Mối quan hệ giữa tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với các tội phạm khác

Một phần của tài liệu Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 27)

- Thu lợi bất chính đặc biệt lớn

2.1.3. Mối quan hệ giữa tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với các tội phạm khác

với các tội phạm khác

Điểm khác biệt giữa loại tội phạm này với các loại tội phạm khác ở chương XIX của các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có liên quan tới các tội phạm có tính chất là đầu vào duy trì cho sự phát triển gia tăng của tội phạm này cũng như các loại tội phạm khác như trộm cắp, cướp giật, buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng, buôn ma túy và các hành vi phạm tội khác trực tiếp hay gián tiếp có được tài sản một cách bất hợp pháp, khuyến khích các đối tượng tham gia phạm tội và phạm tội nhiều lần. [4,23]

Hầu hết các vụ án tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện đều liên quan đến các tội trộm cắp, cướp giật…Hoạt động của các nhóm đối tượng phạm tội về xâm phạm sở hữu có xu hướng gia tăng, chúng không chỉ thực hiện hành vi phạm tội đơn lẻ mà ngày càng có sự liên kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong việc tiêu thụ tài sản cũng như làm giả giấy tờ, tài liệu ccủa cơ quan nhà nước để hợp pháp hóa các tài sản này và để đưa ra thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Mặt khác, theo quy định của BLHS có hai điều luật quy định về tội phạm liên quan trực tiếp tới việc “rửa tiền” là tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 250) và tội hợp pháp hóa tiền và tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 251). Như vậy, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một trong những tội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc rửa tiền, nhưng điều luật này lại chưa bao quát hết được các hành vi sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có vào việc đánh bạc hợp pháp tại các casino, làm quà tặng, làm từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và các hoạt động phi lợi nhuận khác.

Tài sản và tiền do phạm tội mà có được trực tiếp đưa vào hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh tế. Một tài sản do phạm tội mà có có thể được ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của nó bằng hợp đồng tặng, cho, di chúc…”. [23, 38] Tài

sản thực tế không tham gia vào các giao dịch này nhưng lại được ngụy trang bởi các giao dịch này. Trong khi đó các khoản tiền có được do buôn bán ma túy chẳng hạn được đầu tư vào dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần vào công ty nhất định được xem là việc sử dụng tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có vào hoạt động kinh doanh, nói cách khác tiền và tài sản do phạm tội mà có trở thành công cụ của tội phạm rửa tiền.

Như vậy, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có liên quan tới nhiếu tội phạm từ các tội xâm phạm sở hữu cho tới các tội phạm làm giả giấy tờ, tài liệu cảu cơ quan nhà nước, buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng, buôn bán ma túy…. Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không chỉ thể hiện tính chất nguy hiểm của nó với xã hội thông qua hành vi tiêu thụ tài sản phạm pháp mà nó còn làm gia tăng các loại tội phạm khác. Và điều cấp thiết phải làm để ngăn chặn loại tội phạm này là phải xử lý thật nghiêm minh các tội phạm liên quan được coi là nguồn cho loại tội phạm này hoạt động. Nếu làm tốt được việc này thì sẽ hạn chế được loại tội phạm này phát triển cũng như các tội phạm liên quan tới hoạt động hợp thức hoá hàng gian (hợp thức hóa tài sản do phạm tội mà có).

Một phần của tài liệu Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w