0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN GIÁ CỔPHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐANGNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM 10598655-2534-013320.HTM (Trang 46 -46 )

Bài nghiên cứu này sử dụng bộ chỉ số ngành chứng khoán do Cophieu68.vn tính toán. Chỉ số này được Cophieu68.vn tính toán dựa trên bình quân gia quyền của từng cổ phiếu ngành chứng khoán đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu chỉ số ngành chứng khoán 250 ngày giao dịch trước mỗi sự kiện được sử dụng để ước tính lợi nhuận kỳ vọng.

T AR30/03/2020t-test AR28/07/2020t-test AR9/7/2021t-test -7 0,022 3,057*** 0,017 1,700* -0,005 -0,334 -6 0,019 2,642*** 0,002 0,184 0,037 2,434** -5 -0,000 -0,056 -0,002 -0,251 0,019 1,240 -4 -0,009 -1,244 0,004 0,429 -0,009 -0,617 -3 -0,008 -1,088 -0,009 -0,875 -0,023 -1,539 -2 -0,030 -4,080*** -0,014 -1,364 -0,014 -0,945 -1 -0,021 -2,899*** -0,010 -0,995 0,002 0,138 0 -0,018 -2,539** 0,010 0,999 -0,023 -1,490 1 0,005 0,652 -0,001 -0,143 -0,030 -2,010** 2 0,014 1,946* -0,008 -0,803 0,032 2,092** 3 0,004 0,603 -0,009 -0,941 -0,004 -0,293 4 -0,005 -0,657 0,010 1,001 0,028 1,866*

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện dùng cho phân tích mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 qua các lần công bố thông tin giãn cách đến biến động giá cổ phiếu ngành chứng khoán trong giai đoạn 2020 - 2021 sẽ giúp các NĐT đánh giá rủi ro và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp cho từng thời điểm trước tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Để đạt được mục tiêu trên, bài nghiên cứu sẽ tiến hành tính toán các chỉ số AR và CAR theo các công thức đã được giới thiệu trong Chương này và sau đó kiểm định t-test với hai giải thuyết. Kết quả sẽ được thảo luận trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Ket quả tính toán AR và CAR

Ket quả hồi quy theo công thức (1) và (2) là cơ sở để tính lợi nhuận bất thường theo công thức (3) và kết quả kiểm định t với mức ý nghĩa được trình bày trong Bảng 4.1. Để thực hiện nghiên cứu, trước hết, tính toán lợi nhuận bất thường (AR) và lợi nhuận bất thường tích lũy (CAR) tại các cửa sổ sự kiện cho mỗi sự kiện. Bước tiếp theo là kiểm tra mức ý nghĩa t của cả AR và CAR. Bước tiếp đến là kiểm tra tầm quan trọng của cả AR và CAR. Bảng 4.1 trình bày kết quả của lợi nhuận bất thường (AR) và kết quả kiểm định t trong ba ngày sự kiện khác nhau liên quan đến dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam vào năm 2020-2021. Bảng 4.2 trình bày kết quả và kiểm định t về lợi nhuận bất thường tích lũy theo thời gian [-t;0) và (0;+t] xung quanh các sự kiện liên quan đến sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam vào hai năm 2020-2021.

Bảng 4.1 Lợi nhuận bất thường (AR) và kết quả kiểm định t trong 3 ngày xảy ra sự kiện liên quan đến dịch Covid-19

Ghi chú: *, **,

*** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%

T 30/03/2020 28/07/2020 9/7/2021 CAR t-test CAR t-test CAR t-test

-7 0,022 1,155 0,017 0,642 -0,005 -0,126 -6 4,15% 2,327** 1,87% 0,769 3,18% 0,857 -5 4,11% 2,524** 1,62% 0,730 5,05% 1,494 -4 3,20% 2,200** 2,05% 1,031 4,12% 1,361 -3 2,41% 1,912* 1,18% 0,685 1,79% 0,683 -2 -0,56% -0,543 -0,18% -0,126 0,36% 0,168

(0;t] 0,000 0,000 CAR t-test CAR t-test

2 1,89% 1,837* -0,94% -0,669 0,13% 0,058 3 2,33% 1,848* -1,87% -1,090 -0,32% -0,121 4 1,85% 1,272 -0,88% -0,443 2,51% 0,828 5 1,24% 0,763 -1,21% -0,545 0,60% 0,178 6 1,69% 0,945 -1,61% -0,664 -1,48% -0,400 7 3,75% 1,944* -2,21% -0,841 0,82% 0,204

Bảng 4.2 Lợi nhuận bất thường tích lũy (CAR) và kết quả kiểm định t trong 3 ngày xảy ra sự kiện liên quan đến dịch Covid-19

4.2 Thảo luận kết quả

4.2.1 Sự kiện thứ nhất: ngày 30/03/2020

Sau khi các công dân Việt Nam nhiễm bệnh Covid-19 nhập cảnh vào Việt Nam từ Vương quốc Anh, từ ngày 17/03/2020 đến ngày 29/03/2020, Chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 từ những người nhập cảnh, cũng như các biện pháp hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng đã được ban hành (OBV,2020).

Trong những ngày này, cổ phiếu ngành chứng khoán ghi nhận sự xuất hiện của lợi nhuận bất thường bé hơn 0. Cụ thể, AR[-2] = -2,97% và AR[-1] = -2.11% đều có mức ý nghĩa thống kê là 1% dù trước đó giá cổ phiếu ngành chứng khoán đã tăng trong thời gian dài trước sự kiện. Lợi nhuận bất thường dương với AR[-7] = 2,23%, AR[-6] = 1,92% và AR[7] = 2,06% đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; với AR[2] = 2,37% có mức ý nghĩa thống kê là 10%. Vào ngày diễn ra sự kiện, AR[0] = -1,85% âm có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Vào ngày diễn ra sự kiện, AR[0] = -1,18% có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Sự biến động của lợi nhuận bất thường trong sự kiện này có thể được giải thích như sau: AR dương xuất hiện trong ngày trước sự kiện cho thấy cổ phiếu ngành chứng khoán phản ứng tích cực với thông tin và NĐT tin rằng các động thái chống dịch hiệu quả của Chính phủ sẽ sớm ngăn chặn các nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên, khi các ca lây nhiễm mới ngoài cộng đồng xuất hiện và tin đồn về đợt phong tỏa toàn quốc, NĐT lo lắng về tình hình dịch bệnh có xu hướng tệ đi và cổ phiếu ngành chứng khoán phản ứng tiêu cực vào ngày t = -2, t -1 và ngày diễn ra sự kiện t = 0 đều cho kết quả AR âm, điều này cho thấy lợi nhuận bị sụt giảm đáng kể khi thông tin được công bố. Sau khi thông tin chính thức được công bố, phản ứng của cổ phiếu ngành chứng khoán đã tích cực hơn nhiều khi AR dương xuất hiện trong các ngày t = 2 và t = 7.

Ở bảng 4.2, trước khi xảy ra sự kiện, lợi nhuận bất thường tích lũy đều dương với CAR[-6;0) = 4,15% > CAR[-5;0) = 4,11% > CAR[-4;0) = 3,2% đều có ý nghĩa thống

kê ở mức 5% và CAR[-3;0) = 2,41% có mức ý nghĩa thống kê 10%. Những ngày còn lại sau giai đoạn sự kiện đều có mức ý nghĩa thống kê 10% với CAR(0;2] = 1,89% < CAR(0;3] = 2,33% < CAR(0;7] = 3,75%. Qua đó, cho thấy việc giãn cách xã hội toàn quốc không ảnh hưởng nhiều đến cổ phiếu ngành chứng khoán và phản ứng của NĐT khá tích cực với đợt thông báo này.

4.2.2 Sự kiện thứ hai: ngày 28/07/2020

Giá cổ phiếu ngành chứng khoán ở sự kiện này có xu hướng tích cực hơn so với sự kiện thứ nhất. Ngày 28/07/2020, TP. Đà Nang thông báo phong tỏa 6 quận, huyện trong vòng 15 ngày (Hào và Bình, 2020) sau khi bệnh nhân số 416 được phát hiện dương tích với bệnh Covid-19 trong cộng đồng vào ngày 25/07/2020 (Thái Bình, 2020), giá cổ phiếu ngành chứng khoán chỉ phản ứng vào ngày t = -7 với AR[-7] = 1,7% có mức ý nghĩa thống kê là 10%. Lợi nhuận bất thường âm xuất hiện nhiều sau ngày sự kiện nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tại ngày xảy ra sự kiện t = 0 có lợi nhuận AR[0] = 1% dương nhưng không có ý nghĩa thống kê vì vậy không chứng minh được lợi nhuận bị sụt giảm khi thông tin được công bố. Lợi nhuận bất thường tích lũy dương xuất hiện nhiều trước sự kiện thứ hai xảy ra và âm hầu hết ở những ngày sau giai đoạn sự kiện nhưng đều không có mức ý nghĩa thống kê. Khi AR dương có ý nghĩa thống kê điều này thể hiện có ảnh hưởng tích cực đến thông tin công bố và NĐT không dành nhiều sự quan tâm do quy mô phong tỏa nhỏ hơn nhiều so với sự kiện trước.

Kết quả này cho thấy những tác động tiêu cực đã được các NĐT dự đoán lên kế hoạch từ trước vì TP. Đà Nang là nơi có dân số đông và là địa điểm thu hút khách du lịch nên việc giãn cách xã hội là điều cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh. Việc giãn cách chỉ tập trung ở 6 quận huyện tại TP. Đà Nang, nhỏ hơn nhiều về quy mô so với sự kiện thứ nhất vào ngày 30/03/2020 vì vậy các NĐT không quá lo lắng và đã lường trước.

4.2.3 Sự kiện thứ ba: ngày 09/07/2021

Vào ngày 09/07/2021, TP. Hồ Chí Minh chính thức áp dụng chỉ thị 16 trong hai tuần sau khi chỉ thị 15 của Thủ tuớng Chính phủ (từ ngày 31/05/2021) và chỉ thị 10 của Chính quyền thành phố (từ ngày 19/06/2021) đây đuợc xem là đợt giãn cách xã hội lớn nhất từ truớc đến nay do không chặn đuợc đà lây nhiễm ở quận Gò Vấp lây lan sang các quận khác trong thành phố. Các ca nhiễm mới đều tăng lên hằng ngày vì đặc điểm lây nhiễm nhanh ngoài không khí do biến chủng mới Delta. Tuy nhiên, các chuyên gia có nhận định sẽ sớm khống chế đuợc dịch khi thành phố áp dụng chỉ thị 16. Do đó, nhiều NĐT lạc quan và tin tuởng Chính quyền vì đã kiểm soát đuợc dịch tốt ở những đợt truớc. Vì thế, đã giúp cho TTCK thu hút đuợc dòng tiền lớn đổ vào từ các NĐT mới giúp cho chỉ số VN-index đạt mốc cao nhất 1400 điểm vào cuối tháng 6 và nhiều cổ phiếu ngành chứng khoán đạt mức giá cao nhất trong lịch sử. Trong thời gian này nhiều CTCK liên tục công bố thông tin về kế hoạch chia cổ tức, tăng nguồn vốn để gia tăng thị phần công ty và báo cáo lãi lỗ từ hoạt động tự doanh của công ty.

Các thông tin trên đã ảnh huởng đến sự biến động giá cổ phiếu ngành chứng khoán. Cụ thể, cổ phiếu ngành chứng khoán ghi nhận sự xuất hiện của lợi nhuận bất thuờng lớn hơn 0 vào những ngày t = -6, t = 2 và t = 4 ứng với AR[-6] = 3,7%, AR[2] = 3,2% đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, còn AR[4] = 2,8% có mức ý nghĩa thống kê là 10%. Lợi nhuận bất thuờng âm với AR[1] = -3% với mức ý nghĩa thông kê là 5%. Tại ngày sự kiện, t = 0 với AR[0] = -2,3% âm nhung không có ý nghĩa thống kê. Ở sự kiện này, lợi nhuận bất thuờng tích lũy đa phần đều duơng truớc và sau khi sự kiện xảy ra nhung đều không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy cổ phiếu ngành chứng khoán không phản ứng mạnh khi sự kiện thứ ba xảy ra và tâm lý NĐT đã luờng truớc nên không quá bất ngờ với thông tin công bố.

Trên thực tế, trong phiên giao dịch truớc ngày sự kiện, 06/07/2021 chứng kiến phiên giao dịch cổ phiếu ngành chứng khoán giảm mạnh kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Tuơng ứng với bảng 4.1, xuất hiện AR âm liên tục ở 3 ngày truớc khi sự kiện xảy

ra nhưng không có ý nghĩa thống kê. Có thể nói đây là đợt điều chỉnh ngắn hạn do áp lực chốt lời khiến cho giá giảm và sau đó có lực bắt đáy giúp giá cổ phiếu ngành chứng khoán tiếp tục tăng mạnh.

4.3 Kiểm định giả thuyết

Với các mức ý nghĩa, kiểm định giả thuyết theo từng sự kiện được thể hiện chi tiết trong các bảng ở phần phụ lục 1 và 2.

Đầu tiên, kết quả kiểm định giả thuyết đối với AR ở sự kiện thứ nhất cho thấy H0 bị bác bỏ ở các ngày t = -7, t = -6, t = -2, t = -1, t = 0, t = 2 và t = 7; cổ phiếu ngành chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 3 ngày liên tiếp t = -2, t = -1 và t = 0 ; các ngày còn lại mang thiên hướng tích cực. Cổ phiếu ngành chứng khoán chỉ phản ứng với sự kiện thứ hai vào ngày t = -7, bác bỏ H0 khi AR[-7] = 1,7% với mức ý nghĩa thống kê là 10%. Ở sự kiện thứ 3, H0 bị bác bỏ ở các ngày t = -6, t = 1, t = 2 và t = 4 với AR[1] = - 3% âm có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và các ngày còn lại đều cho kết quả dương, sự kiện thứ ba ảnh hưởng tích cực nhưng không đáng kể đến biến động giá của cổ phiếu chứng khoán. Với tần suất xuất hiện nhiều với AR dương trong giai đoạn nghiên cứu, cho thấy cổ phiếu chứng khoán đã tăng rất mạnh trong giai đoạn các đợt dịch diễn ra, NĐT đã thu về lợi nhuận bất thường quanh các ngày diễn ra sự kiện nhờ lợi nhuận thực tế cao hơn với lợi nhuận kì vọng của NĐT.

Sau khi kiểm định giả thuyết với CAR, ba sự kiện cho ra kết quả tương đồng nhau, đều không thể bác bỏ H0 đối với giai đoạn sự kiện vì CAR[-7;7] của cả ba sự kiện đều không có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, sự kiện công bố thông tin giãn cách xã hội đã không ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu ngành chứng khoán khi xét trên tổng thể giai đoạn sự kiện là 15 ngày. Tuy nhiên, nếu xét khoảng thời gian nhỏ (từ 1 đến 7 ngày), cổ phiếu chứng khoán vẫn phản ứng với sự kiện. Điều thú vị là ở cả hai sự kiện thứ hai và thứ ba cổ phiếu chứng khoán đều không phản ứng với thông tin được công bố. Nhưng chỉ phản ứng mạnh ở sự kiện thứ nhất, đều cho ra kết quả CAR là dương trong cả hai giai đoạn trước và sau khi xảy ra sự kiện.

Kết quả kiểm định với AR và CAR cho thấy các NĐT hầu nhu luờng truớc đuợc các đợt giãn cách và không còn bị bất ngờ nhu trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam. Ngoài ra, niềm tin vào Chính phủ đang ở mức cao nhờ kiểm soát dịch bệnh thành công qua các đợt dịch. Vì thế, cổ phiếu ngành chứng khoán chỉ bị ảnh huởng nhẹ khi các thông tin đuợc công bố đó cũng xem nhu những đợt điều chỉnh ngắn hạn làm sức bật cho cổ phiếu ngành chứng khoán tăng truởng đều từ năm 2020 đến hết năm 2021.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Ket quả nghiên cứu cho thấy diễn biến và mức độ phản ứng của cổ phiếu ngành chứng khoán là khác nhau trong ba đợt sự kiện diễn ra. Tâm lý của NĐT cũng thay đổi khi cổ phiếu ngành chứng khoán phản ứng. Cuối cùng, các NĐT nắm giữ cổ phiếu ngành chứng khoán đuợc huởng lợi từ sự biến động giá truớc khi thông tin dịch bệnh đuợc công bố.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

5.1 Ket luận

Sau khi sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện và kiểm định t, bài nghiên cứu này đã chứng minh rằng các NĐT phản ứng khác nhau, thông qua giá cổ phiếu chứng khoán niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, đối với ba sự kiện Covid-19. NĐT nhạy cảm với thông tin về những sự kiện bất ngờ chưa từng xảy ra trước đây.Vì vậy, sự trở lại bất thường trước và sau ngày 30/03/2020 khi Việt Nam đã công bố dịch Covid- 19 trên toàn quốc và ngay sau khi thực hiện phong tỏa liên tục thay đổi tín hiệu. Lợi nhuận bất thường của chỉ số ngành chứng khoán AR[-7] và AR[-6] đều dương; AR giảm khi khi các ngày diễn ra sự kiện AR[-2], AR[-1] và AR[0] đều âm, sau đó AR lại tăng trở lại khi AR[2] và AR[7] đều dương; tác động tích cực đến sự kiện thứ nhất kéo dài suốt quá trình diễn ra trước và sau khi diễn ra sự kiện khi CAR[-6;0), CAR[-5;0), CAR[-4;0), CAR[-3;0), CAR(0;2], CAR(0;3] và CAR(0;7] đều lớn hơn 0. Điều thú vị là các NĐT phản ứng tích cực với việc Đà Nang thực hiện phong tỏa 6 quận huyện kể từ ngày 28/07/2020 khi AR[-7] = 1,7% có ý nghĩa thống kê 10%. Đối với ngày 09/07/2021, TP. Hồ Chí Minh áp dụng chỉ thị 16, các NĐT dường như đã lường trước được tác động tiêu cực tại ngày t = 1 và phản ứng tích cực trở lại với AR[-6], AR[2] và AR[4] đều dương. Có thể NĐT cho rằng kết quả lợi nhuận của các CTCK niêm yết khả quan hơn dự kiến và việc phong tỏa ở Đà Nang có quy mô nhỏ hơn nhiều so với hai sự kiện thứ nhất và thứ ba. Kết quả này cũng cho thấy NĐT đã bình tĩnh hơn và đánh giá

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN GIÁ CỔPHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐANGNIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM 10598655-2534-013320.HTM (Trang 46 -46 )

×