Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Phong Châu, nhân dân trong huyện vận dụng sáng tạo những quan điểm đường lối của Đảng vào điều kiện thực tiễn của địa phương đã giành được nhiều thàn
Trang 1Nguyễn Hoàng Ánh
Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát
triển kinh tế trong giai đoạn 1977 - 1998
Luận văn ThS Lịch sử: 60 22 56
Nghd : TS Lê Đình Chỉnh
Trang 2Nguyễn Hoàng Ánh
MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA
4 Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài 14
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: BỐI CẢNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HAI HUYỆN
LÂM THAO VÀ PHÙ NINH TRƯỚC KHI HỢP NHẤT THÀNH
1.1 Vài nét về vị trí địa lý tự nhiên 17
1.2 Tình hình kinh tế – xã hội của hai huyện Lâm Thao và Phù
1.2.2 Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong những năm
Trang 31958-1960 24 1.2.3 Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) 26 1.2.4 Vừa sản xuất vừa chiến đấu, làm tốt nhiệm vụ hậu phương
Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN PHONG CHÂU LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (1977-1986) 41
2.1 Kinh tế huyện Phong Châu trong những năm đầu hợp nhất
2.2 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp và thực hiện
kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 3 (1981-1985) 48 2.2.1 Chủ trương đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp 48 2.2.2 Phong Châu thực hiện Khoán 100 - Kinh tế nông nghiệp
Chương 3: ĐẢNG BỘ HUYỆN PHONG CHÂU LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
3.1 Những chuyển biến bước đầu về kinh tế của huyện theo đường
3.2 Phong Châu thực hiện Khoán 10 – bước chuyển căn bản trong
cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp (1986-1990) 67
Trang 43.3 Đẩy mạnh sản xuất thủ công nghiệp, thực hiện mục tiêu
phát triển hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu 76
3.4 Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1991-1995)- Những
3.5 Kinh tế Phong Châu trong những năm 1996-1998 92 3.5.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế (1996-2000) và
sự tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 92 3.5.2 Một số thành tựu kinh tế – xã hội (1996-1998) 94
Chương 4: MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN PHONG
CHÂU TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
4.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong xây dựng và phát triển
Phụ lục 1: Bản đồ hành chính huỵên Phong Châu
Phụ lục 2: Vị trí hành chính huyện Phong Châu trong tỉnh Vĩnh Phú
Phụ lục 3: Các đơn vị hành chính của huyện Phong Châu qua các thời kì Phụ lục 4: Những lần Đại hội Đảng bộ huyện Phong Châu
Trang 5Phụ lục 5: Danh sách các đồng chí Bí thư, Chủ tịch huyện Phong Châu từ
1977-1998
Phụ lục 6: Các anh hùng lực lượng vũ trang huyện Phong Châu
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, tổng sản lượng lương thực của
Bảng 2.2 Thực hiện chế độ Khoán mới ở Tứ Xã 55 Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực trong 2 năm
(1981-1982) của Phong Châu
56
Bảng 2.4 Năng suất lúa của Phong Châu từ năm 1981-1985 58 Bảng 2.5 Năng suất lúa cả nước từ năm 1981-1985 59 Bảng 3.1 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Phong
Trang 7Bảng 3.6 Tổng sản lượng lương thực quy thóc trong 3 năm của
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua các thời kì lịch sử, người dân Phong Châu luôn đoàn kết, cần
cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống, anh dũng trong đấu tranh chống ngoại xâm
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Phong Châu đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng nhân dân cả nước tham gia kháng chiến chống Pháp (1945-1954) vừa xây dựng hậu phương vừa trực tiếp chiến đấu, góp sức người sức của cùng nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc
Khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Phong Châu tích cực tham gia vào nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và xây dựng quan hệ sản xuất mới Xã hội chủ nghĩa Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, cùng với nhân dân cả nước, theo tiếng gọi của Đảng, người dân Phong Châu đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh, xây dựng hậu phương vững mạnh, từng bước đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, lần thứ hai của
Trang 9Mỹ, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến, góp phần đánh thắng đế quốc
Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Đất nước hoà bình, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh sát nhập thành huyện Phong Châu Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Phong Châu, nhân dân trong huyện vận dụng sáng tạo những quan điểm đường lối của Đảng vào điều kiện thực tiễn của địa phương đã giành được nhiều thành tích trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội
Trong thời kì đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Phong Châu đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách tiến hành xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo nên những biến đổi tích cực về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định; quần chúng nhân dân ngày càng phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phong Châu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, mà còn là một chủ đề khoa học lớn Đề tài này cần phải được nghiên cứu có hệ thống và toàn diện, phải nhìn nhận đánh giá một cách khách quan và khoa học, trên cơ sở đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và đồng thời cũng là cơ sở quan trọng góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới trên phạm vi địa bàn huyện Phong Châu nói riêng và cả nước nói chung
Với ý nghĩa khoa học trên, đồng thời cũng là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Phong Châu, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ của mình vào việc nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Phong Châu trong xây
Trang 10dựng và phát triển kinh tế giai đoạn 1977-1998 để có điều kiện hiểu thêm về vùng đất giàu truyền thống lịch sử của mình, với tinh thần đó, chúng tôi chọn
chủ đề: “ Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát trển kinh
tế trong giai đoạn 1977-1998” làm đề tài luận văn thạc sỹ
2.Tình hình nghiên cứu
Như đã nêu, Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát
trển kinh tế trong giai đoạn 1977-1998 là chủ đề khoa học có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn quan trọng
Đây là một vấn đề khoa học đề cập đến sự lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Phong Châu trong giai đoạn 1977-1998- một giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của Phong Châu nói riêng và cả nước nói chung Chủ đề khoa học này đã được giới nghiên cứu quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau của đông đảo các nhà khoa học, các nhà kinh tế học, nhà chính trị học, nhà sử học và đã công bố các bài báo, bài nghiên cứu, các báo cáo, các ấn phẩm…Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, về một phương diện nào đó, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này vẫn còn tản mạn, mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định mà chưa đi sâu phân tích đánh giá một cách có hệ thống về nội dung của chủ đề Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy liên quan đến đề tài này gồm những bài báo, các báo cáo và các tác phẩm chủ yếu sau
2.1 Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế
nói chung là một vấn đề rất rộng, hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều giới
nghiên cứu Liên quan đến chủ đề nghiên cứu có tác phẩm Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Châu, tập 2, Phú Thọ 1998 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu [1]; Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã
Tứ Xã, tập 2, Phú Thọ 2000 của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tứ Xã [2]
Trang 11Những tác phẩm trên không chỉ chứa đựng nhiều nội dung khoa học quan trọng về lịch sử huyện Phong Châu và xã Tứ Xã nói chung mà còn là nguồn tài liệu giá trị cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về vai trò lãnh đạo của các
Đảng bộ và chính quyền địa phương nói riêng
Tương tự, liên quan đến nội dung của đề tài còn có các nguồn tài liệu là các nghị quyết, các thông báo, các kế hoạch của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân
huyện Phong Châu Chẳng hạn, Nghị quyết về sản xuất hàng tiêu dùng trong
2 năm 1980 – 1981 (15/1/1981) của Ban Thường vụ huyện ủy Phong Châu [10]; Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về một số chủ trương trước mắt nhằm củng cố và phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện (22/5/1990) của Ban Thường vụ Huyện ủy Phong Châu [15]; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ nhất, tháng 5 năm 1971 [22]…cũng là những tài liệu có giá trị có nhiều nội dung liên quan
đến chủ đề nghiên cứu
2.2 Một trong những nguồn tài liệu quan trọng có nhiều tư liệu liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài là các báo cáo tổng kết hàng năm của hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao trước khi sáp nhập và nhất là các báo cáo tổng
kết hàng năm của huyện Phong Châu Chẳng hạn gồm các báo cáo: Báo cáo tổng kết công tác năm 1957 (11/1/1958) [3]; Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 1962 (8/1962) [5];Báo cáo tổng kết công tác năm 1965 của Huyện ủy Phù Ninh (1/1966) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phù Ninh [7]; Báo cáo công tác năm 1965 của Huyện ủy (1/1966) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Thao [6]; Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
13 (1967) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Thao [8] ; Báo cáo công tác năm 1968 của Huyện ủy Lâm Thao, số 1 ngày 16/11/1969 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Thao [9]; Báo cáo tổng kết năm 1980 của Huyện ủy Phong Châu (30/12/1980) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu
Trang 12[11]; Báo cáo sơ kết khoán sản phẩm cây lúa đến nhóm và người lao động vụ Đông Xuân năm 1980-1981 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu [12]; Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Phong Châu khóa IV (10/1986) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu [13]; lần thứ V (1/1989) [14] ;lần thứ VI (10/1991) [16]; lần thứ VII (3/1996) [18] Những
báo cáo nêu trên không chỉ cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, những thuận lợi, khó khăn của Phong Châu , mà còn đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền trong thời kỳ củng cố, xây dựng và phát triển kinh tế
Bên cạnh những tài liệu nêu trên, một số tác phẩm khác như Đổi mới
cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam của PGS Trương Thị Tiến Nxb Chính trị Quốc gia, HN 1998 [27]; 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990) của Đào Văn Tập, NXB Khoa học xã hội, HN 1990 [20]; Tổng quan kinh tế –
xã hội Việt Nam năm 1998, triển vọng năm 1999 của Nguyễn Sinh đăng trên
Tạp chí Cộng sản tháng 1 năm 1999 [25]…Tuy ở mức dộ khác nhau những tác phẩm trên cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của đề tài
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về Đảng bộ huyện Phong Châu lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn 1977-1998 Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu của các tác giả, nhất là nguồn tài liệu
từ các báo cáo, các nghị quyết của huyện Phong Châu chúng tôi xác định hướng nghiên cứu của mình là: từ góc độ sử học đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Phong Châu trong việc xây dựng và phát triển kinh tế giai đoạn 1977-1998, đồng thời qua đó, chúng tôi cũng nêu lên một số nhận xét, những bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển của huyện Phong Châu những năm tiếp theo trong thời kỳ đổi mới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 13Mục đích của luận văn là thông qua việc tìm hiểu, phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong xây dựng và phát triển kinh tế trong những năm 1977-1998, để từ đó tìm ra những đặc thù riêng, những sáng tạo, linh hoạt của Đảng bộ huyện trong việc vận dụng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương Trên cơ sở đó, luận văn cũng nêu và phân tích những thành tựu, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển kinh tế của huyện Phong Châu
4 Đối tƣợng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tập trung nghiên cứu, phân tích những chủ trương, chính sách và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phong Châu trong xây dựng và phát triển kinh tế giai đoạn 1977-1998
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Phong Châu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trong giai đoạn 1977-1998 là vì từ tháng 10 năm 1977 theo Nghị quyết hợp nhất của Hội đồng Chính phủ, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh được sáp nhập thành huyện Phong Châu Nhưng đến năm 1999 do chủ trương của Đảng, Nhà nước, huyện Phong Châu lại tách ra hai thành huyện cũ là Lâm Thao và Phù Ninh Như vậy, thời gian nghiên cứu chủ yếu của đề tài là giai đoạn 1977-
1998 Tuy nhiên, để góp phần làm rõ sự hình thành và phát triển của huyện Phong Châu, đề tài cũng dành một chương đầu của luận văn để đề cập đến quá trình củng cố, xây dựng và phát triển của hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao trước khi sáp nhập thành huyện Phong Châu trong giai đoạn 1954-1977
để có một cái nhìn toàn diện và hệ thống về chủ đề nghiên cứu
Về nội dung, trên cơ sở trình bày khái quát những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và sự vận dụng những chủ trương chính sách đó vào hoàn cảnh cụ thể của huyện Phong Châu, luận văn muốn tập trung làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phong Châu
Trang 14cùng với những thành tựu kinh tế-xã hội mà nhân dân trong huyện đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế từ năm 1977 đến năm
1998
5 Các nguồn tài liệu
Ngoài việc sử dụng các văn kiện, nghị quyết của Đảng, tài liệu của chủ tịch Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
5.1 Một số nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông báo của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, của Huyện uỷ Lâm Thao về xây dựng và phát triển kinh tế
5.2 Tài liệu thống kê, lưu trữ : Niên giám thống kê từ năm 1977 đến năm
1997 của tỉnh Vĩnh Phú, từ năm 1997 đến năm 2007 của tỉnh Phú Thọ
5.3 Các báo cáo tại các đại hội của Đảng bộ huyện qua các kì Đại hội, Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Châu tập 1, tập 2; Lịch sử đấu tranh cách mạng của
Đảng bộ và nhân dân xã Tứ Xã, tập 2, Phú Thọ 2000 của Ban Chấp hành
Đảng bộ xã Tứ Xã
5.4 Một số công trình nghiên cứu có nội dung về kinh tế nông nghiệp, nông thôn như: “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” của PGS Trương Thị Tiến, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 1999 Cuốn “ 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990)” của Đào Văn Tập, NXB Khoa học xã hội, HN 1990; Tổng quan kinh tế – xã hội Việt Nam năm 1998, triển vọng năm 1999 của Nguyễn Sinh đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 1 năm 1999…
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 15Phương pháp được sử dụng chủ yếu của luận văn này là phương pháp lịch sử, phương pháp liên ngành và thống kê bảng biểu Trong đó phương pháp lịch sử sẽ giúp cho đề tài luận văn hệ thống hóa nội dung, trình bày và phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử trong mỗi giai đoạn của chủ đề nghiên cứu Bên cạnh đó phương pháp liên ngành và phương pháp thống kê bảng biểu sẽ giúp đề tài xử lý và sắp xếp các nguồn tài liệu, đưa ra những bảng thống kê cụ thể để chứng minh trong quá trình nghiên cứu Trên cơ sở nêu và phân tích những nội dung cơ bản của đề tài, đề tài sẽ rút ra những nhận xét về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Phong Châu, những ưu điểm và hạn chế, đồng thời đặt cơ sở cho sự phát triển của huyện trong những năm tiếp theo
7 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bản đồ, phần phụ lục và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm bốn chương:
Chương 1: Bối cảnh kinh tế - xã hội của hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh trước khi hợp nhất thành huyện Phong Châu (năm 1977)
Chương 2 Đảng bộ huyện Phong Châu lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế (1977-1986)
Chương 3: Đảng bộ huyện Phong Châu lãnh đạo phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới (1986 – 1998)
Chương 4: Một số thành tựu và bài học kinh nghiệm về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hyện Phong Châu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế giai đoạn 1977-1998
Trang 16CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HAI HUYỆN LÂM THAO VÀ
PHÙ NINH TRƯỚC KHI HỢP NHẤT THÀNH HUYỆN
PHONG CHÂU (NĂM 1977)
1.1 Vài nét về vị trí địa lý tự nhiên
Trong lịch sử hình thành và phát triển, Phong Châu không chỉ là quê hương của người nguyên thủy được giới khảo cổ học phát hiện tại di tích văn hoá Sơn Vi thuộc thời đại đồ Đá cũ cách nay hàng vạn năm, mà vùng đất này còn tự hào là vùng Đất Tổ vua Hùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang- nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam
Phong Châu còn vinh dự mang tên hai nền văn hoá tiền Hùng Vương là Văn hoá Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ) và văn hoá Gò Mun (xã Tứ Xã) thuộc
hệ thống Văn hoá Đông Sơn, hợp thành văn hoá thời Hùng Vương, nền tảng của Văn minh Sông Hồng, cách ngày nay mấy ngàn năm
Theo Nghị quyết hợp nhất huyện của Hội đồng Chính phủ tháng 10/1977, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh sáp nhập lại thành huyện Phong Châu Trước khi sáp nhập, huyện Lâm Thao có diện tích là: 130 km2 với
Trang 178.500 ha đất nông nghiệp Huyện Phù Ninh có diện tích: 167 km2 với 10.721
ha đất nông nghiệp [24; 221]
Như vậy, địa danh của huyện Phong Châu trước khi sáp nhập chính là hai huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao là vùng đất giữa tỉnh Phú Thọ cũ, giáp với thị xã Phú Thọ về phía Tây, với huyện Đoan Hùng về phía Bắc; hai con Sông Hồng và Sông Lô là ranh giới tự nhiên giữa Lâm Thao – Phù Ninh với huyện Tam Thanh từ phía Nam và huyện Lập Thạch ở phía Đông
Địa bàn Phong Châu chia hai vùng rõ rệt: vùng trung du chủ yếu trồng cây công nghiệp (sơn, chè, cà phê, chẩu…) và vùng đồng bằng ven sông- một trong những vựa lúa của tỉnh Trong địa bàn huyện có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ quan trọng, trong đó, đường thuỷ có sông Hồng, sông Lô; đường bộ
có Quốc lộ 2; đường sắt có tuyến Hà Nội – Lào Cai chạy qua
Sau khi hợp nhất (1977), diện tích toàn huyện của là 297km2, có 34 xã với 170.197 khẩu, trong đó diện tích đất canh tác là 19.221 ha gồm có:
- Diện tích trồng lúa là 16.000 ha
- Diện tích chuyên màu là 3.221 ha
- Đất đồi: 18.303 ha
Còn lại là đất đầm, hồ, ao, đất thổ cư và đất xây dựng cơ bản…
Bình quân đầu người các loại đất là 0.187 ha, bình quân thu nhập một lao động/ tháng là: 12,75 kg thóc…[1; 136]
Khí hậu của Phong Châu mang đầy đủ đặc điểm của vùng khí hậu miền Bắc nước ta- khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 và gió Tây Nam trong suốt thời gian còn lại của năm Lượng mưa trung bình của huyện là 1.720 mm, nhiệt độ trung bình năm là 27-
29 độ C, độ ẩm từ 75-90% Một đặc điểm quan trọng của khí hậu đặc biệt liên quan đến sản xuất nông nghiệp và đời sống con người là sự thay đổi nhiệt độ
từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình là 27-29 độ C xuống 20 độ C từ
Trang 18tháng 12 đến tháng 3 và khoảng 16 độ C vào tháng 1 Mưa phùn, sương muối kéo dài 5-7 ngày là hiện tượng thường xuyên xảy ra vào những tháng mùa đông
Bão lụt, hạn hán, lượng mưa lớn gây ra lũ lụt tràn qua các sông và các vấn đề khó khăn trong tưới tiêu nước… là những đe doạ chủ yếu của thiên nhiên đối với sản xuất nông nghiệp của huyện
Do có phù sa mầu mỡ của sông Hồng và sông Lô bồi đắp nên đất đai vùng đồng bằng rất phì nhiêu, màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển Bởi vậy, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của huyện
Với điều kiện địa hình thuận lợi, nguồn tài nguyên đa dạng, dồi dào, với bản chất cần cù lao động, sáng tạo của nhân dân, Phong Châu có rất nhiều điều kiện và khả năng trở thành một vùng phát triển phồn vinh, giàu đẹp
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh
trước năm 1977
Như đã nêu ở trên, trước khi sáp nhập, huyện Phong Châu chính là địa bàn của hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao, vốn một vùng đất khá rộng thuộc tỉnh Phú Thọ
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi, cũng vào thời điểm đó, ngày 18/6/1954 tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi bốt Hạ Nông (Tam Nông), tỉnh Phú Thọ được hoàn toàn giải phóng Trong bối cảnh chung của miền Bắc, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh cũng chịu nhiều hậu quả do chiến tranh để lại Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, đất đai bị bỏ hoang, sản xuất bị đình trệ, tình trạng yếu kém trong sản xuất nông nghiệp đã không đáp
Trang 19ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm khiến cho đời sống nhân dân trong huyện gặp nhiều khó khăn
Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm khắc phục khó khăn, tích cực sản xuất, khôi phục kinh tế- xã hội, từng bước tháo
gỡ những khó khăn, khắc phục hậu quả chiến tranh, dần đưa nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu, thực hiện xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc trên miền Đất Tổ ngàn năm văn hiến của mình
Chấp hành Chỉ thị của Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ về việc trao trả tù binh tại Việt Trì theo quy định của Hiệp định đình chiến, cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1954, nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã đóng góp hàng ngàn ngày công, hàng vạn tàu lá cọ, hàng ngàn cây tre nứa và hàng chục tấn lương thực thực phẩm Ngoài ra, hai huyện còn huy động được hàng ngàn ngày công khác sửa đường Quốc lộ số 2, san lấp ụ cản xe địch trên đê sông Hồng…
Cũng trong thời gian này, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đặt ra cho chính quyền hai huyện Lâm Thao- Phù Ninh nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội là phải nhanh chóng chống lại âm mưu và hành động của bọn phản động dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào theo đạo Thiên chúa vào Nam Tại hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh có khá đông đồng bào theo Đạo Thiên chúa Theo thống kê cho thấy, Lâm Thao có 19/20 xã có đồng bào Thiên chúa giáo, chiếm 9,8% dân số Tương tự, Phù Ninh có 17/26 xã có đồng bào theo Đạo Thiên chúa, chiếm 5,05% dân số [1; 15]
Trước tình hình đó, nhằm ngăn chặn hành động phá hoại của địch, thi hành Chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh uỷ, ngoài việc tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về chính sách tôn giáo, chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, Huyện uỷ hai huyện Lâm Thao
Trang 20và Phù Ninh còn tổ chức những cuộc nói chuyện để vạch mặt những âm mưu, thủ đoạn đen tối của bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo tuyên truyền những khẩu hiệu phản động, chia rẽ cách mạng với giáo dân Thêm nữa, dưới
sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, nhiều “Đội công tác” đã được bổ sung về công tác tại những xã có đông giáo dân, phối hợp với cán bộ địa phương làm tốt công tác vận động quần chúng chống lại âm mưu của phản động, xây dựng cơ
sở, củng cố phong trào Nhờ đó, lòng tin của quần chúng nhân dân đối với chính quyền cách mạng ngày càng được củng cố, từng bước làm thất bại sự phá hoại của bọn phản động, tình hình chính trị- xã hội trên địa bàn huyện, nhất là vùng nông thôn theo Đạo Thiên chúa dần dần ổn định
Cùng với những nhiệm vụ nêu trên, nhiệm vụ chống đói cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần phải được Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện quan tâm thực hiện trong thời gian này
Trong các năm 1955, 1956, do tình hình hạn hán, mưa bão lớn đã gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp ở hai huyện Năm 1956, tại huyện Lâm Thao, theo thống kê của huyện cho thấy, do hạn hán, lúa vụ chiêm của huyện có khoảng hơn 2.000 mẫu ruộng bị thiệt hại và
vụ mùa có hơn 1.000 mẫu bị ngập úng đã gây hậu quả nghiêm trọng về sản lượng lương thực của huyện Tương tự, huyện Phù Ninh vụ chiêm cũng có khoảng 1.478 mẫu bị khô hạn và vụ mùa bị ngập úng khoảng 1.200 mẫu Ngoài thiệt hại về lương thực, trận mưa bão tháng 7 năm 1956 đã làm đổ hơn
100 nóc nhà, cây cối, hoa màu bị đổ…[1; 17] Trong hoàn cảnh đó, tình hình thiếu lương thực đã gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều hộ nông dân trên địa bàn nhiều xã của hai huyện, nạn đói hoành hành, làm hàng ngàn người chết
Trước thực trạng đó, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, nhiều đoàn cán bộ các ngành đã trực tiếp xuống các huyện, các xã chỉ đạo công tác cứu đói
Trang 21Ngoài việc gấp rút cứu tế gạo, vải và các nhu cầu cho những hộ bị đói, Tỉnh
uỷ còn chủ trương mở cuộc vận động trong toàn tỉnh hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất, phong trào tiết kiệm do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vào tháng 2 năm 1955 và phong trào “Lá lành đùm lá rách”, tương ái tương thân quyên góp giúp nhau trong hoàn cảnh khó khăn Nhờ đó, nạn đói dần dần được giải quyết trên địa bàn hai huyện
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ khôi phục kinh tế, Huyện uỷ hai huyện đã chỉ đạo các xã phát động phong trào sản xuất sâu rộng trong nhân dân như vỡ hoang ruộng rậm, mở rộng diện tích cấy lúa
và hoa màu, tích cực làm thuỷ lợi, phòng trừ sâu bệnh Trong những nhiệm
vụ trên, việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu cho các xã trọng điểm lúa được Huyện uỷ quan tâm đặc biệt Để chống hạn, trong năm 1956 nhân dân Lâm Thao đã đào 76 mương phai, 293 giếng; nhân dân Phù Ninh cũng đào được 61 mương phai và 120 giếng Hệ thống nông giang Lâm – Hạc ( Lâm Thao- Hạc Trì) được đầu tư xây dựng với phần kênh qua huyện Lâm Thao dài 32 km và trạm bơm Diên Hồng bảo đảm công tác thuỷ lợi cho một vùng diện tích lớn Cùng với hệ thống nông giang Lâm- Hạc, kênh Bờ Rúc và hàng loạt kè cống khác cũng được xây dựng, trong đó có cống tiêu Lê Tính là những công trình thủy lợi quan trọng góp phần làm giảm bớt tình trạng úng lụt, hạn hán trên địa bàn hai huyện Ngoài những hạng mục công trình nêu trên, trong hai năm 1956-1957, nhân dân huyện Phù Ninh còn đào được 3 con ngòi (ngòi Tranh, ngòi Dầu, ngòi Tiên Du) với tổng chiều dài
là 10 km [1;19]
Như vậy, ngay sau khi hòa bình lập lại, cùng với các địa phương trên
cả nước, dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền Tỉnh, công tác cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi được quan tâm thực hiện ngay từ những ngày đầu nhằm đẩy mạnh khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp
Trang 22góp phần từng bước ổn định đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân trên địa bàn hai huyện Cùng với việc đẩy mạnh công tác thủy lợi, phong trào sản xuất tiết kiệm, khai hoang vỡ rậm mở rộng diện tích canh tác tăng năng suất cây trồng trong những năm đầu hòa bình đã đánh dấu bước phát triển trong công cuộc khôi phục kinh tế, từng bước đưa nhân dân hai huyện bước vào giai đoạn sản xuất mới
1.2.1 Về cải cách ruộng đất 1955-1956
Trong những năm 1955, 1956, hòa chung với không khí của miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng, cùng với việc phục hồi kinh tế, phát triển sản xuất, Lâm Thao và Phù Ninh tiến hành phát động quần chúng thực hiện chủ trương của Đảng về giảm tô và cải cách ruộng đất với khẩu hiệu
“Người cày có ruộng” Trên thực tế, công tác phát động quần chúng giảm tô được thực hiện từ cuối năm 1954, cải cách ruộng đất được tiến hành vào đợt
II của toàn quốc từ 16/10/1954 và kết thúc vào 16/1/1955, sau đó là đợt sửa sai Các bước thực hiện nêu trên đều do Đoàn uỷ I Phú Thọ phụ trách và đã thu được một số kết quả
Về một phương diện nào đó có thể thấy, cuộc cải cách ruộng đất ở Lâm Thao và Phù Ninh đã đánh đổ uy thế chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến, đưa người dân lao động thoát khỏi ách bóc lột của giai cấp địa chủ và trở thành người làm chủ thực sự ở nông thôn, tạo cho họ sự phấn khởi trong sản xuất, đem lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế nông nghiệp của hai huyện
Do có sự triệt để trong quá trình tiến hành cải cách nên chính quyền mới đã tịch thu, trưng thu và trưng mua ruộng đất của địa chủ và của các thành phần bóc lột khác, sau đó đem chia cho bần cố nông
Tuy nhiên, cũng như các địa phương khác trên miền Bắc, chủ trương cải cách ruộng đất ở Lâm Thao và Phù Ninh đã phạm phải những sai lầm
Trang 23nghiêm trọng Như đã nêu trên, việc chỉ đạo công việc trong cải cách ruộng đất đều do Đoàn uỷ I Phú Thọ đảm nhiệm, không qua sự lãnh đạo của Tỉnh
uỷ, Huyện uỷ, không dựa vào tổ chức Đảng bộ cấp xã và chi bộ các địa phương nên đã quy thành phần giai cấp một cách tuỳ tiện, nhất là việc định ra
tỷ lệ thành phần bóc lột cho mỗi xã để truy tìm Vì vậy, thành phần địa chủ, phú nông quá nhiều, không đúng với thực tế trên phạm vi địa bàn hai huyện Khi sửa sai, Phù Ninh từ chỗ có 332 địa chủ chỉ còn 130 (Tỷ lệ quy sai là 255,3%), phú nông từ 171 còn 61 Tương tự, huyện Lâm Thao từ 527 địa chủ còn 155 (tỷ lệ quy sai tới 340%), phú nông từ 308 chỉ còn 32 hộ [3; 2], [4; 2] Trên tực tế, hàng trăm đảng viên qua cải cách ruộng đất đã bị xử oan, bị đuổi
ra khỏi Đảng, cùng với những biện pháp đấu tố vô cùng căng thẳng, nhiều mối quan hệ trong địa phương bị đảo lộn
Sai lầm của cải cách ruộng đất được Đảng và chính quyền các cấp từ Trung ương đến các địa phương sớm phát hiện và kiên quyết sửa sai Huyện
uỷ hai huyện thực hiện đúng phương châm Trung ương đề ra là: thận trọng, đúng chính sách, đảm bảo đoàn kết cán bộ cũ mới để đẩy mạnh sản xuất và công tác Mặt khác, số cán bộ đảng viên bị quy oan, nhân dân bị quy sai thành phần đều được sửa sai, tài sản được đền bù, phục hồi chức vụ cũ… Kết quả cho thấy, nhiều xã đã thực hiện tốt công tác sửa sai như: xã Tiêu Sơn, xã Vân Đồn, xã Ba Đình (Phù Ninh), xã Hợp Hải, xã Văn Lang, xã Tứ Xã (Lâm Thao)… Nhờ đó, những mâu thuẫn nội bộ trong các địa phương dần được khắc phục, góp phần từng bước ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở hai huyện
1.2.2 Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong những năm 1958-1960
Khi đề cập đến kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong thời kỳ (1958-1960), Hội nghị lần thứ 14(11/1958) Ban Chấp hành
Trang 24Trung ương Đảng đã nêu rõ: đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và thành phần kinh
tế tư bản tư doanh Để chỉ đạo tốt phong trào hợp tác hoá, Trung ương đã thí điểm xây dựng một số hợp tác xã nông nghiệp ở một số tỉnh, trong đó có Phú Thọ từ trước năm 1958
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, cùng với nhân dân trong toàn tỉnh, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, thực hiện 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế- xã hội Ở hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh, phong trào tổ đổi công đã xuất hiện từ năm 1955 và những năm sau đó, phong trào này ngày càng được củng cố và phát triển Có thể thấy, “…việc thành lập liên tổ đổi công đã điều hoà hợp lí về nhân công, dụng
cụ, cũng như việc chống hạn…đã giải quyết được nhiều khó khăn nên bà con phấn khởi [3] Kết quả, đến đầu năm 1958, huyện Lâm Thao có 794 tổ, gồm 7.698 hộ Huyện Phù Ninh có 751 tổ [1; 28]
Đầu năm 1956, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Lâm Thao tiến hành xây dựng hợp tác xã nông nghiệp thí điểm quy mô xóm tại xã Diên Hồng (1/1956) Tương tự, tại Phù Ninh, hợp tác xã thí điểm cũng được xây dựng vào tháng 5/1958 tại xã Chi Lăng (Phù Lỗ) Nhờ thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương lần thứ 14 và Nghị quyết của Tỉnh uỷ về chủ trương xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, trong những năm 1958-1960, mô hình hợp tác
xã nông nghiệp được phát triển rộng khắp ở hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh Chẳng hạn, năm 1959, Lâm Thao đã xây dựng được 143 hợp tác xã ở 21/21 xã, gồm 8.346 hộ dân (đạt tỷ lệ 75% tổng số hộ nông dân), trong đó có
xã đã căn bản hoàn thành hợp tác hoá như: Hợp Hải, Hy Cương, Xuân Lũng, Phú Xuân, Việt Hùng, Lê Tính [1; 27]
Sau 3 năm thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, số hợp tác xã trên địa bàn huyện Lâm Thao gồm 146 hợp tác xã với 12.019 hộ (đạt tỷ lệ 93,7% tổng số
Trang 25hộ nông dân), trong đó có một hợp tác xã điển hình là hợp tác xã nông nghiệp bậc cao Ngũ Phúc (Diên Hồng), bao gồm 94 hộ
Tương tự, tại huyện Phù Ninh, từ một hợp tác xã điểm- hợp tác xã Chi Lăng được xây dựng năm 1958, đến năm 1959 đã phát triển lên 69 hợp tác xã
và năm 1960 lên tới 100 hợp tác xã, với 7.000 hộ nông dân [1; 29]
Cùng với việc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, nhiều hợp tác xã mua bán, tín dụng cũng lần lượt được xây dựng để cung cấp nông cụ, hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân trong thời gian này Sự xuất hiện của mô hình hợp tác
xã tín dụng và mua bán đã sớm phát huy được tác dụng trong việc phân phối
và lưu thông hàng hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình nông dân trên địa bàn hai huyện, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển
Sau 3 năm thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế cá thể, tuy còn ở bậc thấp và quy mô xóm là chính, nhưng công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp ở hai huyện đã căn bản được hoàn thành Nhờ có sự thay đổi về nếp nghĩ, cách làm, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, nhất là việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, đưa giống mới vào sản xuất…nên diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất và sản lượng lương thực thực phẩm ngày một tăng
Thống kê cho thấy, năm 1958 ở Lâm Thao diện tích gieo trồng là 13.145 mẫu, trong đó có 2.000 mẫu giống lúa Nam Ninh đạt tổng sản lượng 15.494 tấn Năm 1960 tăng lên là 17.661 tấn (tăng 14%) Tương tự, ở Phù Ninh, năm 1958 tổng thu hoạch đạt 10.315 tấn, năm 1960 tăng lên 11.536 tấn (tăng 11,8%) [1; 31] Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, ngành chăn nuôi cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt, đời sống xã viên các hợp tác xã nông nghiệp dần được ổn định
Trang 26Như vậy, sau 3 năm tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, mặc dù còn những hạn chế nhất định trong công tác chỉ đạo và thực hiện chủ trương của Đảng, nhưng Đảng bộ và nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã đạt được những thành tựu to lớn, nhất là quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời đã
bị xóa bỏ, nền kinh tế sau những năm tháng chiến tranh đã cơ bản được khắc phục và dần được ổn định, quan hệ sản xuất mới được xác lập Những thành tựu đó không chỉ góp phần cải thiện đời sống nhân dân, mà còn là tiền đề quan trọng, tạo thuận lợi căn bản để hai huyện bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất
1.2.3 Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
Tháng 9 /1960, Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội
đã thông qua phương hướng nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ I
(1961-1965) với nội dung chủ yếu là:”… tích cực củng cố, phát triển hợp tác
xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh, làm cơ sở vững chắc cho phát triển nông nghiệp; kết hợp hoàn thành quan hệ sản xuất mới với việc phát triển sức sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp; kết hợp chặt chẽ việc phát triển hợp tác hoá với thuỷ lợi hoá, dần dần cải tiến công
cụ, cải tiến kỹ thuật, tiến tới một bước cơ giới hoá, tăng vụ, khai hoang Trọng tâm là giải quyết tốt vấn đề lương thực, đồng thời coi trọng cây công
nghiệp, chăn nuôi, mở mang nghề nông, nghề cá, nghề phụ …" [21]
Dựa vào phương hướng chung của Đảng và xuất phát từ tình hình cụ thể của mỗi huyện, Đảng bộ huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã vạch ra phương hướng nhiêm vụ 5 năm và từng năm của huyện qua các Đại hội Đảng bộ huyện
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh
có những thuận lợi rất cơ bản do công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội
Trang 27chủ nghĩa đạt được nhiều thành tựu đã góp phần dần ổn định đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân, từ đó tạo điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi, khi bước vào thực hiện
kế hoạch 5 năm, Đảng bộ và nhân dân hai huyện không sao tránh khỏi những khó khăn bất cập, nhất là xuất phát điểm khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội còn quá thấp, trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật của cán bộ còn non yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn
Nhằm quán triệt và thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm
1961 Đảng bộ hai huyện đã tiến hành đại hội từ cơ sở đến cấp huyện Phương hướng chung mà Đại hội Đảng bộ hai huyện đề ra cho sản xuất nông nghiệp
là củng cố và mở rộng quy mô hợp tác xã, đưa dần các hợp tác xã lên bậc cao, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hợp tác xã; phát triển nông nghiệp toàn diện, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi; đồng thời chú trọng phát triển công nghiệp địa phương, thủ công nghiệp…
Để phát triển nông nghiệp toàn diện, Đảng bộ hai huyện chủ trương hợp nhất các hợp tác xã nhỏ, đảm bảo mỗi hợp tác xã có từ 150-200 hộ và đưa dần các hợp tác xã lên bậc cao, nhằm tạo điều kiện cải tạo đồng ruộng, phát triển thuỷ lợi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Kết quả, năm 1961 hai huyện hoàn thành xây dựng hợp tác xã bậc thấp, không còn hiện tượng xã, thôn trắng không có hợp tác xã Huyện Lâm Thao năm 1960 có 146 hợp tác xã, nhưng đến năm 1961 hợp nhất lại chỉ còn 87 hợp tác xã (trong đó có 6 hợp tác xã bậc cao), gồm 12.431 hộ (chiếm 95,8%
số hộ), quản lý 92% ruộng đất canh tác Tương tự, Huyện Phù Ninh năm 1961 liên hợp lại chỉ còn 79 hợp tác xã (trong đó có 3 hợp tác xã bậc cao), gồm 7.536 hộ (chiếm 98,5% số hộ) [1; 45]
Hầu hết các hợp tác xã đã thực hiện chế độ ba khoán (khoán sản lượng, khoán chi phí sản xuất, khoán công điểm) Trong những năm 1962, 1963,
Trang 281964 các hợp tác xã được liên hiệp lại và chuyển lên cấp cao Ở Phù Ninh
“ tỷ lệ hợp tác xã lên cấp cao nhìn chung mạnh, nhưng lúc đầu có một số hợp tác xã chưa đủ tiêu chuẩn Song quá trình sản xuất được phát triển, đời sống của xã viên được cải thiện Tuy vậy, vẫn còn những hợp tác xã còn làm
ăn kém, chưa đảm bảo đời sống xã viên một cách chắc chắn … “[7]
Năm 1964 Phù Ninh có 86 hợp tác xã, trong đó có 29 hợp tác xã cấp cao, đến năm 1965 chỉ còn 74 hợp tác xã, trong đó hợp tác xã cấp cao chiếm
tỷ lệ 94,1% số hợp tác xã Lâm Thao năm 1964-1965 có 77 hợp tác xã, trong
Lâm-Nhờ đó, trên địa bàn hai huyện, tình trạng ruộng hạn, ruộng úng nước sớm được khắc phục, diện tích cấy lúa và trồng cây hoa màu đạt chỉ tiêu kế hoạch, tăng diện tích từ 1 vụ lên 2 vụ, 3 vụ Bên cạnh đó, phong trào khai hoang mở rộng diện tích cũng phát triển rộng khắp ở hai huyện Huyện uỷ hai huyện đã chủ trương “hợp tác xã khai hoang tập thể, đồng thời khuyến khích khai hoang cá thể để tăng thu nhập cho xã viên sau khi đã hoàn thành chỉ tiêu của hợp tác xã …”[5]
Trang 29Ngoài những thành tựu trên, Huyện uỷ hai huyện còn đề ra chủ trương
“mở cuộc vận động đồng bào vùng xuôi đi tham gia phát triển kinh tế và văn hoá ở vùng núi” Huyện Lâm Thao vận động và lãnh đạo nhân dân các xã ruộng ít người đông (Việt Tiến, Nam Tiến, Việt Hùng, Xuân Huy, Thạch Sơn) đi khai hoang ở huyện miền núi Thanh Sơn
Trên thực tế, phong trào khai hoang đã đem lại hiệu quả thiết thực, tăng diện tích, tăng thu nhập cho xã viên, giải quyết việc làm cho người lao động
dư thừa ở nơi đất ít người đông…
Ngoài biện pháp đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, khai hoang, các hợp tác
xã còn áp dụng nhiều biện pháp trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất như xen canh tăng vụ, đưa giống mới vào đồng ruộng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả các loại phân bón vào sản xuất Do vậy, diện tích, năng suất, sản lượng lương thực của hai huyện đều tăng Nếu như năm 1961 diện tích gieo trồng của huyện Phù Ninh mới có 16.517 mẫu, thu hoạch được 12.717 tấn quy thóc, thì đến năm 1964 diện tích tăng lên 40.760 mẫu, tổng sản lượng quy thóc thu 17.440 tấn, năng suất lúa toàn huyện từ 762kg/mẫu (1961) lên 801kg/mẫu (1964) Tương tự, Huyện Lâm Thao diện tích gieo trồng từ 46.622 mẫu với tổng sản lượng quy thóc là 20.446 tấn (năm 1961) lên 51.679 mẫu và 24.141 tấn (1964), năng suất lúa toàn huyện từ 1.730 kg/ha (1961) tăng lên 2.135 kg/ha (1965) [1; 51]
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, để đạt được những kết quả đó, Đảng bộ hai huyện đã sớm tiến hành cuộc vận động cải tiến quản lí hợp tác xã theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng “về cuộc vận động cải tiến hợp lí hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc” Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của hai huyện trong năm 1964-1965 cho sản lượng khá hơn 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm
Trang 30Sản xuất nông nghiệp ổn định tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển Ngoài hình thức chăn nuôi gia đình, các hợp tác xã ở hai huyện điều tiến hành thành lập các trại chăn nuôi tập thể Năm 1964, Lâm Thao có 11 cơ sở chăn nuôi tập thể, Phù Ninh có 22 hợp tác xã chăn nuôi tập thể Một số hợp tác xã
tổ chức thả cá, nuôi vịt tập thể, nuôi tằm ăn lá sắn [1; 51]
Do sản xuất phát triển nên đời sống nhân dân ổn định, nghĩa vụ (thuế, thuỷ lợi phí) hàng năm đối với nhà nước hai huyện điều đạt chỉ tiêu Nếu như
từ năm 1961 trở về trước, hàng năm hai huyện phải mua của nhà nước hàng trăm tấn gạo, thì từ năm 1962 trở đi hai huyện không phải mua của nhà nước
mà còn làm nghĩa vụ lương thực đầy đủ Năm 1964 Lâm Thao làm nghĩa vụ
và bán khuyến khích 3.224 tấn lương thực [1; 52]
Phong trào trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc ở Lâm Thao và Phù Ninh cũng phát triển khá mạnh Riêng huyện Phù Ninh năm 1965 trồng được 1.390.435 cây, phủ xanh 35 đồi trọc và tạo được 52 vườn cây [7]
Song song với củng cố hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã tín dụng
và mua bán vẫn được duy trì và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và củng cố hợp tác xã nông nghiệp Các ngành nghề thủ công được chú ý đẩy mạnh, nhiều hợp tác xã đã cho xây dựng thêm các lò vôi, gạch, ngói, gốm, dệt thảm đay, lò rèn, mộc Công nghiệp địa phương có xưởng xẻ Lâm Thao (năm 1961 có 80 cán bộ, công nhân), xưởng gạch ngói Diên Hồng, công trường khai thác cát sỏi ven sông Lô, huyện Phù Ninh (năm
1962 khai thác được 38.148m3 sỏi và 18.682m3 cát vàng) Thủ công nghiệp ở huyện tuy phát triển đáp ứng phần lớn nhu cầu hàng tiêu dùng, công cụ, vật liệu xây dựng cho nhân dân nhưng chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành lại cao Nguyên nhân là do “ khó khăn về nguyên vật liệu, thiếu công nhân
kỹ thuật điều khiển kỉ luật lao động chưa chặt chẽ ” [6] Cũng trong thời gian này, trên địa bàn huyện Lâm Thao hình thành một số nhà máy hiện đại
Trang 31do Liên Xô giúp xây dựng, điển hình là nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao (1959-1962) Nhờ đó, đã giải quyết được việc làm cho một lượng lớn lao động dư thừa trong huyện, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, đời sống của người nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn dần được đổi mới
Trong 5 năm 1961 -1965 công tác văn hoá - giáo dục ở Lâm Thao và Phù Ninh cũng có nhiều bước phát triển mới Các xã ở hai huyện đều có các trường cấp I và cấp II Bên cạnh trường phổ thông cấp III Long Châu Sa, năm 1963-1964, trường phổ thông cấp III Phù Ninh cũng được thành lập Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, trên địa bàn hai huyện còn có một số trường của Trung ương đóng như Trường Công nhân kỹ thuật hoá, trường Trung cấp hoá chất Thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt” trong giáo dục, công tác thi đua trong các trường trên địa bàn hai huyện diễn ra khá sôi nổi Nhờ đó, chất lượng dạy và học dần được nâng cao, sự nghiệp giáo dục ngày càng đi vào thế ổn định, phát triển
Vấn đề vệ sinh phòng bệnh đều được chú trọng, phong trào ăn sạch, uống sạch, ở sạch, có giếng nước, có đường sá sạch đẹp được phát động, đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân Nhiều xã đã có trạm xá, mỗi huyện đều có một bệnh viện huyện Ngoài những nội dung nêu trên, phong trào văn hóa, văn nghệ của nhiều địa phương trên địa bàn hai huyện cũng diễn ra sôi nổi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân
Về công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ hai huyện liên tiếp mở các cuộc sinh hoạt chính trị tư tưởng, các đợt chỉnh huấn trong đảng để bồi dưỡng và nâng cao năng lực nhận thức và vai trò của đảng viên Đến cuối năm 1964, tổ chức cơ sở Đảng được hình thành ở hầu hết trong các đơn vị kinh tế, hợp tác
xã, trường học và cơ quan Huyện Lâm Thao có 2.740 đảng viên, 22 Đảng bộ
xã , 19 chi bộ cơ quan trực thuộc Tương tự, tổng số đảng viên của huyện Phù
Trang 32Ninh là 2.543, gồm 26 Đảng bộ xã, 18 chi bộ cơ quan [1; 69] Có thể thấy, công tác xây dựng Đảng của Lâm Thao- Phù Ninh trong những năm 1961-
1965 được tập trung vào hai cuộc vận động xây dựng chi bộ Đảng bộ tiên tiến
và chi Đảng bộ 4 tốt nhằm nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, là nhân tố quan trọng đưa đến thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch, các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ
Về công tác hành chính, trong những năm 1961 đến năm 1965, ở hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đều có sự thay đổi Chẳng hạn, ngày 1/9/1962 Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 91 về việc giải thể huyện Hạc Trì nên hai xã Hùng Thao và Thống Nhất được sáp nhập vào huyện Lâm Thao; 5 xã: Chiến Thắng, Hùng Lô, Kim Đức, Vĩnh Phú và Vân Phú nhập vào huyện Phù Ninh Tính đến thời điểm năm 1965, Lâm Thao có 20 xã và Phù Ninh có 26
xã [1; 74]
Như vậy, trong quá trình thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm
1961-1965, dựa trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết của Trung ương và sự chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ và nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã vận dụng sáng tạo đề ra những biện pháp đúng đắn, thích hợp với hoàn cảnh của các địa phương trên địa bàn hai huyện Vì vậy, đời sống kinh
tế, xã hội của hai huyện đều có những chuyển biến rõ rệt, quan hệ sản xuất mới được củng cố, các hợp tác xã được trang bị về cơ sở vật chất, kĩ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển Trong nông nghiệp, diện tích, sản lượng và năng suất đều tăng, nhiều xã đạt hơn 5 tấn /ha gieo trồng Có thể thấy, đây là những thành tựu quan trọng, sự đoàn kết nhất trí của Đảng bộ và nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh Những thành tựu này không chỉ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, còn
là cơ sở quan trọng cho Đảng bộ và nhân dân hai huyện thực hiện tốt nhiệm
vụ cách mạng trong giai đoạn mới
Trang 331.2.4 Vừa sản xuất vừa chiến đấu, làm tốt nhiệm vụ hậu phương chi viện cho tuyền tuyến (1966-1977)
Trong những năm 1965 -1968 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn rất ác liệt Sau một loạt thất bại nặng nề trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đầu năm 1965 đế quốc Mỹ
đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ và quân chư hầu
ồ ạt vào miền Nam hòng cứu vãn tình thế Đồng thời, chúng tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Vào thời điểm
đó, Lâm Thao và Phù Ninh là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt của không quân Mỹ Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ và nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh vừa sản xuất vừa chiến đấu với tinh thần “Tay cày tay súng”, “Tay búa tay súng” đã hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội, vừa cung cấp sức người sức của cho tuyền tuyến, làm tốt vai trò hậu phương, góp phần vào cuộc kháng chiến chung của cả nước
Công việc sản xuất thời chiến ngoài những khó khăn trở ngại lớn do chiến tranh gây nên, nhân dân hai huyện còn gặp phải nhiều khó khăn khác như thiên tai, sâu bệnh, nhất là nguồn nhân lực cho sản xuất bị thiếu hụt bởi lực lượng lớn thanh niên nhập ngũ làm nhiệm vụ chiến đấu Thêm nữa, vấn
đề quản lý các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn hai huyện còn nhiều khó khăn, bất cập Để khắc phục tình trạng trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
và chính quyền các cấp, vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp ở hai huyện ngày càng được đề cao và phát huy có hiệu quả trong điều hành sản xuất, điều hoà lương thực… Mặt khác, nhờ có sự chỉ đạo kịp thời thực hiện chủ trương cải tiến quản lý hợp tác xã nên các hợp tác xã đã dần khắc phục tình trạng yếu kém, từng bước quy hoạch sản xuất, quy hoạch thuỷ lợi, cải tiến quản lý lao
Trang 34động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động… Nhờ đó, công tác sản xuất thường xuyên được duy trì, đời sống nhân dân ngày càng đi vào thế ổn định Thực tiễn cho thấy, năm 1965 sản xuất nông nghiệp trên cả ba mặt: sản lượng, diện tích và năng suất đều đạt chỉ tiêu kế hoạch Tuy nhiên, bước sang năm 1966, do điều kiện thiên nhiên mang lại nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, diện tích gieo trồng chỉ đạt 88% kế hoạch; năng suất lúa bình quân cả năm đạt 1.730 kg/ ha (giảm hơn năm 1965 là 405 kg/ha), sản lượng lương thực cả năm so với năm 1965 chỉ đạt 5.904 tấn, riêng thóc giảm 5.230 tấn [8] Điều đó không chỉ có ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, mà còn kéo theo một loạt ảnh hưởng khác và nhất là nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước
Tương tự, năm 1967 cũng là năm hai huyện gặp phải không ít khó khăn trở ngại trong sản xuất nông nghiệp Cũng do điều kiện xấu của thời tiết nên diện tích gieo trồng bị giảm, tổng sản lượng chỉ bằng 87% so với năm 1966 Lại nữa, do những trận ngập lụt của năm 1968 nên tổng sản lượng lương thực
cả năm quy thóc của Lâm Thao tiếp tục giảm chỉ đạt 16.579 tấn (giảm so với
1967 là 4.945 tấn), trong đó lúa đạt 14.885 tấn (giảm 4.043 tấn so với năm 1967) [9]
Trước thực trạng trên, sau khi phân tích và tìm rõ nguyên nhân, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo hai huyện đã tăng cường các biện pháp khắc phục, trực tiếp chỉ đạo các hợp tác xã xác định rõ phương hướng sản xuất, đẩy mạnh áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hợp tác xã, bồi dưỡng cán
bộ quản lý hợp tác xã Nhìn chung, những biện pháp trên mới chỉ mang tính chất ban đầu khắc phục được một phần mức độ sa sút, yếu kém trong sản xuất Vấn đề cơ bản mang tính quyết định của hai huyện trong thời điểm này
là cần phải xác lập một cơ chế quản lý mới trong sản xuất nông nghiệp
Trang 35Trong những năm 1969-1971, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh lại liên tiếp bị thiên tai đe doạ Chẳng hạn, năm 1970 diện tích cây lương thực của huyện Lâm Thao là 9.668 ha, năng suất lúa cả năm là 2.328 kg/ha, sản lượng lương thực quy thóc là 21.139 tấn, trong đó lúa 19.136 tấn Nhìn chung, từ năm 1968-1970, tình trạng sản xuất lương thực ở hai huyện ngày một giảm sút, không năm nào vượt năm
1965 về diện tích, năng suất và sản lượng Đặc biệt là năm 1971, do vỡ đê ngập lụt nặng nên chỉ thu hoạch được vụ chiêm còn vụ mùa hầu như mất trắng, gây thiệt hại rất lớn về người và của, ảnh hưởng xấu về đời sống sản xuất trên địa bàn huyện
Trước tình hình đó, từ năm 1969 -1971 Tỉnh uỷ đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp, về hợp tác xã, chỉ đạo ngành nông nghiệp và cấp
uỷ huyện, xã tiến hành quy vùng và xác định phương hướng sản xuất, bố trí
cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp và đưa giống mới vào sản xuất
Cụ thể, đầu thập niên 70, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh tiến hành tổ chức lại sản xuất Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, các hợp tác xã đã tập trung làm thuỷ lợi, xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện các định mức 3 khoán ở các đội sản xuất và chú ý đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý Theo tinh thần đó, các hợp tác xã đã đẩy mạnh công tác quy vùng sản xuất, củng cố các đội chuyên, đầu tư xây dựng và củng cố thủy lợi nên diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất đều tăng, gần đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra
Năm 1972, mặc dù cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ diễn ra ác liệt, nhưng tổng sản phẩm lương thực của Lâm Thao vẫn đạt 22.465 tấn, Phù Ninh đạt 18.903 tấn, nhiều hợp tác xã đạt hơn 5 tấn /ha Huyện Lâm Thao trong năm 1972 dẫn đầu toàn tỉnh đạt 2 mục tiêu trong nông nghiệp (5.447kg thóc, 2,12 con lợn / ha gieo trồng), có 25/46 hợp tác xã đạt hơn 5 tấn/ha, trong đó
có 2 hợp tác xã đạt hơn 7 tấn/ ha [1; 112] Phong trào thi đua giành cờ Đại
Trang 36hội, thực hiện 4 nghĩa vụ, 5 dứt điểm do Tỉnh uỷ đề ra được duy trì và đạt kết quả tốt
Năm 1974 cả hai huyện đều được mùa và là năm có năng suất lúa cao nhất Lâm Thao đạt tổng sản lượng 25.075 tấn, năng suất bình quân toàn huyện 5.600kg/ ha, có 32 hợp tác xã đạt trên 5 tấn /ha, 2 hợp tác xã đạt cao nhất là 9 tấn / ha, điển hình là hai hợp tác xã Vạn Thắng và Hồng Sơn Còn huyện Phù Ninh năm 1974 đạt 25.500 tấn, năng suất bình quân 4.700kg/ha, có 12/26 xã đạt 5 tấn /ha [1; 114]
Sang năm 1975 Lâm Thao đạt 26.200 tấn, năng suất bình quân 5,5 tấn /ha; Phù Ninh đạt 24.612 tấn Các chỉ tiêu về chăn nuôi, trồng cây công nghiệp đều đạt chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu Đại hội huyện năm 1973 đề ra
Thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương của hai huyện tiếp tục được duy trì và phát triển Mặt hàng tiêu dùng ngày càng phong phú về chủng loại Bên cạnh mặt hàng cổ truyền như nông cụ, hàng đan nát, còn có thêm những mặt hàng mới như đũa sơn, mành cọ xuất khẩu, ủ ấm Sơn Vi Giá trị tổng sản lượng thủ công nghiệp hàng năm đều tăng so với kế hoạch và chiếm
từ 10-15% so với tổng giá trị nông nghiệp, thủ công nghiệp
Tuy có những mặt phát triển hơn trước, nhưng nhìn chung các hợp tác
xã bậc cao ngày càng bộc lộ những bất cập trong tổ chức quản lí sản xuất Từ giữa thập niên 70, năng suất sản lượng lương thực lại có chiều hướng giảm Chẳng hạn, năm1976, tổng sản lương thực quy thóc của Phù Ninh chỉ đạt 19.755 tấn (bằng 84,4% kế hoạch), Lâm Thao đạt 21.318 tấn (bằng 77,8%kế hoạch) [1; 136]
Đi đôi với những thành tích đạt được trong sản xuất, hòa chung với cuộc kháng chiến của cả nước, nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã anh dũng đánh trả có hiệu quả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của
Mỹ và giành được nhiều thành tựu lớn
Trang 37Trong những năm chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã trút xuống Lâm Thao và Phù Ninh gần 5.000 quả bom các loại, riêng nhà máy Supe Lâm Thao chịu hơn 800 quả, làm hàng nghìn người dân thiệt mạng, nhiều công trình văn hoá, xã hội, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ Để chống lại có hiệu quả cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của Mỹ, nhân dân hai huyện Lâm Thao
và Phù Ninh đã phát huy truyền thống yêu nước, chiến đấu anh dũng, kiên cường giáng trả có hiệu quả các cuộc ném bom bắn phá của địch Kết quả, lực lượng vũ trang của hai huyện đã kết hợp với bộ đội địa phương của tỉnh đánh trên 300 trận bắn rơi 120 máy bay của Mỹ, bảo đảm mạch máu giao thông liên lạc thông suốt, làm tốt công tác hậu phương chi viện cho tuyền tuyến, hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu
Thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, hàng vạn thanh niên Lâm Thao và Phù Ninh đã gia nhập lực lượng vũ trang, hàng nghìn thanh niên xung phong, hàng trăm cán bộ Đảng, chính quyền, giáo dục, y tế, văn hoá lên đường vào miền Nam tham gia chiến đấu Trong 20 năm chống Mỹ, nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã làm nghĩa vụ hơn 50.000 tấn thóc, hơn 5.000 tấn lương thực và hàng trăm tấn nông sản khác [1; 131]
Trong khói lửa chiến tranh, nhiều đồng chí đã chiến đấu anh dũng, lập nên những chiến công xuất sắc, trở thành chiến sĩ thi đua, dũng sĩ diệt Mỹ, xứng đáng với truyền thống quê hương Đất Tổ Tiêu biểu là 3 đồng chí được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang:
1 Đại uý Nguyễn Hữu Quyền, quê xã Phù Ninh, tuyên dương 20/12/1969
2 Liệt sĩ- trung đội trưởng Hà Kiện Toàn, quê xã Trị Quận, phong 20/1/1973
3 Liệt sĩ -thiếu uý Lê Đức Nhuận, quê xã Trạm Thản, phong ngày 6/1/1978
Trang 38Trong chiến tranh, nhiều người con của quê hương Đất Tổ (gồm 2.507 liệt sĩ, gần 1.300 thương binh) đã góp xương máu của mình vào cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Cũng do đạt nhiều thành tích trong sản xuất
và chiến đấu nên Đảng bộ và nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã được Đảng và Chính phủ tặng nhiều phần thưởng cao quý cho các tập thể và
cá nhân gồm 9 huân chương cho cấp huyện; 34 huân chương các loại cho xã; 11.000 huân huy chương các loại cho cá nhân [1; 125]
Những phần thưởng cao quý đó là nguồn động viên, khích lệ không chỉ góp phần vào bề dầy truyền thống lịch sử của quê hương Đất Tổ anh hùng,
mà còn là cơ sở quan trọng cho Đảng bộ và nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh thêm phấn khởi, phấn đấu đạt thành tích cao hơn nữa trong giai đoạn cách mạng mới
1.3 Tiểu kết
Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của các Đảng
bộ huyện, nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh tiếp tục nâng cao tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện công cuộc khôi phục và phát triển nền kinh tế- xã hội, từng bước đưa nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu Một trong những thành tựu quan trọng đạt được của hai huyện trong giai đoạn này là hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong những năm 1958-1960 Thông qua cuộc cải tạo này, mô hình kinh
tế hợp tác xã nông nghiệp đã nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn hai huyện Chẳng hạn, tại huyện Lâm Thao, sau 3 năm đã có 146 hợp tác xã với 12.019 hộ (đạt tỷ lệ 93,7% tổng số hộ nông dân) Tương tự, huyện Phù Ninh,
từ mô hình hợp tác xã Chi Lăng làm thí điểm (1958), đến năm 1960 đã có 100 hợp tác xã, với 7.000 hộ nông dân Có thể thấy, với mô hình hợp tác xã nông nghiệp và phương thức sản xuất mới, kinh tế nông nghiệp trong huyện có
Trang 39bước phát triển mới Bên cạnh việc tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi, công tác mở rộng diện tích gieo trồng cũng được chú trọng, phương pháp cải tiến kỹ thuật trong sản xuất nhanh chóng được áp dụng, nhất là việc áp dụng nhiều giống mới vào sản xuất nên sản lượng lương thực ngày một tăng Đặc biệt với mô hình hợp tác xã nông nghiệp, quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời
đã bị xóa bỏ, quan hệ sản xuất mới được xác lập Đây chính là tiền đề quan trọng góp phần tạo ra những thuân lợi cơ bản của hai huyện trong việc thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của 5 năm 1961-1965
Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong những năm 1958-1960, bước vào giai đoạn thực hiện kế hoạch nhà nước
5 năm 1961-1965, Đảng bộ hai huyện sớm quan tâm chỉ đạo thực hiện việc củng cố và mở rộng quy mô hợp tác xã, đưa dần các hợp tác xã lên bậc cao, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hợp tác xã; phát triển nông nghiệp toàn diện, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi; đồng thời chú trọng phát triển công nghiệp địa phương, thủ công nghiệp Nhờ có chủ trương và đường lối đúng đắn nên kết quả cho thấy, đến năm 1965, số hợp tác xã bậc cao ở Phù Ninh chiếm tỷ lệ 94,1% trong số các hợp tác xã Tương tự, huyện Lâm Thao năm 1964-1965 có 77 hợp tác xã, trong đó có 32 hợp tác xã bậc cao, gồm 6.166 hộ
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, công tác thủy lợi, khai hoang, vận động nhân dân miền xuôi đi tham gia phát triển kinh tế và văn hoá ở vùng núi cũng đạt được nhiều thành tựu lớn Nhân dân các xã Việt Tiến, Nam Tiến, Việt Hùng, Xuân Huy… huyện Lâm Thao đã lên huyện miền núi Thanh Sơn khai hoang phát triển vùng kinh tế mới Do áp dụng nhiều biện pháp trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả các loại phân bón vào sản xuất nên trong giai đoạn 1960-1965, diện tích gieo trồng, năng xuất, sản lượng lương thực của hai huyện đều tăng, đời
Trang 40sống của nhân dân ngày càng ổn định Trong giai đoạn 1966-1977, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ huyện, nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, mà còn làm tốt vai trò hậu phương, góp phần vào cuộc kháng chiến chung của cả nước
Nhìn lại chặng đường khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội của nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh trong giai đoạn 1954-1977 có thể thấy, những thành tựu về kinh tế, an ninh, quốc phòng…mà nhân dân hai huyện đạt được không chỉ là cơ sở quan trọng, mà còn để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, góp phần vào việc củng cố và phát triển đời sống kinh tế-xã hội, đưa nhân dân hai huyện bước vào giai đoạn cách mạng mới