1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cơ sở y học, lý luận và thực tiễn lựa chọn bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối cho vận động viên

9 772 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 615,51 KB

Nội dung

HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI CHO VẬN ĐỘNG VIÊN Vũ Thị Thu Hương Dương Nghiệp Chí Đăng Quốc Bảo Tóm tắt: Điều trị phục hồi sau phẫu thuật tái tạo

Trang 1

HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO

TRƯỚC KHỚP GỐI CHO VẬN ĐỘNG VIÊN

Vũ Thị Thu Hương Dương Nghiệp Chí Đăng Quốc Bảo

Tóm tắt:

Điều trị phục hồi sau phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối cho vận động viên có vai trò đặc biệt quan trọng Hệ thống các bài tập có ý nghĩa quyết định đến thành công của quy trình điều trị phục hồi Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã lựa chọn được các nhóm bài tập: Chuẩn bị trước phẫu thuật; ngay sau phẫu thuật, các bài tập nội trú, ngoại trú và các bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và đặc thù với môn thể thao Ngoài ra, việc kết hợp với sóng ngắn, siêu âm và từ trường trị liệu sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối cho vận động viên

TỪ KHÓA: Cơ sở y sinh học, bài tập, phục hồi chức năng, sau phẫu thuật, dây chằng chéo trước khớp gối

Abstract:

Rehabilitation after Anterior Cruciate Ligament reconstruction plays a really important role.Success of the treatment procedure is determined by the system of exercise programs On the theoretical and practical basis identified in this study, groups of exercises were selected including pre-operative preparation, resident, non-resident and functional exercises right after the surgery to enhance fitness features as well as sport particular aspects In addition, the combination with short-wave, micro-wave and magnetic therapies shall hasten athletes’ rehabilitation process after the surgery for reconstruction of anterior Cruciate Ligament

KEYWORDS: Biomedical basis, exercise, rehability, post surgery, Anterior Cruciate Ligament

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự suy giảm chức năng vận động luôn gắn liền với quá trình chấn thương và thời gian điều trị của vận đông viên (VĐV) Suy giảm chức năng vận động bao gồm các tình trạng suy giảm tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, độ linh hoạt

Trang 2

của khớp, kéo dài thời gian phản xạ, giảm trương lực và độ đàn hồi của cơ, sưng nề

mô cơ và khớp Trước đây người ta quan niệm rằng, chữa trị và phục hồi là hai giai đoạn khác nhau trong xử lý chấn thương thể thao Ngày nay quan niệm này đã được thay đổi Chữa trị và phục hồi phải được thực hiện đồng thời Thực hiện các biện pháp hồi phục sớm sẽ tránh được các biến chứng gây cản trở quá trình hồi phục, sớm đưa VĐV trở lại tập luyện và thi đấu Việc nghiên cứu cơ sở y sinh học (cơ sở sinh bệnh học) và cơ sở thực tiễn để lựa chọn các bài tập hồi phục chức năng một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để vận động viên có thể quay trở lại tập luyện tích cực và đạt thành tích thể thao cao

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu; Phương pháp phỏng vấn (bằng phiếu hay anket); Phương pháp toán học thống kê và Phương pháp SWOT

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Về cơ chế sinh bệnh học của chấn thương Alvarez và cộng sự (1987) mô tả

ba giai đoạn phản ứng của mô bị chấn thương (dây chằng, gân cơ, mô xương và sụn) như sau [trong 1]:

Giai đoạn viêm cấp (ngay sau chấn thương và trong khoảng 72 giờ sau) Giai đoạn bắt đầu liên kết sơ hóa (từ giờ thứ 72 sau chấn thương và kéo dài

từ 6 tuần trở lên)

Xơ hóa thật sự (từ sau 6 tuần tới nhiều tháng sau)

Chỉ khi nào nắm vững đầy đủ được cơ chế này, chúng ta mới có thể sử dụng các biện pháp điều trị và hồi phục hiệu quả cho các chấn thương thể thao nói chung

và chấn thương khớp rối nói riêng

Quá trình hồi phục của vận động viên sau chấn thương (theo Baskirov B.F

và Gerburg M.I.; 1989) được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phục hồi y học – chủ yếu diễn ra trong bệnh viện; giai đoạn phục hồi vận động – chủ yếu diễn ra tại khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại trú và giai đoạn phục hồi thể thao – diễn ra trong điều kiện tự nhiên – nhà tập, sân vận động [trong 2],[4]

Ở giai đoạn 1: hồi phục y học – hướng tới sự hồi phục về giải phẫu ở vùng chấn thương, loại bỏ các quá trình viêm nhiễm và tăng trưởng quá trình tái tạo các

mô, tổ chức…hoàn thành vấn đề hồi phục – giải phẫu chức năng Trong giai đoạn này thường sử dụng các bài tập với lượng vận động rất nhẹ kết hợp với xoa bóp – vật lý trị liệu Các bài tập trong giai đoạn này còn mang ý nghĩa tâm lý rất lớn làm cho vận động viên tự tin, yên tâm và tạo hưng phấn cho quá trình hồi phục [3]

Trang 3

Giai đoạn 2: Hồi phục vận động – hướng đến hồi phục các chức năng vận động cơ bản bao gồm: sự thích nghi của cơ thể vận động viên với cường độ vận đông tăng dần; hồi phục thể lực chung; hồi phục các thói quen vận động trong thể thao; dần hồi phục các tố chất vận động Các bài tập trong giai đoạn này cần đa dạng, với cường độ, khối lượng và thời gian phù hợp Tuy nhiên, có thể bắt đầu sử dụng các bài tập chuyên biệt gần với kỹ năng vận động chủ yếu của môn thể thao chuyên sâu của từng vận động viên [6]

Giai đoạn 3: Hồi phục thể thao – hướng đến sự hồi phục các kỹ năng vận động, tăng dần trình độ tập luyện và chuẩn bị trở lại tập luyện thi đấu thể thao Các bài tập trong giai đoạn này tương đối phong phú, với lượng vận động lớn và cới các dụng cụ thể thao đặc thù cho từng môn thể thao [7]

Để củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tiễn trong lựa chọn bài tập phục hồi sau tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối cho VĐV chúng tôi tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến các bác sĩ, chuyên gia, kỹ thuật viên trực tiếp tham gia công tác điều trị phục hồi tại các cơ sở có uy tín trong lĩnh vực này tại Hà Nội

Qua tổng hợp tài liệu và sơ bộ lựa chọn được 32 bài tập với 38 mục hỏi được

mã hóa từ M01 đến M38 và gửi đến 16 nhà khoa học, cán bộ quản lý, bác sĩ chuyên khoa có trình độ, am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu đã và đang làm quản lý tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam, Bệnh viên Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân đội 354, Học viện Quân y, Viện Khoa học TDTT và Trường đại học TDTT TP.HCM

Tác giả sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 16.0 để phân tích độ tin cậy nội tại các mục hỏi (Internal Consistent Reliability Analysis) thông qua chỉ số Cronbach Alpha [5] Theo quy ước của De Vellis (1991) thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh quá tố phải có hệ số ∝ của Cronbach lớn hơn hoặc bằng 0.8 và các chỉ số tương quan tổng giữa các mục hỏi (Correted Item – total Correlation) phải > 0.3 Tính toán Cronbach Alpha với SPSS như sau:

Tại menu của SPSS chọn Anlyze > Scale > Reliability Analysis…

Trong hộp thoại này chọn các biến đưa vào o Items, dùng chuột nhấp chọn list Items labels để hiện ra nhãn giải thích tên biến trong kết quả chạy ra Sau đó nhấp vào ô Statistics để chọn các đại lượng thống kê cần thiết

Trong hộp thoại Statistics, nhấp chuột chọn các đại lượng cơ bản như: Items, Scale và Scale if items deleted Sau đó nhấp vào continue trở về hộp thoại đầu tiên rồi nhấp OK

Theo quy ước này đã loại 07 yếu tố nhiễu (07 biến rác là: M12, M17, M23, M25, M32, M34, M36 có r < 0.30 và có chỉ số ∝ 0.936 nếu bỏ mục hỏi

Trang 4

(Cronbach’s Alpha if Item Deleted) cao hơn chỉ số Cronbach Alpha tổng là 0.948 ) Sau đó tiếp tục phân tích Cronbach Alpha lần 2 với 31 mục hỏi cho kết quả đều

có chỉ số Alpha nhỏ hơn Alpha tổng ∝ = 0.965

Qua hai lần phân tích Cronbach Alpha kết quả đã xác định 31 mục hỏi đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho phân tích tiếp theo Đề tài thiết kế phiếu phỏng vấn cho 31 mục hỏi (23 câu) với 5 mức đánh giá (từ 5 xuống 1) tương ứng với 5 mức: Rất quan trọng – Quan trọng – Bình thường – Ít quan trọng – Không quan trọng (-1 tương ứng với không trả lời)

Tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viện ở Bệnh viện Thể thao Việt Nam; Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân đội 354, Học viện Quân y, Viện khoa học TDTT và Trường Đại học TDTT TP.HCM hai lần, mỗi lần cách nhau một tháng Lần 1 số phiếu phát ra là 55 phiếu,

số phiếu thu về là 51 phiếu đạt tỷ lệ 92,73%, lần 2 số phiếu phát ra là 51 phiếu, số phiếu thu về là 51 phiếu đạt tỷ lệ 100% Người tham gia phỏng vấn ở độ tuổi trung bình là 38.5% tuổi (< 35 tuổi: 54,9%; 35-45 tuổi: 21,6%; 45-55 tuổi: 13,7%; ≥ 55 tuổi: 9.8%), thâm niên công tác trung bình 14,3 năm (biểu đồ 1); trình độ chuyên môn thể hiện qua biểu đồ 2

Trang 5

Sau hai lần phỏng vấn và xử lý số liệu [5], kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối cho vận động viên thể hiện qua bảng 1

BẢNG 1: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LỰA CHỌN BÀI TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

KHỚP GỐI CHO VẬN ĐỘNG VIÊN

Tỷ

lệ (%) lần

1

Tỷ

lệ (%) lần

2

Wilcoxon

Asymp-Sig (2-tailed)

1

Câu 1: Mức độ quan trọng trong

việc sử dụng các bài tập cho

VĐV trước khi tiến hành phẫu

thuật

Câu 2: Nếu trả lời ở mức rất

quan trọng và quan trọng ở câu

1, trả lời tiếp các nội dung sau:

3 Câu 2b: Bài tập làm rắn cơ tứ

5 Câu 2d: Bài tập tăng độ thẳng

6 Câu 2e: Bài tập cho chân lành M06 38.0 38.0 0.000 1.000

Trang 6

Câu 3: Thời gian sử dụng các bài

7 Câu 3a: Ngay sau phẫu thuật M07 71.0 71.0 0.000 1.000

8 Câu 3b: Ngay sau phẫu thuật 24

9 Câu 3c: Ngay sau phẫu thuật 48 giờ M09 84.3 84.3 0.000 1.000

10 Câu 3d: Sau phẫu thuật 72 giờ M10 70.2 70.2 0.000 1.000

11 Câu 3e: Sau phẫu thuật muộn

12 Câu 4: Sử dụng bài tập Isometric M13 98.0 96.9 -1.732 0.083

13 Câu 5: Sử dụng bài tập Isotonic M14 97.3 96.5 -0.743 0.458

14

Câu 6: Sử dụng bài tập

Isokinetic trên hệ thống máy tập

BIODEX

15 Câu 7: Bài tập thụ động có sự

16 Câu 8: Tập biên độ vận động

17 Câu 9: Tập biên độ vận động

18 Câu 10: Bài tập phát triển sức

19 Câu 11: Bài tập phát triển sức

20 Câu 12: Bài tập phục hồi độ

21 Câu 13: Bài tập phục hồi độ

22 Câu 14: Bài tập căng dãn các cơ

23 Câu 15: Bài tập căng dãn các cơ

24 Câu 16: Bài tập sức mạnh cho cơ

25 Câu 17: Bài tập luyện sự nhanh

26 Câu 18: Bài tập liên quan đến

27 Câu 19: Bài tập với chân lành M31 37.3 38.4 -0.333 0.739

Trang 7

28 Câu 20: Kết hợp với siêu âm

29 Câu 21: Kết hợp với sóng ngắn

31 Câu 23: Kết hợp với dòng

Kết quả ở bảng 1 thể hiện sự đồng nhất về ý kiến trả lời ở hai lần phỏng với chỉ số Wilcoxon > 0.05 (Asymp Sig (p-value) P> 0.05) Đề tài thống nhất chọn các mục hỏi có kết quả hai lần phỏng vấn đạt tỷ lệ từ 75% trở lên Tỷ lên % đống ý được tính như sau:

Tỷ lệ (%)= 𝑛1 𝑥 5 + 𝑛2 𝑥 4 + 𝑛3 𝑥 3 + 𝑛4 𝑥 2

Với quy ước này, đã loại được 06 mục hỏi M06, M07, M10, M11, M31 và M38 Trong đó có 3 mục hỏi dùng để bẩy là mục M06: bài tập trước phẫu thuật với chân lành; M31: bài tập sau phẫu thuật với chân lành; M38: bài tập kết hợp với dòng Galvanic Cả 3 bài tập này được đồng ý ở mức rất thấp (< 40%) tương ứng với mức đánh giá không quan trọng hoặc ít quan trọng

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% người tham gia trả lời phỏng vấn cho rằng việc sử dụng các bài tập cho VĐV trước khi tiến hành phẫu thuật là rất quan trọng (M01) và các bài tập sử dụng trước phẫu thuật được sự đồng tình khá cao (> 80%) gồm:

- Bài tập làm dãn đầu gối (M02)

- Bài tập làm rắn cơ từ đầu đùi (M03)

- Bài tập trượt gót chân (M04)

- Bài tập tăng độ thẳng của chân (M05);

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có thể sử dụng bài tập phục hồi chắc năng sau phẫu thuật 24 đến 48 giờ và các giai đoạn muộn hơn đã lựa chọn được 18 bài tập có tỷ lệ hai lần phỏng vấn > 75%, là các bài tập sử dụng sau phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo khớp gối cho vận động viên, gồm:

- Sử dụng bài tập Isometric (M13);

- Sử dụng bài tập Isotonic (m14)

- Sử dụng bài tập Isokinetic trên hệ thống máy tập BIODEX (M15)

- Bải tập thụ động có sử giúp đỡ của nhân viên y tế (M16)

- Tập biên độ vận động khớp gối sử dụng các cơ duỗi (M18)

Trang 8

- Tập biên độ vận động khớp gối sử dụng các cơ gấp (M19)

- Bài tập phát triển sức mạnh các cơ gấp quanh gối (M20)

- Bài tập phát triển sức mạnh các cơ duỗi quanh gối (M21)

- Bài tập phục hồi độ mềm dẻo các cơ gấp quanh gối (M22)

- Bài tập phục hồi độ mềm dẻo các cơ duỗi quanh gối (M24)

- Bài tập căng dần các cơ vùng bẹn (M26)

- Bài tập căng đần các cơ vùng ngoài đùi (M27)

- Bài tập sức mạnh cho cơ tứ đầu đùi (M28)

- Bài tập luyện sự nhanh nhẹn (bài tập Polyometrics) (M29)

- Bài tập liên quan đến môn thể t

- hao của VĐV (M30)

- Kết hợp với siêu âm điều trị (M35)

- Kết hợp với từ trường (M37)

Trong số 18 bài tập trên, có 04 bài tập được đánh giá ở mức rất quan trọng

và được người tham gia trả lời > 90% là sử dụng bài tập Isometric (M13); Sử dụng bài tập Isotonic (M14); Sử dụng bài tập BIODEX (M15) và Bài tập thụ động có sự giúp đỡ của nhân viên y tế (M16)

Như vậy, qua 03 bước lựa chọn đảm bảo tính khoa học, tính khách quan, tính logic, đề tài đã xác định được 22 bài tập, trong đó có 04 bài tập sử dụng trước khi tiến hành phẫu thuật và 18 bài tập có thể sử dụng sau phẫu thuật 24 đến 48 giờ

và các giai đoạn tiếp thu ở trong và ngoài bệnh viện nhằm hồi phục chắc năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối cho vận động viên

4 KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã lựa chọn được các nhóm bài tập (22 bài tập): Chuẩn bị trước phẫu thuật; ngay sau phẫu thuật, các bài tập nội trú, ngoại trú

và các bài tập phát triển các tố chất thể lực chung và đặc thù với môn thể thao

Việc kết hợp với sử dụng sóng ngắn, siêu âm hoặc từ trường trị liệu sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối cho vận động viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đặng Quốc Bảo, (2005), Chấn thương và các bài tập hồi phục, NXB TDTT, Hà Nội

2 Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phương (2010), Một số bệnh lý và chấn thương thể thao thường gặp, NXB TDTT, Hà Nội

Trang 9

3 Lê Quý Phượng, Lưu Quang Hiệp, Nguyễn Văn Phú và cs, (2002), Nghiên cứu quy trình điều trị chấn thương cho VĐV các môn thể thao, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ, Viện khoa học TDTT, Hà Nội

4 P.A.F.H Renstrom, Chấn thương trong thể thao, (1995), Ủy ban Olympic Việt Nam dịch và phát hành, tr.120

5 Hoàng Trọng, Chu Nguyên Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB Hồng Đức

6 ACL Reconstruction Rehabilitation Protocol (2004), Ohio Orthopaedics and Sport Medicine, Duke University Medical Center

7 Football Medicine Manual F-MARC (2008), FIFA, 2nd Edition, 252 page

Ngày đăng: 20/12/2015, 04:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w