Về cách hiểu và vân dụng điều luật

Một phần của tài liệu Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 41)

- Thu lợi bất chính đặc biệt lớn

c) Tiền án, tiền sự

2.4.1. Về cách hiểu và vân dụng điều luật

Điều luật này do chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nên thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã có những cách hiểu và vận dụng khác nhau. Chúng ta có thể thấy điều này qua một số ví dụ sau đây:

Ví dụ1 A chưa đủ tuổi chịu TNHS, trộm cắp chiếc xe mô tô trị giá 6 triệu đồng, bán cho B, B biết rõ là xe do A trộm cắp nhưng vẫn mua với giá là 3 triệu đồng.

Ví dụ 2 C đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích, sau đó C lại trộm cắp chiếc đồng hồ đeo tay trị giá 800.000 đồng bán cho D với giá 300.000 đồng

Ở ví dụ 1 có hai cách hiểu như sau:

•Cách hiểu thứ nhất: do A chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên A không phạm tội. Vì vậy hành vi tiêu thụ tài sản của B không cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

•Cách hiểu thứ hai: tuy về điều kiện chủ thể của tội phạm chưa thoả mãn, nhưng đã thoả mãn các dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản. Do đó, tuy A không phạm tội trộm cắp tài sản, B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Ở ví dụ 2 cũng có hai cách hiểu như sau:

• Cách hiểu thứ nhất: mặc dù giá tri tài sản dưới 500 nghìn đồng nhưng C đã bị kết án, chưa được xoá án tích về tội chiếm đoạt nên C sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

• Cách hiểu thứ hai : vì giá trị tài sản mà C chiếm đoạt dưới 500 nghìn đồng, nên chưa thoả mãn cấu thành cơ bản của tội trộm cắp tài sản. Vì vậy, D không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do nguời khác phạm tội mà có.

Vướng mắc nữa là điều 250 BLHS không có quy định giá trị tài sản tiêu thụ là bao nhiêu nên chưa đồng bộ với các tội danh khác mà người có tài sản đó thực hiện. Chính vì không quy định cụ thể giá trị tài sản tiêu thụ là bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm hình sự (như một số tội có tính chất chiếm đoạt khác như tội

chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội lừa đảo, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…). Do vậy, còn có nhiều ý kiến khác nhau về giá trị tài sản tiêu thụ để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm.

Ví dụ: Trần Văn A mua một xe đạp Trung Quốc trị giá 400.000 đồng của Hoàng Văn Q do phạm tội "cướp" mà có, nhưng Q nói với A là do trộm cắp được nên bán với giá rẻ là 200.000 đồng.Và A đã mua.

Ý kiến thứ nhất cho rằng : hành vi của A đã đủ yếu tố cấu thành tội "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ", vì chiếc xe đạp mà A mua của Q là do phạm tội mà có.

Ý kiến thứ hai cho rằng: “trường hợp này chưa đủ yếu tố cấu thành tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, bởi lẽ như sau: A biết là tài sản phạm pháp nhưng tham rẻ nên đã mua, nhưng lại tưởng đó là xe đạp do Q "trộm cắp " được chứ không hề biết do Q phạm tội "cướp " mà có. Giả sử, nếu Q trộm cắp chiếc xe đạp đó, thì bản thân Q cũng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà chỉ xử lý hành chính”[27,20]. Do vậy, cũng chỉ áp dụng xử lý hành chính đối với A, chứ chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự được.

Trong trường hợp đối với tội danh này, việc quy định giá trị tài sản tiêu thụ mức tối thiểu để định tội hay xác định "tài sản, vật phạm pháp có giá tri lớn" hay "rất lớn" để định khung là rất khó khăn và sẽ có nhiều bất cập, vì các tội danh khác nhau có quy định về giá trị tài sản, vật phạm pháp rất khác nhau.

Ví dụ: + Tội cướp tài sản khoản 1 điều 133 BLHS thì không quy định giá trị tài sản nhằm chiếm đoạt;

+ Tội trộm cắp tài sản khoản 1 điều 138 BLHS quy định tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên mới cấu thành tội;

+ Tội buôn lậu khoản 1 điều 153 BLHS quy định vật phạm pháp phải có giá từ 100 triệu đồng trở lên mới xử lý hình sự. Do vậy, không thể quy định một cách cứng nhắc, định lượng về giá trị tài sản tiêu thụ để định tội hay định khung đối với hành vi "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" mà phải căn cứ theo quy định về giá trị tài sản, vật phạm pháp của tội danh mà chủ thể đã phạm tội này để

có được tài sản, vật phạm pháp đem đi tiêu thụ.

Ví dụ : đối với tài sản do phạm tội cướp tài sản mà có, thì chủ thể tiêu thụ tài sản này bị xử lý hình sự khi giá trị tài sản này là rất nhỏ, nhưng tiêu thụ tài sản do "trộm cắp tài sản" mà có thì phải có giá trị từ 500.000 đồng trở lên,và tiêu thụ tài sản do "buôn lậu" mà có thì phải có giá trị trên 100 triệu đồng mới bị xử lý hình sự.

Điều chúng ta cần lưu ý ở đây là phải làm rõ nhận thức chủ quan của người phạm tội, biết tài sản đó do người khác phạm tội gì mà có để xử lý cho thoả đáng chứ không phải căn cứ vào giá trị tài sản tiêu thụ.

Quay lại trường hợp của Trần Văn A ở trên, theo ý kiến của cá nhân, A chỉ bị xử lý hành chính là đúng với nhận thức chủ quan của A.

Trong BLHS hiện hành, một số quy định không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới, nhất là các quy định về mức định lượng tối thiểu về giá trị tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Một phần của tài liệu Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w