đô la Mỹ; đối với mở công ty tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài và công ty cho thuê tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin phép. Từ cam kết của Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng trong hiệp định BTA và trong WTO đặt ra thách thức phải sửa đổi môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng tạo môi trường kinh doanh thông thoáng.

Một là, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các văn bản pháp luật mới cho phù hợp với các cam kết quốc tế.

Hiệp định BTA khá toàn diện trong các cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia. Các cam kết về dịch vụ ngân hàng trong Hiệp định là cam kết tương đối mở với hầu hết các phân ngành dịch vụ như sau ba năm sẽ thực hiện đối xử không phân biệt đầy đủ đối với việc tiếp cận các công cụ chiết khấu, hoán đổi và kỳ hạn của Ngân hàng Trung ương, sau năm 2010 các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập... So với cam kết về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định BTA, lộ trình nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài trong các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đã rút ngắn hơn. Trong khi hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay còn thiếu, chưa đồng bộ và có những điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, do vẫn thực hiện chính sách bảo hộ để các tổ chức tín dụng có điều kiện phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, nên Ngân hàng Nhà nước đang có nhiều quy định hạn chế về tổ chức và hoạt động đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài như điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động, thời gian hoạt động, số lượng các chi nhánh nước ngoài, loại hình tổ chức hoạt động…Ngay từ bây giờ, cần phải từng bước nới lỏng quyền tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng đối với các bên cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở điều chỉnh dần các giới hạn về số lượng đơn vị, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài, mức huy động vốn VNĐ, các loại hình dịch vụ, bảo đảm quyền kinh doanh của các tổ chức tín dụng nước ngoài theo các cam kết đa phương và song phương. Đối với những vấn đề mà pháp luật Việt Nam chưa quy định, cần nhanh chóng xây dựng mới các chế định.

Hai là, tham gia một số các điều ước quốc tế về thương mại theo nghĩa rộng, đặc biệt là thương mại dịch vụ - phần về lĩnh vực ngân hàng tài chính. Việc tham gia một số điều ước quốc tế về thương mại, dịch vụ sẽ tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi để Việt Nam thực hiện “ luật chơi chung” của các tổ chức tín dụng trong thương mại quốc tế.

Ba là, nghiên cứu khả năng áp dụng án lệ; tập quán quốc tế thông qua việc thừa nhận, công nhận về mặt pháp lý các quy tắc, tập quán quốc tế trong hoạt

động ngân hàng như UCP500 về giao dịch tín dụng chứng từ, Quy tắc UNCITRAL…

Bốn là, xây dựng và hoàn thiện chế định công khai văn bản pháp luật ngân hàng phù hợp với các yêu cầu về tính minh bạch, công khai. Theo cam kết của Việt Nam, chỉ các văn bản pháp luật được công khai, minh bạch, rộng rãi và dễ tiếp cận đối với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại mới có giá trị bắt buộc thi hành.

KẾT LUẬN

Là một loại hình ngân hàng còn non trẻ ở Việt Nam, nhưng ngay từ khi đi vào hoạt động của ngân hàng liên doanh đã có những thành tựu đáng khích lệ, góp phần làm phong phú thêm và sôi động hơn thị trường tiền tệ ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay quá trình hoạt động của ngân hàng liên doanh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Một trong những nguyên nhân quan trọng là quy định của pháp luật về hoạt động của ngân hàng liên doanh còn nhiều hạn chế, bất cập.

Do vậy, việc hoàn thiện quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam là một nhu cầu bức thiết. Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp không thể giải quyết một cách thấu đáo, triệt để. Khoá luận mới chỉ tập trung phân tích một số vấn đề như vai trò của ngân hàng liên doanh, tính đặc thù của pháp luật điều chỉnh ngân hàng liên doanh, ngân hàng liên doanh là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù chứa đựng rủi ro cao, một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh.

Là một sinh viên năm cuối, lần đầu tiền được nghiên cứu về một đề tài khoa học mang tính chuyên ngành cụ thể, do chưa có kinh nghiệm nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong sự góp ý, nhận xét của Hội đồng, của thầy cô, các bạn và những người có quan tâm về vấn đề này đóng góp ý kiến để tôi có điều kiện hoàn thiện đề tài này một cách tốt hơn.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam (Trang 65 - 70)