Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Một phần của tài liệu Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 54 - 64)

3.2. Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

3.2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

3.2.2.1. Giải pháp về mặt pháp luật

Để tăng tính chủ động hơn trong công tác đấu tranh với tội phạm, chúng ta phải có một hệ thống pháp luật vững mạnh và hoàn thiện giúp cho việc áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng được chính xác và thống nhất.

Để làm được điều đó chúng ta phải hoàn thiện từng nội dung của điều luật.

BLHS năm 1999 là công cụ sắc bén của nhà nước, của nhân dân đã phát huy được vai trò, tác dụng to lớn trong công cuộc bảo vệ những thành tựu của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Tuy nhiên, hiện nay bộ luật hình sự đã bộc lộ một số điểm bất cập, hạn chế cần khắc phục. Các điều luật cần được hoàn thiện hơn để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công việc xét xử tội phạm trong đó có điều 250 quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, về hành vi khách quan của điều 250 tội tiêu thụ tài sản do người khỏc phạm tội mà cú. Theo tụi để làm rừ hành vi khỏch quan của tội này thỡ khụng phải là dễ, vì nó thuộc ý thức chủ quan của bị can, bị cáo. Có thể trong ý thức họ biết rừ là tài sản họ tiờu thụ là do người khỏc phạm tội mà cú nhưng hành vi khỏch quan biểu hiện ra bờn ngoài thỡ khụng thể hiện rừ ràng và chắc chắn. Bản thõn họ thỡ cho rằng hoặc họ khụng biết hoặc cú thể biết nhưng biết khụng rừ tài sản đú do người khác phạm tội gì mà có, mà đối với loại tội phạm này thì người có tài sản do

phạm tội mà có ít khi để lộ nguồn gốc tài sản đó. Còn người tiêu thụ tài sản đó nếu biết rừ do người khỏc phạm tội mà cú họ cũng khụng biểu hiện ra bờn ngoài.

Trong thực tiễn, thái độ tâm lý của người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có thể là:

- Biết rừ tài sản do người khỏc phạm tội mà cú;

-Chỉ biết mà khụng biết rừ tài sản do người khỏc phạm tội mà cú.

Đấu tranh với người phạm tội này còn cho thấy không ít trường hợp, bằng giác quan hoặc kinh nghiệm tiờu thụ của gian. Người cú hành vi tiờu thụ biết rừ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng chỉ khai nhận là “biết” mà không khai là

“biết rừ”. Và những tỡnh tiết khỏch quan, chủ quan khỏc của vụ ỏn chỉ cho phộp cơ quan điều tra chứng minh và kết luận được người có hành vi tiêu thụ chỉ “biết” mà khụng “biết rừ”tài sản do người khỏc phạm tội mà cú. Bởi cú một điều đương nhiên là những kẻ bị tình nghi không bao giờ tự thú thật ý thức thật của mình, vì thế đũi hỏi yếu tố “biết rừ” vừa khụng thực tế trong nhiều trường hợp vừa phức tạp với cơ quan điều tra trong tình hình tội phạm này hiện nay. Vì thế theo chúng tôi cần nghiên cứu và sửa quy định của luật hiện hành theo hướng quy định của luật không chỉ phản ánh được thực tiễn khách quan của các vụ án phạm loại tội này mà còn phản ánh thái độ tâm lý của đa số các đối tượng có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trong thực tế người phạm tội chỉ “biết” tài sản do người khỏc phạm tội mà cú và trong nhiều trường hợp khụng thể “biết rừ” được tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn tiêu thụ và chấp nhận tất cả. Do vậy, việc sửa đổi quy định của pháp luật sẽ làm giảm bớt được nghĩa vụ của các cơ quan điều tra trong việc phải chứng minh yếu tố “biết rừ” của người phạm tội trước diễn biến phức tạp của loại tội phạm này hiện nay bởi chứng minh yếu tố “biết”

đơn giản hơn chứng minh yếu tố “biết rừ”. Trong sự thống nhất giữa cỏc dấu hiệu khách quan (hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đến một giới hạn nhất định do luật quy định...) và chủ quan (người có hành vi tiêu thụ “biết” là tài sản do người khác phạm tội mà có) quy định mới này vẫn sẽ phản ánh được một cách đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này. Với cách

tiếp cận này, theo chỳng tội cần sửa cụm từ “biết rừ là do người khỏc phạm tội mà ” thành “mà mình biết là do phạm tội mà có”.

Thứ hai, về bổ sung yếu tố định lượng giá trị tài sản tiêu thụ. Việc sửa đổi này không chỉ loại trừ các bất cập mà còn đáp ứng được các yêu cầu sau:

Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội hay do vi phạm pháp luật mà có phải đến một giá trị nhất định mới thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội này. Trong trường hợp tiêu thụ tài sản chưa đạt mức đã định trong luật thì những hành vi này cũng bị coi là tội phạm khi tiêu thụ nhiều lần.

Trên cơ sở nghiên cứu, so sánh tính nguy hiểm cho xã hội giữa nhóm các tội xâm phạm sở hữu với nhóm các tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng mà chủ yếu là tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Chúng tôi kiến nghị sửa tên tội danh và quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Cụ thể:

- Sửa các tình tiết quy định tại điểm c, khoản 2, điểm a, khoản 3, điểm a, khoản 4 bằng những giá trị tài sản cụ thể. Và điều 250 mới sẽ có tên gọi và cấu trúc sau:

Điều 250 Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

1.Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản mà mình biết là do người khác phạm tội mà có, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

a) Tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng;

b) Tài sản có giá trị dưới năm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này;

c) Đã bị kết án về tội này mà chưa xóa án tích.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức

b) Có tính chất chuyên nghiệp

c) Chứa chấp, tiêu thụ tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.

d) Thu lợi bất chính lớn đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đên mười năm:

a) Chứa chấp, tiêu thụ tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chứa chấp tiêu thụ tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.”

Nghiên cứu pháp luật hình sự Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cho thấy, bộ luật hình sự nước này quy định tội tàng trữ, mua bán tài sản của nhà nước hoặc của tập thể bị chiếm đoạt và tội cất giữ, mua bán tài sản của công dân bị chiếm đoạt tại hai điều luật khác nhau. Theo pháp luật hình sự của nước này, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định không cần phân biệt có hứa hẹn trước hay khụng? Người nào biết rừ tài sản của nhà nước hoặc của tập thể bị chiếm đoạt do cướp, trộm cắp, lừa đảo, tham ô hoặc bằng các hành vi trái pháp luật khác mà cất giữ, mua bỏn hoặc biết rừ tài sản của người khỏc bị chiếm đoạt bằng cỏch cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm hoặc bằng các phương thức khác mà vẫn lấy, mua, cất giữ hoặc mang đi bán thì hành vi đó cấu thành tội phạm tương ứng được quy định tài điều 107 hoặc điều 115 BLHS Lào .Còn đối với pháp luật hình sự Nhật Bản khi đề cập vấn đề này tại điều 256, BLHS Nhật Bản đã quy định về tội nhận, mua bán tài sản do phạm tội mà có như sau:

1.Người nào nhận tài sản có được do phạm các tội về tài sản thì bị phạt tù có lao động bắt buộc đến ba năm.

2. Người nào vận chuyển, nhận đặt cọc, mua bán hoặc hành động với tư cách

là người môi giới cho những hoạt động bằng tài sản có được do phạm các tội về tài sản thì bị phạt tù có lao động bắt buộc đến mười năm hoặc bị phạt tiền đến 500 nghìn yên”.

Điều 257 BLHS Nhật Bản quy định về tội nhận, mua bán tài sản do phạm tội mà có giữa những người thân với nhau:

“1. Người nào thực hiện tội phạm quy định tại điều 256 trên đây thì đựoc miễn hình phạt, nếu tội phạm xẩy ra giữa những người thân thích cùng dòng máu trực hệ, giữa vợ chồng hoặc giữa những người thân thích cùng chung sống trong gia đình và vợ hoặc chồng của những người đó”. [13;69] Các quy định của khoản 1 trên đây không áp dụng đối với những người đồng phạm là người không thân thích.

Như vậy, trong pháp luật hình sự Nhật Bản, hành vi vận chuyển, nhận đặt cọc, mua bán hoặc hành động với tư cách là người môi giới cho những hoạt động bằng tài sản có được do phạm các tội về tài sản thì bị coi là phạm tội nhận, mua bán tài sản do phạm tội mà có. “So với tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự Việt Nam, tội nhận mua bán tài sản do phạm tội mà có trong pháp luật hình sự Nhật Bản có nội hàm rộng hơn, bao quát cả hoạt động sử dụng tài sản do phạm tội mà có vào hoạt động kinh doanh” [33,6]. Đây là vấn đề cần được các nhà làm luật nước ta quan tâm nghiên cứu.

Ngoài ra, công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2002 (mà Việt Nam là thành viên) đã quy định hình sự hoá hành vi hợp pháp hoá tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là một trong những biện pháp mà các nhà làm luật ở nước ta cần tham khảo để phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. khoản 1 điều 6 của Công ước này quy định:

1.Phù hợp với những nguyên tắc cơ bản trong nội luật của mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ ban hành pháp luật hoặc những biện pháp cần thiết khác để coi các hành vi sau là tội phạm khi chúng thực hiện một cách cố ý:

(a) (i) chuyển đổi hay chuyển giao tài sản, dù biết rằng những tài sản này do phạm tội mà có, nhằm che đậy hoặc che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản

hoặc nhằm giúp đỡ bất cứ người nào liên quan tới việc thực hiện một hành vi vi phạm nhằm lẩn tránh những hậu quả pháp lý do hành vi của người đó gây ra;

(ii) Che đậy hoặc che dấu bản chất thực sự, nguông gốc, địa điểm, việc chuyển nhượng, vận chuyển hoặc quyền sở hữu hay những quyền đối với tài sản, dù biết rằng tài sản này do phạm tội mà có.

(b)Tuỳ theo những khái niệm cơ bản của hệ thống pháp lý của quốc gia:

(i) Có được, sở hữu sử dụng tài sản, dù tại thời điểm nhận được tài sản, biết rằng đó là tài sản do người khác phạm tội mà có;

(ii) Tham gia, liên kết hay thông đồng thực hiện, nỗ lực thực hiện và hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện bất kỳ một hành vi phạm tội nào theo quy định của điều này”.[14,2]

Như vậy, công ước đã quy định rất chặt chẽ các hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng như các hành vi nhằm hợp pháp hóa các tài sản này để tiêu thụ, các hành động tham gia liên kết, giúp sức để thực hiện hành vi phạm tội. Đây là cơ sở để các quốc gia tham gia công ước (trong đó có Việt Nam) có điều kiện bổ sung, hoàn thiện pháp luật hình sự của nước mình nói chung và quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng.

3.2.2.2. Tuyên truyền chính sách pháp luật, phát huy tinh thần đấu tranh tố giác tội phạm của nhân dân

Để cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả, lâu dài thì phải chú trọng việc tuyên truyền chính sách pháp luật trong nhân dân. Biện pháp này sẽ nâng cao nhận thức của người dân nhất là lớp trẻ, cho họ thấy được tác hại của việc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đồng thời khuyên bảo mọi người khụng sử dụng hay mua bỏn tài sản khụng cú nguồn gốc rừ ràng và nghi đú là tài sản do người khác phạm tội mà có. Nếu phát hiện, người dân phải báo ngay cho cơ quan chính quyền gần nhất để kịp thời xử lý. Điều đó, tác động tích cực tới ý thức của người dân trong việc tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, coi đó như là một nghĩa vụ củ mỗi người dân. Vấn đề này, đã được BLHS năm 1999 quy định tại điều 4: “Mọi công dân có nghĩa vụ tích

cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.

Đấu tranh với tội phạm nói chung và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, phải luôn trở thành ý thức thường trực trong nhân dân. Như vậy, công dân mới phát huy tinh thần tố giác tội phạm của mình một cách triệt để.

Từ đó, mọi công dân sẽ “nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu trang phòng và chống tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật” [20, 17] . Pháp luật sẽ đạt được mục đích của nó là đi sâu vào thực tế cuộc sống xã hội.

Nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần đầy đủ và toàn diện.

Có thể nói nội dung là yếu tố quan trọng mang tính quy định kết quả của công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung, trong lĩnh vực xử lý tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục không dừng lại ở việc phổ biến nội dung các bộ luật, pháp lệnh, nghị định hướng dẫn mà phải gắn liền với hoạt động tổ chức thi hành pháp luật.

Hình thức cần phong phú đa dạng như: tiến hành xét xử lưu động đối với các vụ án về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Biểu dương, khuyến khích những người phát hiện, tố giác những đối tượng tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Hoạt động tuyên truyền phải có kế hoạch, có hệ thống. Chúng ta không chỉ tuyên tuyền ở các đơn vị hành chính sự nghiệp cơ quan, tổ chức mà phải chú trọng tại các địa bàn dân cư, đặc biệt là các địa bàn phức tạp nơi để xảy ra hành vi tiêu thụ xảy ra nhiều như các cửa hàng buôn bán, các hiệu cầm đồ,... Ở đây, người dân trở thành “tai mắt” của chính quyền dưới các hình thức như “hộp thư tố giác tội phạm”, “đường dây nóng”, “điện thoại 113”…đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc báo tin, tố giác tội phạm, đảm bảo an toàn bí mật cho người thực hiện việc tố giác hay báo tin mà không bị trả thù. Đồng thời hình thức này cũng tạo ra những khả năng mới để gắn kết người dân với cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh chống tội phạm.

3.2.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế khắc phục những mặt trái của

quá trình đó

Trong nhiều công trình nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm, các tác giả đều thống nhất cho rằng phát triển kinh tế - xã hội là biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản nhất” [23, 27]. Phát triển kinh tế xã hội sẽ làm nảy sinh những hiện tượng, những quá trình mà những hiện tượng những quá trình chính là nguyên nhân của tội phạm hay còn gọi là những kẽ hở. Muốn làm giảm bớt tình hình tội phạm nói chung và tội tiêu thụ tài sản nói riêng cần phải phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Đa số cho thấy những người khi thực hiện hành vi phạm tội thường là những người không có nghề nghiệp và học vấn thấp, trộm cắp tiêu thụ tài sản phạm pháp mục đích là để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt vì “miếng cơm manh áo”.

Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế cần đi đôi với việc tổ chức tốt việc hướng nghiệp và dạy nghề cũng như tạo thêm việc làm cho người dân, đặc biệt là phải quan tâm tạo việc làm cho những người mới ra tù để giúp họ sớm hoà nhập với cộng đồng và tránh sự miệt thị đối với họ trong việc làm, nếu làm tốt được điều này sẽ giảm được tình trạng số người tái phạm, quay lại với con đường cũ. Muốn làm được điều đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội, đồng thời phát động những phong trào chống các tệ nạn xã hội trấn át tội phạm này trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, lôi cuốn tất cả mọi người dân tham gia.

Một phần của tài liệu Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w