- Về chủ đề Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơ
c/ Cho học sinh ý thức được cách phân đoạn phần Thân bài trong các giờ làm bài Tập làm văn.
bài trong các giờ làm bài Tập làm văn.
Song song với việc hình thành cho học sinh những chuẩn
mực cần phải đạt đến khi viết một đoạn văn tự sự là việc giúp cho học sinh ý thức được cách phân đoạn phần Thân bài trong các giờ làm bài Tập làm văn.
Để thực hiện việc làm kể trên tôi đã áp dụng trong các tiết dạy sau :
* Tiết 17,18- Viết bài Tập làm văn số 1
Đề bài : Hãy kể lại một truyền thuyết đã biết bằng lời văn của em .
Trong quá trình tìm hiểu đề, lập dàn ý tôi đặt câu hỏi : ? Truyền thuyết mà em định kể có mấy sự việc chính ?
HS : ( sẽ trả lời theo nội dung truyền thuyết đã chọn ) Và dựa vào câu trả lời của học sinh tôi chỉ nhắc nhở các em cách phân đoạn phần Thân bài theo các sự việc được kể : mỗi sự việc có thể kể thành một đoạn văn.
- Quá trình chấm bài : tôi nhận xét cụ thể trong bài làm của học sinh ngoài các lỗi sai thường gặp ở hình thức bài làm như :chính tả, ngữ pháp,… tôi còn nhận xét thêm cho học sinh về cách phân đoạn phần Thân bài.
- Trả bài trên lớp :
Sau khi lập xong dàn ý, tôi hỏi học sinh ( dựa vào bài làm của một số học sinh ) :
? Em đã viết được mấy đoạn trong phần Thân bài ở bài làm của em?
Tất nhiên học sinh sẽ trả lời khác nhau, dựa vào đó mà tôi gợi ý, dẫn dắt cho các em có thể viết nhiều đoạn ở phần Thân bài cho đề bài này vì truyền thuyết thường có nhiều sự việc xảy ra trong diễn biến câu chuyện.
* Tiết 37,38- Viết bài Tập làm văn số 2
Thường khi cho học sinh làm bài viết số 2 ở những năm học trước tôi nêu một vài câu hỏi về những lỗi sai mà học sinh vấp phải ở bài viết số 1 để các em tránh khi làm bài số 2 như : chính tả, cách viết câu, cách trình bày bố cục, … Và năm học này để thực hiện giải pháp đề ra tôi cho các em nêu lại lỗi sai ở bài trước là thiếu cách phân đoạn ở Thân bài để các em định hướng cho bài làm của mình được tốt hơn. Qua bài làm, học sinh hiểu được một bài văn tự sự kể chuyện đời thường khi viết Thân bài cũng có nhiều đoạn tương ứng các sự việc mà các em kể ra.
- Quá trình chấm bài : tôi thực hiện như chấm bài Tập làm văn số 1 nhưng thêm lời khen cho học sinh có tiến bộ khi phân đoạn ở phần Thân bài.
- Trả bài trên lớp :
Sau khi lập xong dàn ý, tôi hỏi học sinh ( dựa vào bài làm của một số học sinh ) :
? Em đã viết được mấy đoạn trong phần Thân bài ở bài làm của em?
Tất nhiên học sinh sẽ trả lời khác nhau, dựa vào đó mà tôi gợi ý, dẫn dắt cho các em có thể viết nhiều đoạn ở phần Thân bài cho đề bài này vì cũng như truyền thuyết, kể chuyện đời thường cũng có thể có nhiều sự việc xảy ra trong diễn biến câu chuyện.
* Tiết 49,50 - Viết bài Tập làm văn số 3
Tiết này tôi thực hiện cũng giống như khi viết bài Tập làm văn số 2, và thêm một vài lời khen những học sinh có tiến bộ ở bài viết số 2. Theo tôi khi được khen như thế các em sẽ tự tin hơn và có quyết tâm sửa chữa những sai sót của bài làm trước để bài viết số 3 này đạt yêu cầu cao hơn.
* Tiết 64- Trả bài Tập làm văn số 3
Thực hiện giống như tiết Trả bài Tập làm văn số 2
nhưng chú ý khen những học sinh khác cũng đồng thời chỉ ra cách phân đoạn chưa thích hợp cho một số em có bài điểm thấp vì chưa đạt yêu cầu
khi phân đoạn phần Thân bài. Và nhắc nhở các em ghi nhận những lỗi sai của mình để làm tốt bài Kiểm tra Học kì I.
Theo tôi với bài Tập làm văn nào của học sinh nếu chúng ta nhắc nhở một cách nhẹ nhàng như thế thì học sinh của chúng ta sẽ ít sai hơn và dần dần hình thành cho các em thói quen tự rèn khi viết một bài văn tự sự ở phần Thân bài. Cách dạy học sinh là chúng ta xem các em như là những người bạn cùng trao đổi,bàn bạc để đi đến kết quả tốt đẹp, tạo niềm tin cho các em trong giờ học.