Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn Ngữ văn nói chung và phần Nghị luận xã hội nói riêng là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu. Ở giai đoạn này học sinh phải chuẩn bị kiến thức, kĩ năng vững vàng để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THCS và thi vào THPT. Là một giáo viên đang giảng dạy lớp 9, thấy được những hạn chế các em thường mắc phải, những băn khoăn của đồng nghiệp, tôi đã luôn trăn trở làm thế nào để khắc phục được những hạn chế của các em? Làm thế nào để các em viết tốt hơn bài nghị luận xã hội? Chính vì vậy, sau khi phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém phân môn Nghị luận xã hội, tôi đã dựa vào đó để có thể tìm ra hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập thông qua đề tài sau đây: Một số kinh nghiệm
Trang 1Tác giả chuyên đề: Đào Thị Thùy Linh
Giáo viên – Trường THCS Chấn Hưng
MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM KHI VIẾT BÀI
VĂN, ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LỚP 9
Từ đó các em định hướng cho mình một quan điểm sống phù hợp, sống có ích,
có ý nghĩa, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, tâm hồn của mình hơn, phát triểntoàn diện hơn, đồng thời cũng đưa bộ môn Văn ở THCS gắn liền với thực tế đờisống hơn bằng một ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ,giàu sức thuyết phục
Nhưng thực tế cho thấy, văn Nghị luận xã hội là một kiểu bài khó đối vớihọc sinh THCS Hơn nữa, kiểu bài này không chỉ đòi hỏi kỹ năng làm bài màcòn đòi hỏi kiến thức về các vấn đề thực tế của đời sống, để từ đó đòi hỏi các emphải bộc lộ tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ của mình Đây thực sự là hạn chế ởcác em học sinh lớp 9, nhất là học sinh yếu kém, khi mà nhận thức của các emcòn khó khăn, vốn hiểu biết còn ít ỏi, tư duy chưa phát triển, có phần còn nonnớt thì việc bộc lộ suy nghĩ, quan điểm, bình luận, đánh giá, đưa ra các dẫnchứng…thực sự là một khó khăn rất lớn Chính vì thế, các em thường hay lúngtúng khi làm kiểu bài này, ngại học, ngại làm, dẫn đến kết quả làm bài còn rấtthấp, thường mắc nhiều lỗi trong quá trình làm kiểu bài này
Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn Ngữ văn nói chung và phần Nghịluận xã hội nói riêng là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp bách, cầnthiết và không thể thiếu Ở giai đoạn này học sinh phải chuẩn bị kiến thức, kĩnăng vững vàng để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THCS và thi vào THPT Làmột giáo viên đang giảng dạy lớp 9, thấy được những hạn chế các em thườngmắc phải, những băn khoăn của đồng nghiệp, tôi đã luôn trăn trở làm thế nào đểkhắc phục được những hạn chế của các em? Làm thế nào để các em viết tốt hơnbài nghị luận xã hội? Chính vì vậy, sau khi phân tích một số nguyên nhân dẫnđến tình trạng học sinh yếu kém phân môn Nghị luận xã hội, tôi đã dựa vào đó
để có thể tìm ra hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập
Trang 2thông qua đề tài sau đây: "Một số kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém khi
viết bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9"
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu những hạn chế học sinh Yếu – Kém thường gặp khi viếtbài văn nghị luận xã hội, nguyên nhân và cách khắc phục những hạn chế của họcsinh
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nghiên cứu hệ thống líthuyết về đặc điểm, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: khảo sát thựctrạng của học sinh khi viết bài nghị luận xã hội
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: thu thập số liệu, xử lý số liệu sau thuthập, điều tra khảo sát thực tế tình trạng của học sinh
PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 2.1 Cơ sở lí luận của chuyên đề
Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn những năm gầnđây đều có câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống đểviết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 300 từ (hoặc một trang giấy thi) Có haidạng bài cụ thể là: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí; Nghị luận về một sựviệc, hiện tượng đời sống Học sinh phải biết bám sát vào quy định trên để địnhhướng ôn tập và làm bài thi cho hiệu quả Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinhqua những trải nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quanniệm, cách đánh giá, thái độ của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra đượcbài học (nhận thức và hành động) cho bản thân Để làm tốt khâu này, học sinhkhông chỉ biết vận dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giảithích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ ) mà còn phải biếttrang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội
Bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế Cần tránhtình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua cácbước đi khác của quá trình lập luận Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, họcsinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra
Trang 3bài học cho bản thân Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việclàm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm củabài nghị luận Vì những yêu cầu trên mà việc khắc phục những hạn chế của họckhi làm bài cũng như rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài vănnghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết.
2.2 Cơ sở thực tiễn của chuyên đề
Theo cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, ở tất cả các kì thiHọc sinh giỏi cấp tỉnh, cho đến thi vào lớp 10 THPT, thi tốt nghiệp THPT vàthi vào đại học, cao đẳng từ năm 2009, trong đề thi môn Ngữ văn sẽ có một câuhỏi (chiếm khoảng 30%) yêu cầu vận dụng kiến thức về xã hội đời sống đểviết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí; một hiện tượng đời sống xãhội
Việc đưa nghị luận xã hội vào cấu trúc đề thi là hợp lý, bởi kiểu bài này đòihỏi học sinh phải có ý thức học một cách nghiêm túc; có thói quen chủ động giảiquyết nhiều tình huống bất ngờ, đa dạng trong cuộc sống; rèn luyện tư duynhanh nhạy, biết gắn việc học lí thuyết với thực tiễn đời sống xã hội Kiểu bàinày khá hay, có ích và phân loại đúng trình độ người học
Việc đưa văn nghị luận xã hội trở thành một nội dung trong các bài thi, bài
kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn các cấp là một chủ trương đúng “Văn nghị luận
xã hội thực sự là một kiểu bài rất có khả năng kích thích tính tư duy sáng tạo của cả người dạy và người học”- (TS Nguyễn Văn Tùng)
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy kiểu bài nghị luận xã hội ở nhà trườngchúng tôi đã gặp không ít những khó khăn:
ít khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9cấp Huyện, cấp Tỉnh, đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II của Sở Giáo dục vàĐào tạo, đề thi vào lớp 10 THPT, thường có dạng nghị luận về một vấn đề xãhội đặt ra trong tác phẩm văn học, tuy nhiên trong sách giáo khoa lại không cóbài học về dạng này, chính vì thế, học sinh không biết cách làm
Trang 42.2.2.Về phía giáo viên dạy:
Bản thân một số giáo viên cũng có phần lúng túng, vừa dạy vừa học hỏi,chưa vững kiến thức, kỹ năng, cách làm bài của kiểu bài này, nên chỉ thườngbám vào phần thiết kế trong sách giáo khoa mà chưa có sự đào sâu, cụ thể hóatừng dạng nghị luận thành các bước làm bài cụ thể cho học sinh
2.2.3.Về phía học sinh học:
Những năm gần đây học sinh có xu thế ngại học văn, sợ học văn, nhất là vănnghị luận xã hội, vì đây là một kiểu bài khó, ngoài đòi hỏi kỹ năng về văn nghị luậnhọc ở lớp 7, còn đòi hỏi vốn sống phong phú, hiểu biết nhiều, khả năng lập luận,dẫn dắt, nêu suy nghĩ, quan điểm, bình luận, đánh giá, các em không xác định đượcyêu cầu của đề bài, không phân định rõ đó là dạng nghị luận gì, từ đó khó có thểxác định và tìm được hướng đi của bài, thường mắc nhiều hạn chế khi làm bài
2.2.4 Về thực trạng giáo dục của nhà trường so với toàn huyện, tỉnh
năm 2018-2019
Trường THCS Chấn Hưng là một trường có bề dày về thành tích và chấtlượng giáo dục trong nhiều năm Qua kết quả các kì thi học sinh giỏi, thi liênmôn, điển hình là thi vào 10 THPT, có thể nhận thấy so với toàn Huyện sốlượng học sinh đạt kết quả tốt về môn văn chiếm vị trí khá trong bảng xếp hạng(nằm trong top 20 so với toàn huyện) Tuy nhiên phần điểm bị trừ trong bài lạirơi vào phần văn nghị luận xã hội Nguyên nhân chính là do cách diễn đạt củacác em chưa được tốt, các ý còn chung chung, chưa cụ thể và rõ ràng, kiểu nghịluận này yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức thực tế thì các em lại chưa
có Nhiều em còn mắc các lỗi về dùng từ, diễn đạt có em còn xác định sai đề,dẫn đến sai kiến thức cơ bản do suy diễn cảm tính, suy luận chủ quan hoặc táihiện quá máy móc dập khuôn trong tài liệu, thậm chí có chỗ “râu ông nọ cắmcằm bà kia” nhầm lẫn giữa các dạng NLXH
a, Đánh giá kết quả thi, sự tiến bộ so với năm trước:
Năm
học
ĐiểmTB
TTHuyện
TTTỉnh
ĐiểmTB
TTHuyện
TTTỉnh
ĐiểmTB
TTHuyện
TTTỉnh2018-
Trang 5Xếp thứ tự trong huyện, tỉnh :
Môn Toán : Cấp huyện không đổi (Thứ 9), cấp Tỉnh cao hơn 8 bậc ( Thứ 25)
Môn Văn : Cấp huyện thấp 2 bậc (20), cấp tỉnh thấp 12 bậc (65)
Môn T.anh : cấp huyện thấp 6 bậc(11), cấp tỉnh thấp 9 bậc(32)
*/ Đánh giá về độ lệch điểm học so với điểm thi :
+/Môn Toán Điểm học 6,9, điểm thi 5,7 Lệch 1,2 điểm
+/Môn Văn Điểm học 6,9, điểm thi 5,9 Lệch 1,0 điểm
+/Môn Anh Điểm học 6,9, điểm thi 5,2 Lệch 1,75 điểm
*/ Đánh giá về điểm liệt:
Môn Toán có 1 học sinh : Tạ Anh Duy : 0,5 điểm
Môn Tiếng Anh có 3 học sinh : Nguyễn Thị Hồng Vân: 0,4 điểm Vũ Ngọc Trí: 0,4 điểm; Nguyễn Văn Lâm: 0,4 điểm
Môn Văn: 0 học sinh
b, Từ việc điều tra thực trạng.
Năm học 2019- 2020 tôi được nhà trường phân công dạy Ngữ văn 9, ngay
từ đầu năm học tôi đã phân luồng học sinh, xác định rõ các đồi tượng học sinhyếu kém trên 2 cơ sở:
- Căn cứ 1: Điểm bộ môn Ngữ văn của năm học, tham khảo thêm điểm một sốmôn học có liên quan ví dụ như Sử, Địa
- Căn cứ 2: Không thể dựa hoàn toàn vào điểm bộ môn của năm học qua màphải kết hợp với những biểu hiện và quá trình học tập trên lớp, các con điểmhiện tại
Từ đó đưa ra nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên dạy lớp 9 đối với học sinhyếu kém đó là ngoài giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa theo phân phốichương trình 37 tuần thì song song với đó cần ôn luyện, rèn kĩ năng thuần thục,cung cấp kiến thức đầy đủ để cuối năm học các em có thể tham dự kì thi tuyểnvào THPT Chính vì thế ngay từ đầu tháng 9 tôi đã ra tiến hành ra đề nghị luậnkiểu dạng nghị luận mà các em đã học ở lớp 7 sau đó tôi tiến hành chấm bài mụcđích để nắm bắt được khả năng làm bài nghị luận của học sinh Đề khảo sát (phụlục1) Kết quả như sau:
Lớ
p
Sĩ số
Số HS không biết cách làm bài (1->4điểm)
Số HS biết cách làm bài
ở mức Tb-khá
(5->7điểm)
Số HS làm bài tốt
Trang 6Qua kết quả bài kiểm tra đầu tiên tôi nhận thấy học sinh còn mắc nhiều hạn chếkhi viết bài nghị luận, nhất là dạng nghị luận xã hội Xuất phát từ thực tế đó,việc nâng cao, mở rộng, rèn thêm cho học sinh Yếu kĩ năng làm bài văn nghịluận xã hội là rất cần thiết.
- Ôn luyện phải kết hợp việc rèn luyện kĩ năng với việc giáo dục tư tưởng, tìnhcảm, tư duy cho học sinh Phụ đạo học sinh yếu trước hết phải giáo dục lòng yêumến tự hào về tiếng Việt, từ đó khơi gợi chiều sâu của tâm hồn, tư tưởng củahọc sinh
- Phụ đạo phải kết hợp nhà trường, đoàn thể và gia đình: Xuất phát từ phươngchâm giáo dục: " Kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội" Trước hết phải làmcho gia đình gương mẫu, tạo điều kiện cho các em có ý thức học hơn Phải biếtnhắc nhở, đôn đốc con cái
- Hướng dẫn việc chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh Muốn một giờ phụ đạo đạtkết quả tốt, ngoài việc hướng dẫn học sinh đi đúng yêu cầu của một giờ ôn luyệntrên lớp thì việc cho các em chuẩn bị bài ở nhà cũng rất quan trọng Muốn các
em chuẩn bị bài tốt, có chất lượng thì sự chuẩn bị, hướng dẫn của giáo viên cũngphải chu đáo Người thầy phải làm khâu này khoa học, cụ thể Trong sách giáokhoa thường có một số vấn đề để giáo viên lựa chọn, vậy nên chọn đề nào chophù hợp, để có hiệu quả cao cho đối tượng học sinh của mình dạy theo ý chủquan của giáo viên Khi đã chọn được đề phù hợp rồi, giáo viên phải phân việc
cụ thể cho từng đối tượng học sinh ( có thể phân theo dãy bàn, tổ, nhóm) để họcsinh chuẩn bị kĩ lưỡng, tránh đối phó qua loa, đại khái
2.3 Các lỗi thường gặp và nguyên nhân mắc lỗi của học sinh yếu kém khi viết bài văn NLXH
Bên cạnh việc xác định giải pháp, định hướng chung cho học sinh yếukém thông qua các buổi phụ đạo đại trà thì việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến việchọc sinh không viết được bài văn, đoạn văn NLXH đảm bảo theo yêu cầu của đềbài, dạng bài cũng vô cùng cần thiết
Trang 72.3.1 Giáo viên cần phát hiện đúng những hạn chế của học sinh, chỉ ra được các lỗi thường gặp của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội
Đây là một thao tác rất quan trọng Bởi nếu không chỉ ra đúng các lỗi, những hạn chế của các em khi viết bài văn nghị luận xã hội thì giáo viên sẽ không thể đưa ra được biện pháp để khắc phục.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý tới việc tiếp thu của các em ngay trong các tiết học cũng như qua quá trình thực hành Thông thường, khi viết bài nghị luận, các em thường mắc phải những hạn chế như: Không nhận diện đúng dạng bài nghị luận xã hội; Không biết cách viết, viết lan man, viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, không theo các bước làm bài cụ thể hay một bố cục hoàn chỉnh; Không biết triển khai các ý, sắp xếp các ý một cách lộn xộn, lặp ý; Không biết cách viết mở bài, kết bài trúng vấn đề; Nhầm lẫn các dạng bài nghị luận xã hội, nhất là nghị luận về một vấn đề
xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học sang nghị luận về tác phẩm văn học; Không biết lập luận, bài viết thiếu chặt chẽ, lôgic, thiếu độ sâu, chưa làm toát lên vấn đề; Học sinh không biết lấy dẫn chứng, thường không có dẫn chứng trong bài viết hoặc nhầm lẫn các dẫn chứng không phù hợp với vấn đề nghị luận.
2.3.2 Giáo viên cần tìm ra đúng nguyên nhân vì sao học sinh mắc lỗi để từ đó có cách khắc phục hiệu quả những hạn chế của học sinh.
Qua quá trình giảng dạy, cũng như chấm bài thi khảo sát chất lượng giữa các trường, tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bài làm văn nghị luận xã hội của học sinh chưa tốt là vì:
Học sinh không hiểu đúng về kiểu bài nghị luận xã hội, các em còn mơ hồ về kiểu bài này chính vì thế cũng không nắm vững được yêu cầu của kiểu bài nghị luận
xã hội về nội dung, hình thức, kỹ năng là gì, thường hay viết chung chung, lan man, khó xác định.
Học sinh chưa nắm vững từng dạng nghị luận xã hội, đâu là nghị luận về tư tưởng, đạo lí; đâu là dạng nghị luận về hiện tượng đời sống, nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học, cho nên thường nhầm lẫn trong quá trình viết bài Học sinh không nắm vững các bước làm bài của từng dạng một, nên không biết cách triển khai vấn đề một cách khoa học, logic.
Học sinh chưa thành thạo ở kỹ năng phân tích đề, tìm ý, xây dựng luận điểm, luận cứ nên bài viết chưa chặt chẽ, còn lộn xộn.
Học sinh chưa hiểu cách viết mở bài, kết bài, vì thế thường không biết viết và viết không trúng, không đúng.
Học sinh chưa thành thạo các thao tác làm bài của kiểu bài này như thao tác chứng minh, giải thích, bình luận…
2.4 Biện pháp khắc phục
2.4.1 Cần giúp học sinh hiểu thế nào là kiểu bài nghị luận xã hội và phân biệt kiểu bài này với kiểu bài nghị luận văn học
Nghị luận xã hội thực chất là trình bày quan điểm thái độ của mình về một vấn đề
xã hội nào đó được nêu ở phần đề bài bằng hình thức bình và bàn luận mở rộng Từ đó
Trang 8đưa ra bài học cho bản thân, nhận thức được điều gì đó sau khi bàn luận và tự nêu được hành động hoặc đề xuất biện pháp góp phần làm cho vấn đề bàn luận tốt đẹp hơn trong cuộc sống
Ví dụ 1: Em hãy viết một bài nghị luận ngắn về hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay.
Còn nghị luận văn học là dạng đưa ra các vấn đề bàn luận là các vấn đề bàn bạc
về văn học, có thể là tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm…
Ví dụ 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( Sách Ngữ văn lớp 9, tập 1)
2.4.2 Giúp học sinh nắm vững yêu cầu chung của kiểu bài nghị luận xã hội
Về hình thức:
Một bài nghị luận xã hội dù dung lượng ngắn hay dài cũng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của một bài làm văn Bố cục 3 phần như các bài văn khác Phần Giải quyết vấn đề được tổ chức bằng một số đoạn văn Yêu cầu lập luận (có lý lẽ) chặt chẽ kết hợp minh chứng, diễn đạt logic mạch lạc và trình bày sáng sủa.
Về kĩ năng:
Mỗi bài văn nghị luận xã hội đều yêu cầu sự vận dụng nhiều kĩ năng của học sinh: Kỹ năng quan sát thực tiễn, kĩ năng lập ý, kĩ năng bố cục văn bản, kĩ năng lập luận, bàn luận, bình luận, đánh giá, kĩ năng dẫn chứng và phân tích dẫn chứng…
2.4.3 Giúp học sinh nhận diện đúng từng dạng bài nghị luận xã hội
Mỗi một dạng bài nghị luận xã hội sẽ có cách làm bài khác nhau, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận diện đúng từng dạng một Tuy nhiên, với đối tượng học sinh yếu kém, phụ đạo để nâng cao chất lượng đại trà thì tôi xin được tập chung vào hai dạng chính là nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống.
a, Nghị luận về tư tưởng, đạo lí
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có thể đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội như: đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,…Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống); Về tâm hồn, tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng…, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ, cần cù…) Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội : Tình mẫu
tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào…; Về lối sống, quan niệm sống,…
Trang 9Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là : Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa nghĩa tường minh, hàm ẩn (nếu có); Sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề; Sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề Dẫn chứng lấy từ thực tế, có thể lẩy trong thơ văn nhưng không cần nhiều (tránh lạc sang nghị luận văn học); Sử dụng thao tác lập luận
so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hướng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng…
b, Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những vấn đề của đời sống xã hội, những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống con người, những vấn đề chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức,…
Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống (qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung Ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng làm bài, học sinh cần tích lũy những vốn hiểu biết thực tế về đời sống xã hội
Các thao tác lập luận chủ yếu là: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
2.4.4 Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước làm bài văn nghị luận xã hội.(Có giáo án minh họa kèm theo ở phụ lục 2)
Bước 1: Tìm hiểu, phân tích đề
Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫnchứng của đề Đây là bước đặc biệt quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội
Các bước phân tích đề : Đọc kĩ đề bài, gạch chân các từ then chốt (những từ chứa
đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của đề(Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng)
Cần trả lời các câu hỏi : Đây là dạng đề nào? Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
a-Đối với dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí thường có có 2 dạng đề:
- Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài, trong
đó tư tưởng đạo lí được nói đến một cách trực tiếp.
Ví dụ : Bàn về sự tự tin, lòng tự trọng của con người
- Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vày ý nghĩa câu nói, câu chuyện,
văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề trong đó tưởng đạo lí được nói tới một cách gián tiếp
Ví dụ: “ Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là
làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Babbles)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên
Hướng dẫn phân tích đề : Ý kiến trên có các từ khoá trọng tâm cần giải thích:
Trang 10+ “Sứ mạng” : Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.+ “ Người mẹ”: Người sinh ra con cái , rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình.+ “ Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở , yêu thương , là nơi con cái có thể nương tựa.
=>Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cai hết sứcthuyêt phục : Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quantrọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm.Đây chính là vấn đề nghị luận
b-Đối với dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần rèn cho học sinh có kĩ năng phân tích đề:
Xác định ba yêu cầu:
+ Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào ? Đó làhiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêucực, đang bị xã hội lên án, phê phán ? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bàiviết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
+ Yêu cầu về phương pháp : Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ?Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh,…
+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong vănhọc, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn)
Ví dụ minh hoạ: Nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay
+ Vấn đề nghị luận : Hiện tượng ô nhiễm môi trường Đây là hiện tượngmang tính tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới đời sống của con người Bài viết cần đảmbảo cấu trúc 4 phần chính : Thực trạng- Nguyên nhân- Tác hại- Giải pháp và bàihọc
+ Học sinh có thể sử dụng kết hợp các thao tác : giải thích hiện tượng, phântích bình luận về tác hại của hiện tượng, bác bỏ những quan niệm sai lệch liênquan đến vấn đề, …
+ Dẫn chứng : Bài viết có thể lấy dẫn từ cuộc sống, tư liệu…
Bước 2: Lập dàn ý
Gv cần cung cấp, định hướng cho học sinh cách lập dàn ý cũng như dàn ý
cụ thể của từng dạng để các em tránh nhầm lẫm khi mà bài
a- Dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Đối với dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống, có 2 dạng nhỏ:
+ Đối với dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống tiêu cực:
Mở bài: Nêu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ
Thân bài:
Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.
Trang 11+ Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ,
so sánh…) cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận
Ví dụ : giải thích thế nào là ô nhiễm môi trường? thế nào là bệnh vô cảm?…
+ Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)
Bước 2: Phân tích tác hại của vấn đề.
- Đối với mỗi cá nhân ( ảnh hưởng sức khoẻ, kinh tế, danh dự, hạnh phúc giađình, ảnh hưởng tâm lí….)
- Đối với cộng đồng, xã hội; Đối với môi trường xung quanh
Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân ( khách quan và chủ quan)
Khách quan : trường xung quanh, do trào lưu, do gia đình, nhà trường…
Chủ quan: Do ý thức, tâm lí, tính cách, ….của mỗi người
Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng
Giải pháp : Thông thường mỗi hiện tượng đều xuất phát từ những nguyên nhân
cụ thể, nguyên nhân nào thì đi kèm với giải pháp ấy
Nêu bài học rút ra cho bản thân : Bài học nhận thức và hành động
Kết bài:
- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề
Ví dụ: Đề bài, em hãy nghị luận về hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay.
I Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận: gian lận trong thi cử
II Thân bài: nghị lận gian lận trong kì thi
1 Giải thích gian lận trong thi cử là gi:
- Là không trung thực, dối trá trong kì thi, không làm đúng với khả năng của mình,làm không đúng với tư duy của mình, sai lệch sự thật
2 Hiện trạng gian lận trong kì thi cử hiện nay:
- Gian lận trong thi cử diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến
- Gian lận trong thi cử diễn ra với nhiều hình thức: quay cóp, dung phao, thi hộ,
sử dụng những vật công nghệ hiện đại để xme tài liệu,…
- Các hình thức gian lận ngày càng tinh vi hơn
3 Nguyên nhân dẫn đến gian lận trong thi cử:
- Do học sinh lười học,do cha mẹ háo danh vọng, ép buộc con,nhà trường vì bệnh thành tích…
4 Hậu quả của gian lận trong thi cử:
- Chất lượng học sinh khi ra trường không đảm bảo chất lượng,
- Làm mất niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước
- Thiếu trung thực trong học tập sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc
sống xã hội
Trang 125 Khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử:
- Ý thức được hành vi gian lận của mình là sai; xử lí nghiêm khắc đối với học sinh gian lận trong thi cử
III Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hành vi gian lận trong thi cử
- Đây là một vấn nạn hết sức không tốt, Chúng ta hãy loại bỏ vấn nạn này
+ Đối với dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống tích cực:
Mở bài:
- Nêu hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận, mở ra hướng giải quyết vấn đề.
Thân bài:
Bước 1: Nêu cách hiểu về hiện tượng, đánh giá về hiện tượng
Nêu cách hiểu, khái niệm, bản chất của hiện tượng, đánh giá về hiện tượng
Bước 2: Phân tích tác dụng của vấn đề.
Nêu tác dụng, ý nghĩa của hiện tượng đối với đời sống, mở rộng vấn đề, phản đề
Bước 3: Nêu giải pháp phát huy vấn đề.
Bước 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động
Khẳng định tính nhân văn của hiện tượng; Bài học hành động cho bản thân
Kết bài:
Khái quát lại vấn đề, khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của vấn đề.
VD: Em hãy viết bài văn nghị luận về phong trào hiến máu nhân đạo hiện nay.
I Mở bài: giới thiệu về phòng trào hiến máu nhân đạo
II Thân bài:
1 Giải thích thế nào là hiến máu nhân đạo:
- Hiến có nghĩa là cho đi, tự dâng hiến, tự nguyện không có ai ép buộc và bắt làm
- Hiến máu là cho đi máu của mình không phải người ta ép buộc
- Nhân đạo là một hành động có ý nghĩa
- Hiến máu nhân đạo là một hành động ý nghĩa
- Là một nghĩa cử cao đẹp của con người
2 Vì sao phải hiến máu nhân đạo:
- Máu là một thứ kì diệu, nuôi sống mỗi con người, không một ai có thể tạo ra máu
- Thế giới ngày càng phát triển thì hiểm họa đến với con người ngày càng nhiều như: tai nạn gia thông, tai nạn nghề nghiệp, các ca phẫu thuật trong bệnh viện,
…
- Nhu cầu máu là một nhu cầu cần thiết và cấp bách của con người khi cần thiết, máu có thể cứu sống một con người
3 Ý nghĩa của việc tham gia hiến máu nhân đạo:
- Một mục tiêu hàng đầu và vô cùng ý nghĩa đó là cứu sống con người
- Hiến máu còn thể hiện tình yêu thương, đùm bọc và chia sẻ với con người
Trang 13- Cho đi rồi chúng ta sẽ nhận lại, ai dám nói trong đời mình không lần gặp rủi ro,chính vì thế khi chúng ta cho đi giọt máu của mình sẽ nhận lại được giọt máu của người khác
- Đây là nghĩa cử cao đẹp và được tổ chức mọi lúc mọi nơi trên đất nước
III Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phong trào hiên máu nhân đạo
- Đây là một nghĩa sử rất cao đẹp
- Chúng ta một lần cũng đi hiến máu
* Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
I.Mở bài:
- Dẫn dăt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, hướng giải quyết vấn đề.
II.Thân bài:
Bước 1: Giải thích tư tư tưởng , đạo lí.
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải
thích ý nghĩa, nội dung vấn đề
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý
nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập
Thường trả lời câu hỏi : Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
Bước 2: Giải thích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề
- Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu
hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh Từ đó chỉ
ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội)
- Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề
- Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
Bước 3: Bàn luận, mở rộng.
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề.
- Mở rộng vấn đề: giải thích, chứng minh, đào sâu thêm vấn đề, lật ngược vấn đề
Bước 4 : Bài học: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân? )
- Bài học hành động - Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể ( thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)
III.Kết bài:
Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận
Trang 14Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Ví dụ: Đề bài: Suy nghĩ của em về câu nói Học tập là một cuốn vở không có trang cuối
Học tập: Học và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng
Cuốn vở: Ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập
Ý cả câu: Học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ
2 Phân tích – chứng minh
Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũykinh nghiệm mà có kiến thức - kĩ năng Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay.Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọithứ, vì vậy phải liên tục học tập: Lê - nin: "Học, học nữa, học mãi" Đắc – uyn:
Phê phán những người tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tựphụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập
Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phươngpháp học tập để có kết quả thật tốt
4 Bài học
Nhận thức: Coi học tập là niềm vui và hạnh phúc của đời mình.
Muốn học tập suốt đời có kết quả cần có ý thức và rèn luyện khả năng tựhọc (chìa khóa để học tập suốt đời)
Học để mở mang kiến thức, nâng cao tầm nhìn và để có trình độ, khả năngphục vụ cho đất nước, cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu của thời đại (điều cầnthiết ở người lao động mới)
Hành động:Cần nắm vững kiến thức cơ bản trong học tập ở trường, lớp để
có cơ sở học nâng cao Học tập với ý thức tự giác, chủ động, học đi đôi với hành
III Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của học tập, liên hệ bản thân.
+ Đối với dạng nghị luận tư tưởng đạo lý có 2 quan điểm trái ngược nhau.
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận, trích dẫn hai ý kiến.
Thân bài:
Trang 15Bước 1:
Giải thích ý kiến, rút ra vấn đề nghị luận
Giải thích ý kiến 1
Giải thích ý kiến 2
Nội dung 2 ý kiến
Bước 2: Giải thích tư tưởng.
Bài học nhận thức: Khẳng định ý kiến quan điểm đúng đắn
Bài học hành động: Rút ra bài học hành động cụ thể cho bản thân
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
Ví dụ: Đề bài: “ Mỗi người chúng ta đều có thể hạnh phúc khi chúng ta tin rằng mình hạnh phúc” Người khác lại cho rằng: “ Hạnh phúc cần phải được đảm bảo bởi những điều kiện nhất định” Vậy em nghĩ sao?
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận, quan niệm về hạnh phúc, trích dẫn hai ý kiến Thân bài:
Bước 1 Giải thích hai ý kiến, rút ra vấn đề nghị luận
- Hạnh phúc: là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãnmột nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng
- Ý kiến 1: cảm giác hài lòng, thoả mãn khi nhận được những điều tốt đẹp,
có ý nghĩa đến với mình ( dù là những điều đơn giản nhất)-> Ý kiến khẳng định
giá trị hạnh phúc ở phương diện tinh thần, trong cảm nhận chủ quan của mỗingười
- Ý kiến hai: Hạnh phúc đó là những điều kiện về vật chất và các điều kiệnkhách quan khác có khả năng duy trì sự tồn tại và phát triển tốt đẹp của conngười -> Ý kiến khẳng định giá trị của hạnh phúc ở phương diện vật chất
Bước 2: Giải thích tư tưởng.
a Ý kiến 1:
- Khi cảm thấy hài lòng về cuộc sống của chính mình, hạnh phúc sẽ mỉm cười
với ta ( dẫn chứng)
- Hạnh phúc đến từ những giá trị tinh thần rất giản dị, gần gũi: yêu thương ai
đó, biết sẻ chia niềm vui và nỗi buồn; biết đặt tin yêu vào cuộc sống và chính
mình; biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực…( dẫn chứng)