- Về công nghiệp:
3.5.2. Một số thành tựu kinh tế –xã hội (1996 – 1998).
Sau Đại hội, Đảng bộ huyện Phong Châu tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền sự thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đến các đảng viên và nhân dân, mở các lớp bồi dưỡng Nghị quyết Đại hội VIII, trên cơ sở đó, Đảng bộ huyện và Đảng bộ các cơ sở cũng nhanh chóng cụ thể hoá Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VIII thành các đề án, các chương trình mục tiêu cụ thể để triển khai thực hiện trong toàn huyện trong 5 năm (1996-2000).
Trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá 7 (1996), sản xuất nông – lâm nghiệp gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi (rét, hạn kéo dài, ngập lụt ở một số xã...) nên tổng sản lượng lương thực quy
thóc năm 1996 chỉ đạt 53.619 tấn (bằng 95,7% kế hoạch và bằng 97,8% so với năm 1995), cây công nghiệp ngắn ngày chỉ đạt 82% kế hoạch.
Năm 1997, do yếu tố thời tiết thuận lợi nên sản xuất nông, lâm nghiệp tăng trưởng khá hơn, tổng sản lượng lương thực đạt 57.338 tấn, bằng 104,9% kế hoạch, cây lâm nghiệp trồng đạt 100% kế hoạch. Sang năm 1998 tổng sản lượng lương thực tăng 7,34 % so với năm 1997, và đạt 112,24 % kế hoạch [1; 219].
Trong nông nghiệp, khâu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện có bước chuyển mới, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây, con trên diện tích chiêm trũng với sản lượng không ổn định sang nuôi thả cá; cơ cấu mùa sớm, cây ngô vụ đông đều tăng về diện tích và sản lượng. Vườn đồi, vườn nhà cũng được cải tạo từng bước theo hướng đầu tư khai thác chiều sâu. Bảng thống kê sau phản ánh tình hình lương thực của huyện Phong Châu 1996-1998.
Bảng 3.6: Tổng sản lượng lương thực quy thóc trong 3 năm của Phong Châu (1996-1998)
TT Năm Tổng sản lƣợng quy thóc (Tấn)
1 1996 53.619
2 1997 57.338
3 1998 61.884
(Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu tỉnh Vĩnh Phú,
Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Châu, tập 2, Xuất bản năm 1998, trang 220)
Bảng thống kê trên cho thấy, tổng sản lượng lương thực quy thóc hàng năm của huyện đạt mức tăng trưởng khá, số lượng lương thực tăng đều trong
những năm 1996-1998, năng suất bình quân đạt 150-160 kg/sào/vụ, bình quân lương thực trên đầu người trong toàn huyện cũng tăng đều qua các năm.
Bảng 3.7: Bình quân lương thực 1 người/năm của Phong Châu (1996- 1998)
TT Năm Kg/ngƣời/năm
1 1996 445
2 1997 448
3 1998 535
(Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu tỉnh Vĩnh Phú,
Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Châu tập 2, Xuất bản năm 1998, trang 221)
Trong khi đó, so với bình quân lương thực trên đầu người/ năm của cả nước trong thời gian này, thì ở Phong Châu con số này cao hơn rất nhiều. Rõ ràng là, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển nhanh và khá ổn định góp phần làm tăng thu nhập và mức sống của người nông dân.
Bảng 3.8: Bình quân lương thực 1 người / năm của cả nước (1996 – 1998).
TT Năm Kg/ngƣời/năm
1 1996 387
2 1997 398
3 1998 402
(Nguồn: Nguyễn Sinh, Tổng quan kinh tế – xã hội Việt Nam năm 1998, triển vọng năm 1999, Tạp chí Cộng sản tháng 1 năm 1999)
Thực hiện đề án 02 của Huyện uỷ về công nghiệp công nghệ đến năm 2000, giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong huyện cũng đạt mức tăng trưởng khá, góp phần từng bước thực hiện công nghiệp hoá nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Theo thống kê, giá trị tổng sản lượng công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông năm 1996 tăng hơn năm 1995 là 14,9% và năm 1997 tăng hơn 11,2% so với năm 1996 [1; 220]. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tiếp tục góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Bảng 3.9: Cơ cấu kinh tế của Phong Châu đến 1998
TT Giá trị sản lƣợng ngành Tỷ lệ (%)
1 Nông- Lâm- Ngư nghiệp 43,96 2 Công nghiệp- Xây dựng 27,87
3 Dịch vụ 28,17
4 Tổng 100
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phú năm 1976)
Như vậy, trải qua 22 năm hình thành và phát triển, được thực tiễn cách mạng kiểm chứng, vừa tìm tòi, vừa thử nghiệm và công cuộc đổi mới của cả nước, vượt lên trên những khó khăn, thử thách, Đảng bộ và nhân dân phong
Châu- những người dân trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử - Đất Tổ Hùng Vương phát huy tinh thần đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là Đảng bộ và chính quyền nhân dân huyện Phong Châu đã làm nên những thành tích to lớn trong xây dựng và bảo vệ, góp phần cùng cả nước trên con đường thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, cũng do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX đã thông qua nghị quyết “Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, trong đó, tỉnh Vĩnh Phú được tách thành hai tỉnh: Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Từ năm 1997 Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ, bao gồm 35 xã, ba thị trấn (Phong Châu, Phú Hộ, Lâm thao). Đến tháng 1/1999 huyện Phong Châu lại được tách thành hai huyện cũ là huyện Lâm Thao và Phù Ninh. Từ đó đến nay, mặc dù huyện Phong Châu không còn địa danh và tên gọi như trước, nhưng lịch sử huyện Phong Châu vẫn mãi mãi gắn bó với người dân trên quê hương Đất Tổ và mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, nhất là khi nhớ về ngày Quốc giỗ mùng 10 tháng 3 hàng năm.
3.6 Tiểu kết
Bước vào thời kỳ đổi mới, hòa chung với khí thế sôi nổi của cả nước, quán triệt nội dung các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VI, Đảng bộ huyện Phong Châu tiếp tục tiến hành Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 4 thực hiện đường lối đổi mới nhằm nhằm từng bước ổn định tình hình kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân trong huyện. Nếu như trong cơ chế Khoán 100, mô hình hợp tác xã lớn vẫn được duy trì, các hợp tác xã vẫn còn đảm nhiệm 5 khâu trong sản xuất thì đến cơ chế Khoán 10, nhiều hợp tác xã lớn phải tách thành các hợp tác xã nhỏ, ban quản lý hợp tác xã chuyển sang làm dịch vụ cho các hộ xã viên, đặc biệt là
ruộng đất được giao đến tận tay người nông dân và người nông dân nắm toàn quyền chủ động trong quá trình sản xuất. Có thể thấy, với cơ chế Khoán 10, kinh tế nông nghiệp của huyện Phong Châu trong những năm đầu đổi mới tiếp tục có bước phát triển mới, sản lượng lương thực có bước tăng trưởng khá. Tuy nhiên cũng càn thấy rằng, trong 5 năm đầu đổi mới (1986-1990), do còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, chưa sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả, nhiều hợp tác xã còn buông lỏng dịch vụ, khoán trắng cho các hộ xã viên, ruộng đất giao cho xã viên vẫn mang tính bình quân, chưa chú ý đến khả năng lao động nên đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng nông nghiệp. Diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực năm 1990 so với năm 1988 có xu hướng giảm dần (giảm 18,2%), tổng sản lượng lương thực không đạt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ đề ra (46.000-48.000 tấn). Ngoài sản lượng lương thực, nhiều loại cây trồng khác cũng có nhiều biến đổi theo chiều hướng giảm diện tích và sản lượng như chè, sơn, lạc, sắn. Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp cũng chưa theo kịp với biến động của thị trường, nhiều nghề thủ công truyền thống bị sa sút, thiếu vốn đầu tư, thiếu linh hoạt trong sản xuất….Có thể thấy, những khó khăn về kinh tế-xã hội của huyện Phong Châu trong những năm đầu đổi mới (1986- 1990) cũng không nằm ngoài sự khó khăn chung của cả nước trong giai đoạn này, nhất là trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước còn có những mặt hạn chế, bất cập nhất định.
Trên cơ sở nêu và phân tích những mặt tích cực và hạn chế của giai đoạn 1986-1990, bước vào giai đoạn 1991-1995, Đảng bộ huyện Phong Châu tiếp tục lãnh đạo nhân dân trong huyện đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực hiện công tác đổi mới quản lý trong nông nghiệp, giao ruộng đất và tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu
dài cho hộ xã viên, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phá vỡ thế sản xuất độc canh trong nông nghiệp, xoá bỏ tập quán sản xuất thuần nông, nhằm tạo ra tập quán mới có bước phát triển quan trọng trong kinh tế nông thôn. Do chú trọng phát triển công tác thuỷ lợi, chủ động bố trí thời vụ, cơ cấu cây trồng, đưa tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất nên sản lượng lương thực bình quân hàng năm của huyện đều tăng. Chẳng hạn, năm 1995 đạt cao nhất là 54.700 tấn lương thực, so với chỉ tiêu Đại hội VI Đảng bộ huyện đề ra là 113,8%. Tương tự, trong những năm 1996-1998, nền kinh tế Phong Châu cũng đạt mức tăng trưởng khá, bình quân lương thực trên đầu người/ năm của huyện năm 1998 đạt 535 kg. Ngoài kinh tế nông nghiệp, các lĩnh vực sản xuất khác như chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này cũng đạt được nhiều thành tựu lớn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên phạm vi toàn huyện.
Tóm lại, hòa chung với công cuộc đổi mới của cả nước, những thành tựu về kinh tế – xã hội ở Phong Châu trong những năm thập kỷ 90 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, cùng với cả nước vững bước trên con đường thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.
CHƢƠNG 4