1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

22 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 160 KB

Nội dung

BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.Ngày nay, trước những yêu cầu bức thiết của xã hội, mục tiêu của việc dạy học môn Ngữ văn cũng có nhiều thay đổi. Giáo viên dạy học các tác phẩm văn học trong nhà trường không chỉ hướng dẫn học sinh cảm nhận, thưởng thức văn chương mà còn phải khơi dậy ở học sinh tình yêu đối với cái đẹp, lòng nhân ái, khát khao lí tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về xã hội và nhất là về con người.Vì thế dạng bài nghị luận một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là một dạng bài góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa dạy đọc hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống, giúp cho học sinh sau khi học tác phẩm văn học còn biết liên hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, có khả năng tự định hướng và lựa chọn một lối sống tích cực . Đây chính là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.Văn nghị luận xã hội là kiểu bài phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá và thái độ của người viết về một vấn đề xã hội bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. Bởi vậy, bài văn nghị luận xã hội muốn có sức thuyết phục cần lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, xúc cảm sâu lắng, nhiệt huyết… Muốn thuyết phục người đọc cả về tư tưởng và tình cảm, bài văn nghị luận cần có chất văn. Nếu chất nghị luận là phần xác thì chất văn được coi như phần hồn, nếu chất nghị luận tác động đến lí trí, giúp người đọc hiểu vấn đề, nắm được tư tưởng của người viết thì chất văn lại lay động trái tim người đọc, mang đến những xúc cảm sâu lắng, khiến ta thấm thía, yêu mến, say sưa. Đặc biệt với bài viết của một học sinh giỏi, chất văn góp phần quyết định sự thành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc.

Trang 1

BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG TẠO CHẤT VĂN KHI VIẾT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

(Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9; Thời lượng: 6 tiết)

Bùi Thị Hoàng Yến – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc

A PHẦN MỞ ĐẦU:

1, Lí do chọn đề tài:

Ngày nay, trước những yêu cầu bức thiết của xã hội, mục tiêu của việcdạy học môn Ngữ văn cũng có nhiều thay đổi Giáo viên dạy học cáctác phẩm văn học trong nhà trường không chỉ hướng dẫn học sinh cảm nhận, thưởngthức văn chương mà còn phải khơi dậy ở học sinh tình yêu đối với cái đẹp, lòng nhân

ái, khát khao lí tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về xã hội và nhất là vềcon người.Vì thế dạng bài nghị luận một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học làmột dạng bài góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa dạy đọc - hiểu văn bản văn họcvới thực tế cuộc sống, giúp cho học sinh sau khi học tác phẩm văn học còn biết liên

hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, có khả năng tự định hướng và lựachọn một lối sống tích cực Đây chính là một trong những mục tiêu lớn của việc dạyhọc Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay

Văn nghị luận xã hội là kiểu bài phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá vàthái độ của người viết về một vấn đề xã hội bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng

cụ thể Bởi vậy, bài văn nghị luận xã hội muốn có sức thuyết phục cần lập luận chặtchẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, xúc cảm sâu lắng, nhiệt huyết… Muốnthuyết phục người đọc cả về tư tưởng và tình cảm, bài văn nghị luận cần có chất văn.Nếu chất nghị luận là phần xác thì chất văn được coi như phần hồn, nếu chất nghị luậntác động đến lí trí, giúp người đọc hiểu vấn đề, nắm được tư tưởng của người viết thì chấtvăn lại lay động trái tim người đọc, mang đến những xúc cảm sâu lắng, khiến ta thấmthía, yêu mến, say sưa Đặc biệt với bài viết của một học sinh giỏi, chất văn góp phầnquyết định sự thành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc

Trang 2

Trong quá trình luyện đề chúng tôi nhận thấy thực trạng viết văn của học sinhnhư sau:

Nhiều khi, học sinh quá coi trọng lập luận mà quên việc thể hiện cảm xúc trongbài văn

Mặt khác, do nhịp sống phóng khoáng của giới trẻ ngày nay, các em thiên về sựthể hiện bề nổi hơn là chiêm nghiệm để có chiều sâu cảm xúc

Tài liệu về những vấn đề xã hội và nghị luận văn học được trang bị quá nhiều,học sinh rơi vào lối tư duy bắt chước mà không tự bộc lộ chính kiến và cảm xúc củachính bản thân mình, bài viết rơi vào tình trag hời hợt, nông cạn, thiếu xúc cảm chânthành

Như vậy, chúng tôi nhận thấy có một hạn chế phổ biến ở học sinh hiện nay làbài văn nghị luận thiếu chất văn Bài văn nghị luận có thể đáp ứng yêu cầu về nộidung tư tưởng nhưng lập luận thiếu sự chặt chẽ, mạch lạc, nhạt tình cảm, nghèo ngônngữ, thiếu tâm huyết hoặc vụng về trong diễn đạt, nghĩa là chất văn còn hạn chế Bởivậy, khơi dậy chất văn trong bài văn nghị luận xã hội là cần thiết, là định hướng đúngđắn cho học sinh Nếu người viết không có ý thức tạo chất văn thì bài văn dễ sa vào

thuyết giáo, trở nên khô khan cứng nhắc, biến thành một bài “giáo dục công dân” khó đi vào lòng người Vậy hãy mang đến “cái duyên” bằng cách tạo chất văn cho

bài viết Đặc biệt với bài viết của một học sinh giỏi, chất văn góp phần quyết định sựthành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc

- Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; tình cảm chân thành, nhiệt huyết

- Hành văn lôi cuốn ( dùng từ, viết câu, liên tưởng so sánh… hay, lạ)

Trang 3

- Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; tình cảm chân thành, nhiệt huyết

- Hành văn lôi cuốn ( dùng từ, viết câu, liên tưởng so sánh… hay, lạ)

3, Về thái độ:

Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo chất văn khi viết bài nghịluận xã hội, từ đó có ý thức và khao khát rèn luyện sao cho bài viết tạo được sự thuyếtphục, lôi cuốn,hấp dẫn

Bài văn nghị luận xã hội thể hiện quan điểm của người viết về một vấn đềchính trị xã hội Để giúp người đọc hiểu vấn đề, thuyết phục người đọc đồng tình vớiquan điểm của người viết, bài văn nghị luận xã hội cần luận điểm mạch lạc, lập luậnchặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, giọng điêu nhiệt huyết

2 Các dạng đề nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội gồm ba dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí;nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong mộttác phẩm văn học

Trang 4

Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường nhân một câu danh ngôn,một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng,quan điểm, thái độ của mình

Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường nêu lên một hiện tượng,một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc

tế quan tâm

Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học kết hợpkiểm tra được cả về năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức xã hội vàkhả năng nghị luận với hai hình thức sau:

Từ một tác phẩm đã học, đề yêu cầu người viết bàn về một ý nghĩa xã hội nàođó

Cũng có thể từ một tác phẩm chưa được học, thường là câu chuyện nhỏ (truyện

mi ni), đề yêu cầu bàn về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó

3 Khái lược về chất văn trong bài NLXH:

Có nhiều ý kiến về văn và chất văn, có ý kiến cho rằng văn là tiếng nói của tâmhồn, cảm xúc, của thế giới bên trong con người Từ đó, chất văn trong bài văn nghịluận xã hội được hiểu là những cảm xúc, suy tư chân thành nhất của chủ thể được bộc

lộ khi nghị luận về một vấn đề nào đó

Có ý kiến lại cho rằng chất văn lại nghiêng về yếu tố diễn đạt (dùng từ, đặtcâu…) của bài viết

Ở đây, chúng tôi quan niệm nói đến chất văn là nói đến cái hay, cái đẹp Cái

hay, cái đẹp phải biểu hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung Chất văn là sự lôi cuốn, hấp dẫn của tổng thể bài viết, nó là kết quả phối hợp thành công của nhiều yếu

tố:

- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc (xác định trúng trọng tâm của đề; luận điểm,

lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, tinh chắt).

- Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; tình cảm chân thành, nhiệt huyết

- Hành văn lôi cuốn ( dùng từ, viết câu, liên tưởng so sánh… hay, lạ).

Trang 5

Như vậy chất văn được thể hiện ở sự thấu hiểu vấn đề cả bằng lí trí và trái tim,bàn về vấn đề bằng chính những trải nghiệm chân thành, đặt mình là người trong cuộc

để hiểu sâu sắc và thấu đáo Tuy nhiên tình cảm chân thành, chiều sâu suy nghĩ củangười viết phải được thể hiện tinh tế qua ngôn ngữ và các phương thức diễn đạt giàutính thẩm mĩ

Những năm gần đây, nghị luận xã hội là một trong những yêu cầu bắt buộctrong một bài văn ở các kì thi thuộc các cấp khác nhau Ai cũng thấy sự cần thiết củavăn nghị luận xã hội trong nhà trường cũng như trong đời sống Nhưng việc dạy vàhọc văn nghị luận xã hội có nhiều cái khó Bởi vì những vấn đề nghị luận xã hội được

đề cập là rất rộng: có thể là một vấn đề tư tưởng đạo lý, một hiện tượng xã hội, mộtvấn đề đạo đức nhân sinh hay vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn chương Muốn bànbạc về những vấn đề ấy, học sinh cần phải có những hiểu biết nhất định, phải có vốnsống phong phú, có sự trải nghiệm và có lập trường, quan điểm đúng đắn, tiến bộ Khiđứng trước đề văn nghị luận xã hội, nói một vài câu để bàn thì dễ nhưng để có một bàiviết giàu chất văn: là vô cùng khó khăn đối với học sinh Vì vậy, trong quá trình bồidưỡng học sinh giỏi, chúng tôi rất chú trọng trong việc rèn luyện kĩ năng tạo chất văncho bài viết của học sinh qua việc luyện viết và chấm, chữa bài cho học sinh ở tất cảnhững phương diện trên

II, Kĩ năng tạo chất văn cho bài NLXH.

1, Lập luận mạch lạc, chặt chẽ:

Ngôn ngữ là vỏ tư duy Bởi vậy chúng tôi luôn ý thức được rằng chỉ có thể diễnđạt được mạch lạc, nếu như có tư duy mạch lạc Vì thế, không thể có lời đẹp màkhông có ý hay, hoặc lời đẹp sẽ không thể phát huy hiệu quả nếu bài viết không có sựchặt chẽ, sáng rõ trong lập luận Nhiều khi đọc một bài viết, có những câu văn rất hay,đậm hình ảnh liên tưởng nhưng lại đặt trong một đoạn văn không có sự liên kết về chủ

đề, ý tứ tán lạc; đặt trong một bài văn mà hệ thống luận điểm rời rạc, lộn xộn, thiếulogic… thì quả thật rất uổng phí Đọc những câu văn, bài văn như vậy mà cứ thấy

Trang 6

“tiêng tiếc”! Bởi vậy muốn có một bài viết giàu chất văn, yếu tố đầu tiên là phải xây

dựng được một hệ thống lập luận chặt chẽ, mạch lạc

1.1: Xác định trúng trọng tâm của đề:

Việc tìm hiểu và phân tích đề là khâu đầu tiên và là khâu mở đường, xác địnhhướng đi của bài văn Nếu như người viết xác định đúng yêu cầu của đề thì sẽ cóhướng viết đúng đáp ứng yêu cầu của đề văn còn nếu như đã xác định đề nhầm ngay

từ đầu thì giống như một người đi nhầm đường lạc lối, không thể đến được cáiđích cần tới, và toàn bộ giá trị của bài văn coi như bằng không Vì vậy đây là khâu

vô cùng quan trọng đối với việc làm văn nói chung và làm bài nghị luận xã hội Để

đạt được chất văn trong bài văn nghị luận xã hội, trước hết, người viết cần xác định được yêu cầu, nắm bắt tinh thần của đề bài Phải xác định trúng, chính xác yêu cầu

của đề bài thì người viết mới có thể có được định hướng suy nghĩ đúng đắn, khoanhvùng kiến thức, phạm vi dẫn chứng để biện giải vấn đề

Ở đây chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đối với học sinh giỏi văn, cần phân biệt hai

cấp độ đúng và trúng vấn đề.

VD:

Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về những gì được gợi ra từ vụ thảm sát ở Bình

Dương.

Đề 2: “Cái không đáng khóc bây giờ ta sẽ khóc mai sau” – Chế Lan Viên

“Rồi có thể sau 10 năm ra đi, ta sẽ lại khóc cho những điều ngày hôm nay chưa biết” – Chu Minh Khôi.

Anh (chị) có suy nghĩ gì về 2 ý kiến trên.

Đề 3: Theo anh, chị vấn đề xã hội mang tính thời sự được gợi mở trong đoạn

Trang 7

Đề Đúng Trúng

1. Vụ thảm sát ở Bình Dương Cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm riêng

của người viết về những gì gợi ra từ vụ thảm sát ở Bình Dương ( Có thể là lòng tham/ tình yêu lạc lối/ xuống cấp về đạo đức, nhân tính… tùy vào quan điểm của từng học sinh).

2. Khóc vì những điều mình chưa

biết, chưa nhận thức được rõ

ràng.

Cần trân trọng những gì nhỏ bé, bình dị nhưng đầy ý nghĩa của cuộc sống hiện tại

để không phải nuối tiếc, ân hận mai sau.

3. Tình cảm, niềm ân hận của

người cháu với người bà

Lối sống vô tâm, vô cảm.

Trên thực tế, khi tiếp nhận một đề bài, học sinh thường dễ mắc những sai lầmsau đây dẫn đến bài viết không xác định trúng trọng tâm của đề

- Đọc lướt – quen

- Không bám vào từ ngữ, h/a

- Không xác định được từ khóa,

không đặt trong ngữ cảnh

- Đơn giản hoặc phức tạp hóa vấn đề

- Đọc kĩ đề, gạch chân dưới những từngữ, hình ảnh quan trọng

- Giải thích từ ngữ, hình ảnh, đặt trongvăn cảnh để hiểu chính xác vấn đề

- Xác định nội dung phạm vi dẫn chứngcủa đề

Như vậy, để xác định trúng trọng tâm của đề, học sinh phải chú trọng làm tốtkhâu phân tích đề, đặc biệt là thao tác giải thích với kiểu đề là những trích dẫn một ýthơ, ý văn hoặc một câu châm ngôn, danh ngôn, một quan điểm, nhận định… Thaotác giải thích gồm các bước cơ bản như sau:

+ Xác định và giải thích các từ khóa của đề

Trang 8

+ Đặt các từ khóa đó trong mối liên kết với toàn bộ ngữ cảnh của đề.

+ Chốt lại một cách ngắn gọn, rõ ràng trọng tâm của đề

VD- Đề 2:

+ “Khóc” là trạng thái bộc lộ sự rung động đến cực điểm hay xúc động cao

độ “Khóc” ở trong hai câu thơ của Chế Lan Viên và Chu Minh Khôi là sự tiếc nuối, buồn thương, ân hận.

+ “Bây giờ”/“mai sau”; “ngày hôm nay”/ “10 năm”: mối qua hệ giữa hiện tại và tương lai.

+ Cái không đáng khóc bây giờ/ những điều ngày hôm nay chưa biết – những điều nhỏ bé, giản dị nhưng ý nghĩa mà chúng ta (đặc biệt là tuổi trẻ, chưa được trải nghiệm…) dễ dàng bỏ qua, lãng quên trong cuộc sống.

+ Đặt trong toàn bộ câu nói → Hai ý kiến có mối quan hệ bổ sung: khóc là trạng thái luyến tiếc, buồn thương, ân hận vì đã không biết trân trọng những điều nhỏ

bé, giản dị nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc sống.

Như vậy nhận diện đúng vấn đề đã khó, vươn lên để viết trúng, viết hay cònkhó hơn Bởi viết trúng vấn đề thể hiện sự thông minh của học sinh trong xử lí đề; bàiviết sẽ có trọng tâm, có điểm nhấn và cái riêng, không bị nhạt nhòa giữa vô số bài viết

na ná như nhau Đây chính là một trong những mục đích cuối cùng, là đòi hỏi tất yếuvới học sinh chuyên Văn, học sinh giỏi Văn

Trang 9

* Phân tích nguyên nhân

* Đề ra giải pháp

KL: Liên hệ bản thân và rút ra bài học

b, Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

- Phản đề: phê phán những hiện tượng tiêu cực

- Bổ sung cho vấn đề được toàn diện

KL: Liên hệ bản thân, rút ra bài học.

c, Kiểu bài nhị luận về một vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học:

* Xác định xem vấn đề cần nghị luận thuộc hiện tượng xã hội hay tư tưởng, đạo

lí để áp dụng bố cục đã trình bày ở trên

1.3: Hệ thống luận điểm logic, dẫn chứng tiêu biểu, lí lẽ xác đáng.

Trang 10

Một bài văn nghị luận xã hội hay đòi hỏi phải có hệ thống lập luận chặt chẽmạch lạc trong toàn bài Đó là sự liên kết logic của các luận điểm kết hợp với dẫnchứng tiêu biểu, lí lẽ xác đáng để làm sáng tỏ yêu cầu của đề:

Luận đề

Luận cứ 1 Luận cứ 2 Luận cứ 1 Luận cứ 2 Luận cứ 1 Luận cứ 2 Dẫn

chứn

g

Lí lẽ Dẫn

chứn g

Lí lẽ Dẫn

chứn g

Lí lẽ Dẫn

chứn g

Lí lẽ Dẫn

chứn g

Lí lẽ Dẫn

chứn g

Lí lẽ

Trong thực tế, học sinh thường bỏ qua hoặc xem nhẹ khâu lập dàn ý mà thườngnghĩ gì viết đấy Vì vậy bài viết thiếu sự mạch lạc, chặt chẽ, logic Giáo viên cần rèncho học sinh kĩ năng hình thành, sắp xếp các luận điểm trong bài, lựa chọn dẫn chứng

và lí lẽ để bài viết có một hệ thống lập luận xuyên suốt, tập trung làm sáng tỏ yêu cầucủa đề

Đặc biệt cần chú trọng kĩ năng xử lí dẫn chứng khi đưa vào bài văn nghị luận

xã hội sao cho thật sự hiệu quả Dẫn chứng cần toàn diện, tiêu biểu tinh chắt, kết hợpvới sự phân tích thấu đáo, lí lẽ xác đáng:

Dẫn chứng, lí lẽ còn non nớt Dẫn chứng tiêu biểu, tinh chắt, lí lẽ sâu sắc

“Hãy dành tình yêu thương, nâng

niu, trân trọng trước những món

quà giản dị mà cuộc sống ban tặng.

Nếu chú chó con mình chăm sóc

bây lâu nay đột nhiên mất tích,

“đừng để khóc mai sau” mà ngay

lúc ấy hãy tìm nó bằng mọi cách.

Đừng thấy người bạn của mình

“Thời gian, sự trải nghiệm sẽ khiến bạn thấu nhận sâu sắc rằng những hạnh phúc giản dị đời thường mới là nguồn sức mạnh lớn lao nhất giúp ta vững bước qua những thử thách của cuộc đời Vòng tay ấm áp của mẹ là thế giới bình yên mênh mông; sự động viên, khích

lệ của cha tiếp thêm nghị lực; lời sẻ chia của bạn giúp ta thấy ấm lòng để nụ cười lại nở trên

Trang 11

buồn dầu vì không được vào đội

múa mà xem đó là chuyện tầm

thường, vặt vãnh, không đáng để ta

quan tâm… chúng ta không bao giờ

được thờ ơ, hững hờ với những gì

ta cho là giản dị, tầm thường Bởi

chính cái giản dị ấy làm nên cuộc

sống của ta”

môi… Nhiều khi ta mải miết đeo đuổi những đam mê, lao đi như một con thiêu thân trên quãng đường đi tìm danh vọng mà không dừng lại để thấy trên dọc đường mình đi có ai đã cùng sát cánh… Hạnh phúc không chỉ là đích đến mà là cả một hành trình Hãy biết nâng niu những gì “giản dị, nhỏ bé” đế đắp xây lâu đài hạnh phúc vững bền.”

2, Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; tình cảm chân thành, nhiệt huyết 2.1: Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn:

Bài văn nghị luận xã hội phải thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan, lí tưởngsống đúng đắn Người viết phải thể hiện được cái nhìn, đánh giá của riêng mình vềcuộc đời, con người, về mục đích, lối sống… Những điều đó không có trong sách vở

mà cần sự trải nghiệm của chính chủ thể

Ví dụ, đề bài: :

- “Cái không đáng khóc bây giờ ta sẽ khóc mai sau” – Chế Lan Viên

- “Rồi có thể sau 10 năm ra đi, ta sẽ lại khóc cho những điều ngày hôm nay chưa biết” – Chu Minh Khôi.

Anh (chị) có suy nghĩ gì về 2 ý kiến trên.

Ở đây người viết cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của những gì giản dịnhưng ý nghĩa trong cuộc sống con người, từ đó biết nâng niu, trân trọng, giữ gìn Đồngthời cũng thấy được chính những điều nhỏ bé giản dị đó sẽ là nền tảng vững chắc để cotađắp xây hững hoài bão, ước mơ, khát vọng nâng cao giá trị của bản thân

Như vậy, để bài viết có những tác động tích cực tới nhận thức và tình cảm con

người, người viết cần xác định cho mình lập trường và thái độ đúng đắn trên cơ sở

những hiểu biết về chuẩn mực đạo đức cũng như các chuẩn đánh giá chung của xãhội Có vậy sự biện luận mới đúng, sắc và thuyết phục người đọc, tạo cơ sở cho sự thểhiện những cảm xúc sâu sắc, mãnh liệt của người viết đối với vấn đề đang nghị luận

Ngày đăng: 21/12/2015, 14:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w