- Về công nghiệp:
3.2 Phong Châu thực hiện Khoán 10–bƣớc chuyển căn bản trong cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp (1986-1990)
quản lí kinh tế nông nghiệp (1986-1990)
Quán triệt nội dung các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VI, Đại hội Đảng bộ huyện Phong Châu lần thứ 4 (10/1986) đã đề ra 4 chương trình kinh tế – xã hội của huyện để phấn đấu thực hiện trong những năm 1986-1990 nhằm ổn định tình hình kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân trong huyện: chương trình về lương thực
thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu; chương trình lao động, dân số.
Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới (1986-1990), nhân dân Phong Châu vẫn gặp nhiều khó khăn, hậu quả của khủng hoảng kinh tế –xã hội đầu những năm 1980 vẫn chưa được khắc phục, trong khi đó giá cả tăng vọt do lạm phát trong nước lúc này là 774,4% (1986) [27; 97]. Mặt khác, do thiên tai liên tiếp xảy ra, tháng 7/1986 vỡ đê sông Lô làm 3.000 ha lúa bị ngập, vụ mùa
năm 1990 ngập úng hơn 2.000 ha lúa [1;180] đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng đối với đời sống kinh tế của nhân dân trong huyện.
Để từng bước tháo gỡ những khó khăn, Đảng bộ Phong Châu đã vận dụng sáng tạo quan điểm đổi mới của Đảng, sớm đề ra mục tiêu kinh tế – xã hội phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương, động viên nhân dân hăng hái tham gia sản xuất và bước đầu đạt được thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội.
Trên cơ sở Nghị quyết 10 (5/4/1988) “Về đổi mới quản lí kinh tế trong các hợp tác xã nông nghiệp” của Bộ Chính trị, ngày 21/4/1988 Ban thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phú cũng ra Nghị quyết số 10 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết nêu rõ: Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý trong nông nghiệp phải có một kế hoạch đồng bộ và toàn diện. Thực hiện rộng rãi cơ chế khoán sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp. Khoán sản phẩm thanh toán gọn dựa trên cơ sở xác định mức ngày công và chi phí sản xuất, thanh toán bằng sản phẩm, thay thế chế độ thanh toán bằng công điểm. Để triển khai các nghị quyết nêu trên, Huyện ủy Phong Châu đã sớm chỉ đạo các xã và hợp tác xã nông nghiệp trong địa bàn huyện vận dụng hoàn cảnh thực tế thực hiện cơ chế khoán đến các hộ nông dân, chỉ đạo một cách chi tiết, cụ thể cách giao khoán, sản lượng khoán, cũng như mức nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước. Huyện đã tiến hành phân loại hợp tác xã theo trình độ sản xuất hàng hoá và trình độ quản lý để có cơ sở khoán cho thích hợp, nhằm tạo điều kiện cho hợp tác xã từng bước phát triển sản xuất kinh doanh toàn diện.
Thực tế cho thấy, khi triển khai thực hiện cơ chế Khoán 10, mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong huyện có sự thay đổi. Căn cứ vào tình hình cụ thể, huyện đã tách 3 hợp tác xã lớn thành các hợp tác nhỏ. Trong đó, hợp tác xã Tứ Xã tách làm 2 là hợp tác xã Vân Hùng và hợp tác xã Thạch Vỹ; hợp tác
xã Phú Hộ tách làm 3 hợp tác xã nhỏ; tương tự, hợp tác xã Phú Mỹ tách làm 4 hợp tác xã khác. Nếu như trong Khoán 100, các hợp tác xã còn đảm nhiệm làm 5 khâu (thuỷ lợi, giống, phòng trừ sâu bệnh, làm đất, làm mạ), các hộ xã viên chỉ thực hiện 3 khâu; thì đến Khoán 10 (1988), các hộ gia đình được hoàn toàn làm chủ trong quá trình sản xuất, được giao ruộng đất dài hạn (10- 15 năm). Còn hợp tác xã chuyển sang làm dịch vụ cho các hộ xã viên.
Như vậy, về một ý nghĩa nào đó, cơ cấu tổ chức, phạm vi điều hành của hợp tác xã bị thu hẹp. Song, về cơ bản, vai trò của hợp tác xã vẫn quan trọng vì nó tạo ra sự liên kết mới giữa hộ xã viên và hợp tác xã thông qua các khâu dịch vụ theo hợp đồng hai bên cùng có lợi. Điều này được thể hiện trong các khâu: làm giống, nước, bảo vệ thực vật, làm đất...
Tuy nhiên, trong thực tế, các hợp tác xã cũng chỉ đáp ứng được 95% nhu cầu về nước của xã viên, 94% nhu cầu bảo vệ thực vật, còn đối với hầu hết các nhu cầu khác các hộ nông dân phải tự lo liệu [1; 171].
Việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ xã viên với tư cách là chủ thể kinh tế đã phát huy tích cực, chủ động trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Quan hệ của người nông dân với hợp tác xã không còn quá gò bó, ép buộc như trước mà theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Các hợp tác xã không trực tiếp điều hành công việc sản xuất cụ thể của từng hộ mà chuyển sang hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo kế hoạch sản xuất và điều hành kinh doanh phục vụ. Đối với các hộ nông dân, sau khi đóng góp xong nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, số lương thực còn lại thì họ được toàn quyền sử dụng.
Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 10 do Tỉnh uỷ phát động, Huyện uỷ Phong Châu đã tiến hành họp mở rộng đến cán bộ chủ chốt cơ sở, đồng thời đã ra Nghị quyết số 16: “Điều chỉnh hoàn thiện cơ chế khoán trong hợp tác xã nông nghiệp” và triển khai thực hiện trong toàn huyện.
Cũng cần thấy rằng, khi bước vào triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị chủ trương lấy hộ làm đơn vị kinh tế tự chủ, Ban quản lí các hợp tác xã gặp nhiều lúng túng, khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên, Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ chức các đợt tập huấn, mở các lớp bồi dưỡng cho các cán bộ của các hợp tác xã nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, biên chế bộ máy quản lí hợp tác xã cho từng loại hình hợp tác xã trong huyện.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ và Ủy ban nhân dân huyện, đến vụ chiêm xuân năm 1989, 44/44 hợp tác xã nông nghiệp của huyện đều thực hiện khoán hộ theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 16 của Huyện uỷ.
Nội dung cơ bản của chế độ Khoán 10 là giao quyền tự chủ về diện tích gieo trồng lương thực đến tay người nông dân. Vì vậy, khi bước vào triển khai Nghị quyết, dưới sự chỉ đạo của Huyện, các hợp tác xã đã giao hết diện tích gieo trồng một lần cho các hộ nông dân, với tổng diện tích năm 1988 là 18.493 ha, theo cách chia đều cho từng khẩu, mỗi khẩu từ 1 sào -1,2 sào. Cũng giống như trong thực hiện Khoán 100 (1981), cách chia ruộng lần này cũng theo cách chia có gần có xa, có tốt có xấu.
Nếu như Khoán 100 mức khoán còn chưa ổn định, còn tăng giảm tuỳ tình hình sản xuất hàng năm thì đến Khoán 10, với mức khoán ổn định trong 5 năm, xã viên chỉ có nhiệm vụ nộp thuế cho nhà nước và đóng góp xây dựng quỹ hợp tác xã từ 12-13 kg/sào [1; 177].
Rõ ràng là, so với giai đoạn Khoán 100, cơ chế Khoán 10 có nhiều ưu điểm vượt trội về vai trò và quyền chủ động của người nông dân được khẳng định và được xác lập trên thực tế. Hộ nông dân không chỉ tự chủ trong 3 khâu như trước mà còn chủ động trong toàn bộ quá trình sản xuất. Do được nhận ruộng khoán dài hạn, ổn định từ 10 đến 15 năm, cũng như không bị hạn chế
trong việc mua sắm các tư liệu sản xuất khác nên các hộ xã viên đã chủ động sắp xếp bố trí công việc, xác định cơ cấu cây trồng và đảm nhận phần lớn các khâu trong quy trình sản xuất.
Như vậy, trong cơ chế Khoán 10, các hộ gia đình không chỉ nắm quyền chủ động trong quá trình sản xuất nông nghiệp mà vai trò của các hợp tác xã cũng được đề cao với bộ máy tinh giản, gọn nhẹ, năng động trong hoạt động dịch vụ, nhất là nhanh gọn trong khâu thu và nộp sản phẩm cho Nhà nước. Thực tế sau khi thực hiện Khoán 10 cho thấy, kinh tế hộ đã cung cấp từ 95 - 98% sản phẩm chăn nuôi và gần 100% lượng rau quả cho đời sống toàn huyện.
Kinh tế nông nghiệp ở huyện Phong Châu cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 tiếp tục phát triển phần lớn là nhờ vào sự năng động của kinh tế nông hộ. Trước hết là do làm tốt khâu thủy lợi, nên trong những năm 1986-1990 toàn huyện Phong Châu đã chuyển đổi diện tích 1 vụ thành 2 vụ, 2 vụ thành 3 vụ Theo thống kê, số ruộng 1 vụ chuyền thành 2 vụ với diện tích là: 6.928,5 ha. Tương tự, số ruộng 2 vụ chuyển thành ruộng 3 vụ với diện tích là: 445,53 ha [1;179]. Trong đó, điển hình là xã Tứ Xã, trong giai đoạn 1986 - 1990 xã đã chuyển 223,5 ha ruộng 1 vụ thành 2 vụ và 46,6 ha ruộng 2 vụ thành 3 vụ (trong số diện tích canh tác của toàn xã là 717,4ha) [2; 49].
Trên cơ sở của thực hiện Khoán 10, do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt là đưa giống lúa, giống ngô mới có năng suất cao vào sản xuất và thực hiện tốt công tác thâm canh, luân canh, công tác thuỷ lợi...nên sản xuất nông nghiệp của huyện có bước tăng trưởng khá. Bảng thống kê sau đây sẽ phản ánh tình hình sản xuất nông nghiệp cũng như năng suất sản lượng lương thực của huyện Phong Châu trong những năm 1986-1990.
Bảng 3.1: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Phong Châu từ 1986-1990
TT Năm Diện tích gieo trồng (ha)
Năng suất ( tạ/ha ) Tổng sản lƣợng quy thóc (tấn ) 1 1986 16.188 22,36 41.013 2 1987 13.686 22,14 37.982 3 1988 18.493 25,31 45.343 4 1989 18.472 24,84 43.272 5 1990 19.453 23 37.087
(Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu tỉnh Vĩnh Phú,
Bảng thống kê nêu trên cho thấy, đến cuối năm 1989, trong mỗi hợp tác xã có 90-95% số hộ số hộ đạt và vượt khoán. Bình quân sản lượng lương thực 5 năm 1986-1990 so với 5 năm 1981-1985 tăng 12% (3.140 tấn).
Diện tích cây lương thực năm 1986 là 16.188 ha thì đến năm 1990 là 19.453 ha (tăng 20,16%).
Tổng sản lượng quy thóc năm 1986 là 41.013 tấn thì chỉ 2 năm sau đã lên 45.343 tấn (1988), tăng 10,56%...
Đến năm 1990 toàn huyện đã có 15/44 hợp tác xã có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh khá, 20/44 hợp tác xã trung bình, còn lại 9/44 hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả [1; 179].
Có thể khẳng định rằng, Khoán 10 đã tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp, khích lệ người nông dân phấn khởi, hăng hái tham gia sản xuất và nhất là không còn tình trạng trả ruộng cho hợp tác xã như trước đây.
Tuy nhiên, trong 3 năm đầu thực hiện Khoán 10, ở Phong Châu vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như nhiều hợp tác xã buông lỏng dịch vụ sản xuất, khoán trắng cho xã viên; một số hợp tác xã sử dụng vốn chưa có hiệu quả; nhiều hợp tác xã giao ruộng khoán vẫn mang tính bình quân, chưa giao ruộng theo khả năng lao động. Theo thống kê cho thấy, số hộ được nhận khoán từ 10-12 thửa chiếm 9,6%; số hộ được chia từ 8-10 thửa chiếm 35%; số hộ có từ 6-8 thửa chiếm 38,6%; còn lại số hộ có dưới 6 thửa là rất ít [1; 178].
Có thể thấy rằng, do cách chia nhỏ, manh mún ruộng đất nên đã dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ quản lí, sử dụng ruộng đất ở nông thôn, trái với yêu cầu tích tụ và tập trung ruộng đất theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá. Chính sách chia bình quân về ruộng đất tuy đảm bảo được công bằng đối với người nông dân nhưng cũng nảy sinh tình trạng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tự cung tự cấp.
Vì vậy, kết quả sản xuất cuả toàn huyện trong 5 năm đầu đổi mới (1986-1990) vẫn chưa đồng bộ, vững chắc, còn mang tính bấp bênh, mục tiêu ổn định nhu cầu lương thực trên địa bàn huyện chưa được đảm bảo, mục tiêu tổng sản lượng lương thực không đạt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ đề ra (46.000- 48.000 tấn). Năng suất sản lượng có xu thế giảm dần từ 26,36 tạ/ ha (1986) xuống 22,14 tạ / ha (1987), giảm 16%. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1988 là 45.343 tấn đến năm 1990 giảm còn 37.087 tấn (giảm 18,2%), do hơn 2.000 ha bị ngập không thu hoạch được [1; 180].
Chỉ tiêu diện tích cây lương thực hàng năm mới đạt từ 17.000- 18.000ha/ 19.200 ha kế hoạch. Diện tích trồng màu chưa ổn định. Diện tích vụ đông tăng chậm, không đồng đều, chưa tạo được phong trào và chưa trở thành một tập quán canh tác như vụ chính, người nông dân vẫn còn ngại làm màu vụ đông vì chi phí tốn kém. Tỷ trọng màu trong cơ cấu lương thực mới đạt 18,8%, bằng mức tối thiểu đặt ra. Cơ cấu cây trồng cũng có nhiều biến đổi. Diện tích chè giảm từ 182ha (1988) xuống còn 159 ha (1990). Cây sơn chỉ còn 22,3ha, giảm 62,7 ha so với năm 1988. Diện tích lạc bị thu hẹp chỉ còn 550 ha (1990), giảm 773 ha và 550 tấn sản lượng so với năm 1987- năm có diện tích và sản lượng cao nhất trong 5 năm 1986-1990 [16; 3]. Diện tích sắn giảm nhanh từ 1.882 ha (1988) xuống chỉ còn 1.616 ha (1989) và 1.382 ha (1990) [1; 181]. Trong khi đó, diện tích và năng suất cây màu chủ lực như ngô, khoai lang tăng khá. Diện tích ngô năm 1989 đạt 2.105 ha, trong đó ngô đông đạt 1.542 ha và cũng là năm cao nhất từ trước đến năm 1989. Bảng thống kê dưới đây phản ánh tình hình giảm diện tích của một số cây công nghiệp của huyện Phong Châu.
TT Loại cây 1988 1990
1 Chè 182 ha 159 ha
2 Sơn 85 ha 22,3 ha
3 Lạc 1.323 ha 550 ha
(Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu, Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Phong Châu lần thứ VI, tháng 10/1991)
Diện tích cây trồng trong những năm 1988-1990 của huyện Phong Châu bị giảm là lý do dẫn tới chỉ tiêu sản xuất từ 46.000 đến 48.000 tấn lương thực quy thóc của huyện chưa năm nào đạt được.Vì thế mức lương thực bình quân đầu người mới chỉ đạt 207 kg/người/ năm so với mức kế hoạch đề ra là 280-290 kg/người/ năm, giảm 5 kg/ người/ năm so với bình quân 2 năm 1987-1988 [15; 4].
Trong nông nghiệp, bên cạnh trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng chiếm một vị trí khá quan trọng. Tuy chưa phải là ngành sản xuất chính, tỷ trọng chưa cân đối với ngành trồng trọt, nhưng trong những năm 1985-1990, ngành chăn nuôi của Phong Châu có những phát triển đáng kể, góp phần hỗ chợ cho ngành trồng trọt phân bón, sức kéo và tăng thêm mức thu nhập cho người nông dân.
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của Phong Châu (1985-1990)
TT Giống 1985 1990
1 Trâu 7.600 con 10.324 con 2 Bò 6.100 con 9.318 con 3 Lợn 38.790 con 53.882 con
(Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu, Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Phong Châu lần thứ VI, tháng 10/1991)
Bảng thống kê nêu trên cho thấy, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện phát triển khá ổn định. Tổng số đàn trâu, bò đến năm 1990 đạt 19.642 con và tổng đàn lợn là 53.882 con, tăng 642 con trâu bò, 8.822 con lợn so với mục tiêu Đại hội V đề ra.
Tuy nhiên, nếu so với năm 1985, năm 1990 tình hình chăn nuôi của huyện đạt mức tăng trưởng khá, trong đó tổng đàn trâu, bò tăng 5.942 con và tổng đàn lợn tăng 15.092 con) [16; 2].
Ngoài chăn nuôi gia súc, nghề nuôi cá cũng có nhiều tiến bộ, nhất là đã hình thành được dịch vụ con giống, mở rộng nuôi cá thịt, hàng năm cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn cá.