Bởi từ tiêu đề chung cho đến các sáng tác cụ thể hầu như được nhà thơ dành để tái hiện hình ảnh đất nước Ba Tư lấp lánh sắc màu huyền thoại, với âm nhạc mê hồn, với vũ đạo sôi nổi và nhữ
Trang 1trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1b-2009
Sergei Esenin và tình yêu nước nga trong tập thơ
Những môtip Ba Tư
Nguyễn Thị Quỳnh Trang (a)
biểu đạt tình yêu nước Nga của ông theo một nhãn quan riêng Bài viết đi sâu chỉ ra những cảm xúc sâu lắng về vẻ đẹp thiên nhiên, về tình người của xứ sở bạch dương,
được thể hiện chủ yếu thông qua nghệ thuật so sánh, qua những liên tưởng bất ngờ
và qua nét tâm trạng đặc thù của kẻ tha hương Tập thơ tiếp tục thể hiện đặc sắc phong cách nghệ thuật thơ Esenin khi viết về nước Nga nhưng với cảm quan hiện thực tươi sáng hơn
1 Sinh thời, Sergei Alecxandr
Esenin từng thổ lộ: “Thơ trữ tình của tôi
sống bởi một tình yêu lớn - tình yêu đối
với tổ quốc” [1, 326] Quả thực, S
Esenin đã sống mãi trong lòng nhân
dân Nga bởi một hồn thơ thành thật,
yêu quê hương đắm say, lắng đọng chất
trữ tình đượm buồn thanh khiết Cống
hiến nổi trội của thơ ông chính là khả
năng thẩm thấu và khám phá đến vô
tận vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, tâm
hồn Nga với rất nhiều cung bậc, sắc
điệu cảm xúc Esenin - “đặc phái viên
cuối cùng của làng quê Nga” - đã thắp
sáng ngọn lửa tình yêu quê hương bằng
những vần thơ giàu màu sắc, thanh âm
và hình ảnh Ngay từ những khởi thảo
đầu tiên trong tập thơ Lễ cầu hồn, thi sĩ
đã cất cao tiếng hát ngợi ca xứ sở bạch
dương Những mô tip Ba Tư - tập thơ
xuất sắc gần như cuối đời của ông - đã
góp vào hành trình tìm kiếm vẻ đẹp ấy
với những ấn tượng riêng
Trở về Nga sau một năm thăm thú
ngoại quốc, từ năm 1922 đến năm 1925,
Esenin háo hức thực hiện ngay ba
chuyến đi đến Bacu, Grudia và
Azecbaigiăng thuộc miền nam nước
Nga Tập thơ Những mô tip Ba Tư
không chỉ là những hồi quang sâu đậm
của cuộc hành trình mà còn là khúc
nhạc lòng rộn rã, náo nức của thi sĩ khi
hướng về quê hương 17 thi phẩm là những vần thơ vui tươi, rộn rã hiếm gặp trong sự nghiệp thơ ca của Esenin Thoạt đọc, Những mô tip Ba Tư chưa thật nổi trội chủ đề quê hương đất nước như những tập thơ, trường ca khác Bởi
từ tiêu đề chung cho đến các sáng tác cụ thể hầu như được nhà thơ dành để tái hiện hình ảnh đất nước Ba Tư lấp lánh sắc màu huyền thoại, với âm nhạc mê hồn, với vũ đạo sôi nổi và những vẫn thơ rực cháy khát vọng tình yêu của các thi sĩ cổ điển mà Esenin hằng ngưỡng
mộ như Omar Khayyam, Firdawsi, Sadi, Hafiz Bằng trí tưởng tượng bay bổng, nhà thơ đã hình dung bước chân mình như đã đến với Ba Tư và đó cũng
là cơ sở để thi sĩ bộc lộ khao khát chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hoá của cả hai dân tộc Từ đó, tình yêu
tổ quốc đằm sâu, lắng đọng và được biểu đạt hết sức tinh tế trong cảm thức
đối sánh, đồng hiện
2 Esenin là nhà thơ của làng cảnh Nga, của nỗi sầu đồng ruộng Thơ ông hầu hết đều là những hoài niệm buồn bã, xót thương về làng quê Tiếng nói ấy càng khắc khoải hơn bởi ông luôn hướng
về nơi chôn nhau cắt rốn bằng một trong ba tâm thế: của một người đi xa
Nhận bài ngày 06/11/2008 Sửa chữa xong 08/12/2008
Trang 2Nguyễn Thị Quỳnh Trang Sergei Esenin và tình yêu nước nga , tr 71-77
ao ước được trở về (Mẹ giờ hát bài gì bên
khung cửi/ Làng quê ta anh từ giã
muôn đời - “Tặng em gái Shura 1”), của
một kẻ lãng du với nhiều tội lỗi (Không
trở về ngôi nhà của mẹ cha/ Tôi - kẻ
lãng du muôn đời muôn kiếp - “Không
trở về”) và của một người sắp chết
(Chính vì thế mà suýt bật oà khóc/ Rồi
mỉm cười cõi lòng tôi chợt tắt/ Con chó
nhỏ trên thềm và ngôi nhà/ Tựa hồ như
nhìn thấy lần sau chót - “Màn sương
xanh”) Trong Những mô tip Ba Tư, có
sự hiện hữu của cả ba trạng thái đó
song đã phần nào khác biệt Thi sĩ khao
khát được trở về không phải vì mệt mỏi
muốn rũ bỏ gánh nặng cuộc đời mà vì
quá nhớ thương tổ quốc:
Ôi Ba Tư! Với người xin từ giã
Đến muôn năm tôi với người chia xa
Vì tình yêu muôn đời cho quê mẹ
Đã đến lúc tôi về lại nước Nga
(Những cánh cửa ở Khorasan)
ám ảnh về quá khứ phiêu lãng vẫn
còn nhưng thi sĩ ước mong được xua tan
nó trong trí nghĩ:
Em thân yêu cười vui với anh đi
Chỉ xin em đừng gợi lên hoài niệm
Dưới ánh trăng từng đợt sóng dội về
(Saganê)
Và cái chết sẽ là cơn ác mộng khi nó
chia lìa nhà thơ với quê hương:
Những cánh rừng bạch dương sao
yêu quá!
Mặt đất này! Những cồn cát yêu thương
Giờ đứng trước đám đông người
thiên cổ
Tôi biết làm sao giấu được nỗi buồn
(Về cõi hư vô)
ở tập thơ này, Esenin hướng về tổ
quốc Nga chủ yếu bằng tâm thế của một
lữ khách tha hương Không phải đến
bây giờ, thi sĩ mới “từ giã ngôi nhà cha
mẹ” mà thực tế ông đã từng là “kẻ du
đãng” lang thang trên các nẻo miền quê
Nga Nếu trước đây, sự chia biệt với ngôi nhà gỗ, cánh đồng, khu rừng chỉ là vạn bất đắc dĩ thì ở tập thơ này, sự cách
xa (dù chỉ trong tưởng tượng) mang tính chủ động của chủ thể trữ tình Rời
xa quê nhà để đến với Ba Tư, Esenin đã thiết tạo được một khoảng cách không gian, khoảng cách tâm lí cần thiết để soi ngắm nước Nga, để tôn vinh tâm hồn Nga, để bộc bạch tình cảm đắm say, thuỷ chung với làng quê Nga
Niềm nhớ nhung là hệ quả trực tiếp của sự chia xa Lẽ thường, khi đến với
xứ lạ, đặc biệt là một quốc gia kì thú như Ba Tư, con người có thể tạm quên
đi những vướng bận riêng tây để tận hưởng và ngập chìm trong không khí náo nức của lễ hội, của hương sắc, của men rượu say nồng Thế nhưng, nỗi nhớ quê vẫn đau đáu, vẫn ám ảnh Cùng cô thiếu nữ Laly dạo bước dưới ánh trăng nhưng chủ thể trữ tình vẫn không giấu diếm cảm giác:
Tại vì đâu ánh trăng chiếu lu mờ Lên thành quách, lâu đài, vườn tược
Cứ ngỡ như đi giữa cánh đồng Nga Dưới màn sương mù kêu lên sột soạt
(Tại vì đâu) Cảnh tráng lệ của Ba Tư không hấp dẫn tâm hồn thi sĩ được dài lâu Thành quách, lâu đài kì bí không làm nguôi ngoai nối nhớ thương đồng ruộng Dù
đang say đắm tâm tình cùng người đẹp song Esenin vẫn chân thành thú nhận: Nhưng kỉ niệm xưa trong lòng vẫn ấm Anh chẳng thể quên xứ sở của mình
(Em đẹp lắm Ba Tư) Nỗi nhớ quê nhà trong thơ Esenin lắng sâu bởi tính chân xác, cụ thể: Trong lòng anh vẳng tiếng Ta-lian-ka Dưới ánh trăng lòng vẫn nghe tiếng chó
(Mắt em bừng ngọn lửa) Ngay cả khi thưởng thức “nước chè
đỏ thắm” từ tay cô hàng nước Tê-hê-ran,
Trang 3trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1b-2009 tâm hồn vẫn chạnh nhớ “rượu vang và
rượu vôt-ca” của quê hương Đặc biệt
hơn, tình yêu đó hiện diện rất thành
thật, rất tự nhiên nên những người đẹp
của Ba Tư chắc chẳng nỡ lòng hờn giận
thi sĩ
Với Những mô tip Ba Tư, vẻ đẹp
thiên nhiên Nga được thi sĩ tô đậm ở
tính chất vui tươi, trù phú, thanh bình
Đó là điều hiếm gặp trong hoài niệm
quê hương của Esenin Esenin tạm lắng
lại nỗi nhớ về những ngôi nhà gỗ nhỏ
thấp, những đàn sếu chẳng bao giờ
được ăn no, tiếng quốc kêu thảng thốt,
hồ nước trải mênh mông, con bò vân vê
cọng rơm buồn Đứng trước Ba Tư rộn
ràng, nhộn nhịp, tráng lệ, “đặc sản” của
nước Nga mà ông mang đến lễ hội này
thật bình dị: là vầng trăng (Anh kể em
nghe cánh đồng lúa mạch/ Dưới ánh
trăng từng đợt sóng dội về), là cánh
đồng (ở bên kia chẳng có những cánh
rừng/ Không xào xạc sóng lúa mì óng
ả), là đàn phong cầm (Dìm trong anh
nỗi nhớ ta-li-an-ka/ Bằng hơi thở ngập
tràn hương quyến rũ) Hình ảnh cánh
đồng “xào xạc sóng lúa mì óng ả” - tâm
điểm của bức tranh quê mà nhà thơ
muốn chạm khắc trong lòng bè bạn
phương xa - đã phần nào xua tan ám
ảnh về nước Nga nghèo khổ, lạc hậu mà
thi sĩ từng xót thương (Đến hôm nay tôi
vẫn nằm mơ thấy/ Cánh đồng làng,
đồng cỏ, khu rừng/ Màu xam xám hiện
ra che lại/ Trời phương Bắc nghèo khó
thân thương - “Ngôi nhà thấp”) Cảm
quan tươi sáng này bắt nguồn từ những
thay đổi kì diệu trên khắp liên bang Xô
Viết đã được thi sĩ chứng thực và chấp
nhận: “Qua thành đá và sắt thép tôi
nhìn thấy sức mạnh của quê hương
thân yêu” [7, 115]
Nhiệt tình giới thiệu và ân cần mời
mọc đối tượng trữ tình đến với nước
Nga cũng chính là một cách thức độc
đáo để nhà thơ bộc bạch tình cảm quê hương Nằm trong quỹ đạo của sự tưởng tượng, trước nàng Saganê yêu kiều, thi
sĩ đã kể về Riađan bằng giọng điệu say sưa: Bởi vì anh người đến từ phương Bắc Anh kể em nghe cánh đồng lúa mạch Dưới ánh trăng từng đợt sóng dội về
(Saganê) Viết về quê hương, trong thơ Esenin
có sự hoà kết của cảm giác thân thiết, gần gũi (để kể, để giới thiệu) lẫn kì vĩ lớn lao (chỉ có thể hình dung trong trí nghĩ) Quê hương được hình dung trọn vẹn có cả sự định vị (phương Bắc), định danh (Riađan), định tính (Dưới ánh trăng từng đợt sóng dội về) Điệp khúc
“anh kể em nghe” được láy lại 4 lần trong bài thơ vang ngân niềm vui, trào dâng sự mê đắm của chủ thể trữ tình
đối với quê nhà Trong Mắt em bừng ngọn lửa, lời mời mọc, rủ rê cũng thật tinh tế và thiết tha:
Chẳng lẽ sao em một cô gái Ba Tư Không muốn một lần đến thăm nơi đó? Duyên sắc của Những mô tip Ba Tư
đến từ những giả định liên tiếp, những tình huống gặp gỡ thú vị, những đối thoại ngầm giữa người đẹp Ba Tư và chàng trai Nga Chủ thể trữ tình bị cuốn hút bởi vẻ đẹp bí ẩn của thiếu nữ nơi đây, muốn gỡ bỏ tấm khăn che mặt
để giao lưu, gắn kết và hòa nhập Khởi
đầu, tưởng chừng như cô gái Ba Tư có quyền năng điều khiển tuyệt đối với thi
sĩ phương xa như nhà thơ đã thành thật thú nhận:
Giọng nói của em ngọt ngào như mật Êm đềm như tiếng sáo của Hasan Khi trong vòng tay riết chặt của em Chẳng còn chút gì khổ đau mất mát
(Màu thanh thiên đã mất) Thế nhưng, sự lộn trái đã xảy ra Chính người đẹp xứ sở mới là kẻ bị quyến rũ, được rủ rê và trí tò mò được
Trang 4Nguyễn Thị Quỳnh Trang Sergei Esenin và tình yêu nước nga , tr 71-77 khơi gợi trước lời mời mọc và giới thiệu
quá chân tình
Nhưng dù sao anh vẫn kẻ du hành
Anh sẽ viết về nước Nga bài hát
Khi hát lên em hãy nhớ về anh
Trong bài ca em sẽ nghe lời đáp
(Em đẹp lắm Ba Tư) Cảm hứng trở về với nước Nga được
láy đi láy lại trong tập thơ này đã khép
lại những đối thoại và mời gọi Niềm
say mê nhất thời lại nhường chỗ cho
tình cảm vĩnh hằng
Thôi, người đẹp Ba Tư, thôi xin chào
Dù cánh cửa mở ra tôi không thể
Em cho tôi nỗi đau khổ ngọt ngào
Trên quê hương tôi hát về em nhé
Thôi, người đẹp Ba Tư thôi xin chào
(Những cánh cửa ở Khorasan)
Esenin khao khát khám phá vẻ đẹp
Ba Tư, đồng thời đã tạo kiện để độc giả
khám phá đặc sắc tâm hồn Nga với
những vần thơ “bùng cháy trong sự
kiếm tìm rực lửa chân lí” [4] Esenin
xuất hiện ở xứ sở xa lạ này với phong
thái quen thuộc của một kẻ lãng du Trí
tưởng tượng không biên độ, không hạn
định đã đưa bước chân và tâm hồn thi
sĩ lạc vào một không gian nghệ thuật
huyền ảo: ở đó có người đẹp với những
đôi mắt rực cháy sau tấm chàng mạng,
những nhà hiền triết trầm tư mặc
tưởng, những cánh cửa bí ẩn, những lâu
đài nguy nga, và đặc biệt mê đắm
những suy tưởng triết học vừa thần bí
vừa dung dị Phiêu lãng tinh thần là ấn
tượng đọng kết về chủ thể trữ tình suốt
tập thơ Đó là nét đặc trưng tiêu biểu
của tính cách Nga như N Berdiaev
từng đúc kết: “Và ở đây chúng ta biết
đến những kẻ phiêu lãng tự do về mặt
tinh thần, không bị ràng buộc bởi bất cứ
thứ gì, những lữ khách mãi mãi đi tìm
thành phố vô hình” [4] Vậy nên, địa
danh, không gian có thể hiện diện với
những tên gọi xa lạ như thành Bát-đa,
Tê-hê-ran, Siraz, biển Bôxpho, Khorasan vẫn không mang cảm giác cách biệt khiến thi sĩ phải ngập ngừng khi gõ cửa Khả năng đồng hoá và thích ứng nhạy bén của tâm hồn Nga ở Esenin đã làm “đất lạ hoá quê hương”
Đặc tính Nga còn được soi sáng ở chiều sâu tư tưởng và tính ưa triết lí Không phải ngẫu nhiên mà tiêu đề của tập thơ
có từ mô tip Công phu của dịch giả là sau mỗi thi phẩm đều chú giải thi tứ tương ứng của thơ ca cổ điển Ba Tư đã gợi hứng cho Esenin bộc bạch suy tư về cuộc đời, con người và lẽ sống và thật sự
đã “mê mẩn giải quyết những vấn đề tối hậu, đeo bám dai dẳng về ý nghĩa của cuộc sống” [4] Đối với nhà thơ, sống
đồng nghĩa với sự tận hưởng hương thơm và thanh sắc trần thế (Hãy nhìn xem quanh ta đẹp như mơ/ Những bờ môi như hoa hồng mời gọi), cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó còn khát vọng (Với những kẻ chẳng còn chi khao khát/ Sống ở đời như thế có thương không), và
vị tha sẽ mang đến sự thanh thản và giải thoát (Nếu bỏ qua trong tim những hận thù/ Thì cuộc đời sẽ đáng yêu biết mấy) Thi phẩm Làm thi sĩ là một triết
lí sống hoàn thiện của Esenin khi ông
đặc biệt đề cao những phẩm chất cần có trong mỗi người như: cao thượng, khoan thai, nét riêng biệt, thành thật, vị tha
và can đảm Bản thân nhà thơ là sự hiện hữu sâu sắc của tâm hồn Nga như
ông đã từng thừa nhận trước đó:
“Nhưng có lẽ muôn đời muôn kiếp/ Tôi mang sự dịu dàng của tấm lòng Nga” Triết lí và tư tưởng của Esenin đã được phát ngôn trực tiếp khác hẳn với tính chất ẩn dụ, gián tiếp từ những thi phẩm còn lại đã phần nào minh chứng cho màu sắc lạc quan của tập thơ này
3 So sánh là biện pháp nghệ thuật nổi trội khi Esenin viết về nước Nga
Trang 5trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1b-2009 trong mối tương quan đặc biệt với Ba
Tư Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh
chính là tính chất cố ý đặc biệt của
hành động so sánh Đến Ba Tư, dự tính
lúc đầu của nhà thơ là đi tìm sự quên
lãng, muốn ẩn mình trong một thế giới
hoàn toàn tách biệt với nước Nga, để
trốn chạy áp lực của sự nổi tiếng (Và
xin em đừng hỏi nữa bao giờ/ Về một
điều em chẳng cần biết đến/ Rằng
trong cái tên xa thẳm - nước Nga/
Người ta gọi anh nhà thơ nổi tiếng-
“Mắt em bừng ngọn lửa”) Thế nhưng,
đúng với quy luật tâm lí của một người
du lãm, gặp bất kể cái gì lạ mắt lạ tai,
chủ thể trữ tình đều đối sánh với những
thứ tương ứng ở quê nhà Nhân vật
được so sánh cũng không nằm ngoài hai
phương diện quen thuộc và chủ yếu
nhất trong thơ ông là thiên nhiên và
con người
Tâm điểm chú ý về con người của
thi sĩ chính là những người đẹp Ông
khẳng định:
ở nước Nga những thiếu nữ thanh tân
Chúng tôi không giữ bằng xích như chó
Chúng tôi hôn nhau không phải trả tiền
Không đánh nhau và chẳng cần dao rựa
(Cô hàng nước)
Từ sự đối lập này, chủ thể trữ tình
vừa mô tả sự tự do và khoáng đạt vừa
biểu lộ nỗi nhớ nhung về các thiếu nữ
Nga Nhưng qua sự trần tình thẳng
thắn này, thi sĩ đã đồng cảm, xót
thương với những hủ tục đè nặng lên
cuộc sống của các cô gái Ba Tư Vì thế,
đã nhiều lần ta bắt gặp nhà thơ khẩn
khoản thỉnh cầu họ hãy gỡ tấm khăn
che mặt:
- Chẳng vô tình em chớp mắt cùng tôi
Tấm khăn choàng màu đen như hé mở
(Cô hàng nước)
- Em yêu ơi đừng vấn khăn che mặt
(Em nhớ thuộc điều này)
Tình yêu con người của Esenin là không giới hạn và không kì thị Đó là một quy luật tất yếu ở những tâm hồn thực sự vĩ đại: trong tình yêu sâu sắc những con người cụ thể ta bắt gặp tình yêu cao cả của họ dành cho nhân loại Khi đối sánh các hình ảnh thiên nhiên, thi sĩ không giấu diếm niềm tự hào: Bởi vì anh người đến từ phương Bắc Nơi mặt trăng to sáng gấp trăm lần
Và Siraz của em dù có đẹp Cũng không hơn đồng ruộng Riadan Bởi vì anh người đến từ phương Bắc
(Saganê) Vẫn sử dụng lại những hình ảnh quen thuộc khi viết về làng quê, song vầng trăng và cánh đồng ở những câu thơ trên đã có nét riêng biệt Vầng trăng trong thi phẩm này đã vươn cao hơn tính chất cụ thể, không có tính chất lấp lánh sắc màu cổ tích, trong veo ánh mắt trẻ thơ như ở những câu thơ trước
đó: “Trăng ló ra trên mái rạ/ Như con chó nhỏ yêu thương”, hay: “Tưởng như con ếch vàng lặng lẽ/ Nằm xoài trên mặt nước hồ êm” (“Tôi từ giã ngôi nhà cha mẹ”) Cũng không mang sắc điệu u buồn như: “ánh trăng thanh sao mà lai láng thế/ Và nỗi buồn bình nguyên rộng mênh mông” (“ánh trăng thanh lai láng”) Độc giả cũng không bắt gặp
“cánh đồng thắm đỏ”, “cánh đồng xanh lơ”, “cánh đồng vàng yêu thương” Mà ở
đây, vận dụng thủ pháp so sánh mang tính phóng đại, hình ảnh vầng trăng và cánh đồng đã vươn lên tầm biểu tượng - biểu tượng của cuộc sống thanh bình (Gấp trăm lần ở đó trăng tròn hơn) và
sự trù phú (Cũng không hơn đồng ruộng Riađan) Thế giới bầu trời và thế giới mặt đất qua hai hình ảnh này đã phần nào thể hiện khát vọng hài hoà của hồn thơ Esenin Cấu trúc so sánh mang tính phủ định trực tiếp: “gấp trăm lần hơn”, “Dù cũng không hơn”
Trang 6Nguyễn Thị Quỳnh Trang Sergei Esenin và tình yêu nước nga , tr 71-77 làm dấy lên cảm xúc say sưa, hứng
khởi, có phần bồng bột mà rất đỗi chân
thành
4 Liên tưởng vừa là xuất phát điểm
để nhà thơ thực hiện phép so sánh đồng
thời đã đứng vững như một thủ pháp
độc lập nhằm tạo dựng hình ảnh nước
Nga sống động, cụ thể, chân xác Sự
liên tưởng trong tập thơ này thường
khá đột ngột Uống nước chè đỏ thắm
thi sĩ bất giác nhớ về “rượu vang và
rượu vôt-ca” Đi giữa thành quách lâu
đài, vườn tược mà “Cứ ngỡ như đi giữa
cánh đồng Nga”, ngắm thiếu nữ phương
xa chợt nghĩ ngay đến người con gái ở
quê nhà Thưởng thức không khí náo
nhiệt lễ hội thành bát-đa lại vang ngân
tiếng phong cầm dìu dặt “Dìm trong
anh nỗi nhớ ta-li-an-ka/ Bằng hơi thở
ngập tràn hương quyến rũ” Trong thi
phẩm Saganê, liên tưởng giúp nhà thơ
kết nối, lồng ghép hình ảnh thiên nhiên
và con người trong sự xoắn quyện rất
khó tách bạch:
Mái tóc này anh mượn đồng lúa mạch
Nếu em muốn cứ quấn vào tay kia
Anh không cảm thấy chút nào đau hết
Tiếp nối ý định biểu đạt vẻ đẹp hút
hao tầm mắt của cánh đồng Riadan,
chủ thể trữ tình hướng sự chú ý của
Saganê và độc giả vào chính bản thân
mình Tình yêu đồng ruộng dồn tụ,
mãnh liệt đến mức mà nhà thơ tự nhận
hình vóc của mình (mái tóc quăn) là sự
hồi quang của đồng lúa kiều mạch yêu
thương Sóng lúa đen - mái tóc quăn-
vầng trăng bạc thống nhất, hài hoà
càng thắt chặt mối tình thuỷ chung với
làng quê Nga
Thủ pháp liên tưởng còn đảm bảo
tính hợp lí cho sự biến hoá thành chuỗi
các hình ảnh bất ngờ và đột ngột trong
bài thơ này và đồng thời là một nét đặc
sắc nghệ thuật thơ Esenin Từ đó, thi sĩ
đã tái dựng một hình ảnh trong nhiều hình ảnh, một gương mặt trong nhiều gương mặt tạo thành sự đồng hiện theo nhiều chiều kích Saganê - thiếu nữ của một miền tưởng tượng xa xôi - đã thật
cụ thể và xiết bao gần gũi nhờ sự kết nối thú vị này:
Saganê của anh, Saganê Người con gái nơi phương xa cũng vậy Sao mà người ta giống với em ghê
Và có lẽ đang nhớ về anh đấy Saganê của anh, Saganê
Gương mặt của người con gái quê nhà lồng vào hình ảnh Saganê đã vỡ oà cảm xúc yêu thương và sự gắn bó máu thịt trong lòng thi sĩ Nhà thơ cũng không thể kìm lòng mình thêm nữa
“giống với em ghê” Phải chăng tình yêu quê hương sâu nặng đến mức có thể biến cải những cái xa lạ thành cái thiết thân? Hay sự gắn bó với miền đất tha hương theo dòng chảy thời gian cũng làm nảy sinh những cảm thức đằm thắm? Song, có một ý nghĩ lớn lao hơn vượt lên trên và ôm trùm hết thảy, một
lí do mà chỉ ở Esenin - một tâm hồn Nga đích thực - mới có thể thấm nhuần
và nuôi dưỡng: đó là tính chất cao thượng, khoáng đạt và hồn hậu, là đặc tính của tâm hồn Nga trong quá trình giao lưu và hội nhập văn hoá: “con người nhân loại và tự do nhất thế giới” [4] Vì vậy, Siraz hay Riadan, Saganê hay người con gái quê hương đã hài hoà thống nhất trong tình yêu sâu nặng của thi sĩ dành cho nước Nga
5 Dù chủ đích hướng đến không phải là nước Nga song Những mô tip Ba Tư đã thể hiện tình yêu quê hương của Esenin theo một nhãn quan riêng ấn tượng chung khi liên tưởng về xứ sở bạch dương ở tập thơ này phần lớn là sự tình cờ, ngẫu hững, đột khởi Sự tươi mát thánh thiện, trong trẻo khi cảm
Trang 7trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIII, số 1b-2009 nhận về quê hương được tăng cường
tính chất nhiệt tình khẳng định và tự
hào Sắc điệu buồn đau, da diết bị triệt
tiêu bởi hưng phấn say sưa giới thiệu và
còn được chắp cánh bởi sự lãng mạn,
bay bổng Tập thơ mang cảm quan tươi
sáng vào bậc nhất trong gia tài thơ ca
của Esenin và đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đúng với quan niệm của ông:
“Điều tôi yêu thích trước hết là sự biểu hiện của bản thân Chỉ có những nghệ
sĩ tự do mới có thể mang đến những từ
tự do” [2, 168]
tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Hải Hà, Văn học Nga- sự thật và cái đẹp, NXB Giáo dục, 2000
[2] Nguyễn Hải Hà, Hà Thị Hoà, Đỗ Hải Phong, Giáo trình văn học Nga, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 1999
[3] M Gorki, Xergây Exênhin (chân dung văn học) trong Các nhà văn Xô Viết, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1982
[4] N L Birdiaev, Tâm hồn Nga, Trang web Evan.vnexpress.net
[5] Sergei Esenin, Thơ và trường ca, NXB Hội nhà văn, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ
Đông Tây, 2004
[6] Nguyễn Trọng Tạo, Esenin - nhà thơ của thiên nhiên và tình người, Tạp chí Văn học nghệ thuật, NXB Hội nhà văn, 2006
[7] Đoàn Minh Tuấn, Những dòng thơ như là số phận trong Thơ X Exênhin, NXB Văn học, Hà Nội, 1995
summary
The love for Russia of Sergei Esenin in The Persian motifs
In comparison with other poetical works, The Persian motifs expressed the love for Russia of S Esenin in a special view From this article, we realize that the author discovered the natural beauty and the heat - string of humans by the comparative art, the surprised contiguity and the particular mood of the stranger from land This work continued to show the specific poetics of S Esenin in Russian topic but its colour was lighter and Esenin’s ideas were more optimist