1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở lớp 6

25 5,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 796,37 KB

Nội dung

Sáng kiến đưa ra giải pháp tốt nhất giúp học sinh làm tốt bài Văn tự sự ngay từ những ngày tiếp cận với chương trình Ngữ văn cấp THCS, nhất là biết cách phân đoạn phần Thân bài. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH PHÂN ĐOẠN PHẦN THÂN BÀI KHI LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ TRONG PHÂN MÔN TẬP

LÀM VĂN Ở LỚP 6

Trang 2

1 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở lớp 6

2 Mô tả ý tưởng

a Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng

Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS chia làm ba phân môn : Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn Trong thực tế dạy và học, phân môn Tập làm văn là phân

môn học sinh ngại học nhất Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói …”( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973 )

Chúng ta đã biết môn Tập làm văn là một môn khó, muôn hình vạn trạng vì các

em học sinh không đủ vốn từ để làm một bài Tập làm văn, không biết là nó bắt đầu

từ đâu và kết thúc như thế nào, không nắm được đặc trưng của từng thể loại

Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Văn- Tiếng Việt Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt Tiếng Việt dạy cho các em cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu,

sử dụng các biện pháp tu từ Văn học giúp các em có đủ khả năng hiểu, phân tích một vấn đề, cảm nhận cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm, rèn cho các em biết cảm xúc rung động trước cái đẹp của ngôn từ Vì vậy, phân môn Tập làm văn có tốt hay không là cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, phân đoạn, chia bố cục Nội dung có cảm xúc hay không là kết quả học tập và rèn luyện của hai phân môn Văn học và Tiếng Việt

Nhưng học tốt Văn học và Tiếng Việt chưa chắc đã làm tốt một bài Tập làm văn nếu các em không nắm được các bước cơ bản khi tiến hành một bài Tập làm văn

đó là những bước gì Mỗi bước có điểm gì cần lưu ý Đặc biệt hơn, cái sai lớn nhất của các em là không biết phân đoạn, cách trình bày đoạn văn như thế nào cho phù hợp Đó là vấn đề mà các em chưa thực sự quan tâm lắm

Trang 3

Trong chương trình Ngữ văn THCS ở lớp 6 học sinh được học văn tự sự trong

cả Học kì I Tuy học sinh đã học văn tự sự ở lớp 4 Tiểu học gần như hết một học kì nhưng nhiều lí do các em làm loại văn này chưa tốt nhất là phần Thân bài, thường các em chỉ viết có một đoạn văn Không chỉ ở học sinh lớp 6 mà ngay cả học sinh lớp 7,8,9 khi làm một bài Tập làm văn khi viết phần Thân bài các em thường chỉ viết

có một đoạn văn Đó là điều mà tôi trăn trở trong quá trình dạy học nhất là dạy học sinh làm một bài Tập làm văn

Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những bài văn hay nhưng đó không phải là việc dễ Bài văn hay trước hết phải là viết đúng (đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường).Hay và đúng có quan hệ mật thiết với nhau Bài văn hay trước hết phải viết đúng theo yêu cầu của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách,…

Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang giấy Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy, chưa cần đọc đã thấy

rõ ba phần : Mở bài, Thân bài và Kết bài Muốn thế người viết không phải chỉ chú ý đến nội dung mà cả hình thức cũng phải rõ

Yêu cầu là vậy nhưng trong thực tế dạy - học tôi thấy bài văn của học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu đó là bao Bài làm của các em vẫn còn hiện tượng, đoạn văn còn sai quy cách, giữa các đoạn chưa có sự liên kết.Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy các

em chưa biết lập dàn bài, chia bố cục, dựng đoạn ( ở phần Thân bài trong các kiểu văn bản thường chỉ có một đoạn văn ) trước khi bước vào khâu viết văn bản Thế là

nhớ đâu viết đó, viết lan man không chủ đích dẫn đến quên ý, ý nọ xọ ý kia, bài văn không nhất quán, không làm nổi bật một nội dung nào đó

Với Tập làm văn cái đích đó là kĩ năng nói, viết theo chuẩn văn hóa trung bình từng cấp về từng kiểu loại văn bản Ở Tiểu học, có thể chỉ là tập nói đúng, viết đúng những câu, những bài nói, bài viết ngắn gọn phù hợp ở mức ban đầu Ở cấp THCS, ngôn ngữ, vốn sống, tư duy đã phát triển, việc tập nói, tập viết đã có thể hướng tới văn bản tương đối hoàn chỉnh với tính cách thể loại tương đối rõ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong đời sống sẽ hòa nhập trong tương lai gần ( ở độ tuổi trưởng thành )

Trang 4

Như vậy chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho các em các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản

Về phía giáo viên, trước đây khi dạy văn tự sự cho các em, tôi mới chỉ giúp các

em nắm bắt những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa Trong quá trình dạy chỉ dạy văn tự sự ở những tiết học Tập làm văn, chưa tận dụng được thời gian ở phân môn Văn học, Tiếng Việt để tích hợp với phần Tập làm văn Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng làm bài

Về phía học sinh, do đời sống còn nhiều khó khăn, một số em ngoài giờ học còn phải phụ gia đình nên ít có thời gian để đọc các tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết, ít có điều kiện cũng như thời gian luyện tập

Do đó, tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt nhất giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự ngay từ những ngày đầu tiếp cận với chương trình Ngữ văn cấp THCS, nhất là biết cách phân đoạn phần Thân bài Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã tìm cho mình một số cách làm mang lại hiệu quả cao Trong cách làm đó vấn đề tích hợp có vai trò rất quan trọng Đó cũng là yêu cầu của dạy học Ngữ văn hiện nay

Đó là tất cả những điều mà tôi thật sự quan tâm trước thực trạng dạy và học

phân môn Tập làm văn hiện nay.Vì thế, tôi quyết định chọn giải pháp : Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở lớp 6 trường THCS

- Trong phạm vi sáng kiến, tôi chỉ đề cập đến các tiết Tập làm văn ở kiểu văn

bản tự sự của sách giáo khoa Ngữ văn 6

Trang 5

3 Nội dung công việc

- Tiến hành bằng các phương pháp sau:

* Phương pháp đọc tài liệu :

- Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, tập 2

- Sách giáo viên Ngữ văn 6 tập 1, tập 2

-Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS

- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn –

Nhà xuất bản Giáo dục

- Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 6 –Cao Bích Xuân – Nhà

xuất bản Giáo dục

* Phương pháp đàm thoại:

- Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh về việc học, về sự yêu thích bộ

môn, về hoàn cảnh gia đình, … qua việc gần gũi, thăm hỏi trong 15 phút đầu giờ, giờ

giải lao, sinh hoạt chủ nhiệm

- Kiểm tra việc học Tập làm văn của học sinh ở đầu năm, thống kê kết quả

* Phương pháp thăm lớp dự giờ đồng nghiệp:

- Dự giờ các bạn đồng nghiệp trong tổ, xem xét tình hình học tập của học

sinh về cách thực hành viết bài văn tự sự để bản thân rút ra ưu, khuyết điểm của việc

dạy học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự ở lớp 6

4 Triển khai thực hiện

* Quy trình:

- Đối với giáo viên :

Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như những tri thức, vốn

sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn Đồng thời, qua đó

uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, vốn sống, tư tưởng của

các em

Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là

người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm

Trang 6

tòi, khám phá, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới Giáo viên phải có năng lực

đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh

và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh họa sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá

Việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốt đoạn văn tự

sự có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu của đoạn văn

Trong thực tế giảng dạy môn Tập làm văn lớp 6 ở trường THCS hiện nay đặt trọng tâm ở thực hành : xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản Do đó điểm mới và khó trong chương trình là phương pháp dạy thực hành

Củng cố kiến thức Tiếng Việt và Văn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để học sinh biết rung động trước cái hay, cái đẹp, hướng các em tới nhu cầu thẩm

mỹ, sáng tạo và biết tôn trọng những giá trị thẩm mỹ khi làm một bài văn tự sự Tập làm văn là một phân môn khó, đặc biệt yêu cầu về kĩ năng càng khó hơn, đòi hỏi chúng ta phải dày công, kiên trì dạy các em Là phân môn có tính thực hành cao nên giáo viên cần rèn cho học sinh nắm vững lí thuyết để vận dụng vào thực hành đạt kết quả

- Đối với học sinh :

Để việc làm một bài Tập làm văn đạt chất lượng, bản thân học sinh cũng cần phải :

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân ; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn

- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm học tập của bản thân và bạn bè

Trang 7

Để trở thành người thợ giỏi ở bất cứ một ngành nghề nào người thợ cũng phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài Để viết tốt một bài văn tự sự, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hướng dẫn của giáo viên

+ Bước 3: Chuẩn bị tốt đồ dùng, thiết bị : Chú ý lựa chọn những đồ dùng, thiết bị cần thiết phù hợp với từng tiết dạy Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị thích hợp sẽ làm cho giờ học sinh động, học sinh hứng thú hơn khi tiếp xúc với những kiến thức bổ trợ trực quan, tích cực khai thác nội dung học tập, làm

cho lao động của giáo viên trên lớp nhẹ nhàng hơn, tập trung hơn và hiệu quả hơn

- Phương pháp giảng dạy :

Như chúng ta đã biết, thông qua môn Tập làm văn, qua bài làm văn của mình, các em bộc lộ những tri thức, vốn sống tư tưởng, tình cảm của cá nhân Vì thế người giáo viên phải biết nắm lấy ưu thế này để phát huy những khả năng của các em, đồng thời thông qua các bài tập để rèn cho học sinh kĩ năng viết bài văn tự sự được tốt hơn Để đạt được hiệu quả mong muốn người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến

Trang 8

thức có sẵn trong giáo án mà còn phải có sự sáng tạo khi lên lớp, phải giữ chuẩn mực đúng phong cách sư phạm

Trong phân môn Tập làm văn lớp 6 ở Học kì I tập trung vào các kiến thức văn bản tự sự :

1 Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

2 Tìm hiểu chung về văn tự sự

3 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

4 Chủ đề và dàn bài văn tự sự

5 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

6 Lời văn, đoạn văn tự sự

7 Thứ tự kể trong văn tự sự

8 Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

9 Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường

10 Kể chuyện tưởng tượng

- Hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức :

Để hoàn thành những định hướng đã đặt ra, dựa trên thực tế đã làm, tôi xin trình bày những biện pháp chính đã áp dụng như sau :

a/ Hình thành những chuẩn mực cần phải đạt đến khi viết một đoạn văn tự sự

Khi viết bài Tập làm văn học sinh phải biết lập dàn ý, mỗi ý lớn trong dàn ý sẽ viết ít nhất là một đoạn văn

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạo nên

Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa ) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường

đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn

Trang 9

Các câu còn lại trong đoạn văn ( không phải là câu chủ đề ) là câu triển khai

có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ câu chủ đề của đoạn văn bằng các cách diễn đạt : diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng-phân-hợp

Khi viết đoạn văn phải chú ý đến câu chủ đề Mỗi ý trong bố cục lớn sẽ được triển khai thành một đoạn theo nhiều cách (diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng-phân-hợp ).Sử dụng từ ngữ gợi tả, biện pháp tu từ hợp lí, câu đủ chủ-vị, các câu liên kết chặt chẽ với nhau Đoạn văn trình bày đúng quy cách

Nội dung của các đoạn phần Thân bài đều phải hướng vào một mục đích cần làm sáng rõ được nêu ra ở Mở bài, phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau qua các từ ngữ, câu liên kết

Những căn cứ để phân đoạn :

Có hai căn cứ để tách đoạn văn :

- Bố cục của văn bản : Thường chia làm ba đoạn :

+ Đoạn văn làm phần Mở bài : Nêu đối tượng được nói đến, nhiệm vụ của đề tài Đó cũng chính là cơ sở và phương hướng để triển khai đề tài và qua đó mà xác lập mục tiêu cần đạt được đến của văn bản

+ Đoạn văn ( hay nhiều đoạn văn ) làm phần Thân bài : Trình bày, giải thích, … nội dung của đề tài, theo hướng nhiệm vụ đã đề ra Thân bài phải thực hiện vừa đủ ( không thiếu, không thừa ) những nhiệm vụ đề ra ở phần Mở bài, hướng vào mục đích cần đạt đến của văn bản

+ Đoạn văn làm phần Kết bài : Nhận xét chung về đề tài hoặc nhiệm vụ của đề tài ( như giá trị, công dụng, ảnh hưởng, tầm quan trọng,…), đánh giá kết quả đạt được, gợi mở những hướng xem xét khác, …

- Những biến đổi trong quan hệ nội dung giữa các đoạn văn :

- Sau đây là bốn nội dung quan hệ thường gặp :

+ Đề tài : Quan hệ giữa các vật, việc, hiện tượng khác nhau : mỗi vật, việc, hiện tượng đó được tách thành một đoạn văn

+ Không gian : Quan hệ giữa các điểm, hướng không gian của một vật, việc, hiện tượng Mỗi điểm, hướng không gian của nó được tách thành một đoạn văn

Trang 10

+ Thời gian : Quan hệ giữa các thời điểm, thời hạn của một vật, việc, hiện tượng Mỗi thời điểm, thời hạn của nó được tách thành một đoạn văn

+ Phương diện của đề tài : Quan hệ giữa các mặt, các đặc điểm, các tác dụng khác nhau của một vật, việc, hiện tượng Mỗi mặt, mỗi đặc điểm, mỗi tác dụng của một đề tài được tách thành một đoạn văn

- Ở bài văn tự sự phần Thân bài ít nhất từ hai đến ba đoạn

- Văn tự sự ở lớp 6, học sinh chỉ được học một tiết về đoạn văn :

Tiết 19- Lời văn, đoạn văn tự sự

- Để học sinh có được những chuẩn mực về đoạn văn vừa nêu trên tôi mạnh dạn đầu

tư vào tiết 19 Ở tiết này, học sinh :

- Hiểu đoạn văn tự sự : gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng

- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự

Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đoạn văn bằng Hoạt động 3 khi dạy trên lớp

và chú ý phần Luyện tập ở bài tập 1

Trang 11

Minh họa :

*Tiết 19 – Lời văn, đoạn văn tự sự

*Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn tự sự

GV Cho HS đọc lại ba đoạn văn( máy chiếu )

3.Đoạn văn

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị

Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu Vua cha yêu thương

nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.Một người ở vùng núi

Tản Viên có tài lạ […].Người ta gọi chàng là Sơn Tinh Một người

ở miền biển, tài năng cũng không kém […].Người ta gọi chàng là

Thủy Tinh.[…],cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

(3) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận,

đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương Thần hô mưa, gọi gió làm

thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn

cuộn đánh Sơn Tinh.Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa,

nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi

lềnh bềnh trên một biển nước.

? Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào?Gạch dưới

câu biểu đạt ý chính? Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề ?

HS: Thảo luận theo nhóm cùng bàn (2 phút) và trình bày :

- Đoạn 1 : Vua Hùng kén rể

- Đoạn 2 : Hai thần đến cầu hôn

- Đoạn 3 : Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh

- Câu chủ đề : diễn đạt ý chính của đoạn văn

đoạn văn thường có

chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ

đề

Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn

chính đó hoặc giải thích cho

ý chính,

Trang 12

a)Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông.(1)Cậu chăn bò

rất giỏi.(2) Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng,

tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng.(3)Ngày nắng cũng

như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng(4)

II.Luyện tập:

Bài tập 1:

Ngày đăng: 25/06/2014, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w