Đó là tất cả những điều mà tôi thật sự quan tâm trước thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn hiện nay.Vì thế, tôi quyết định chọn giải pháp : Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân
Trang 1A.MỞ ĐẦU :
1 Lý do chọn đề tài :
Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chungcủa trường Trung học cơ sở : góp phần hình thành những con người cótrình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếptục học lên ở bậc cao hơn Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng,biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn ; có lòng yêu nước, yêu chủnghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòngnhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu,cái ác Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duysáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trongnghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực
sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp Đó cũng lànhững người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS chia làm ba phân môn : Vănhọc, Tiếng Việt, Tập làm văn Trong thực tế dạy và học, phân môn Tậplàm văn là phân môn “nhẹ kí” nhất Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói …”( Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện,
Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973 ).
Chúng ta đã biết môn Tập làm văn là một môn khó, khô khan, muônhình vạn trạng vì các em học sinh không đủ vốn từ để làm một bài Tập
Trang 2làm văn, không biết là nó bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào, khôngnắm được đặc trưng của từng thể loại.
Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của mônVăn- Tiếng Việt Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mốitương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt Tiếng Việt dạy cho các emcách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, sử dụng các biện pháp tu từ Văn họcgiúp các em có đủ khả năng hiểu, phân tích một vấn đề, cảm nhận cáihay, cái đặc sắc của tác phẩm, rèn cho các em biết cảm xúc rung độngtrước cái đẹp của ngôn từ Vì vậy, phân môn Tập làm văn có tốt haykhông là cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, phân đoạn Nội dung cócảm xúc hay không là kết quả học tập và rèn luyện của hai phân mônVăn học và Tiếng Việt
Nhưng học tốt Văn học và Tiếng Việt chưa chắc đã làm tốt một bàiTập làm văn nếu các em không nắm được các bước cơ bản khi tiến hànhmột bài Tập làm văn đó là những bước gì Mỗi bước có điểm gì cần lưu
ý Đặc biệt hơn, cái sai lớn nhất của các em là không biết phân đoạn,cách trình bày đoạn văn như thế nào cho phù hợp Đó là vấn đề mà các
em chưa thực sự quan tâm lắm
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựngđoạn
( ở phần Thân bài trong các kiểu văn bản thường chỉ có một đoạn văn )
trước khi bước vào khâu viết văn bản Thế là nhớ đâu viết đó, viết lanman không chủ đích dẫn đến quên ý, ý nọ xọ ý kia, bài văn không nhấtquán, không làm nổi bật một nội dung nào đó
Trang 3Với Tập làm văn cái đích đó là kĩ năng nói, viết theo chuẩn văn hóatrung bình từng cấp về từng kiểu loại văn bản Ở Tiểu học, có thể chỉ làtập nói đúng, viết đúng những câu, những bài nói, bài viết ngắn gọn phùhợp ở mức ban đầu Ở cấp THCS, ngôn ngữ, vốn sống, tư duy đã pháttriển, việc tập nói, tập viết đã có thể hướng tới văn bản tương đối hoànchỉnh với tính cách thể loại tương đối rõ để đáp ứng nhu cầu giao tiếptrong đời sống sẽ hòa nhập trong tương lai gần ( ở độ tuổi trưởng thành ) Như vậy chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy cho các emnắm vững văn bản Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho các em cácthao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản.
Đó là tất cả những điều mà tôi thật sự quan tâm trước thực trạng dạy
và học phân môn Tập làm văn hiện nay.Vì thế, tôi quyết định chọn giải
pháp : Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở lớp 6 trường THCS.
2 Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu : Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học cáchphân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làmvăn lớp 6 là học sinh lớp 6A1 trường THCS Nguyễn Tri Phương nămhọc 2010 – 2011
3 Phạm vi nghiên cứu :
- Được nhà trường phân công giảng dạy lớp 6A1, 6A2, 6A3 từ đầunăm học, tôi nhận thấy tình hình viết bài Tập làm văn của các em cònhạn chế về cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài văn tự sự, đặc biệt
là học sinh lớp 6A1 nên tôi tìm cách nghiên cứu giải pháp Hướng dẫn
Trang 4học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phânmôn Tập làm văn lớp 6.
- Trong phạm vi giải pháp này, tôi chỉ đề cập đến các tiết Tập làmvăn ở kiểu văn bản tự sự của sách giáo khoa Ngữ văn 6
4 Phương pháp nghiên cứu :
Thực hiện giải pháp này tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu :
1 Phương pháp đọc tài liệu :
- Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, tập 2
- Sách giáo viên Ngữ văn 6 tập 1, tập 2
-Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ vănTHCS
- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn–
3 Phương pháp kiểm tra :
- Kiểm tra việc học Tập làm văn của học sinh ở đầu năm, thống
kê kết quả
4 Phương pháp so sánh, đối chiếu :
Trang 5- Dự giờ các bạn đồng nghiệp trong tổ, xem xét tình hình học tậpcủa học sinh về cách thực hành viết bài văn tự sự để bản thân rút ra ưu,khuyết điểm của việc dạy học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khilàm bàiVăn tự sự ở lớp 6.
B NỘI DUNG :
1 Cơ sở lý luận :
Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định : Mục tiêu của giáo
dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, cóđạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lítưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu làtrang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiếtcho các em đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn Phươngpháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “phát huytính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồidưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê
học tập và ý chí vươn lên”.( Luật Giáo dục năm 2005, Điều 5 )
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đãnêu :
“ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
Trang 6của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả nănghợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác độngđến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho họcsinh”.
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quantrọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông.Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạtđộng giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển cáchoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho ngườihọc
Nếu như nghe và đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếpnhận thông tin thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc
lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhàtrường
Việc vận dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạnphần Thân bài khi làm bài Văn tự sự phân môn Tập làm văn lớp 6 nhằmgiúp cho học sinh có thói quen viết trong môi trường giao tiếp khácnhau Nó được thực hiện một cách có hệ thống, theo những chủ đề nhấtđịnh, gắn với những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, đảmbảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
2 Cơ sở thực tiễn :
Trong nhà trường nói chung, trong trường THCS nói riêng, Ngữ
văn là một môn học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giáđúng các vấn đề văn học (bao gồm: tác phẩm, tác giả, các quá trình vănhọc,…) có nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp
Trang 7của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng như khả năng biết đánhgiá đúng đắn, khoa học các hiện tượng.
Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành
và phát triển khả năng sản sinh văn bản mới ( nói và viết )
Tập làm văn là phân môn hướng tới nhiệm vụ thứ hai này Nó giúphọc sinh hình thành những kĩ năng cần thiết để làm được bài văn Ngườihọc sinh từ tiểu học đến trung học ( kể cả vào đại học ) đã và sẽ đượclàm văn theo ba dạng sau đây :
Dạng sáng tác văn học như : miêu tả, tường thuật, kể chuyện ( tự
sự ) và một số thể thơ quen thuộc như : thơ năm chữ, thơ tứ tuyệt, thơ lụcbát,…
Dạng bài nghị luận với hai nội dung chủ yếu là nghị luận xã hội vànghị luận văn học ( trong chương trình THCS ở lớp 7,8,9)
Dạng văn hành chính công vụ như đơn từ, biên bản, thông báo, báocáo, hợp đồng
Đặc trưng cơ bản của nhóm thứ nhất là kích thích trí tưởng tượngphong phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh Đặc trưng củanhóm thứ hai là nhằm hình thành và phát triển tư duy lí luận với khảnăng lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục Loại văn hành chính công
vụ thì có đặc trưng là khuôn mẫu, công thức
Trong nhà trường phổ thông, nhìn chung không đặt ra việc sáng tácvăn học Tuy nhiên để phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS được làmquen với kiểu sáng tác tạo tiền đề cho các em có thể vận dụng tốt trongquá trình học sau này
Trang 8Những bài văn hay loại này là những bài văn viết đúng quy cách,chân thật, có những khám phá hồn nhiên về đời sống gia đình, xã hội Trong chương trình Ngữ văn THCS ở lớp 6 học sinh được học văn tự
sự trong cả Học kì I Tuy học sinh đã học văn tự sự ở lớp 4 Tiểu học gầnnhư hết một học kì nhưng nhiều lí do các em làm loại văn này chưa tốtnhất là phần Thân bài, thường các em chỉ viết có một đoạn văn Khôngchỉ ở học sinh lớp 6 mà ngay cả học sinh lớp 7,8,9 khi làm một bài Tậplàm văn khi viết phần Thân bài các em thường chỉ viết có một đoạn văn
Đó là điều mà tôi trăn trở trong quá trình dạy học nhất là dạy học sinhlàm một bài Tập làm văn
Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm đượcnhững bài văn hay nhưng đó không phải là việc dễ Bài văn hay trước hếtphải là viết đúng (đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổnhà trường).Hay và đúng có quan hệ mật thiết với nhau Bài văn haytrước hết phải viết đúng theo yêu cầu của đề bài, đúng những kiến thức
cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách,…
Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trêntrang giấy Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờgiấy, chưa cần đọc đã thấy rõ ba phần : Mở bài, Thân bài và Kết bài.Muốn thế người viết không phải chỉ chú ý đến nội dung mà cả hình thứccũng phải rõ
Yêu cầu là vậy nhưng trong thực tế dạy - học tôi thấy bài văn của họcsinh chưa đáp ứng được yêu cầu đó là bao.Bài làm của các em vẫn cònhiện tượng : đoạn văn còn sai quy cách, giữa các đoạn chưa có sự liênkết
Trang 9Về phía giáo viên, trước đây khi dạy văn tự sự cho các em, tôi mớichỉ giúp các em nắm bắt những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa.Trong quá trình dạy chỉ dạy văn tự sự ở những tiết học Tập làm văn,chưa tận dụng được thời gian ở phân môn Văn học, Tiếng Việt để tíchhợp với phần Tập làm văn Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bàitập về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng làm bài Đến năm học2008-2009, tôi đã nghiên cứu và thực hiện giải pháp hướng dẫn học sinhcác thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập mộtvăn bản tự sự Và năm học 2009-2010, tôi lại tiếp tục nghiên cứu thựchiện giải pháp hướng dẫn học sinh học tốt tiết luyện nói Qua hai nămthực hiện, chất lượng bài viết của học sinh đã được nâng lên rõ rệt Tuynhiên, bài viết của các em vẫn chưa đạt yêu cầu ở phần Thân bài :thường chỉ viết có một đoạn Đó là điều trăn trở của tôi nhất là khi nhậndạy Ngữ văn lớp 6 mà trong đó lại có một lớp 38/38 học sinh có kết quảhọc tập khá giỏi từ Tiểu học lên Vậy làm thế nào để học sinh viết đượcmột bài văn tự sự đúng và hay ?
Về phía học sinh, do đời sống còn nhiều khó khăn, một số em ngoàigiờ học còn phải phụ gia đình nên ít có thời gian để đọc các tài liệu thamkhảo, mở rộng hiểu biết, ít có điều kiện cũng như thời gian luyện tập
Do đó, tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốtnhất giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự ngay từ những ngày đầu tiếp cậnvới chương trình Ngữ văn cấp THCS, nhất là biết cách phân đoạn phầnThân bài Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã tìm chomình một số cách làm mang lại hiệu quả cao Trong cách làm đó vấn đề
Trang 10tích hợp có vai trò rất quan trọng Đó cũng là yêu cầu của dạy học Ngữvăn hiện nay.
Vì thế, theo tôi việc vận dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cáchphân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tậplàm văn lớp 6 là một yêu cầu thiết yếu Nhưng làm như thế nào và bằngcách nào để yêu cầu đạt hiệu quả ? Đây là vấn đề tôi muốn đề cập tronggiải pháp nhỏ này
3 Nội dung vấn đề :
3.1 Vấn đề đặt ra :
* Đối với giáo viên :
Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như những trithức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn.Đồng thời, qua đó uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trongnhận thức, vốn sống, tư tưởng của các em
Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức màphải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài chocác hoạt động tìm tòi, khám phá, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thứcmới Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển
từ kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh họa sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá.
Việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốtđoạn văn tự sự có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu củađoạn văn
Trang 11Trong thực tế giảng dạy môn Tập làm văn lớp 6 ở trường THCShiện nay đặt trọng tâm ở thực hành : xây dựng bài qua thực hành, thựchành nhận biết và thực hành làm văn bản Do đó điểm mới và khó trongchương trình là phương pháp dạy thực hành.
Củng cố kiến thức Tiếng Việt và Văn học góp phần bồi dưỡngtâm hồn, trí tuệ để học sinh biết rung động trước cái hay, cái đẹp, hướngcác em tới nhu cầu thẩm mỹ, sáng tạo và biết tôn trọng những giá trịthẩm mỹ khi làm một bài văn tự sự
Tập làm văn là một phân môn khó, đặc biệt yêu cầu về kĩ năngcàng khó hơn, đòi hỏi chúng ta phải dày công, kiên trì dạy các em Làphân môn có tính thực hành cao nên giáo viên cần rèn cho học sinh nắmvững lí thuyết để vận dụng vào thực hành đạt kết quả
* Đối với học sinh :
Để việc làm một bài Tập làm văn đạt chất lượng, bản thân họcsinh cũng cần phải :
- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia vào các hoạt động họctập để tự khám phá và lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái
Trang 12một bài văn tự sự, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc
có sự hướng dẫn của giáo viên
3.2 Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết :
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập : Phải chú ý hệthống câu hỏi – bài tập nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh không chỉtrả lời, tranh luận với giáo viên mà còn được trao đổi, tranh luận vớibạn học để tìm ra chân lí ( không gò ép) Điều quan trọng là xây dựng
kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi – bài tập và lựa chọncách kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh nhằm kích thích tính chủ động,sáng tạo
- Chuẩn bị tốt đồ dùng, thiết bị : Chú ý lựa chọn những đồdùng, thiết bị cần thiết phù hợp với từng tiết dạy Việc sử dụng đồ dùng,thiết bị thích hợp sẽ làm cho giờ học sinh động, học sinh hứng thú hơnkhi tiếp xúc với những kiến thức bổ trợ trực quan, tích cực khai thác nộidung học tập, làm
Trang 13cho lao động của giáo viên trên lớp nhẹ nhàng hơn, tập trung hơn và hiệuquả hơn.
3.2.2 Phương pháp giảng dạy :
Như chúng ta đã biết, thông qua môn Tập làm văn, qua bàilàm văn của mình, các em bộc lộ những tri thức, vốn sống tư tưởng, tìnhcảm của cá nhân Vì thế người giáo viên phải biết nắm lấy ưu thế này đểphát huy những khả năng của các em, đồng thời thông qua các bài tập đểrèn cho học sinh kĩ năng viết bài văn tự sự được tốt hơn Để đạt đượchiệu quả mong muốn người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức cósẵn trong giáo án mà còn phải có sự sáng tạo khi lên lớp, phải giữ chuẩnmực đúng phong cách sư phạm
Trong phân môn Tập làm văn lớp 6 ở Học kì I tập trungvào các kiến thức văn bản tự sự :
1 Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
2 Tìm hiểu chung về văn tự sự
3 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
4 Chủ đề và dàn bài văn tự sự
5 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
6 Lời văn, đoạn văn tự sự
7 Thứ tự kể trong văn tự sự
8 Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
9 Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
10 Kể chuyện tưởng tượng
Để giúp học sinh biết phân đoạn phần Thân bài khi làm bàiVăn tự sự tôi chỉ hướng dẫn học sinh các thao tác, những cách thức,
Trang 14những bước đi trong quá trình tạo lập một văn bản tự sự chủ yếu phầnThân bài như : kể chuyện dân gian, kể chuyện đời thường, kể chuyệntưởng tượng Cụ thể là đi sâu các kiến thức văn bản tự sự ở Học kì I Bên cạnh đó phải tích hợp các kiến thức được học về truyện
kể dân gian, truyện trung đại phần Văn học và biết lựa chọn từ ngữ, sửdụng từ có chọn lọc phần Tiếng Việt
Tất nhiên các kiến thức thuộc văn bản tự sự được học trongHọc kì I học sinh cũng phải nắm được mới làm tốt một bài văn tự sự và
sẽ được kiểm chứng qua tiết luyện nói, tiết làm bài viết
*Hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức :
Để hoàn thành những định hướng đã đặt ra, dựa trên thực tế
đã làm, tôi xin trình bày những biện pháp chính đã áp dụng như sau :
a/ Hình thành những chuẩn mực cần phải đạt đến khi viết một đoạn văn tự sự.
Khi viết bài Tập làm văn học sinh phải biết lập dàn ý,
mỗi ý lớn trong dàn ý sẽ viết ít nhất là một đoạn văn
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từchữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng vàthường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiềucâu tạo nên
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề Từ ngữchủ đề là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các
từ đồng nghĩa ) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt Câu chủ đề mang
Trang 15nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính vàđứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
Các câu còn lại trong đoạn văn ( không phải là câu chủ đề) là câu triển khai có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ câu chủ đề củađoạn văn bằng các cách diễn đạt : diễn dịch, quy nạp, song hành, mócxích, tổng-phân-hợp
Khi viết đoạn văn phải chú ý đến câu chủ đề Mỗi ý trong
bố cục lớn sẽ được triển khai thành một đoạn theo nhiều cách (diễn dịch,quy nạp, song hành, móc xích, tổng-phân-hợp ).Sử dụng từ ngữ gợi tả,biện pháp tu từ hợp lí, câu đủ chủ-vị, các câu liên kết chặt chẽ với nhau.Đoạn văn trình bày đúng quy cách
Nội dung của các đoạn phần Thân bài đều phải hướng vàomột mục đích cần làm sáng rõ được nêu ra ở Mở bài, phải có sự liên kếtchặt chẽ với nhau qua các từ ngữ, câu liên kết
Những căn cứ để phân đoạn :
Có hai căn cứ để tách đoạn văn :
- Bố cục của văn bản : Thường chia làm ba đoạn : + Đoạn văn làm phần Mở bài : Nêu đối tượng đượcnói đến, nhiệm vụ của đề tài Đó cũng chính là cơ sở và phương hướng
để triển khai đề tài và qua đó mà xác lập mục tiêu cần đạt được đến củavăn bản
+ Đoạn văn ( hay nhiều đoạn văn ) làm phần Thânbài : Trình bày, giải thích, … nội dung của đề tài, theo hướng nhiệm vụ
đã đề ra Thân bài phải thực hiện vừa đủ ( không thiếu, không thừa )
Trang 16những nhiệm vụ đề ra ở phần Mở bài, hướng vào mục đích cần đạt đếncủa văn bản.
+ Đoạn văn làm phần Kết bài : Nhận xét chung về
đề tài hoặc nhiệm vụ của đề tài ( như giá trị, công dụng, ảnh hưởng, tầmquan trọng,…), đánh giá kết quả đạt được, gợi mở những hướng xem xétkhác, …
- Những biến đổi trong quan hệ nội dung giữa các đoạnvăn :
Sau đây là bốn nội dung quan hệ thường gặp :
+ Đề tài : Quan hệ giữa các vật, việc, hiện tượngkhác nhau : mỗi vật, việc, hiện tượng đó được tách thành một đoạn văn + Không gian : Quan hệ giữa các điểm, hướngkhông gian của một vật, việc, hiện tượng Mỗi điểm, hướng không giancủa nó được tách thành một đoạn văn
+ Thời gian : Quan hệ giữa các thời điểm, thời hạncủa một vật, việc, hiện tượng Mỗi thời điểm, thời hạn của nó được táchthành một đoạn văn
+ Phương diện của đề tài : Quan hệ giữa các mặt,các đặc điểm, các tác dụng khác nhau của một vật, việc, hiện tượng Mỗimặt, mỗi đặc điểm, mỗi tác dụng của một đề tài được tách thành mộtđoạn văn
Ở bài văn tự sự phần Thân bài ít nhất từ hai đến ba đoạn Văn tự sự ở lớp 6, học sinh chỉ được học một tiết về đoạnvăn :
Tiết 20- Lời văn, đoạn văn tự sự.
Trang 17Để học sinh có được những chuẩn mực về đoạn vănvừa nêu trên tôi mạnh dạn đầu tư vào tiết 20 Ở tiết này, học sinh :
- Hiểu đoạn văn tự sự : gồm một số câu, được xácđịnh giữa hai dấu chấm xuống dòng
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự
Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đoạn văn bằngHoạt động 3 khi dạy trên lớp và chú ý phần Luyện tập ở bài tập 1
Minh họa :
*Tiết 20 – Lời văn, đoạn văn tự sự
*Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn tự sự
.Cho HS đọc lại ba đoạn văn( máy chiếu )
3.Đoạn văn
(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị
Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu Vua cha yêu thương
nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.Một người ở vùng núi
Tản Viên có tài lạ […].Người ta gọi chàng là Sơn Tinh Một người
ở miền biển, tài năng cũng không kém […].Người ta gọi chàng là
Thủy Tinh.[…],cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
(3) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận,
đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương Thần hô mưa, gọi gió làm
thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn
cuộn đánh Sơn Tinh.Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa,
nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi
lềnh bềnh trên một biển nước.
3 Đoạn văn :
Mỗ
i đoạnvăn
thường cómột ýchính,diễn đạtthành mộtcâu gọi là
Trang 18? Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào?Gạch
dưới câu biểu đạt ý chính? Tại sao người ta gọi đó là câu
chủ đề ?
0 Thảo luận theo nhóm cùng bàn (2 phút) và trình bày :
- Đoạn 1 : Vua Hùng kén rể
- Đoạn 2 : Hai thần đến cầu hôn
- Đoạn 3 : Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh
- Câu chủ đề : diễn đạt ý chính của đoạn văn
Cáccâu khácdiễn đạtnhững ýphụ dẫnđến ýchính đóhoặc giảithích cho
ý chính,làm cho ýchính nổilên
II.Luyện tập:
Bài tập
1:
Trang 19
a)Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông.(1)Cậu chăn bò
rất giỏi.(2) Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng,
tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng.(3)Ngày nắng cũng
như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng(4)
b)Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con
gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa.(1) Hai cô chị
ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa ; còn cô em út
hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất
tử tế.(2)
-> Hai cô chị ác, hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành,
đối xử tử tế với Sọ Dừa
+ Câu 1 : Dẫn dắt, giải thích
+ Câu 2 : Nhận xét chung về hành động
Trang 20-> Tính cô còn trẻ con lắm.
c)Cô không đẹp, chỉ xinh thôi.(1) Và tính cô cũng như tuổi cô còn
trẻ con lắm (2)Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng
người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái
mình.(3) Khách trông thấy chỉ cười.(4) Nhưng cô cũng không giận
ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay !(5)
+ Câu 1 : Giải thích
+ Câu 2 : Nhận xét chung về tính tình
+ Câu 3,4,5 : Biểu hiện tính trẻ con của cô Dần
Qua tiết học, học sinh đã hiểu đoạn văn tự sự : gồm một
số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng; biết tìm ý chínhcủa mỗi đoạn trong một văn bản tự sự đã học, tìm đúng câu chủ đề vàthứ tự triển khai các câu chủ đề trong một đoạn văn
b/ Chú trọng việc luyện viết đoạn văn phần Thân bài của học sinh ngay từ đầu năm học trong tất cả các giờ dạy Tập làm văn.
Để giúp học sinh biết phân đoạn phần Thân bài khi làm
bài văn tự sự, tôi đã hướng dẫn cho các em trong một số tiết dạy Tập làmvăn sau :
* Tiết 11- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Khi dạy tiết này, ở Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của
sự việc trong văn tự sự, sau khi học sinh từ văn bản mẫu “Sơn Tinh,