- Thu lợi bất chính đặc biệt lớn
c) Tiền án, tiền sự
2.4.2. Về mặt pháp luật
BLHS hiện hành được ban hành từ năm 1999 trong bối cảnh nước ta chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nhiều điều ước quốc tế chúng ta chưa có điều kiện gia nhập. Do vậy, nó chưa phản ánh được những đặc điểm và yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhất là các tội phạm mang tính quốc tế như: khủng bố, buôn bán người hay tội phạm rửa tiền là một tội phạm được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm.
BLHS năm 1999 có hai điều luật quy định về hai tội phạm liên quan trực tiếp đến “rửa tiền”. Đó là điều 250 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và điều 251 về tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có. Điểm bất cập lớn nhất của hai tội phạm này thể hiện ở chỗ hai tội này đều quy định những hành vi rửa tiền khác nhau nhưng lại chưa bao quát được hết các hành vi rửa tiền, như: sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có vào việc đánh bạc hợp pháp
(casino), làm quà tặng, làm từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và các hoạt động phi lợi nhuận khác; dịch chuyển tài sản biết rõ là do phạm tội mà có từ nơi này sang nơi khác nhằm mục đích che dấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản, bằng các biện pháp sau: ngụy trang các thông tin về chủ sở hữu, về nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản, sử dụng tài sản mà không kèm theo việc chiếm hữu tài sản .
Hành vi tiêu thụ bắt đầu thực hiện trước khi tội phạm kết thúc, sau khi tội phạm hoàn thành. Xử lí tội đồng phạm hay tội tiêu thụ? Đó là một trong những vướng mắc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng xác định tội, để xử lí đúng người đúng tội không bỏ lọt kẻ phạm tội.
Tham khảo thực tiễn xét xử chúng tôi thấy còn một số vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu như:
Trước hết, về đối tượng của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tội danh quy định đối tượng của loại tội phạm này là tài sản và tài sản đó phải do người khác phạm tội mà có. Ở đây, câu hỏi được đặt ra là có phải mọi đối tượng vật chất do phạm tội mà có đều được coi là tài sản và là đối tượng của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không? Cụ thể, nếu tiêu thụ những đối tượng vật chất là hàng cấm do người khác phạm tội mà có như các loại pháo, thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài, ma túy …thì có phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không? Theo chúng tôi hàng cấm đã được BLHS quy định là đối tượng của các tội phạm riêng mà không coi là tài sản vì thế người tiêu thụ đối tượng là hàng cấm do người khác phạm tội mà có vì bất cứ mục đích, động cơ gì sẽ không coi là phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tùy tính chất của đối tượng được tiêu thụ mà truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi về các tội danh tương ứng trong BLHS, ví dụ tiêu thụ chất ma túy (không hứa hẹn trước) là phạm tội tàng trữ hoặc mua bán trái phép chất ma túy (điều 194 BLHS). Theo cách hiểu này, “đối tượng của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ có thể là tài sản (các đối tượng vật chất, hàng hóa, tiền) do phạm tội mà có trừ các đối tượng vật chất là hàng cấm ) do phạm tội mà có”[31,6].
Thứ hai, về mức độ của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và về dấu hiệu “… do người khác phạm tội mà có”.
Trong quy định về tội này, điều luật không xác định tiêu thụ tài sản có giá trị bao nhiêu mà chỉ quy định “…tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có …”. Qua quy định này có thể hiểu, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (trừ các đối tượng là hàng cấm) luôn cấu thành tội phạm mà không phụ thuộc vào mức độ. Nhưng từ đó dẫn đến một bất hợp lý sau:
Trong khi hành vi tiêu thụ tài sản có giá trị không lớn nhưng vẫn bị coi là phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có(vì tài sản có giá trị không lớn nhưng tài sản đó lại do người khác phạm tội mà có) thì trái lại hành vi tiêu thụ tài sản giá trị lớn vẫn không bị coi là phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có vì tài sản đó lại không do người khác phạm tội mà có (vì người này dù thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác không thỏa mãn dấu hiệu độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ). Ví dụ A mới 15 tuổi có hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị dưới 100 triệu đồng và mang đi bán .B biết tài sản A bán cho mình là tài sản do trộm cắp mà có .Nhưng do người có tài sản bán là A không phải là người phạm tội nên B tiêu thụ tài sản này cũng không phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.