Đặc điểm nhân thân của tội phạm về tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Một phần của tài liệu Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 34 - 37)

Tính chất nghiêm trọng của tội phạm về tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thể hiện ở các đặc điểm về nhân thân người phạm tội.

Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm riêng biệt của người phạm tội, chúng có ảnh hưởng nhất định tới quá trình thực hiện tội phạm. Xác định được nhõn thõn người phạm tội giỳp cho cơ quan tiến hành tố tụng làm sỏng rừ một số chi tiết liên quan đến vụ án từ đó giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.

Bảng 3: Nhân thân người phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có từ năm 2005 đến năm 2008

Năm Công nhân viên

chức

Tái phạm

Tiền án, tiền sự

Nữ Từ 18- 30 tuổi

Người chưa thành niên

2005 2 1 1 6 9 0

2006 0 2 0 2 6 1

2007 1 1 2 3 8 2

2008 2 3 3 5 12 4

(Nguồn: phòng tổng hợp –TAND huyện Diễn Châu năm 2005-2008)

Qua bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy rằng, đối tượng phạm tội về tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bao gồm nhiều tầng lớp và thành phần tham gia khác nhau đủ mọi lứa tuổi. Trong 54 bị cáo phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã được tòa án nhân dân huyện Diễn Châu xét xử sơ thẩm hình sự trong 5 năm (từ năm 2005- 2008) cho kết quả sau:

a) Về giới tính

Trong thực tiễn xét xử các vụ án về tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì nữ giới chiếm tỷ lệ khoảng 18,5 %. Họ thường tập trung tiêu thụ ở các cửa hàng bán đồ phụ tùng ô tô xe máy, các cửa hàng bán thịt chó, các cửa hàng bán đồ gia dụng…lớn hơn là các cửa hàng bán điện thoại di động và máy tính xách tay…Các đối tượng này khi mua đồ không có nguồn gốc thì không khai báo cho cơ quan chức năng để xử lý mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi mua bán vì những đồ dùng này rất rẻ và khi bán lại trên thị trường với giá cao. Ví dụ như trường hợp mua máy tính xách tay, người chủ cửa hàng sau khi đã thỏa thuận giá cả xong, bảo đối tượng mở mật mã, nhưng người đó không biết. Trong trường hợp này, chỉ cửa hàng biết đó là đồ gian nhưng vì ham lợi nhuận nên biết đó là đồ gian mà vẫn chấp nhận mua.

Nữ giới tham gia các hành vi này chủ yếu ở tuổi từ 18 đến 55, chiếm vị trí cao nhất. Đối tượng vừa thực hiện hành vi trộm cắp vừa thực hiện hành vi tiêu thụ thường xuyên thấy ở những người thất học, không có nghề nghiệp và gia cảnh khó khăn.

Người chưa thành niên tham gia vào việc tiêu thụ tài sản phạm pháp cũng có

xu hướng tăng lên chiếm khoảng 12,9 % , thể hiện ở việc cấu kết tiêu thụ tài sản với người lớn. Các đối tượng này thường là những đứa trẻ lang thang được lớn lên trong gia đình làm ăn bất chính, buôn bán gian lận, nghiện hút, trộm cắp…

b) Tuổi

Thanh niên từ 18 đến trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao khoảng 64,8 % và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2006 trở lại đây. Đa số những người này là thất nghiệp và làm việc bán thời gian, làm việc ở các trạm sửa xe, bảo hành…

Các đối tượng là công nhân, viên chức làm việc cho các nhà máy sản xuất phụ tùng xe các loại, họ thường trộm cắp các loại tài sản này rồi tìm nơi tiêu thụ lấy tiền tiêu xài. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến ở các khu công nghiệp.

c) Tiền án, tiền sự

Tỷ lệ các đối tượng có tiền án, tiền sự chiếm khoảng 14,8 %. Các đối tượng thực hiện hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thường có tiền án về tội trộm cắp, cướp giật, các tội về chiếm đoạt tài sản như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,…hoặc các đối tượng này đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

d) Tái phạm

Tỉ lệ tái phạm chiếm khoảng 12,9 % và tăng cao nhất trong năm 2008. Thực tế xét xử cho thấy, phần lớn người thành niên phạm tội nhiều lần và tái phạm rất lớn vì cải tạo xong ra trường lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội vì chúng không được sự quan tâm của gia đình và xã hội.

Như vậy, đặc điểm nhân thân người phạm tội về tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có sự thay đổi đáng chú ý ở một số điểm như: số người thành niên tham gia lớn, nữ giới và người chưa thành niên cũng có xu hướng tăng. Phần lớn các đối tượng này phạm tội vì động cơ vụ lợi, động cơ thỏa mãn nhu cầu nghiện hút, còn lại là có động cơ và mục đích khác.

2.3.1.2. Hậu quả của tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có gây

Một phần của tài liệu Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w