Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế (1996-2000) và sự tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện phong châu vĩnh phú lãnh đạo phát triển kinh tế giai đoạn 1977 1998 (Trang 94 - 96)

- Về công nghiệp:

3.5.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế (1996-2000) và sự tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Tháng 3/1996, Đảng bộ huyện Phong Châu tiến hành Đại hội lần thứ VII. Trên cơ sở những thành tựu đạt được và hạn chế trong giai đoạn 1991- 1995, Đại hội lần thứ VII đã “đánh giá những việc đã làm được, tổng kết những kinh nghiệm, đồng thời nhận thức đúng những tồn tại, thiếu sót và những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đã đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu thích hợp và điều kiện cụ thể của địa phương và xu thế phát triển chung trên các lĩnh vực giai đoạn 1996-2000” [18; 2].

Trong 5 năm tới, mục tiêu tổng quát của Đảng bộ huyện đề ra là: “…Tạo bước chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển đa dạng ngành nghề và dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tập trung củng cố, xây dựng cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng, tạo ra bước thay đổi cơ bản của bộ mặt nông thôn, không ngừng nâng cao đời sống

vật chất, tinh thần cho nhân dân, ổn định chính trị, giảm dần tiêu cực, thực hiện công bằng xã hội, làm tốt công tác an ninh quốc phòng, đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ...” [18; 4].

Về mục tiêu kinh tế – xã hội 1996-2000, Đại hội cũng xác định rõ: -Tổng sản lượng lương thực quy thóc đến năm 2000 đạt 62.000 – 63.000 tấn. Phấn đấu đến năm 2000 cơ cấu kinh tế các ngành sẽ là: Nông – Lâm nghiệp 45%, công nghiệp –xây dựng 27,2%, dịch vụ 27,8%.

-Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân hàng năm là 13%.

-Tốc độ phát triển dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 25%.

-Tập trung trồng mới 1.200 ha rừng quy đông đặc, mỗi năm trồng 4 -5 vạn cây ăn quả, cải tạo cơ bản vườn kém hiệu quả.

-Phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số xuống 1,4%. Tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, phấn đấu đạt bình quân mỗi năm xoá được 10% hộ đói và giảm từ 10 – 15% hộ nghèo.

-Tiếp tục thực hiện chương trình phổ cập giáo dục cấp I ở mức cao và có 50% cơ sở phổ cập giáo dục cấp II.

Nhằm thực hiện các Nghị quyết và Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ huyện đã tăng cường mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời cụ thể hoá bằng các đề án, các chương trình để tiến hành triển khai nhiệm vụ.

Về sản xuất lâm nghiệp, Huyện uỷ tiếp tục chỉ đạo việc bố trí cây, con theo 4 tiểu vùng nhằm phát huy triệt để thế mạnh của từng vùng tạo hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, tiểu vùng 1 gồm 13 xã ven sông Hồng trọng tâm là sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây rau, đậu cao cấp; phát triển chăn nuôi lơn, cá. Tiểu vùng 2 gồm xã ven sông Lô với thế

mạnh là sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công trong nông nghiệp như chế biến lương thực, khai thác cát sỏi ven sông Lô… Tiểu vùng 3 gồm 10 xã vùng đồi đất giữa tập trung phát triển cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả trong vườn, mở rộng diện tích trồng mía, phát triển tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào chế biến nông sản, mở rộng dịch vụ cơ khí, điện. Tiểu vùng 4 gồm 7 xã vùng đồi phía Bắc của huyện tập trung phát triển sản phẩm chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả các loại.

Ngoài ra, Huyện ủy còn phát động đẩy mạnh chăn nuôi bò, gia cầm, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp như đan lát thủ công, chế biến nông lâm sản…

Đi đôi với việc phân tiểu vùng, Huyện uỷ còn chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật nhất là đưa giống mới (cây, con) vào sản xuất, tích cực đầu tư cho các công trình thuỷ lợi… Nhờ đó, sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện tiếp tục có sự tăng trưởng và đạt được nhiều thành tựu mới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện phong châu vĩnh phú lãnh đạo phát triển kinh tế giai đoạn 1977 1998 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)