Cơ cấu, tính chất của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 27 - 31)

2.2.1. Cơ cấu của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Cơ cấu của tình hình tội phạm về tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tỉ trọng, mối tương quan giữa tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong tổng thể các tội phạm xâm phạm an toàn trật tự công cộng xảy ra trên địa bàn huyện Diễn Châu trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2008.

Qua số liệu thống kê của Tòa án án nhân dân huyện Diễn Châu từ năm 2005 đến năm 2008, Tòa án án đã xét xử được 554 vụ án về tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng.Trong đó, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là 64 vụ án chiếm 45,28 % còn lại là các tội về vi phạm quy định về điều phương tiện giao thông đường bộ, tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Cơ cấu tội phạm về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong tổng thể các tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng hiện nay thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng 1: Tỷ lệ tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong tổng số tội phạm xâm phạm trật tự an toàn công cộng

Năm Tổng số vụ án về trật tự an toàn công cộng

Tổng số vụ án về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Tỷ lệ %

Năm 2005 22 5 22,7

Năm 2006 25 7 28

Năm 2007 31 9 29

Năm 2008 34 11 32,3

Tổng số 112 32 112,5

(Nguồn: Số liệu thống kê kiểm sát điều tra, xử lý, xét xử sơ thẩm án hình sự năm 2005-2008 của phòng thống kê – VKSND huyện Diễn Châu)

Qua bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy, trong nhóm các tội phạm xâm phạm an toàn trật tự công cộng thì tội đánh bạc vẫn là tội phạm điển hình. Ngoài ra, trong thời gian gần đây tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có chiều hướng gia tăng theo sự gia tăng của các tội phạm về sở hữu. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu thống kê sau:

Bảng 2: Tỷ lệ tội tiêu thụ tài sản trong tổng số vụ án hình sự do VKSND huyện thụ lý

Năm Tổng số vụ án về hình sự được thụ

Tổng số vụ án về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Tỷ lệ

%

Năm 2005 190 8 4,2

Năm 2006 201 6 2,98

Năm 2007 211 12 5,68

Năm 2008 225 17 7,55

(Nguồn: Số liệu thống kê kiểm sát điều tra, xử lý, xét xử sơ thẩm án hình sự năm 2005-2008 của phòng thống kê – VKSND huyện Diễn Châu)

Năm 2005, Viện kiểm sát nhân dân huyện Diễn Châu mới chỉ thụ lý được 8 vụ án chiếm 4,2 % tổng số vụ án hình sự , nhưng đến năm 2008 số lượng vụ án mà VKSND thụ lý đã lên tới 17 vụ chiếm 7,55 % tổng số vụ án hình sự. Điều này cho thấy loại tội phạm này đang cú xu hướng gia tăng rừ rệt.

2.2.2. Tính chất của tình hình tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Thông qua các chỉ số về cơ cấu của tình hình tội phạm, chúng ta xác định được tính chất của tình hình tội phạm.

2.2.2.1 Mức độ nguy hiểm của hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Mặc dù tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số vụ và người được phát hiện, xử lý hình sự hằng năm nhưng mức độ nguy hiểm gây ra cho xã hội lại có xu hướng tăng. Thể hiện:

Hành vi tiêu thụ không chỉ thực hiện ở một địa bàn nhất định mà được thực hiện nhiều huyện trong tỉnh, có móc nối chặt chẽ từ khi có nguồn hàng đến khi tập kết đến nơi tiêu thụ.

Trước đây, việc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ phích nước, bàn là, quạt điện, xe đạp…có giá trị từ 500.000đ trở lên và thực hiện ở phạm vi thôn xóm. Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và những mặt trái của nó đã kéo theo sự gia nhập của các loại tội phạm. Tính chất hoạt động của tội phạm cũng phức tạp hơn, sự liên kết giữa các đối tượng cũng chuyên nghiệp hơn trong việc hợp pháp hóa các tài sản do người khác phạm tội mà có để đưa đi tiêu thụ. Hoạt động này diễn ra trong thời gian dài mà không bị phát hiện và xử lý.

So với những năm trước, tội phạm tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thường có tổ chức nhỏ, số lượng người tham gia ít, quy mô nhỏ, phạm vi hẹp, tài sản có giá trị thấp. Nhưng trong những năm gần đây, tội phạm này hoạt động có tổ chức chặt chẽ hơn, số lượng người tham gia đông hơn, có quy mô, tài sản có giá trị lớn hơn gây thiệt hại hàng chục triệu đồng cho các tổ chức, xí nghiệp, và của người dân.

Loại tội phạm này diễn ra phổ biến hơn không chỉ ở địa bàn thôn, xóm, huyện mà còn lan ra các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình trật tự trị an xã hội.

2.2.2.2. Thủ đoạn của bọn tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Thủ đoạn của bọn tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có rất đa dạng như: lợi dụng những sơ hở của người dân trong khi trao đổi mua bán, sự kiểm soát thiếu chặt chẽ của cơ quan quản lý trong việc đăng ký phương tiện giao thông cơ giới, móc nối với đối tượng khác ở các tỉnh lân cận để tiêu thụ .Và một điều quan trọng nữa, là tranh thủ đuợc tâm lý hám lợi của một số ít người dân chúng đã tiêu thụ được rất nhiều tài sản phạm pháp. Điển hình cho thủ đoạn tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là thủ đoạn tiêu thụ xe cơ giới có nguồn gốc bất hợp pháp. Thủ đoạn của bọn chúng như sau:

Qua điều tra các vụ án có thể thấy, thủ đoạn gian dối trong đăng ký để hợp thức hóa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ( PTGTCGĐB) có nguồn gốc bất hợp pháp là các hành vi lắt léo, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót, những khó khăn, bất lợi trong kiểm tra, soát xét thực hiện quy trình, thủ tục đăng ký để làm sai lệch nội dung hồ sơ hoặc tình trạng thực của phương tiện đăng ký nhằm hợp thức các phương tiện giao thông cơ giới có nguồn gốc bất hợp pháp.

Thực tế cho thấy thủ đoạn gian dối trong đăng ký thường được thực hiện dưới một số dạng chủ yếu như: làm giả hồ sơ đăng ký cho phù hợp với tình trạng của phương tiện bất hợp pháp ( ví dụ: lấy cắp, mua bán ấn chỉ rồi điền số máy, số khung của xe gian vào, đóng dấu giả, chữ ký giả để đăng ký), thay đổi đặc điểm, hình dáng hoặc tình trạng kỹ thuật của phương tiện bất hợp pháp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký (ví dụ như các đối tượng thường được sử dụng kết hợp với hồ sơ, giấy tờ thật hoặc giả qua mắt lực lượng kiểm tra hoặc đục sửa số máy, số khung nhằm trốn thuế cho xe bằng việc sửa cho phù hợp với mẫu đăng ký xe nội địa), vừa làm giả hồ sơ, sửa chữa, thay đổi nội dung hồ sơ vừa sửa chữa, thay đổi đặc điểm, hình dáng, đặc tính kỹ thuật phương tiện bất hợp pháp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký(ví dụ: bọn tội phạm thường sử dụng đăng ký xe giả kết hợp với biển đăng ký xe giả hoặc biển đăng ký xe thật để tiến hành mua bán, sang tên hợp thức).

Ngoài ra, bọn chúng lợi dụng sơ hở trong việc cấp lại biển đăng ký xe, giấy đăng ký xe (ví dụ như là báo mất, xin cấp lại đăng ký xe, sau đó tiếp tục báo mất biển đăng ký xe để được cấp lại. Dùng giấy tờ và biển đăng ký đó lắp vào xe lậu, xe gian đã đục lại số máy, số khung phù hợp giấy tờ xe rồi tiến hành tiêu thụ trong khi xe thật vẫn còn nguyên đăng ký cũ. Như vậy, cả xe đăng ký hợp pháp và xe bất

hợp pháp đều có đăng ký thật).

Để ngăn chặn tình trạng trên cần phải có các biện pháp đấu tranh mạnh mẽ kịp thời phát hiện phòng chống các hành vi cướp xe máy, trộm cắp xe máy, kịp thời xử lý các hành vi gian dối trong việc hợp thức hóa các phương tiện giao thông bất hợp pháp để tiêu thụ trên thị trường.

2.3. Thực tiễn xét xử tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ở

Một phần của tài liệu Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w