1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một sổ giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vinh, tỉnh nghệ an

90 1,9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Ngoài lĩnh vực đầu tư về ngân sách công tác quản lý tài chính của cáctrường THPT thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cườngphân cấp, tạo điều kiện cho các trường c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Trang 3

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các Nhàkhoa học, các GS, PGS, TS đã giảng dạy các chuyên đề và đọc luận văn Vớitất cả tình cảm của mình, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

- Ban Giám Hiệu trường Đại học Vinh, Khoa đào tạo sau đại học, Khoagiáo dục

- Quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa học

- Đặc biệt tôi vô cùng cảm ơn thầy giáo PGS TS Thái Văn Thành, đãtận tâm truyền đạt kiến thức về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đê giúp tôihoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới:

- Lãnh đạo và Ke toán các trường Trung học phổ thông thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An đã cung cấp thông tin và và các tài liệu khoa học góp phần hoànthành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn các học viên cao học khoá 19 chuyên ngànhQLGD, bạn bè đồng nghiệp và người thân đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôitrong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránhkhỏi những khiếm khuyết Kính mong được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy côgiáo và đồng nghiệp

Vinh, tháng 9 năm 2013

Tác giả luận văn

Trang 4

MỞ ĐẦƯ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượngnghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Những đóng góp của luậnvăn 4

9 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỎ THÔNG 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 8

1.3 Một số vấn đề quản lý tài chính ở trường trung học phổ thông 14

Kết luận Chương 1 26

Chương 2 THựC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỎ THÔNG THÀNH PHÓ VINH, TỈNH NGHẸ AN 27

2.1 Khái quát về các trường Trung học phổ thông thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 27

2.2 Khái quát về điều tra thực trạng 32

2.3 Thực trạng công tác quản lý tài chính ở các trường Trung học phổ thông thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 2.4 Đánh giá chung về thực trạng Kết luận Chương 2

33 49 51

Trang 5

TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỎ THÔNG THÀNH

52 3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 52

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ở các trường Trung học phổ thông thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 53

3.3 Mỗi quan hệ giữa các giải pháp 69

3.4 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 69

Kết luận Chương 3 73

KÉT LUẬN VẢ KIẾN NGHỊ 74 1 Kết luận 74

2 Kiến nghị 75

Trang 6

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

Trang 7

Bảng 2.1 về số lớp 29

Bảng 2.2 về số Học sinh 29

Bảng 2.3 về số Cán bộ quản lý (Hiệu truởng, Phó Hiệu truởng) 30

Bảng 2.4 về số Giáo viên trực tiếp giảng dạy 30

Bảng 2.5 về số Nhân viên 31

Bảng 2.5 về phòng học văn hóa 31

Bảng 2.6 về phòng học Bộ môn 32

Bảng 2.7 Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho giáo dục THPT 34

Bảng 2.8 Mức thu học phí bậc THPT công lập theo Quyết định số 80/QĐ.ƯBND.VX ngày 12 tháng 01 năm 2010 35

Bảng 2.9 Mức thu học phí bậc THPT công lập theo Quyết định số 65 36

Bảng 2.10 Nguồn thu từ học phí của các trường THPT 36

Bảng 2.11 Nguồn ngân sách cấp 37

Bảng 2.12 Nguồn kinh phí khác 39

Bảng 2.13 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính các trườngTrung học phổ thông 43

Bảng 2.14 Nguồn thu từ đóng góp tự nguyên xây dựng cơ sở vật chất 46

Bảng 3.1 Ket quả hỏi ý kiến chuyên gia về tính cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ở trường Trung học phổ thông 70

thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 72

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng đặc biệt trong sự phát triển kinh tế

xã hội của mỗi quốc gia Luật Giáo dục 2005 của nirớc ta đã khăng định

“Phát triến giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, dào tạo nhãn lực, bồi dưỡng nhân tài’’ [18, tr.3] Tại điều 13 nhấn mạnh: “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giảo dục Khuyến khích bảo hộ các quyền và lợi ích họp pháp của tô chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong dỏ ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tông nguồn lực đầu tư cho giáo dục’’ [18, tr.4] Chi ngân sách nhà

nước cho lĩnh vực này hàng năm đã tăng lên cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối

Ngoài lĩnh vực đầu tư về ngân sách công tác quản lý tài chính của cáctrường THPT thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cườngphân cấp, tạo điều kiện cho các trường chủ động nhiều hon trong việc sử dụng

và quản lý các nguồn lực tài chính, thông qua cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệmthực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sựnghiệp công lập được qui định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 vàcác chính sách khuyến khích xã hội hóa theo Nghị quyết số 05/2005/NĐ-CPngày 18/4/2005 của Chính phủ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục

khắng định “Đôi mói cơ chế quản /ý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường

tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo Hoàn thiện cơ chế chỉnh sách xã hội hóa giáo dục, dào tạo trên cả ba phương diện: động viên nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện đế nguòi dán được học tập suốt đòi Nâng cao hiệu quả họp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo” [25, tr.142] Các trường đã quan tâm nhiều hơn tới việc huy động

sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân điều đó đã

Trang 9

góp phần tạo điều kiện cải tạo, tăng cưừng cơ sở vật chất trường học, nâng

cao chất lượng dạy và học trên phạm vi cả nước

Đe đáp ímg yêu cầu của giáo dục và đào tạo, chúng ta không nên trôngchờ vào giải pháp tăng tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục, cũng như tăngcác khoản đóng góp của xã hội mà phải chú ý tới giải pháp nâng cao hiệu quả

sử dụng ngân sách Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về công khai đối với các cơ sở giáo dụcthuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Thực hiện công khai của các cơ sở giáodục nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ

và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong quản lý hiệu quả cácnguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệpphát triển kinh tế-xã hội thời kỳ CNH, HĐH trong những năm qua chi NSNNcho hoạt động giáo dục nói chung, các trường THPT công lập ở Nghệ An nóiriêng đã không ngừng tăng lên góp phần quan trọng vào quá trình phát triẻn giáodục của Nghệ An Tuy nhiên trong khi nền kinh tế của nước ta đã chuyến sang

cơ chế thị trường định hướng XHCN được hơn 20 năm thỉ cơ chế tài chính củagiáo dục thực tế vẫn chưa có sự thay đổi về chất so với thời kỳ kế hoạch hoá tậptrung, bao cấp Định mức phân bố ngân sách cho giáo dục THPT công lập chưagắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo: đội ngũ giáo viên, điềukiện cơ sở vật chất , chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhànước và người học; việc xây dựng định mức chi và phân bố ngân sách cho giáodục chủ yếu dựa trên kinh nghiệm; chế độ học phí được thực hiện từ năm 2003đến nay (2011) mới được thay đối; Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập nhìn chungcòn hạn chế về tác dụng Với nguồn ngân sách cấp hằng năm còn hạn hẹp vàmức thu học phí rất thấp và cố định nhiều năm, các trường không thể tiết kiệm

đê thu nhập tăng thêm cho giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất nhằm nâng

Trang 10

cao chất lượng giáo dục Vì vậy, nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính củacác trường là rất cần thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu trên.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài nghiên cứu của

mình là: “Một sổ giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ở các trường Trung học phổ thông thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.

Công tác quản lý tài chính ở các trường Trung học phố thông

3.2 Đoi tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ở các trườngTrung học phổ thông thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các giải pháp đảm bảo tính khoa học và khả thi thì sẽnâng cao được hiệu quả quản lý tài chính ở các trường THPT thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu CƯ sở lý luận của quản lý tài chỉnh ở các trường Trung học phô thông

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính ở các trường Trung học pho thông thành pho Vinh, tỉnh Nghệ An

5.3 Đe xuất một so giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chỉnh ở các trường Trung học pho thông thành phổ l ĩnh, tỉnh Nghệ An

6 Pham vi nghiên cứu của đc tài

Đe tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý tài chính ở các trườngTrung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trang 11

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tong hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp như quan sát, khảo sát, phiếu điều tra thu thập so liệu về các van đề nghiên cứu.

7.3 Phương pháp thống kê toán học: Đe sử lý số liệu thu được.

8 Nhũng đóng góp của luận văn

8.1. về lý luận:

Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản

lý tài chính ở các trường Trung học phố thông

8.2. về thực tiễn:

- Đưa ra được bức tranh khá toàn diện và xác thực về thực trạng côngtác quản lý tài chính ở các trường Trung học phổ thông thành phố Vinh, tỉnhNghệ An

- Đe xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tàichính ở các trường Trung học phố thông thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý tài chính ở các trường Trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính ở các trường Trung học phố thông thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ở các trường Trung hoc phô thông thành phô Vinh, tỉnh Nghê An.

Trang 12

Chương 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Ở CÁC TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Lịch sử nghiên cúu vấn đề

Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướngChính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, BộGDĐT đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục các bậc học năm học2008-2009, trong đó yêu cầu nâng cao việc thanh tra, kiểm tra việc triển khai

thực hiện chủ đề của năm học 2008 - 2009: “Đấy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin, đôi mới OLTC và triến khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Các năm học sau, trong hướng dẫn thực hiện nhiệm

vụ thanh tra năm học, Thanh tra bộ đều có chú trọng yêu cầu tích cực thanhtra công tác quản lý tài chính của Hiệu trưởng, tập trung chủ yếu vào các hoạtđộng như: nguồn kinh phí ngoài ngân sách, nguồn huy động từ nhân dân, kinhphí chương trình mục tiêu, nguồn viện trợ từ nước ngoài, công tác tự kiêmtra tài chính, việc sử dụng học phí, chi tiêu các khoản đóng góp của xã hội,công khai minh bạch các nguồn tài chính

Quán triệt Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 củaQuốc hội về chủ trương, định hướng đổi mói một số cơ chế tài chính trong

GDĐT từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 đó là: “Các cơ quan

quản lý nhà nước về giáo dục, tài chính và các cơ quan hữu quan thực hiện thanh tra, kiếm tra, kiếm toán việc sử dụng tài chính của các cơ sở giáo dục

và đào tạo, bảo đảm công khai, minh bạch, đủng mục đích và đủng quy định của pháp luật” Công tác kiếm tra, giám sát việc quản lý tài chính ở các

trường phổ thông dần được sự quan tâm của các cấp

Tuy nhiên, những chuẩn mực kế toán công chưa được quan tâm đúngmức và do vậy, dẫn đến tình trạng không thê thống nhất và so sánh đánh

Trang 13

giá sự phân bố và sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước Hiện tại, ít nhất

có 3 hệ thống kế toán đang tồn tại bên trong Chính phủ, đó là: kế toánngân sách Nhà nước, kế toán kho bạc Nhà nước, kế toán của các đơn vị sửdụng ngân sách Cơ quan tài chính hạch toán chi ngân sách Nhà nước theochế độ hạch toán riêng dựa trên nguyên tắc ghi sổ đơn và mang đậm tínhchất thống kê với tiêu thức lũy kế theo mục lục ngân sách Nhà nước Khobạc nhà nước hạch toán kế toán chi ngân sách Nhà nước theo nguyên tắcghi sổ kép, có theo dõi chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước do Bộ tàichính ban hành Các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện kế toán theochế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp và cũng theo dõi các khoản chitiêu của mình theo mục lục ngân sách Nhà nước Ba chế độ hạch toán kếtoán do ba đầu mối thực hiện, đương nhiên khó mà có sự tương đồng, đặcbiệt trong điều kiện các chuẩn mực về kế toán chi tiêu công chưa đượcnghiên cứu thấu đáo và áp dụng Đây là một trong những tồn tại gây cảntrở cho công tác quản lý và điều hành chi ngân sách Nhà nước và áp dụngcông nghệ thông tin

Việc quản lý tài chính ở các trường THPT chủ yếu là dựa vào các vănbản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn việc thực hiện hoạt động tàichính, kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp như:

- Luật Ngân sách năm 2002;

- Luật Kế toán năm 2003;

- Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 21/5/2004 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ke toán áp dụngtrong lĩnh vực kế toán nhà nước;

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chínhphủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Trang 14

- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tàichính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thựchiện nhiệm vụ, tố chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệpcông lập;

- Và các văn bản khác hướng dẫn hoạt động tài chính, kế toán ở cácđơn vị sự nghiệp GDĐT, như: văn bản hướng dẫn thu chi học phí, thông tưquy định chế độ công tác phí, chi trả lương làm thêm ngoài giờ, công khai tàichính, tự kiểm tra tài chính,

Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động tài chính, kế toán trong trườnghọc như:

- Ngô Thế Chi - Nguyễn Duy Liễu với “Kế toán - Kiểm toán trongtrường học”, 2002:

- Tạ Duy Đăng với “Cẩm nang kế toán trường học”, 2003:

Và nghiên cứu về hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính như:

- Quang Anh - Hà Đăng đã nghiên cứu và xuất bản cuốn “Những điềucần biết trong hoạt động thanh tra-kiêm tra ngành GDĐT”, 2003

- Tăng Bình - Thu Huyền - Ái Phương với “Tra cứu các tình huống về

tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính và những quy định mới nhất vềlập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”, 2013

Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ kinh tế hay thạc sĩ chuyên ngànhQuản lý giáo dục nghiên cứu về hoạt động QLTC, xây dựng quy chế chi tiêunội bộ ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có đề cập đến vấn đề hoạtđộng tài chính của nhà trường Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu

về quản lý tài chính ở các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Vinh

Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu QLTC ở các trường THPT công lập trênđịa bàn thành phố Vinh là việc làm rất cần thiết

Trang 15

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường

1.2.1.1 Quản lý

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giảtrong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Chođến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kê từthế kỷ XI, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú, một số quan niệmquản lý chủ yếu:

Quản lý là chức năng của hệ thống có tố chức với bản chất khác nhau(xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trìchế độ hoạt động, thực hiện những chưưng trình mục đích hoạt động

Quản lý là những tác động cỏ định hưỏng, cỏ kể hoạch của chủ thế quản lý đến đoi tượng bị quản ỉý trong tô chức đế vận hành tô chức đạt được mục đích nhất định [21].

Quản lý là những tác động của chủ thê quản lý trong việc trong việc huy động, phát huy kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phoi các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tô chức (chủ yếu là nội lực) một cách toi ưu nhằm đạt mục đích của tô chức vói hiệu quả cao nhất [22, tr 15].

Nhu vậy, khái niệm về quản lý là khái niệm rất chung, tổng quát Nódùng cho cả quá trình quản lý xã hội (xí nghiệp, trường học, đoàn thể,v.v ) quản lý giới vô sinh (hầm mỏ, máy móc,v.v ) cũng như quản lý giớisinh vật (vật nuôi cây trồng, v.v ) Riêng về quản lý xã hội, người ta chia

ra ba lĩnh vực quản lý cơ bản tương ứng với ba loại hình hoạt động chủ yếucủa con người: quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, quản lý xã hội - chính trị

và đời sống tinh thần

Mục đích của quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủthể quản lý lên đối đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định trongđiều kiện biến động của môi trường Trong đó:

Trang 16

+ Quản lý bao giờ cũng là tác động có hướng đích có mục tiêu xác định.+ Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đốitượng quản lý, đây là mối quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và cótính bắt buộc.

I Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp vớiquy luật khách quan

I Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của nhữngcộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức

+ Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục đích thông qua nỗ lựccủa những người khác

Quản lý là một quá trình gồm các bước lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tố chức nhằm đạt đượcmục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trườngluôn biến động Từ đó có thể coi quản lý là một tiến trình năng động

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Có nhiều quan niệm và cách tiếp cận về khái niệm quản lý giáo dục.Điểm chung nhất đó là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp với quy luật của chủ thê quản lý giáo dục ở các cấp khác nhau lên tất cảcác mắt xích của của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dụcvận hành bình thường và liên tục phát triển mở rộng cả về số lượng cũng nhưchất lượng Hay nói cách khác: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động

có mục đích, có kế hoạch, của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhânviên, học sinh, cha, mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhàtrường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thểquản lý đến giáo viên, học sinh, vào các nguồn lực, các lực lượng trong và

Trang 17

ngoài nhà trường nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý

giáo dục và tiến đến mục tiêu giáo dục

1.2.2 Trường Trung học phô thông

Trưừng trung học phổ thông là một loại hình đào tạo chính quy ở ViệtNam, dành cho lứa tuối từ 15 tới 18 không kể một số trường họp đặc biệt Nó gồmcác khối học: lóp 10, lóp 11, lớp 12 Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinhđược nhận bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học, có một tên gọi khác cho loạibằng này là "Bằng Tú Tài" Trường phố thông được lập tại các địa phương trên cảnước Người đứng đầu một ngôi trường được gợi là "Hiệu trưởng" Trường được

sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương), tức là Trường Trung học phổ thông ngang với Phòng Giáo dụcquận huyện Quy chế hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

1.2.3 Tài chỉnh; quản lý tài chỉnh

1.2.3.1 Tài chính

a Khái niệm tài chỉnh

Theo từ điển Tiếng Việt: Tài chính là việc quản lý thu, chi tiền bạctrong một tổ chức xã hội hay một nước [14, tr.751 ]

Theo tác giả Dương Đăng Chinh về khái niệm tài chính: Tài chính thểhiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội Nóphản ánh tổng họp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối nguồntài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứngcác nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội [12, tr 15]

Vậy, tài chính là việc quản lý sự vận động của hoạt động thu, chi tiềnbạc trong mọi chủ thể xã hội

b Các chức năng cơ bản của tài chỉnh

Chức năng của tài chính là các thuộc tính khách quan vốn có, là khảnăng thế năng bên trong biêu lộ tác dụng xã hội của tài chính, bao gồm cácchức năng cơ bản sau đây:

Trang 18

- Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, cácnguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào cácquỹ tiền tệ khác nhau đê sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảonhững nhu cầu, những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội [12, tr.20].

- Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việckiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của cácnguồn tài chính đế tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mụcđích đã định [12, tr.29]

c Phân loại hệ thong tài chính

Hệ thống tài chính bao gồm nhiều bộ phận cấu thành Tùy theo các tiêuthức tiếp cận khác nhau và các mục tiêu quản lý khác nhau có thể phân loại hệthống tài chính theo các cách khác nhau:

c.l Phân loại theo quan hệ sở hữu các nguồn tài chính, hệ thống tàichính được chia thành Tài chính nhà nước và Tài chính phi nhà nước

- Tài chính nhà nước thuộc sở hữu nhà nước phục vụ hoạt động của bộmáy nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước Tài chính nhànước bao gồm: Ngân sách nhà nước; tài chính của các cơ quan hành chính nhànước; tài chính doanh nghiệp nhà nước; tài chính các đơn vị sự nghiệp nhà nước,tài chính của các tổ chức tài chính trung gian thuộc sở hữu nhà nước (như ngânhàng nhà nước, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm) [12, tr.52]

- Tài chính phi nhà nước thuộc sở hữu của khu vực không phải nhànước phục vụ cho hoạt động của các chủ thê ở khu vực đó Tài chính phi nhànước gồm có: Tài chính các tổ chức xã hội và các quỹ có cùng tính chất; tàichính các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm thuộc sởhữu tư nhân; tài chính hộ gia đình [12, tr.52]

C.2 Phân loại theo mục đích sử dụng các nguồn tài chính cho lợi íchcông hay lợi ích tư, hệ thống tài chính được phân chia thành tài chính công vàtài chính tư

Trang 19

- Tài chính công phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội, của toànquốc, cả cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận Thuộc về tài chính công có:Ngân sách nhà nước; tài chính các cơ quan hành chính nhà nước, tài chính cácđơn vị sự nghiệp nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước khác [12, tr.53].

- Tài chính tư phục vụ cho lợi ích của một nhóm người, một tập thể,một tổ chức, lợi ích của kinh tế tư nhân, hộ gia đình Thuộc về tài chính tưgồm có: tài chính các doanh nghiệp; các ngân hàng thương mại, các công tybảo hiểm thuộc mọi loại hình sở hữu; tài chính các hộ gia đình; tài chính các

tổ chức xã hội [12, tr 53]

1.2.3.2 Quản lỷ tài chỉnh

Quản lý tài chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đíchcủa chủ thể quản lý nên đối tượng và khách thể quản lý, để đảm bảo hiệuquả của quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ cho cácmục tiêu đề ra

Để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ, các nguồn lực có vai tròhết sức to lớn, đó là nguồn nhân lực, vật lực và tài lực Yếu tố tạo ra sức mạnhcủa các nguồn lực trên là quản lý Dưới góc độ quản lý cần xác định rõ về mốiquan hệ giữa yếu tố tài chính với các yếu tố khác trong cơ quan quản lý Nhànước trong đó yếu tố tài chính tác động đến tất cả các yếu tố khác nó giữ vaitrò là điều kiện cần hoạt động của cơ quan quản lý Tất cả các mục tiêu nhiệm

vụ nếu không có tài chính sẽ khó có thế thực hiện được Như vậy, quản lý sửdụng tài chính hiệu quả góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước, thực hiện cóhiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra

Quản lý tài chính ở các trường Trung học phổ thông là sự tác động liêntục, có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý là Hiệu trưởng lên công tácquản lý tài chính để đảm bảo hiệu quả của quá trình hình thành, phân phối và

sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục tiêu đề ra

Trang 20

1.2.4 Hiệu quả; hiệu quả quản lý tài chỉnh

1.2.4.1 Hiệu quả

Hiệu quả là phép so sánh dùng đẻ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thựchiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kếtquả đó trong những điều kiện nhất định

Hiệu quả tuyệt đối: E = K - c

Hiệu quả tương đối: E = K/C

1.2.4.2 Hiệu quả quản lý tài chỉnh

Hiệu quả quản lý tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinhdoanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi mộtdoanh nghiệp Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế

mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có ược lợi ích kinh tế

đ-Hiệu quả quản lý tài chính ở các trường THPT là làm thế nào, cách nào

để đạt được lượng đầu ra nhất định với chi phí đầu vào nhỏ nhất

1.2.5 Giải pháp; giải pháp nàng cao hiệu quả quản lý tài chính ở các trường Trung học phô thông

1.2.5.1 Giải pháp

Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp ì à cách giải quyết một vấn đề cụ thê [14].

Giải pháp quản lý là định hướng quan điểm cho công tác quản lý mộtlĩnh vực nào đó, là cách thức, con đường, cách làm cụ thổ đố đạt được hiệuquả cao nhất của quá trình quản lý, nhằm tiết kiệm thời gian, tiền của, côngsức của các thành phần tham gia quản lý

Trang 21

Đối tượng quản lý phức tạp đòi hỏi các giải pháp quản lý cũng phải đadạng, linh hoạt.

Trong thực tiễn quản lý, các biện pháp quản lý đa dạng và linh hoạt,chúng tồn tại với tư cách là một hệ thống, chúng liên quan chặt chẽ với nhau

và tương tác lẫn nhau Hệ thống các biện pháp này sẽ giúp cho các nhà quản

lý thực hiện tốt phương pháp quản lý của mình đế mang lại hiệu quả tối ưu

Như vậy có thể hiểu giải pháp quản lý tài chính là việc áp dụng cáchthức, cách làm cụ thể, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể lên đối tượng vàkhách thể quản lý, để đảm bảo hiệu quả quá trình hình thành, phân phối và sửdụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích đề ra

1.2.5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chỉnh ở các trường Trung học phô thông

Chế độ quản lý tài chính ở các trường THPT là một hệ thống cácnguyên tắc, các quy định, quy chế, chế độ của Nhà nước mà hình thức biểuhiện là những văn bản pháp luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư ngoài ra nócòn thể hiện qua các quy chế, quy định của các trường Các quy định này phảituân theo các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến hoạt động tàichính của các trường

Như vậy, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ở các trườngTHPT là cách thức tác động làm cho việc quản lý thu, chi một cách minhbạch, có kế hoạch, tiết kiệm, tuân thủ các chế độ tài chính hiện hành của Nhànước, quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường

1.3 Một số vấn đề quản lý tài chính ở trường trung học phố thông

1.3.1 Mục tiêu quản lý tài chính ở trường Trung học pho thông

Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính cơ bản, quan trọng nhất để duytrì hoạt động của các trường THPT công lập Quản lý tài chính có vai trò quantrọng trong các nhà trường nó là một hệ thống các hoạt động bao gồm toàn bộ

Trang 22

quá trình nghiên cứu, xây dựng dự toán, huy động, khai thác, phát triển cácnguồn thu, phân bố, cấp phát kinh phí, đến quản lý sử dụng, thanh quyết toánkinh phí theo đúng quy định của Nhà nước và quy chế của đơn vị, đảm bảothỏa mãn các nhu cầu sử dụng kinh phí thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo

với các yêu cầu:

- Bảo vệ nguồn tài chính của Nhà nước sử dụng đúng mục đích

- Đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trường

- Thiết lập các cơ chế cấp phát sử dụng tài chính có hiệu quả, tiết kiệm,hợp lý, hợp lệ, hợp pháp

- Tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi người có thể hoàn thànhđược mục đích của mình, của nhóm vói các giới hạn về thời gian, tài chính,vật chất và với sự không hài lòng của cá nhân ít nhất

1.3.2 Sự cần thiầ phải nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ở trường Trung học phô thông

Quản lý tài chính là một phạm trù gắn liền với chức năng quản lý củaNhà nước và có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Nângcao hiệu quả quản lý tài chính đặt ra trong bối cảnh là nguồn lực tài chính củamỗi quốc gia có sự giới hạn nhất định, nhưng làm thế nào đê thỏa mãn tốtnhững nhu cầu cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu quản lý kinh tế, chínhtrị, xã hội của Nhà nước

Nhà nước đã có nhiều biện pháp đê nâng cao hiệu quả quản lý tài chínhcông Điều này được biểu hiện bằng việc Nhà nước đã xây dựng khuôn khổpháp lý về quản lý thu, chi ngân sách; cải thiện tính minh bạch thu, chi ngânsách; hoàn thiện cơ chế phân bố nguồn lực tài chính Nhà nước

Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, bao cấp dẫn đến kết quả của nó

là nguồn lực tài chính công sử dụng kém hiệu quả Người quản lý và sử dụngngân sách thường cứng nhắc, nhà nước không giao cho họ quyền chủ động

Trang 23

trong việc xây dựng kế hoạch, dự toán mà thường là thực hiện theo kế hoạch

của cấp trên giao và họ thường không chịu trách nhiệm về đầu ra

Từ những hạn chế đó, đê nâng cao hiệu quả trong hoạt động, quản lýchi tiêu công đòi hỏi:

Những người quản lý được trao quyền tự chủ trong việc điều hành quản lý

và sử dụng kinh phí hoạt động của họ và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của họ

về kết quả Những kết quả cần được chi tiết hóa trong ngân sách và trong những

kế hoạch tài chính có liên quan, qua đó tạo điều kiện cho những người quản lýthấy trước kết quả thực hiện và giúp cho Nhà nước so sánh được kết quả mục tiêu

và kết quả thực tế

Những người quản lý có năng lực đủ mạnh trong việc chủ động đề ranhững giải pháp đê giảm bớt chi phí hoạt động và nâng cao khối lượng hoặcchất lượng đầu ra

Tạo ra những đòn bấy kinh tế khuyến khích những người quản lý cảithiện và nâng cao chất lượng hoạt động

Đối với các trường THPT việc thực hiện công khai, minh bạch vềnguồn lực tài chính trong đơn vị từ khâu lập kế hoạch, dự toán, phân phối, sửdụng, kiểm tra, giám sát, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng caohiệu quả quản lý tài chính tại các đơn vị Các thành viên trong nhà trường và

xã hội tham gia giám sát và đánh giá các trường theo quy định của pháp luật

và nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ

và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong quản lý nguồn lực và đảmbảo chất lượng giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công khai tài chính theo quyết định số192/2004/QD-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ vềquy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị

dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu

Trang 24

tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệpnhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từcác khoản đóng góp của nhân dân và thông tư hướng dẫn số 21/2005/TT-BTCngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện qui chếcông khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức đượcngân sách nhà nước hỗ trợ.

Như vậy việc công khai tài chính đối với các trường THPT là một yêucầu bắt buộc Các khoản thu, chi công khai theo từng năm học: chi lương, phụcấp lương, chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội nghị, hội thảo, chi tham quanhọc tập trong nước và nước ngoài: mức thu nhập hàng tháng của giáo viên vàcán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất); mức chi thườngxuyên/1 học sinh; chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị.Thông qua đó các thành viên của nhà trường và người học đánh giá được chấtlượng quản lý tài chính của nhà trường Mặt khác chất lượng quản lý tài chính

ở các trường THPT có tầm quan trọng trong việc giải trình trước hội nghị cán

bộ, viên chức về chi tiêu ngân sách trong năm Tính minh bạch và hiệu quảquản lý tài chính ở các trường cũng rất quan trọng đối với việc huy động cácnguồn lực đầu tư cho nhà trường Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả công tácquản lý tài chính ở các trường THPT là hết sức cần thiết

1.3.3 Nội dung quản lý tài chính ở trường Trung học phô thông

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ tập trung phân tíchhoạt động quản lý các khoản thu, các khoản chi, nhằm nâng cao hiệu quảcông tác quản lý tài chính ở các trường Trung học phổ thông công lập do tỉnhquản lý thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP

1.3.3.1 Quản lý các nguồn thu

Nội dung các khoản thu chủ yếu của các trường Trung học phố thôngcông lập bao gồm:

Trang 25

* Kỉnh phí do Ngân sách Nhà nước cấp

- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng,nhiệm vụ đối với trường THPT chưa đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động(sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp), được cơ quan quản lý cấp trên giao,trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửachữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp cóthẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm

- Kinh phí khác (nếu có)

Nhìn chung, các khoản kinh phí trên đều được nhà nước cấp phát theonguyên tắc dựa trên giá trị công việc thực tế đơn vị thực hiện và tối đa khôngvượt quá dự toán đã được phê duyệt Riêng đối với khoản kinh phí bảo đảmhoạt động thường xuyên cho các đơn vị bảo đảm một phần chi phí thườngxuyên thì mức kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp được thực hiện ổn định theođịnh kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chínhphủ quyết định Hết thời hạn 3 năm, mức ngân sách Nhà nước bảo đảm sẽđược xác định lại cho phù hợp

* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp phát sinh tại đơn vị bao gồm:

Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí, học phí thuộc ngân sách Nhànước theo quy định của Pháp luật

Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khảnăng của đơn vị được pháp luật cho phép

Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có)

* Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.

Quy định về các khoản thu, mức thu:

Đối với các trường THPT được cơ quan nhà nước có thâm quyền giaothu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu

Trang 26

do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định Trong trường hợp cơ quanNhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầuchi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội đê quyết định mứcthu cụ thế cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng nhưng khôngvượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định Đơn vị thựchiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy địnhcủa Nhà nước.

1.3.3.2 Quản lý các khoản chi

Nội dung các khoản chi chủ yếu của các trường Trung học phổ thôngcông lập:

• Các khoản chi íhưòng xuyên

Chi lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương

Chi hoạt động thường xuyên khác theo chức năng, nhiệm vụ được cấp

có thấm quyền giao

Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí

Chi cho các hoạt động dịch vụ

* Các khoản chi không thường xuyên gom:

Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tàisản cố định thực hiện các dự án được cấp có thâm quyền phê duyệt

Các khoản chi khác theo quy định (nếu có)

Quy định về các khoản chi, mức chi:

Với quan điếm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường,Nhà nước đã cho phép các trường được chủ động xây dựng định mức chi tiêunội bộ của mình Cụ thể:

Hiện nay, Nhà nước chỉ khống chế một số tiêu chuẩn, định mức chi,các trường bắt buộc phải thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, baogồm: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về trụ sở

Trang 27

làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng vàđiện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nướcngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; chế độ quản lý, sử dụng kinh phí cácchương trình mục tiêu quốc gia; chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụđột xuất được cấp trên có thâm quyền giao; chế độ chính sách thực hiện tinhgiảm biên chế (nếu có), chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn việntrợ thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước; chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tưxây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạtđộng sự nghiệp theo dự án được cấp có thâm quyền phê duyệt; riêng kinh phíthực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp bộ, cấpngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ.

Ngoài các nội dung chi nêu trên, để chủ động sử dụng kinh phí hoạtđộng thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vịthực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, có trách nhiệm xây dựngQuy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạcNhà nước thực hiện kiểm soát chi

Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêuchuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao, phù họp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinhphí tiết kiệm, có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý

1.3.3.3 Lập và thực hiện sử dụng các loại quỹ

Trích lập các quỹ:

Hàng năm, khi lập kế hoạch hoạt động chuyên môn và kế hoạch tàichính, trình lên cơ quan tài chính phê duyệt, các trường THPT công lập phảiphân tích, đánh giá tình hình kế hoạch năm trước, dự đoán hoạt động chuyênmôn, tài chính trong năm tói, phân tích các yếu tố tác động để lập nên cácchỉ tiêu, kế hoạch phù hợp, khả thi

Trang 28

Trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính, việc tự kiểm tra, giám sáttài chính được các trường thực hiện thường xuyên trong từng quy trình, thủtục kiếm soát nội bộ, theo các cơ chế tài chính nội bộ Các trường cũng phảicăn cứ theo kế hoạch tài chính đã được phê duyệt để tổ chức thực hiện cho sátvới kế hoạch tài chính, đảm bảo không bị bội chi.

Việc kiêm tra sau khi thực hiện thông qua quá trình rà soát, đánh giátình hình thực hiện kế hoạch trong năm và lập báo cáo tài chính năm Trongquá trình lập báo cáo tài chính này, nếu phát hiện còn có vấn đề sai sót vềquản lý tài chính trong năm thì trường sẽ chủ động điều chỉnh, sửa chữa kịpthời đê đảm bảo cho các báo cáo tài chính phản ánh trung thực, hợp lý tìnhhình tài chính

Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính sau khi trang trải các khoản chiphí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định (thuế vàcác khoản phải nộp khác), số chênh lệch thu lớn hơn (nếu có) được sử dụngtheo trình tự như sau:

- Trích tối thiểu 25% đế lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:

- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn địnhthu nhập Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đakhông quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quânthực hiện trong năm;

- Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơnmột lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng đếtrả thu nhập táng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổnđịnh thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sựnghiệp, trong đó, đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đakhông quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thựchiện trong năm Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởngđơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

Trang 29

Sử dụng các quỹ:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nângcao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, muasắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề nănglực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh,hên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đế tổ chức hoạt độngdịch vụ phù họp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị

và theo quy định của pháp luật Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyếtđịnh theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

- Quỹ dự phòng ốn định thu nhập đê bảo đảm thu nhập cho người lao động

- Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cánhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng gópvào hoạt động của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theoquy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

- Quỹ phúc lợi dùng đế xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chicho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấpkhó khăn đột xuất cho người lao động, kế cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mấtsức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế.Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộcủa đơn vị

Các đơn vị không được trích lập các quỹ trên từ các nguồn kinh phí sau:

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhànước quy định (nếu có);

Trang 30

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửachữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp cóthấm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp

có thâm quyền phê duyệt;

- Kinh phí khác (nếu có)

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính ở các trường Trung học phô thông

1.3.4.1 Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhản viên

Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường gữi vai tròhết sức quan trọng đến hiệu quả quản lý tài chính ở các trường THPT Khimọi cán bộ, giáo viên, nhân viên coi hiệu quả quản lý tài chính là nhiệm vụchung, là trách nhiệm của mỗi người phải cùng tham gia quản lý, phải tự giácchấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách và quy chế chi tiêu nội bộ, phảithực hành tiết kiệm thì hiệu quả quản lý tài chính của nhà trường sẽ phát huycao Ngược lại, nếu nhận thức của cán bộ, giáo viên trong nhà trường khôngđầy đủ, không tự giác, coi việc quản lý tài chính là công việc của Hiệu trưởng,

Ke toán thì nguồn lực tài chính trong nhà trường không phát huy được hiệuquả trong việc đầu tư cho việc dạy và học và tăng thêm thu nhập cho cán bộ,giáo viên, nhân viên và sẽ dẫn đến thất thoát, lãng phí

1.3.4.2 Trình độ cản bộ quản lý

Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếutrong việc xử lý các thông tin đế đề ra quyết định quản lý Trình độ cán bộquản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của cácquyết định quản lý, do đó, nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộmáy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung và côngtác quản lý tài chính nói riêng

Trang 31

Đối với cơ quan quản lý cấp trên, đội ngũ cán bộ quản lý có kinhnghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phấm chất tốt, sẽ có nhữngchiến lược quản lý tài chính tốt, hệ thống biện pháp quản lý tài chính hữuhiệu, xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả

Đối với các đơn vị cơ sở, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tàichính kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, có kinh nghiệm công tác đế đưa công tác quản lý tài chính kế toán củađơn vị cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tàichính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị

Ngược lại, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm quản lý, hạn chế

về chuyên môn sẽ dẫn đến công tác quản lý tài chính lỏng lẻo, dễ thất thoát,lãng phí, làm cản trở đến các hoạt động khác của đơn vị

1.3.4.3 Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

* Chủ trương, đường loi, chính sách của Đảng và Nhà nước đoi với

giáo dục và đào tạo

Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới hoạt động quản lý tài chínhcủa trường Trung học phố thông Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sựnghiệp có thu là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia, nó là căn cứ

để các trường xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng Vì vậy, nếu cơ chếquản lý tài chính của Nhà nước tạo mọi điều kiện đế phát huy tính chủ động,sáng tạo của các trường thì đó sẽ là động lực nâng cao tính hiệu quả tronghoạt động quản lý tài chính của mỗi trường

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Nhà nước quản lýgần như tất cả các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục - đào tạo Khi đó,trường THPT được cấp toàn bộ nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước vàviệc sử dụng nguồn kinh phí đó như thế nào cũng hoàn toàn theo quy định củaNhà nước Trong điều kiện đó, mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội học

Trang 32

tập, chính sách an sinh xã hội được thực được đảm bảo, tuy nhiên do nguồnngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nên Nhà nước không đáp ứng được nhu cầuhọc tập của toàn thể xã hội, cả về quy mô lẫn về chất lượng giáo dục.

Việc chuyến đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những bước phát triếnvượt bậc về kinh tế - văn hoá - xã hội Theo đó, lĩnh vực giáo dục cũng cónhững thay đổi rõ rệt theo hướng xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo, giảmbớt gánh nặng cho Nhà nước

Hiện nay, chính sách tài chính trong giáo dục đào tạo đối với cáctrường THPT công lập đổi mới theo hướng:

- Tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho các trường màtrước hết là Hiệu trưởng nhà trường

- Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước và đầu tư cho giáo dục vàđào tạo

- Đa dạng hoá các hoạt động huy động vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo

- Sắp xếp bộ máy và tổ chức lao động hợp lý

- Tăng thu nhập cho người lao động

1.3.4.4 Hệ thong kiêm soát nội bộ trong đơn vị

Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát domột đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật

và các quy định, đế kiêm tra, kiếm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, saisót, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đơn vị

Hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị bao gồm môi trường kiêmsoát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiếm soát

Trong đó, môi trường kiểm soát là những nhận thức, quan điểm, sựquan tâm và hoạt động của lãnh đạo đơn vị đối vói hệ thống kiếm soát nội bộtrong đơn vị

Trang 33

Hệ thống kế toán là các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán màđơn vị áp dụng đế thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính.

Thủ tục kiêm soát là các quy chế và thủ tục do Ban Giám hiệu nhàtrirờng thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị

Trong một đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu sẽgiúp cho công tác quản lý tài chính được thuận lợi rất nhiều Nó đảm bảo chocông tác tài chính được đặt đúng vị trí, được quan tâm đúng mức, hệ thống kếtoán được vận hành có hiệu quả, đúng chế độ quy định, các thủ tục kiểm tra,kiếm soát được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, giúp đơn vị phát hiện kịpthời mọi sai sót, ngăn chặn hữu hiệu hành vi gian lận trong công tác tài chính

Hệ thống kiêm soát nội bộ không thể đảm bảo phát huy được toàn diệntác dụng của nó vì một hệ thống kiêm soát nội bộ dù hữu hiệu tới đâu vẫn cónhững hạn chế tiềm tàng

Kết luận Chương 1

Chương 1 của luận văn đã nêu lên một số vấn đề lý luận cơ bản củaquản lý, quản lý tài chính, mục tiêu, giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượngcông tác quản lý tài chính ở các trường THPT Một số nội dung quản lý tàichính ở trường THPT như:

- Quản lý các nguồn thu

- Quản lý các nguồn chi

- Trích lập và thực hiện sử dụng các quỹ

Luận văn đã tập chung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả quản lý tài chính ở các trường THPT cũng như sự cần thiết phải nâng caochất lượng công tác quản lý tài chính ở các trường Trung học phổ thông

Những nội dung đã nêu trên đây là cơ sở lý luận cho nghiên cứu thựctrạng quản lý tài chính tại trưòng TIIPT từ đó đê xuất các biện pháp nâng caohiệu quả công tác quản lý tài chính trong thời gian tới của các trường THPTthành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trang 34

Chương 2 THựC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÓ THÔNG THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

2.1 Khái quát về các trường Trung học phố thông thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Thành phố Vinh là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh Nghệ

An, phía Bắc và Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuâncủa tỉnh Hà Tình, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên

Thành phố Vinh có tổng diện tích là 104,96 km2 với 16 phường là: LêMao, Lê Lợi, Hà Huy Tập, Đội Cung, Quang Trung, Cửa Nam, Trường Thi,Hồng Sơn, Trung Đô, Ben Thủy, Đông Vĩnh, Hưng Bình, Hưng Phúc, HưngDũng, Vinh Tân, Quán Bàu và 9 xã là: Hưng Đông, Hưng Lộc, Hưng Hòa,Hưng Chính, Nghi Phú, Nghi Ân, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Đức Điều kiện

cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố Vinh thuận lợi nhất so với cáchuyện, thị của tỉnh Nghệ An

Dân số của thành phố Vinh là 480.000 người, mật độ dân số trung bình

là 4.573 người/km2 (cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của tỉnhNghệ An là 188 người/km2)

Địa hình thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù

sa sông Lam và phù sa của biển Đông Sau này sông Lam đổi dòng chảy vềmạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấpdần Địa hình bằng phang và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi DũngQuyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quanthiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt

Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có

sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác

Trang 35

Nhiệt độ trung bình 24°c, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°c, nhiệt độ thấptuyệt đối 4°c Độ ẩm trung bình 85-90% số giờ nắng trung bình 1.696 giờ.Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trungbình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.

Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5đến tháng 9 và gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từtháng 10 đến tháng 4 năm sau

Thành phố Vinh có 11 trường THPT (trực thuộc Sở Giáo dục và Đàotạo Nghệ An) trong đó có 03 trường chuyên biệt là Trường THPT ChuyênPhan Bội Châu, THPT Dân tộc nội trú tỉnh, THPT Dân tộc nội trú số 2 Cáctrường THPT ở thành phố Vinh đều là những trường có chất lượng cao, có 5trường đạt chuẩn quốc gia

Chất lượng học sinh THPT ở thành phố Vinh cao so với toàn tỉnh Vớilợi thế là học sinh thành phố, tập trung nhiều trường chuyên và trường trọngđiểm của tỉnh nên học sinh ở khu vực này được lựa chọn môi trường học tậpphù hợp với năng lực và có điều kiện đê phát huy và nâng cao khả năng họctập của bản thân

2.1.1 Quy mô, trường lớp

Thành phố Vinh có 11 trường THPT (01 trường THPT chuyên, 02trường THPT DTNT, 03 trường THPT, 04 trường THPT Tư thục và 01trường THPT Dân lập)

Số liệu về lớp, học sinh từ năm học 2009-2010 đến 2013-2014 cụ thể:

Trang 36

1 THPT Phan Bội Châu 33 33 33 33 33

2 THPT DTNT số 1 18 18 18 18 18

3 TIIPT DTNT số 2 0 0 0 5 10

4 THPT Huỳnh Thúc Kháng 41 42 42 42 42

5 THPT Hà Huy Tập 39 39 39 39 39

6 THPT Lê Viết Thuật 39 39 39 40 41

7 TIIPT Nguyễn Trãi 25 23 18 14 12

TT Tên trường Năm học2009-2010 Năm học2010-2011 Năm học2011-2012 Năm học2012-2013 Năm học2013-2014

1 TIIPT Phan Bội Châu 1030 1068 1096 1157 1186

Trang 37

1 TIIPT Phan Bội Châu 3 4 4 4 4

TT Tên trường Năm 2009-2010họcNăm 2010-2011hocNăm 2011-2012họcNăm 2012-2013hocNăm 2013-2014hoc

2 TIIPT DTNT số 1 58 55 53 50 50

4 TIIPT Huỳnh Thúc Kháng 102 98 96 98 98

5 TI IPT Hà Huy Tập 88 88 86 93 93

6 THPT Lê Viết Thuật 90 89 88 87 87

7 TIIPT Nguyễn Trãi 52 50 48 47 47

(Sổ liệu lấy từ nguồn Thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An)

Bảng 2.4 về số Giáo viên trực tiếp giảng dạy

(Số liệu lẩy từ nguồn Thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An)

Trang 38

1 THPT Phan Bội Châu 13 13 12 10 10

Năm học 2011-2012

Năm hoc 2012-2013

Năm hoc 2013-2014

Trang 39

1 THPT Phan Bội Châu 7 7 7 12 12

4 THPT Huỳnh Thúc Kháng 5 6 6 6 6

6 TIIPT Lê Viết Thuật 5 5 5 5 5

7 TIIPT Nguyễn Trãi 5 6 6 4 4

(Số liệu lẩy từ nguồn Thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An)

2.2 Khái quát về điều tra thực trạng

2.2.1 Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng QLTC ở các trường THPT công lập trên địa bànthành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyênnhân của những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nângcao hiệu quả QLTC trong nhà trường

2.2.2 Nội dung khảo sát

Nghiên cứu thực trạng QLTC ở các trường THPT công lập trên địa bànthành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trang 40

2.2.3 Đối tượng khảo sát

- Đối tượng: 100 cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng và kếtoán trường THPT công lập

- Thời gian: từ năm 2010 đến 2012

2.3.1 Thực trạng nhận thức về nàng cao hiệu quả quản lý tài chính

ở các trường Trung học thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Qua đánh giá hàng năm của Sở GD&ĐT cho thấy: Trong những nămqua việc nhận thức của một số bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên cáctrường THPT về nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đã được quan tâm đúngmức và được thể hiện cùng với cán bộ quản lý nhà trường tham gia trongcông tác huy động nguồn lực tài chính, cùng tham gia kiêm tra, giám sát từkhâu lập kế hoạch, dự toán đến quá trình phân phối, sử dụng các nguồn lựctài chính đó Bên cạnh đó còn không ít cán bộ, giáo viên chưa thực sự quantâm đúng mức đến công tác quản lý tài chính trong nhà trường và cho việcquản lý tài chính là công việc của cán bộ quản lý và kế toán nhà trường Một

số cán bộ, giáo viên, nhân viên chỉ lo bổn phận chuyên môn được phân côngphụ trách mà thiếu đi tinh thần trách nhiệm cùng Ban giám hiệu nhà trườngchăm lo đến hiệu quả quản lý tài chính, đến điều kiện làm việc, đến đời sốngtinh thần, vật chất của cán bộ, giáo viên, nhân viên Từ những nhận thức lệchlạc đó mà trong quá trình thực thi công vụ đã không ít cán bộ, giáo viên, nhânviên sử dụng nguồn lực tài chính không đúng chế độ, định mức, kém hiệuquả, cá biệt còn gây thất thoát, lãng phí

Ngày đăng: 30/12/2015, 08:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2008), Thông tư sổ 135/TT-BTC ngày 31/12/2008 của hướng dẫn Nghị định sổ 69/2008/NĐ. CP ngày 30/5/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2008)
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2008
2. Bộ Tài chính (2011), Các văn bản pháp qưy về quản lý tài chính “Áp dụng cho cơ quan hành chính và đon vị sự nghiệp cỏ thu, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2011), "Các văn bản pháp qưy về quản lý tài chính “Áp dụngcho cơ quan hành chính và đon vị sự nghiệp cỏ thu
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2011
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 6890/BGDĐT- KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư sổ 29/2010/TTLN-BGDĐT - BTC - BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chỉnh, Bộ Lao động thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một so điều của Nghị định so 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư sổ 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Ouy định về dạy thêm, học thêm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2012
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư sổ 29/20Ỉ2/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạ, Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thong giáo dục quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2012
8. Chính phủ (2005), Quyết định sổ 244/2005/OĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tưởng Chỉnh phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đổi vói nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2005)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
9. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định về Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tô chức bộ máy, biên chế và tài chính đoi với các dơn vị sự nghiệp công lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2006)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
10. Chính phủ (2008), Nghị định sổ 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đoi với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thế thao và môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2008)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
11. Chính phủ (2010), Nghị định sổ 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí, ho trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phỉ đổi vói các cơ sở giảo dục thuộc hệ thong giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2010)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
13. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Quản lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý học đại cương
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
14. Nguyễn Văn Hùng - Thái Xuân Đệ (2008), Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.15. Nhà xuất bản Tài chính (2008), Chế độ kế toán dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp và chế độ quản lỷ tài chính mua sam, chi tiêu, hội nghị theo mục lục ngân sách mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Điển Tiếng Việt," Nhàxuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội."15." Nhà xuất bản Tài chính (2008)
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng - Thái Xuân Đệ (2008), Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.15. Nhà xuất bản Tài chính
Nhà XB: Nhàxuất bản Từ điển Bách Khoa
Năm: 2008

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w