Hoàn thiện quy chế của pháp luật về hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên doanh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam (Trang 62 - 64)

4. Một số kiến nghị

4.2. Hoàn thiện quy chế của pháp luật về hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên doanh

hàng liên doanh

4.2.1 Hoạt động huy động vốn

Hoàn thiện pháp luật về huy động vốn thông qua một số quy chế về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm. Theo quy định chỉ có các ngân hàng thương mại trong nước mới được quyền huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Hiện nay, chỉ có ngân hàng liên doanh IndoVina được thực hiện nghiệp vụ huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm theo đơn đề nghị của ngân hàng liên doanh IndoVina. Cần ban hành, quy định các điều kiện cho phép các ngân hàng liên doanh được huy động tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức, thể loại, kỳ hạn và lãi suất khác nhau, theo đó tạo lập một sân chơi bình đẳng giữa các khối ngân hàng trong nước và ngoài nước, trong đó có ngân hàng liên doanh. Đây cũng là quy định phù hợp với những thoả thuận trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và những cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO theo xu hướng tự do hoá tài chính.

Sửa đổi, bổ sung quy định về việc phát hành giấy tờ có giá. Theo Điều 46 Luật các TCTD, các tổ chức tín dụng chỉ được phép phát hành giấy tờ có giá khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Việc có nhiều hoạt động kinh doanh mà tổ chức tín dụng phải xin phép Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế rất nhiều tính chủ động, quyết định của ngân hàng liên doanh, làm bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Cần sửa đổi quy định này theo hướng pháp luật nên quy định các điều kiện, theo đó tổ chức tín dụng được quyền phát hành giấy tờ có giá tránh tình trạng phải xin phép như quy định hiện hành. Quy định như vậy vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh, vừa vẫn bảo đảm

vai trò quản lý của Nhà nước, vừa góp phần xoá bỏ cơ chế “ xin - cho”, đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động ngân hàng.

4.2.2. Hoạt động cấp tín dụng

Cho phép các ngân hàng liên doanh tự quy định mức lãi suất của mình được căn cứ vào lãi suất trên thị trường và phù hợp đối với khách hàng Việt Nam. Cần có chính sách và quy định cho phép, khuyến khích các ngân hàng liên doanh mở rộng các hình thức cho vay, đầu tư tín dụng đặc biệt là các hình thức mới, mở rộng đối tượng cho vay như các tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động ở nước ngoài.

Sửa đổi, bổ sung quy định về việc cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn. Theo Điều 57 khoản 1,2 Luật các TCTD thì tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Quy định này cần được sửa đổi cho phù hợp với Điều 49 Luật các TCTD (Điều 49 không quy định về việc cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác là một hình thức của việc cấp tín dụng).

Cải tiến thủ tục, thời gian chiết khấu, phương thức chiết khấu nhanh chóng và thuận lợi hơn.

4.2.3. Hoạt động thanh toán

Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán là: “ Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở hệ thống công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả. Nâng cao các tiện ích thanh toán qua ngân hàng đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và giảm mạnh mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán.”(Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020). Để thực hiện định hướng này, cần xây dựng các điều kiện pháp lý cho việc cung ứng thuận tiện các dịch vụ thanh toán và tiện ích ngân hàng như:

- Quy định khuyến khích các cá nhân mở tài khoản và thanh toán chuyển khoản không dùng tiền mặt qua ngân hàng: trả lương qua tài khoản, thanh toán tiền hàng dịch vụ qua ngân hàng…

- Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Mở rộng các hình thức thanh toán quốc tế (thư tín dụng, bao thanh toán, chuyển tiền quốc tế…) hỗ trợ các hoạt động đầu tư quốc tế và xuất nhập khẩu.

4.2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Kinh doanh ngoại hối là một trong những nghiệp vụ phức tạp và quan trọng trong các ngân hàng liên doanh, là một nghiệp vụ cần được quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Các quy định cần được xây dựng theo hướng tự do hoá có kiểm soát bằng pháp luật. Cụ thể như:

- Tăng cường khả năng và mức độ bao quát của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối trong nước và quốc tế.

- Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát và giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính.

- Từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam và tạo nền tảng cho đồng tiền Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi. Trước hết là bảo đảm đồng tiền Việt Nam được tự do chuyển đổi trên các giao dịch vãng lai và từng bước được chuyển đổi trên các giao dịch vốn. Thu hẹp dần phạm vi sử dụng đồng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và giảm dần tình trạng đô la hóa.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w