2.1.1. Vài nét về tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
Diễn Châu là một huyện ven biển thuộc tỉnh Nghệ An với diện tích là 304,92 km, dân số 218.227 người. Huyện Diễn Châu có một thị trấn và 38 xã. Diễn Châu là một mảnh đất lịch sử có kênh nhà Lê, sông Bùng và đường sắt Bắc Nam. Huyện Diễn Châu cách thủ đô Hà Nội 270 km, cách thành phố Vinh 40 km.
Diễn Châu có điều kiện giao thông hết sức thuận lợi tạo điều kiện cho huyện phát triển kinh tế xã hội. Bao gồm: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Đối với mạng lưới đường bộ, Diễn Châu có 30 km quốc lộ 1A đi qua từ đầu đến cuối huyện; có quốc lộ 7A bắt đầu từ ngã tư Diễn Châu nối liền với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo; có tỉnh lộ 38 nối ngã ba Chợ Si với trung tâm huyện Yên Thành và một hệ thống nông thôn được nhựa hoá nối liền các xã với nhau.
Những lợi thế về giao thông không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, thông thương, trao đổi hàng hoá mà còn giúp Diễn Châu tiếp cận được một khối lượng thông tin lớn, mới mẻ về tình hình trong nước và quốc tế một cách nhanh nhất. Nhưng bên cạnh đó cũng là thách thức lớn của huyện trong việc ngăn ngừa tội phạm du nhập vào địa bàn huyện.Với tổng diện tích tự nhiên 30,49 km2 gồm có núi - rừng - sông - biển, có đồng bằng, Diễn Châu có đủ điều kiện để phát triển nông-lâm-ngư, diêm nghiệp. Diễn Châu được biết đến là một trong những địa phương có sản lượng lạc, vừng lớn nhất trong cả nước, có tiềm năng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ - hải sản nhất, nhì tỉnh Nghệ An.
Bên cạnh đó, các nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng phát triển hết sức phong phú, đa dạng. Nghề đánh bắt hải sản ở tất cả các xã ven
biển, nghề luyện quặng sắt và nghề rèn ở khe Lậm, nghề đúc ở Diễn Thành, nghề đóng thuyền ở Thanh Bích, nghề chế biến nước mắm Vạn Phần ở Diễn Ngọc nghề dệt vải tơ lụa Phương Lịch… cũng được qua tâm, đầu tư phát triển
Đa số người dân ở đây kiếm sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản, còn lại là phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, tỷ lệ phổ cập tiểu học khá, huyện Diễn Châu đang thực hiện việc xóa mù chữ cho trẻ em đặc biệt là những trẻ em ở vùng sông nước ít khi được đến trường.
Tuy nhiên, huyện Diễn Châu vẫn còn có những khó khăn:
Lẽ thường thuận lợi đi liền với khó khăn, thời cơ đi đôi với thách thức, Diễn Châu cũng không nằm ngoài cái lẽ thường đó. Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, địa hình hẹp về chiều ngang. Bởi vậy, nếu mưa lớn thì lũ lụt sẽ đến nhanh, gây ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại về kinh tế, hoa màu. Mặt khác, lũ lụt thường xuyên cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ phì nhiêu của đất, làm cho đất mất màu hay sự nhiễm mặn do ảnh hưởng của thuỷ triều nước lợ.
Đa số người dân ở đây kiếm sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản, còn lại là phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, hộ nghèo vẫn còn nhiều. Trình độ dân trí còn thấp, số trẻ em bỏ học, trốn học, thất học còn diễn ra khá phổ biến, ý thức pháp luật của người dân còn kém, nhiều người còn trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho tội phạm làm cho tỷ lệ người phạm có chiều hướng tăng. Tỷ lệ người không có việc làm, thất nghiệp và kéo theo đó là các tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng gia tăng. Đây là một thách thức của huyện trong việc đảm bảo phát triển kinh tế xã hội đi đôi với việc ngăn chặn những mặt trái của nó.
Một số doanh nghiệp nhỏ nằm trên địa bàn huyện đi vào hoạt động sản suất kinh doanh đạt doanh thu chưa cao, nhiều sản phẩm truyền thống như: chế biến đông lạnh, các loại nông sản, nước mắm, sản xuất muối…chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định. Sản xuất công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp sản xuất ổn định trên địa bàn còn ít nhiều tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Cơ sở hạ
tầng chưa được đầu tư so với tốc độ phát triển hiện nay của huyện. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt thấp hơn so với cùng kỳ 8,4% . Sản lượng lúa cả năm bằng 81,8
%; ngô bằng 72,2%. Chăn nuôi tăng chậm, vẫn để xẩy ra dịch cúm gia cầm ở một số xã trong huyện. [3, 2]
2.1.2. Tình hình tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
Gần đây, sự gia tăng của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã gây ảnh hưởng xấu và nguy hiểm tới tình hình trật tự công cộng trên địa bàn huyện. Tính từ năm 2005 đến năm 2008, sự gia tăng của các tội phạm về xâm phạm sở hữu đã kéo theo sự phát triển của tội phạm này. Theo số liệu của cơ quan cảnh sát điều tra về trật tự xã hội công an huyện Diễn Châu thì trong khoảng 4 năm trở lại đây (từ năm 2005 đến năm 2008), cứ mỗi lần triệt phá các ổ nhóm trộm cắp tài sản thì lại khám phá ra các đường dây tiêu thụ của chúng. Trong 125 vụ án về các tội xâm phạm sở hữu, thì Viện kiểm sát truy tố tới 15 vụ án về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Do ý thức pháp luật kém nên tình trạng người dân mua đồ gian vẫn còn nhiều, cú người biết rừ tài sản do phạm phỏp nhưng vẫn đồng ý mua vỡ tham lợi.
Một số đồ như quạt điện, phích nước, bàn là,… trị giá 400 ngàn đồng nếu trong trường hợp này bị phát hiện sẽ bị xử lý theo điều 18 nghị định số 150/2005/NĐ- CP. Còn những tài sản có giá trị lớn hơn như máy tính xách tay, xe máy, vàng, điện thoại di động … nếu trong trường hợp bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 250 BLHS năm 1999. Hầu hết những tài sản này, người tiêu thụ có thể mua với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường do vậy những kẻ hám lợi sẵn sàng phạm pháp gián tiếp tiếp tay cho loại tội phạm này phát triển.
Một tình trạng khá phổ biến diễn ra trên địa bàn huyện Diễn Châu đó là việc tiêu thụ chó có nguồn gốc bất minh không được kiểm soát chặt chẽ. Số chó sau khi trộm được, các đối tượng chủ yếu bán cho các chủ cửa hàng bán thịt chó, (một số khác bán cho người dân và cửa hàng chó cảnh). Đối với các vụ án trộm chó khi đã bắt được và qua đấu tranh đối tượng khai bán chó cho một cửa hàng bán thịt chó
nào chẳng hạn. Cơ quan điều tra làm việc với người mua đú nhưng rất khú làm rừ nhận thức của người mua chó rằng nếu biết con chó đó là do ăn trộm được mà vẫn mua thì sẽ bị xử lý theo pháp luật (tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ). Phần lớn những người mua con chó trộm cắp được cũng tìm cách đối phó khi bị đối tượng khai ra, vì lúc mua chỉ có một người mua người bán (một chứng một cung) không có người thứ ba. Và một vấn đề nữa là các đối tượng trộm cắp chó mang đi bán không bao giờ nói đây là con chó trộm cắp được. Chính vì vậy không thể xử lý đối tượng tiêu thụ được.
Việc hình thành ổ nhóm tiêu thụ nhằm hợp thức hóa xe gian cũng khá phổ biến, các đối tượng không chỉ liên kết nhỏ hẹp ở địa bàn huyện mà còn có sự tham gia của các đối tượng ở tỉnh khác. Điển hình như vụ án Nguyễn Văn Hiếu cùng đồng bọn đang được viện kiểm sát truy tố về tội trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Ngoài ra, việc tiêu thụ tài sản có nguồn gốc không rừ ràng ở cỏc cửa hàng bỏn phụ tựng xe mỏy, ụ tụ cũng đang khiến cỏc cơ quan cú thẩm quyền nhức nhối và khó xử lý (đây chính là nơi tiêu thụ đồ trộm cắp phụ tùng xe máy ô tô là nhiều nhất). Trong 3 năm gần đây, nếu điểm lại các vụ án về tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có rất ít vụ việc xảy ra tại khu vực buôn bán hàng phụ tùng xe các loại .Vì vậy, phụ tùng ô tô xe máy ăn cắp được bán công khai.
Qua thực tế diễn biến tình hình tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu, chủ yếu là các hình thức tiêu thụ nhỏ và vừa, có thể thấy các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội thường rất tinh vi và ít khi bị phát hiện. Hiện tượng người dân mua đồ gian vẫn còn nhiều vì ham rẻ, lợi nhuận cao nên họ đã bất chấp. Các lực lượng trinh sát của cơ quan công an còn mỏng, chưa có thể xử lý được hết các hành vi phạm tội cũng như ngăn chặn các loại tội phạm có tính chất “nguồn” liên quan đến hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Vì thế cho nên, cần sự phối hợp của tất cả người dân với cơ quan có thẩm quyền để hạn chế bớt loại tội phạm này xảy ra.
2.1.3. Mối quan hệ giữa tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với các tội phạm khác
Điểm khác biệt giữa loại tội phạm này với các loại tội phạm khác ở chương XIX của các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có liên quan tới các tội phạm có tính chất là đầu vào duy trì cho sự phát triển gia tăng của tội phạm này cũng như các loại tội phạm khác như trộm cắp, cướp giật, buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng, buôn ma túy và các hành vi phạm tội khác trực tiếp hay gián tiếp có được tài sản một cách bất hợp pháp, khuyến khích các đối tượng tham gia phạm tội và phạm tội nhiều lần.
[4,23]
Hầu hết các vụ án tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện đều liên quan đến các tội trộm cắp, cướp giật…Hoạt động của các nhóm đối tượng phạm tội về xâm phạm sở hữu có xu hướng gia tăng, chúng không chỉ thực hiện hành vi phạm tội đơn lẻ mà ngày càng có sự liên kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong việc tiêu thụ tài sản cũng như làm giả giấy tờ, tài liệu ccủa cơ quan nhà nước để hợp pháp hóa các tài sản này và để đưa ra thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
Mặt khác, theo quy định của BLHS có hai điều luật quy định về tội phạm liên quan trực tiếp tới việc “rửa tiền” là tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 250) và tội hợp pháp hóa tiền và tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 251). Như vậy, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một trong những tội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc rửa tiền, nhưng điều luật này lại chưa bao quát hết được các hành vi sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có vào việc đánh bạc hợp pháp tại các casino, làm quà tặng, làm từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và các hoạt động phi lợi nhuận khác.
“Tài sản và tiền do phạm tội mà có được trực tiếp đưa vào hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh tế. Một tài sản do phạm tội mà có có thể được ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của nó bằng hợp đồng tặng, cho, di chúc…”. [23, 38] Tài
sản thực tế không tham gia vào các giao dịch này nhưng lại được ngụy trang bởi các giao dịch này. Trong khi đó các khoản tiền có được do buôn bán ma túy chẳng hạn được đầu tư vào dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần vào công ty nhất định được xem là việc sử dụng tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có vào hoạt động kinh doanh, nói cách khác tiền và tài sản do phạm tội mà có trở thành công cụ của tội phạm rửa tiền.
Như vậy, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có liên quan tới nhiếu tội phạm từ các tội xâm phạm sở hữu cho tới các tội phạm làm giả giấy tờ, tài liệu cảu cơ quan nhà nước, buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng, buôn bán ma túy…. Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không chỉ thể hiện tính chất nguy hiểm của nó với xã hội thông qua hành vi tiêu thụ tài sản phạm pháp mà nó còn làm gia tăng các loại tội phạm khác. Và điều cấp thiết phải làm để ngăn chặn loại tội phạm này là phải xử lý thật nghiêm minh các tội phạm liên quan được coi là nguồn cho loại tội phạm này hoạt động. Nếu làm tốt được việc này thì sẽ hạn chế được loại tội phạm này phát triển cũng như các tội phạm liên quan tới hoạt động hợp thức hoá hàng gian (hợp thức hóa tài sản do phạm tội mà có).
2.2. Cơ cấu, tính chất của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà