- Về công nghiệp:
3.1 Những chuyển biến bƣớc đầu về kinh tế của huyện theo đƣờng lối đổi mới của Đảng (1986 – 1990)
mới của Đảng (1986 – 1990)
Để từng bước đưa đất nước vượt qua khỏi khủng hoảng, sau nhiều năm tìm tòi thử nghiệm, tháng 12/1986 Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế –xã hội, trọng tâm là đổi mới kinh tế và trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Trở lại với việc thực hiện chỉ thị 100 CT/TƯ ở Phong Châu, Vĩnh Phú trong giai đoạn 1981-1885 có thể thấy, hình thức khoán sản phẩm đến nhóm người lao động đã bước đầu đem lại những hiệu quả thiết thực. Chẳng hạn, trong sản xuất nông nghiệp, số người tham gia lao động ngày càng tăng, chất lượng hiệu quả công việc ngày càng nâng lên rõ rệt. Cũng trong sản xuất, do có sự áp dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lao động ngày một tăng, góp phần cải thiện đời sống kinh tế –xã hội của nhân dân trong huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được việc chỉ đạo và thực hiện chỉ thị 100 ở huyện Phong Châu nhìn chung vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, việc chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp ủy Đảng và chính quyền còn thiếu cụ thể, nhất là có những biểu hiện lệch lạc về định mức khoán. Nhiều
địa phương khi định mức khoán không theo sát với tình hình thực tế nên xuất hiện tình trạng có nơi khoán quá cao hoặc quá thấp; ruộng đất bị chia nhỏ lẻ, phân tán rải rác ở nhiều khu vực khác nhau làm cho người nông dân gặp nhiều trở ngại trong sản xuất. Chẳng hạn, mỗi hộ gia đình có khoảng từ 5-7 mảnh ruộng, như hộ gia đình ông Hoàng Sĩ Thảo ở Đội 1 hợp tác xã Thạch Vỹ, xã Tứ Xã có đến 7 mảnh ruộng nhỏ nằm rải rác ở các khu vực khác nhau, mỗi mảnh chỉ khoảng từ 5-10 thước, không chỉ có ảnh hưởng đến việc điều hành sản xuất của hợp tác xã và các đội sản xuất, mà còn là sự bất cập trong quá trình sản xuất của các hộ gia đình nông dân.
Để khắc phục tình trạng trên, cuối năm 1987 Sở Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phú đã đề ra phương pháp khoán mới gọi là “Khoán thanh toán gọn” với mục đích là nâng cao lợi ích của người lao động từ phần trong khoán và phần vượt khoán.
Nhìn chung, tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Phong Châu nói riêng và tỉnh Vĩnh Phú nói chung vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển và thực tế vẫn chưa xóa bỏ chính sách quản lí theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Mặt khác, trong quản lý và điều hành sản xuất, đội ngũ cán bộ cơ sở nhìn chung còn yếu, trình độ và năng lực quản lí còn nhiều điểm hạn chế, nhất là thiếu kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất. Mặc dù cho đến thời gian này, cơ chế khoán theo tinh thần Chỉ thị 100 của Ban Bí Thư đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp, nhưng vẫn được các hợp tác xã tiếp tục duy trì.
Trước những chuyển biến của tình hình kinh tế xã hội trong phạm vi cả nước, trên cơ sở đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của nền kinh tế nông nghiệp trong những năm trước đó, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 10 về tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp (thường gọi là Khoán 10). Đây là Nghị quyết
quan trọng đánh dấu sự mở đầu thời kì đổi mới mang tính cơ bản và đồng bộ hơn trong nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Nhà nước ta.
Về cơ bản có thể thấy, cơ chế Khoán 10 giao quyền chủ động cho các hợp tác xã và tập thể thực hiện chế độ tự quản, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, xoá bỏ chế độ ngày công, thực hiện chế độ khoán gọn sản phẩm theo đơn giá đối với các công việc trên từng thửa ruộng cho từng hộ xã viên, đảm bảo cho xã viên làm khâu nào cũng đều đựơc trả công bằng sản phẩm.
Về thời gian, Khoán 10 quy định từ 10-15 năm với mức khoán ổn định trong 5 năm đầu và đảm bảo cho xã viên nhận khoán có thể thu được trên dưới 40% sản lượng trở lên. Khoán 10 cũng thừa nhận quyền thừa kế nhận hợp đồng khoán, được chuyển nhượng khoán có bồi hoàn cho xã viên khi chuyển nghề khác; khuyến khích các xã viên phát triển kinh tế gia đình.
Như vậy, Nghị quyết số 10 về cơ bản đã xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu ban cấp trong điều hành và quản lý nông nghiệp, công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, cho phép các hộ nhận khoán thuê dài hạn ruộng đất chưa khai thác để phát triển và kinh doanh. Đồng thời cũng cho phép họ thuê nhân công để phát triển kinh tế hàng hoá, cho phép hợp tác xã và tập đoàn sản xuất bán lại phần trâu bò và máy móc nhỏ cho các gia đình xã viên.
Ngoài thuế là nghĩa vụ duy nhất, quan hệ kinh tế giữa hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và các tổ chức kinh tế của Nhà nước là quan hệ trao đổi hàng hoá bình đẳng, thuận mua vừa bán thông qua các hợp đồng kinh tế và mua bán trên thị trường tự do.
Nghị quyết 10 chủ trương đổi mới đồng bộ, toàn diện bao gồm từ đổi mới cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa, sử dụng và phát huy cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, đổi mới quản
lí kinh tế vĩ mô đối với nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cơ sở.
Tiếp đó, tháng 3 /1989 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá VI tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới quản lí nông nghiệp của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, Nghị quyết số 10 của Bộ Chính Trị, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá VI đánh dấu bước phát triển mới trong nông nghiệp, mở đường cho sản xuất phát triển và đồng thời cũng là bước tiến khá dài so với Chỉ thị 100 của Đảng và Nhà nước đã ban hành trước đó. Thực tế cho thấy, với cơ chế Khoán 10, quan hệ sản xuất được điều chỉnh trên cả 3 lĩnh vực: sở hữu, quản lí, phân phối phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.