Tổng quan các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN GIÁ CỔPHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐANGNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM 10598655-2534-013320.htm (Trang 29)

Tâm, V.Đ., & Bản, V. B. (2020). Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới cổ phiếu ngành Bán lẻ, Tạp chí công thương, số 9, tháng 4 năm 2021.

Bài báo này sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để xem xét tác động của đại dịch Covid-19 đối với giá cổ phiếu ngành Bán lẻ thông qua đại diện của 4 cổ phiếu của những công ty bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, bao gồm: MWG, PNJ, FRT, FHS của Việt Nam dựa trên 3 đợt đóng cửa tại Đà Nằng, Hải Dương và TP. Hồ Chí Minh vào năm 2020 và 2021. Biến phụ thuộc là giá cổ phiếu. Biến độc lập là dịch bệnh Covid-19.

Kết quả kiểm định t của AR và CAR cho thấy giá cổ phiếu của ngành Bán lẻ đều không phản ứng vào ngày thông báo trong cả 3 sự kiện. Bài báo này đã chứng minh rằng các NĐT phản ứng khác nhau qua mỗi sự kiện. Cụ thể ở sự kiện tại Đà Nằng, chỉ số AR liên tục thay đổi, truớc ngày sự kiện AR[-3] và AR[-4] âm, nhung tăng khi sự kiện diễn ra (AR[-2] và AR[2] duơng) và đảo chiều sau đó (AR[5] và AR[6] duơng). Trong sự kiện thứ 2 tại Hải Duơng, tác động tiêu cực ở ngày thứ [-3] đã đuợc dự đoán và kéo dài đến ngày thứ 7 khi CAR (0;7) < 0. Nguợc lại, ở sự kiện thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ suất sinh lợi bất thuờng của cổ phiếu ngành Bán lẻ chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 10% vào ngày t = 1 với AR[1] = 1,2%. Có thể thấy cổ phiếu bán lẻ chỉ phản ứng vào ngày t = 1 với AR [1] > 0. Kết quả thú vị này có thể đuợc giải thích bởi lý do rằng những tác động tiêu cực này đã đuợc các NĐT đón nhận qua các phuơng tiện truyền thông từ đợt dịch Covid-19 tại Việt Nam vào các tháng truớc đó, nên khi TP. Hồ Chí Minh thông báo phong tỏa vào cuối tháng 2/2021 không quá bất ngờ đối với các NĐT. • Phuong, L. C. M. (2021). How Covid-19 affects the share price of Vietnam’s pharmaceutical industry: event study method. Entrepreneurship and

Sustainability Issues, 8(4), 250.

Bài báo này cho thấy giá cổ phiếu ngành duợc phản ứng với các sự kiện bất thuờng do tác động của đại dịch Covid-19. Nghiên cứu này xem xét phản ứng của giá cổ phiếu ngành duợc ứng với ba đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam vào năm 2020. Ba sự kiện đuợc lựa chọn để nghiên cứu: ngày 23 tháng 1 năm 2020, hai bệnh nhân đầu tiên, quốc tịch Trung Quốc, đuợc phát hiện bị nhiễm Covid-19; ngày 6 tháng 3 năm 2020, bệnh nhân thứ 17, du học sinh đến từ Vuơng quốc Anh, bắt đầu làn sóng lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại Việt Nam; vào ngày 30 tháng 3 năm 2020, Việt Nam đã công bố sự bùng phát của Covid-19 trên toàn quốc và thực hiện khóa chặt nền kinh tế.

Kết quả cho thấy, giá cổ phiếu ngành duợc chủ yếu phản ứng sau ngày công bố. Sự khác biệt kết quả nghiên cứu này so với các nghiên cứu của Alam và cộng sự

(2020) ở Úc; Al-Awadhi và cộng sự (2020) và He và cộng sự (2020) ở Trung Quốc; Mittal & Sharma (2021) ở Ản Độ là giá cổ phiếu ngành duợc Việt Nam phản ứng tiêu cực sau ngày diễn ra sự kiện thứ hai (ngày 6 tháng 3 năm 2020). Giá cổ phiếu sụt giảm đáng kể sau sự kiện này có thể do tâm lý NĐT tiêu cực và vấn đề thiếu hụt nguyên vật liệu của các công ty đã niêm yết trên sàn. Điều này cho thấy các doanh nghiệp duợc Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu hơn để chủ động và đa dạng hóa nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Lợi nhuận bất thuờng tích lũy là tích cực và có ý nghĩa thống kê sau khi công bố sự kiện thứ nhất và thứ ba tuơng tự nhu kết quả từ các nghiên cứu trên sàn giao dịch chứng khoán Úc, Trung Quốc và Ản độ (Al-Awadhi và cộng sự 2020; Alam và cộng sự 2020; He và cộng sự 2020; Mittal & Sharma 2021).

Phản ứng của giá cổ phiếu ngành duợc phẩm truớc các dấu hiệu không phù hợp (tích cực, tiêu cực ) với các sự kiện liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam vào năm 2020 ngụ ý rằng việc đầu tu cổ phiếu vào những truờng hợp này có khả năng bất ngờ và nhiều rủi ro thích hợp cho các NĐT mạo hiểm.

Phuong, L. C. M. (2021). HOW COVID-19 IMPACTS VIETNAM’S BANKING STOCKS: AN EVENT STUDY METHOD. Banks and Bank Systems, 16(1), 92- 102.

Bài báo này sử dụng phuơng pháp t-test, chứng minh rằng các NĐT đã phản ứng khác nhau, thông qua giá cổ phiếu ngân hàng niêm yết, đối với ba sự kiện Covid-19 tại Việt Nam vào năm 2020. Các NĐT nhạy cảm với thông tin về những sự kiện bất ngờ chua từng xảy ra truớc đây. Vì vậy, sự trở lại bất thuờng truớc và sau ngày 13 tháng 2 năm 2020, khi thông báo tỉnh Vĩnh Phúc bị phong tỏa, tín hiệu liên tục thay đổi. Lợi nhuận bất thuờng của chỉ số chứng khoán ngành ngân hàng AR[-4] và AR[-3] đều âm; AR tăng khi các ngày diễn ra AR[-2] và AR[2] đều duơng, sau đó AR lại giảm khi AR[5] và AR[6] đều âm. Đối với sự kiện thứ 2 vào ngày 30 tháng 3 năm 2020, Việt Nam đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc và ngay sau khi thực hiện việc phong tỏa, các NĐT duờng nhu đã luờng truớc đuợc tác động tiêu cực của sự kiện này.Lợi

nhuận bất thường (AR) là âm từ ngày t= -2 và lợi nhuận bất thường tích lũy (CAR) âm từ ngày t= -3. Tác động tiêu cực đến sự kiện thứ hai kéo dài đến ngày thứ 7 sau ngày diễn ra sự kiện khi CAR(0;7] <0. Điều thú vị là các NĐT phản ứng tích cực với việc Đà Nang thực hiện phong tỏa hoàn toàn 6 quận, huyện trong thành phố kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2020 khi AR[1] = 1,2%, có ý nghĩa thống kê 10%. Có thể NĐT cho rằng kết quả lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết 6 tháng đầu năm 2020 khả quan hơn dự kiến và cho thấy sự kiện phong tỏa tại Đà Nang đã tác động nhẹ đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng. Những lý do của ngày này đã giải thích cho sự gia tăng của giá cổ phiếu ngân hàng khi lệnh giãn cách lần thứ ba đối với dịch Covid-19 được công bố. Kết quả này cho thấy NĐT đã bình tĩnh hơn và đánh giá thông tin kỹ lưỡng hơn khi đưa ra quyết định.

2.6.2 Nghiên cứu nước ngoài

Alam, M. M., Wei, H., & Wahid, A. N. (2021). COVID-19 outbreak and sectoral performance of the Australian stock market: An event study analysis. Australian

economic papers, 60(3), 482-495.

Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã làm suy yếu nền kinh tế của Úc và thị trường vốn của nước này kể từ đầu năm 2020. TTCK đã sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số ngành trở nên dễ bị tổn thương nhưng một số ngành khác lại hoạt động tốt ngay trong giai đoạn khủng hoảng. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện và thu thập dữ liệu cho tám ngành công nghiệp từ Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Úc. Sử dụng mốc thời gian t = 10 cho sự kiện thông báo chính thức về sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 ở Úc vào ngày 27 tháng 2 năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vào ngày công bố, các chỉ số về ngành thực phẩm, dược và chăm sóc sức khỏe có kết quả hoạt động tốt, lợi nhuận tích cực ấn tượng, trong khi ngành giao thông vận tải và ngành năng lượng lại thể hiện kém hiệu quả.

Các phát hiện có ý nghĩa đối với các NĐT cổ phần, các công ty và chính phủ. Các NĐT và các quản lý doanh nghiệp (QLDN) sẽ có những ý tưởng tốt hơn về những

ngành có rủi ro trong trường hợp có dịch bệnh để có những biện pháp phòng ngừa cho phù hợp. Chính phủ nên cung cấp hỗ trợ và mở rộng hỗ trợ chính sách, chẳng hạn như khấu trừ thuế hoặc cho vay không lãi suất cho những lĩnh vực đang có lợi nhuận bất thường âm. Chính phủ có thể tiến hành nới lỏng nghiên cứu định lượng hơn nữa để giảm bớt nỗi sợ hãi của các NĐT trong ngắn hạn, giống như chính phủ Hoa Kỳ đã làm (Zhang, Hu & Ji, 2020). Chính phủ có thể giảm thiểu rủi ro bị siết tiền từ dịch bệnh Covid-19 thông qua hoãn thuế và các chính sách cho vay cầu nối, đồng thời các khoản vay cầu nối tiết kiệm chi phí hơn trong việc ngăn chặn tình trạng khủng hoảng tiền mặt lớn trong 6 tháng sau khủng hoảng (Vito & Gosmez, 2020).

Nghiên cứu này dựa trên phản ánh tức thì của TTCK và những biến động ngắn hạn của thông báo bùng phát Covid-19 vì nó ảnh hưởng đến tám chỉ số ngành ở Úc. Nó sẽ giúp chính phủ thực hiện các hành động chính sách nhanh chóng cho các cải cách ngành khác nhau và các gói khuyến khích cho các ngành dễ bị tổn thương. Hơn nữa, nghiên cứu này sẽ dẫn dắt các nhà nghiên cứu kiểm tra tác động lâu dài khi dữ liệu dài hạn sẽ có sẵn. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai có thể tập trung vào hiệu suát lâu dài của các ngành cụ thể hoặc nghiên cứu mới có thể được thực hiện trên các thị trường khác để xác định các tác động của một đại dịch có tỷ lệ tương ứng như vậy.

Maneenop, S., & Kotcharin, S. (2020). The impacts of COVID-19 on the global airline industry: An event study approach. Journal of Air Transport Management, 89, 101920.

Nghiên cứu này xem xét tác động ngắn hạn của đợt bùng phát dịch bệnh Covid- 19 vào năm 2020 đối với 52 công ty hàng không niêm yết trên khắp thế giới qua cách sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện. Ba thông báo quan trọng được chọn để nghiên cứu đó là: vào ngày 13 tháng 1 năm 2020, ca mắc bệnh đầu tiên được phát hiện bên ngoài Trung Quốc; vào ngày 21 tháng 2 năm 2020, ghi nhận bùng phát dịch ở nước Ý; vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, tuyên bố của WHO về sự bùng phát đại dịch toàn cầu và tuyên bố của Tổng thống Trump cấm du khách đến từ 26 quốc gia Châu

Âu. Kết quả cho thấy lợi nhuận từ cổ phiếu ngành hàng không giảm đáng kể hơn lợi nhuận thị truờng sau khi ba thông báo lớn về dịch bệnh đuợc đua ra. Nhìn chung, các NĐT phản ứng khác nhau qua ba sự kiện đã chọn. Phản ứng thái quá mạnh nhất đuợc ghi nhận trong giai đoạn sau sự kiện của các thông báo chính thức của Tổ chức Y tế thế giới và Tổng thống Trump.

Kết quả kiểm định cho thấy giá trị trung bình và trung vị của lợi nhuận bất thuờng tích lũy trong hầu hết các truờng hợp là âm, đặc biệt là ngày diễn ra sự kiện [0,0] và năm ngày sau diễn ra sự kiện [0,+5]. Trong khoảng thời gian truớc khi sự kiện xảy ra [- 5,0], kết quả có ý nghĩa nhất trong sự kiện lần thứ 2 là cổ phiếu ngành hàng không của 4 quốc gia Ản Độ, Hàn Quốc, Thái Lan và Hoa Kỳ thực sự cho thấy lợi nhuận bất thuờng âm. Những ngày kiểm tra bình đẳng về giá trị trung bình của năm ngày truớc sự kiện 1 và 3 không cho thấy sự khác biệt đáng kể so với 0. Điều này cho thấy một hiện tuợng phản ứng kém, đặc biệt là đối với sự kiện 3. Nguyên nhân là do các NĐT mong đợi rằng sự lây lan của dịch bệnh sẽ chỉ giới hạn ở các khu vực cụ thể (Ru và cộng sự, 2020) và chính phủ trên thế giới có thể tìm thấy vắc xin trong tuơng lai.

Ngoài ra, lợi nhuận bất thuờng hầu hết không có ý nghĩa thống kê vào ngày diễn ra sự kiện đối với bất kỳ sự kiện nào vì các NĐT đã dự đoán thông tin trong khoảng thời gian truớc sự kiện. Tuy nhiên, TTCK ở Úc, Canada và Trung Quốc tạo ra lợi nhuận âm đáng kể trong sự kiện 3. Bằng chứng trong năm ngày sau sự kiện diễn ra [0,+5] là mạnh nhất, đặc biệt là đối với sự kiện lần 3 vì sự kiện này liên quan trực tiếp đến Hoa Kỳ, tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh ngành hàng không ở Mỹ.

Polemis, M., & Soursou, S. (2020). Assessing the Impact of the COVID-19 Pandemic on the Greek Energy Firms: An Event Study Analysis. Energy RESEARCH LETTERS, 1(3).

Nghiên cứu này xem xét tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với lợi nhuận của 11 cổ phiếu ngành năng luợng đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hy Lạp. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện chọn mốc thời gian 10 ngày trước và sau đợt ngừng hoạt động chung vào ngày 23 tháng 3 năm 2020.

Các ước tính của tác giả cho thấy mức độ của dịch bệnh và thông báo ngừng hoạt động đều có ảnh hưởng khác nhau đến các công ty năng lượng trước, trong và sau ngày sự kiện xảy ra. Cụ thể trong khoảng 50 ngày trước khi công bố thông tin chính thức hầu hết các công ty không bị ảnh hưởng, chỉ có 1 công ty chịu ảnh hưởng tích cực và 1 công ty chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, trong thời gian 10 ngày trước ngày công bố, 6 trong 11 công ty được nghiên cứu có AR âm. Tại ngày 7 và 8 trước sự kiện, đa số các công ty được nghiên cứu đều cho kết quả AR dương. Nhưng xu hướng tích cực này đã không giữ được trong ngày 6 và xu hướng tiêu cực dần áp đảo khi càng tiến đến ngày sự kiện. Ngược với dự đoán, trong ngày diễn ra sự kiện (t=0) không có công ty nào đưa ra kết quả có ý nghĩa thống kê. Vào ngày 2 và 4 sau sự kiện, đều có 2 công ty bị ảnh hưởng tiêu cực. Hơn nữa, có thêm 2 công ty vào ngày thứ 7 sau sự kiện bị ảnh hưởng tiêu cực, trong khi chỉ có 1 công ty cải thiện lợi nhuận của mình trong ngày thứ 8 sau sự kiện. Tóm lại, ước tính của tác giả cho thấy lợi nhuận của các công ty năng lượng bị ảnh hưởng chủ yếu vào ngày thứ 10 trước và sau khi diễn ra sự kiện.

hàng đầu của Việt Nam giai đoạn 2020- 2021: MWG, PNJ, FRT, FHS. phiếu của 4 công ty bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Biến giải thích: Dịch phản ứng vào ngày thông báo trong cả 3 sự kiện và có phản ứng khác nhau xung quanh ngày sự kiện ở mỗi lần công bố

có xu hướng yếu dần (AR âm xuất hiện nhiều ở sự kiện thứ 2) do NĐT không còn bất ngờ và có niềm tin vào các chiến dịch chống dịch hiệu quả của chính phủ. Lại Cao Phương Mai Sử dụng tỷ trọng vốn hóa hàng ngày của tất cả công ty dược được

niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Chỉ số ngành Dược 250 ngày trước khi xảy ra mỗi sự kiện. Biến phụ thuộc: Giá cổ phiếu ngành dược. Biến giải thích: Dịch bệnh Covid- 19. Nghiên cứu sự kiện T-test Giá cổ phiếu ngành Dược chủ yếu phản ứng sau ngày công bố trong cả 3 sự kiện ở mỗi lần công bố thông tin. Tác động tiêu cực sau ngày diễn ra sự kiện thứ hai (do tâm lý NĐT tiêu cực và thiếu hụt nguyên vật liệu đầu vào). Lợi nhuận bất thường tích lũy tích cực và có ý nghĩa thống kê sau lần

Lại Cao Phương Mai

Chỉ số ngành ngân hàng 250 ngày trước khi xảy ra mỗi sự kiện. Biến phụ thuộc: Giá cổ phiếu ngành ngân hang. Biến giải thích: Dịch bệnh Covid- 19. Nghiên cứu sự kiện T-test Biến động giá cổ phiếu ngành ngân hàng có phản ứng khác nhau trong mỗi sự kiện. Sự kiện đầu tiên khiến NĐT bối rối (AR liên tục thay đổi xu hướng quanh ngày sự kiện), sự kiện thứ hai có tác động tiêu cực và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất (AR âm và có ý nghĩa thống kê xuất hiện nhiều) và sự kiện thứ ba gần không tạo ra ảnh hưởng đáng kể, chỉ có AR[2] dương và có ý nghĩa thống kê. Md. Mahmudul Alam, Haitian Chỉ số của tám ngành công nghiệp được phân tích vào Biến phụ thuộc: chỉ số của 8 ngành công nghiệp Nghiên cứu sự kiện T-test Ba nhóm ngành: thực phẩm, dược và chăm sóc sức khỏe cho thấy hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ra sự kiện và 10 ngày sau của sự kiên (27/2/2020) bệnh 19 Covid -

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN GIÁ CỔPHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐANGNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM 10598655-2534-013320.htm (Trang 29)