PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH 1 Thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam (Trang 48 - 51)

Ngân hàng liên doanh được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở liên doanh giữa một bên là ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam và một bên là ngân hàng nước ngoài. Như vậy, trong ngân hàng liên doanh có sự gắn bó chặt chẽ giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài về các nội dung kinh tế như vốn, cùng quản trị điều hành, cùng phân chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro… Đặc điểm này cho thấy, ngân hàng liên doanh có khá nhiều ưu thế so với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và ngân hàng thương mại trong nước. Do sự có mặt của bên ngân hàng Việt Nam trong liên doanh nên ngân hàng liên doanh có những lợi thế hơn chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam về việc tìm hiểu thị trường và khách hàng Việt Nam. Mặt khác, do có sự tham gia của bên nước ngoài trong liên doanh nên ngân hàng liên doanh cũng có ưu thế hơn các ngân hàng thương mại trong nước trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh ở nước ngoài đồng thời ngân hàng liên doanh được tiếp cận với công nghệ ngân hàng tiên tiến của bên ngân hàng nước ngoài.

Từ những ưu thế như trên nên ngay từ khi mới được thành lập và đi vào hoạt động ngân hàng liên doanh đã thu được những kết quả rất quan trọng. Quay trở lại những năm đầu mới được cho phép thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, đến năm 1993 có 3 ngân hàng liên doanh với nước ngoài được thành lập và đi vào hoạt động tại Việt Nam là ngân hàng liên doanh INDOVINA (IVB), ngân hàng liên doanh VIDPUBLIC (VPB), ngân hàng liên doanh FIRSTVINA (FVB) (nay là ngân hàng liên doanh SHINHANVINA). Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, trong 6 tháng đầu năm 1994, với sự nỗ lực hoạt động của mình, ba ngân hàng liên doanh trên đã thu được một số kết quả kinh doanh nhất định.

Trong hoạt động huy động vốn, các ngân hàng liên doanh đã huy động được một số lượng tiền gửi đáng kể, tính đến 30 tháng 6 năm 1994 tổng số dư vốn huy động từ khách hàng của 3 ngân hàng liên doanh lên tới 81,9 triệu USD, tăng 148 % so với 31 tháng 3 năm 1994 là 55 triệu USD, tăng 220 % so với 31 tháng 12 năm 1993 là 36,9 triệu USD, tăng 564% so với 31 tháng 12 năm 1992 là 14,5 triệu USD. Các ngân hàng liên doanh còn thực hiện nghiệp vụ xúc tiến việc đi vay vốn của các ngân hàng nước ngoài để cho vay lại (ví dụ như ngân hàng FVB trong tháng 11 năm 1993 đã vay được 40 triệu USD từ ngân hàng KOREA FISTBANK để cho vay lại các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam trong việc thiết lập cân đối vốn năm 1993 có lợi cho hoạt động năm 1994 của ngân hàng FVB).

Cùng với các hoạt động về huy động vốn, các ngân hàng liên doanh tích cực xúc tiến các hoạt động cấp tín dụng ( hoạt động cho vay). Kết quả là : dư nợ tới 30 tháng 6 năm 1994 là 54,4 triệu USD tăng 152% so với 31 tháng 12 năm 1993 là 33,5 triệu USD và tăng 725% so với 31 tháng 12 năm 1992 là 7,1 triệu USD. Từ năm 1991 đến 1993, các ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam, so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hoạt động tín dụng của các ngân hàng liên doanh rõ ràng được triển khai nhanh hơn và mức độ khá ổn định, trong khi tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn của các ngân hàng cổ phần Việt Nam hầu như không thay đổi, còn với các chi nhánh ngân hàng tăng rất chậm thì tỷ lệ này tăng mạnh đối với các ngân hàng liên doanh.

Về lợi nhuận, trong 6 tháng đầu 1994, các ngân hàng liên doanh đã thu được một số lãi đáng kể.

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản hàng thánh của các ngân hàng liên doanh báo cáo Ngân hàng Nhà nước từ tháng 3 đến tháng 6 (năm 1994).

30/6/1994 % so với cùng kỳ VPB 3,4 Tỷ ĐVN 568%

IVB 3,1 155% FVB 3,3 1650%

Từ những bước đầu như vậy, đến cuối năm 2006 ngân hàng liên doanh Việt - Nga được thành lập tăng số lượng ngân hàng liên doanh ở Việt Nam lên 5 ngân hàng liên doanh với 15 chi nhánh tại các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…

Ngân hàng liên doanh đạt mức tăng trưởng trong năm 2005 rất cao với tốc độ huy động vốn tăng 30%. Lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 15% so với năm 2004. Tổng tài sản cũng đã tăng 30% so với năm trước. Tính đến 31/10/2006, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng liên doanh đạt gần 8000 tỷ đồng, chiếm 2% thị phần chủ yếu là tín dụng trung và dài hạn với trên 50% dư nợ; nợ quá hạn chỉ chiếm 1,03% vốn huy động đạt trên 11000 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ năm trước và chiếm 1,0% thị phần. Cũng tính đến hết năm 2006, tổng dư nợ cho vay và đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính có vốn nước ngoài lên tới khoảng 60 000 tỷ đồng, tương đương gần 4,0 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2005 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả kinh doanh đã đạt được, hoạt động của ngân hàng liên doanh tại Việt Nam còn gặp rất nhiều thách thức về hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ quản lý trong nước còn thiếu đồng bộ, chưa hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Hạ tầng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phục vụ thị trường dịch vụ tài chính còn lạc hậu, trình độ quản lý kinh tế, tài chính của đội ngũ cán bộ Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về khả năng chuyên môn, luật pháp quốc tế và trình độ ngoại ngữ.

Tóm lại, việc các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động tại Việt Nam với tốc độ tăng số vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, trong đó có việc thành lập các ngân hàng liên doanh mới (ví dụ ngân hàng liên doanh Việt - Nga) đã trở thành một trong những sự kiện nổi bật về tiền tệ - hoạt động ngân hàng năm 2006 (Theo Thời báo kinh tế Việt Nam - Số Xuân 2007). Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường dịch vụ ngân hàng phát triển, đưa công nghệ ngân hàng mới vào Việt

Nam và bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam (Trang 48 - 51)