Người không phải là chủ sở hữu mà chiếm hữu tài sản thì chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp khi rơi vào các trường hợp sau: người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, người được chuy
Trang 1KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS Lâm Tố Trang Nguyễn Thị Lệ Huyền
Lớp Luật Tư Pháp 01 – K31 MSSV: 5054769
Cần Thơ, tháng 11/2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 2………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………/
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……… /
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU……… 1
1 Lý do chọn đề tài……… 1
2 Mục tiêu nghiên cứu……… 2
3 Phạm vi nghiên cứu……… 2
4 Phương pháp nghiên cứu……… 2
5 Cơ cấu luận văn……… 3
PHẦN NỘI DUNG……… 4
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU……… 4
1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU……… 4
1.1 Khái niệm về sở hữu……… 4
1.2 Khái niệm về quyền sở hữu……… 5
1.2.1 Quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam……… 5
1.2.2 Khái niệm quyền sở hữu theo pháp luật các nước……… 8
1.3 Nội dung quyền sở hữu……… 8
1.3.1 Quyền chiếm hữu……… 8
1.3.2 Quyền sử dụng……… 10
1.3.3 Quyền định đoạt……… 11
2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU……… 12
2.1 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo pháp luật La Mã……… 12
2.2 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo pháp luật Việt Nam………… 16
Chương 2: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU……… 17
1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUY ĐỊNH VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU……… 17
1.1 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu từ thời Lê, Nguyễn……… 17
1.1.1 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu dưới thời Lê……… 17
1.1.2 Xác lập quyền sở hữu tài sản dưới thời Nguyễn……… 18
1.2 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu dưới thời Pháp thuộc……… 19
1.3 Xác lập quyền sở hữu tài sản từ Bộ luật Dân sự 1995 đến Bộ luật Dân sự 2005……… 20
1.3.1 Xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu trong Bộ luật Dân sự 1995 20 1.3.2 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong Bộ luật Dân sự 2005………21
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 52.1 Người chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật……… 22
2.1.1 Tài sản……… 22
2.1.2 Việc chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật…… 28
2.2 Người chiếm hữu phải ngay tình……… 30
2.2.1 Chiếm đoạt tài sản của người khác……… 31
2.2.2 Phân chia……… 33
2.2.3 Tranh chấp, đăng ký quyền sở hữu……… 34
2.3 Việc chiếm hữu tài sản phải mang tính công khai, liên tục……… 36
2.3.1 Việc chiếm hữu tài sản phải mang tính công khai……… 36
2.3.2 Việc chiếm hữu tài sản phải liên tục……… 38
2.4 Thời hiệu của việc chiếm hữu……… 40
2.4.1 Thời điểm bắt đầu thời hạn mười năm hoặc ba mươi năm………… 42
2.4.2 Gián đoạn thời hiệu và hoãn tính thời hiệu……… 44
2.4.2.1 Gián đoạn thời hiệu……… 44
2.4.2.2 Hoãn tính thời hiệu……… 45
3 CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU……… 46
3.1 Theo quy định từ khoản 2 Điều 247 Bộ luật Dân sự 2005……… 46
3.2 Trường hợp tài sản phải đăng ký quyền sở hữu……… 48
3 Hiệu lực xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu……… 49
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM……… 50
1 THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC KIỆN ĐÒI NHÀ, ĐẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI GIỮ KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT……… 50
1.1 Trường hợp nguồn gốc nhà, đất thuộc quyền sở hữu của chủ cũ nhưng do chiến tranh tàn phá nhà bị sập hoàn toàn Năm 1975 chủ mới đã tự ý xây dựng nhà trên diện tích đất của chủ cũ, có trường hợp được chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ mới Hiện nay giải quyết có nhiều quan điểm khác nhau, nên bác yêu cầu của chủ cũ hay công nhận cho chủ mới……… 50
1.2 Trường hợp nguồn gốc đất thuộc quyền sử dụng của chủ cũ nhưng bỏ hoang, sau đó UBND thu lại và cấp cho người khác trong thời gian dài, nay chủ cũ yêu cầu trả đất……… 52
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 6hữu……… 53
1.4 Nhận xét chung……… 55
2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NÀY……… 56
2.1 Trước hết cần phải phân biệt trường hợp nào áp dụng quy định về đất đai để giải quyết và trường hợp nào áp dụng văn bản pháp luật về nhà ở để giải quyết……… 56
2.2 Khuyến nghị về hướng giải quyết đối với loại tranh chấp này………… 56
2.1.1 Trường hợp chiếm hữu quyền sử dụng đất không có căn cứ pháp luật nhưng xẩy ra trước 15-10-1993 (ngày luật đất đai có hiệu lực)……… 57
2.2.2 Đối với trường hợp chiếm hữu quyền sử dụng đất không có căn cứ pháp luật nhưng xẩy ra sau 15-10-1993 (ngày luật đất đai có hiệu lực)……… 58
3 HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU……… 59
3.1 Chế định quyền sở hữu cần được quy định chặt chẽ hơn……… 59
3.2 Tăng cường các biện pháp người chiếm hữu ngay tình……… 61
4 CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU……… 63
4.1 Thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với người chiếm hữu ngay tình…… 63
4.1.1 Thời hiệu chỉ được xác lập cho người chiếm hữu ngay tình………… 63
4.1.2 Thời hiệu được tính từ người chiếm hữu ngay tình đầu tiên………… 64
4.2 Tính liên tục của việc chiếm hữu……… 64
PHẦN KẾT LUẬN……… 66
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ăn, mặc, nhà ở, đi lại,… là những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của conngười Để có những vật phẩm đó, con người phải tạo ra nó bằng sức lao động của mình Sản xuất là nền tảng của mọi xã hội, thế nhưng con người tham gia vào các quan hệ sản xuất lại không chỉ phụ thuộc vào ý chí của con người trong xã hội đó Trong các quan hệ cấu thành nên quan hệ sản xuất thì quan hệ
sở hữu chiếm vị trí trung tâm, là hạt nhân của các quan hệ sản xuất nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung Từ khi hình thành tư hữu, hình thành Nhà nước thì quan hệ sở hữu là trung tâm điều chỉnh của pháp luật trong bất cứ hệ thống pháp luật nào Do vị trí đặc biệt của quan hệ sở hữu nên việc điều chỉnh quan
hệ sở hữu bằng pháp luật là một trong các hướng ưu tiên hàng đầu trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới
Quyền sở hữu là chế định quan trọng nhất trong số các chế định quyền đối vật và là chế định cơ sở không chỉ của pháp luật dân sự mà của toàn bộ hệ thống pháp luật Vấn đề bảo vệ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản luôn luôn được nhà nước quan tâm, được ghi nhận trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và hàng loạt văn bản khác Có thể nói Nhà nước và hệ thống pháp luật bảo vệ tuyệt đối quyền sở hữu Trong đó, quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp luật định như: yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người xâm phạm trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại xảy ra hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu Tuy nhiên, việc chiếm hữu tài sản trong thực tiễn diễn ra rất phong phú, đa dạng, có thể qua các giao dịch dân
sự hay thông qua hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật… Đặc biệt là hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chính chủ sở hữu tài sản, cũng như chính bản thân những người đang trực tiếp chiếm hữu tài sản mà không có căn cứ pháp luật Khi đó, quyền lợi hai bên chủ thể sẽ đối lập nhau Như vậy ai sẽ được pháp luật bảo vệ, ai sẽ sai và liệu có phải tất cả những trường hợp người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ mãi mãi là những người chiếm hữu đơn giản, họ không được pháp luật bảo vệ và họ buộc phải “hy sinh” để bảo vệ toàn vẹn quyền sở hữu của chủ
sở hữu chính thực và những người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật?
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 8Mặc dù pháp luật dân sự ngày càng được hoàn thiện, nhưng chính sách quản
lý về nhà, đất và các loại tài sản khác vẫn còn khá lỏng lẽo, chưa chặt chẽ Chính những hạn chế ấy đã tạo nên sự phức tạp trong các giao dịch dân sự mà
cụ thể là vấn đề về quyền sở hữu như đã nói ở trên Để một chủ thể xác lập được tư cách chủ sở hữu đối với tài sản mà họ đang chiếm hữu, luật quy định
cụ thể những điều kiện cần phải có Nhưng tình trạng chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật ngày càng diễn ra nhiều hơn trong thực tiễn đời sống dân sự, những quy định của pháp luật cần được chặt chẽ hơn, hợp lý hơn để giải được những bài toán của thực tiễn
Với những quan tâm và mong muốn của bản thân, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Cơ sở lý luận và thực tiễn” Nhằm
đi sâu nghiên cứu và phân tích để làm rõ hơn những vướng mắc, hạn chế vốn tồn tại, để từ đó đóng góp một số kiện nghị và đề xuất của mình nhằm giúp hoàn thiện khung pháp lý dân sự, giải quyết những vấn đề vướng mắc tồn tại, tạo nên sự bình ổn trong các giao lưu dân sự góp phần đơn giản hóa tính phức tạp của đời sống dân sự
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về “Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Cơ sở lý luận và thực tiễn”, giúp chúng ta có cái nhìn cặn kẽ và thấu đáo hơn
về vấn đề này Từ đó, chúng ta tìm ra được những giải pháp khắc phục và giải quyết tốt hơn những tồn tại, vướng mắc vốn có của vấn đề này Chúng ta đưa ra những đề xuất cụ thể để có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý tạo ra hành lang pháp
lý an toàn và chặt chẽ
3 Phạm vi nghiên cứu:
Do quá trình nghiên cứu bản thân còn nhiều hạn chế nên chứ có dịp tìm hiểu, cọ xát với thực tế nhiều, chỉ tìm hiểu, nên nghiên cứu đề tài này trên cơ sở phân tích các văn bản pháp lý, qua sách báo, các tài liệu tham khảo và phân tích các câu chữ của điều luật do những hạn chế như trên, nên luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mang tính lý luận hơn là thực tiễn
và “Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Cơ sở lý luận và thực tiễn” Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng song việc tìm kiếm nguồn tư liệu cho việc nghiên cứ
và phân tích còn gặp nhiều trở ngại và hạn chế Do những hạn chế đó cộng với kiến thức, kinh nghiệm còn non kém mà không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô để bài viết này được sâu sắc và hoàn chỉnh hơn
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 9Luận văn được phân tích và nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp nghiên cứu, phân tích luật viết, thu thập tài liệu, phân tích, đáng giá, phương pháp quy nạp, diễn dịch đối chiếu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
5 Cơ cấu luận văn:
Luận văn được kết cấu thành ba phần: Lời nói đầu, Phần nội dung (gồn ba chương) và cuối cùng là phần kết luận:
Phần 1: Lời nói đầu
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ
và giáo viên hướng dẫn đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài này
Chân thành cảm ơn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 10Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ
XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU
1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU:
1.1 Khái niệm về sở hữu:
Con người với tư cách là chủ thể xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa trên những cơ sở vật chất nhất định Ngay từ thời sơ khai của xã hội loài người, những người nguyên thủy đã biết chiếm giữ hoa quả tự nhiên, chim thú mà họ hái lượm, săn bắt được, những công cụ lao động giản đơn nhằm mục đích vụ phục cho nhu cầu cuộc sống của mình Nhiều công trình nghiên cứu, lịch sử, xã hội, triết học,…đều đã thống nhất rằng: sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan, xuất hiện và phát triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài Tuy nhiên, ở thời ký đầu của lịch sử loài người chưa
có sự phân biệt rõ rệt về khái niệm “sở hữu” đối với “tư liệu sản xuất và sức lao động”
Sở hữu là một phạm trù kinh tế Con người muốn tồn tại phải thông qua các mối quan hệ xã hội, tức là họ phải sống trong sự liên hệ với xã hội và cộng đồng Mối quan hệ giữa người với người trong qua trình chiếm hữu và xản xuất
ra của cải vật chất trong xã hội, là quan hệ sở hữu Quan hệ sở hữu phản ánh sự chiếm hữu các tư liệu sản xuất, các vật phẩm tiêu dùng giữa người này với người khác, giữa tập đoàn này với tập đoàn khác, giữa giai cấp này với giai cấp khác trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định Trên cơ sở phân tích các hình thái kinh tế xã hội nhất định, C Mác chỉ ra rằng: bất cứ nền sản xuất nào cũng là con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định Vì vậy, như đã nói, sở hữu là một phạm trù kinh tế
Trong xã hội công sản nguyên thủy, do tính chất cộng động xã hôi cao nên cuộc sống mỗi cá nhân hầu như hoàn toàn hòa tan vào cuộc sống cộng đồng Vì vậy đã tồn tại chế độ sở hữu cộng đồng về tư liệu sản xuất Trong xã hội này, con người đã bắt đầu chiếm giữ và làm chủ các đối tượng tự nhiên, hao quả hái lượm,…với một nền sản xuất và tổ chúc xã hội giản đơn, nền sản xuất trong thời kỳ nguyên thủy chỉ là một khái niệm để phản ánh những quan hệ giữa con người với nhau trong việc chiếm giữ những vật phẩm của tự nhiên mà họ tự giữ được
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 11Qua quá trình lao động sản xuất với những kinh nghiệm đã tích lũy được, trình độ lao động của con người ngày càng được nâng cao Cùng với sự phân công lao động xã hội, chăn nuôi và trồng trọt ngày càng phát triển, năng xuất lao động ngày càng tăng, xuất hiện sự dư thừa sản phẩm, hàng hóa trao đổi ngày càng rộng rãi đã làm cho lượng của cải trong xã hội tăng nhanh, trong xã hội và trong gia đình đã bắt đầu có sự tích lũy
Quá trình phân hóa tài sản bắt đầu hình thành và dẫn đến kẻ giàu, người nghèo trong xã hội Những người có quyền hành trong các thị tộc, bộ lạc tìm mọi thủ đoạn để chiếm đoạt số của cải dư thừa đó làm của riêng Tính chất cộng đồng xã hội dần dần bị phá vỡ Quan hệ bóc lột xuất hiện và trong xã hội
đã có sự phân chia đẳng cấp, xã hội cộng sản nguyên thủy bị tan xã
Mâu thuẫn giữa những người bị áp bức bóc lột và những kẻ bị áp bức bóc lột
ngày càng quyết liệt, và “không thể điều hòa được”, sự phân chia giai cấp ngày
càng sâu sắc Nhằm bảo vệ lợi ích của mình và để duy trì xã hội trong một “trật tự” có lợi cho mình, giai cấp áp bức bóc lột với một tỷ lệ ít trong cộng đồng thấy cần phải có một bộ máy bạo lực để đàn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột Từ đây xã hội phân chia thành các giai cấp đối lập nhau và xuất hiện Nhà nước Khi xã hội phân chia thành giai cấp thì vấn đề sở hữu có một vai trò rất quan trọng trong việc khẳng định địa vị của mỗi giai cấp Giai cấp nào sở hữu những tư liệu sản xuất, sẽ chiếm địa vị đặc biệt trong xã hội và trở thành những
kẻ có quyền quyết định vận mệnh của số đông người lao động, tổ chức sản xuất
và phân phối các lợi ích vật chất trong xã hội trong ý chí của mình, làm cho giai cấp khác phải lệ thuộc vào giai cấp mình Vì vậy giai cấp nắm tư liệu sản xuất trong tay là giai cấp nắm quyền về chính trị và tư tưởng đối với xã hội
Toàn bộ những quan hệ sở hữu chủ yếu trong một xã hội hợp thành chế độ
sở hữu của xã hội đó, mặt khác mỗi nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất lại tạo thành một hình thức sở hữu Do vậy chúng ta thấy rằng, tương ứng với mỗi một phương thức sản xuất có một chế độ sở hữu thích hợp phù hợp với phương thức sản xuất đó và hình thái kinh tế xã hội đó Mỗi một chế độ sở hữu có thể tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, các hình thức sở hữu này có vai trò
và vị trí khác nhau như thế nào là phụ thuộc vào tính chất của từng chế độ sở hữu
1.2 Khái niệm về quyền sở hữu:
1.2.1 Quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam:
Khi các quan hệ sở hữu tồn tại như một yếu tố khách quan và xuất hiện chế
độ tư hữu, thì những người giàu có và quyền thế thấy rằng nếu chỉ điều hành xã
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 12hội bằng phong tục tập quán sẽ không có lợi cho họ Muốn bảo vệ quyền lợi cho mình, nhất là bảo đảm các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, thì giai cấp thống trị phải đặt quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, thì giai cấp thống trị phải đặt ra cái gì đó khác với tập quán và chỉ giữ lại những cái gì của tập quán có lợi cho mình Mặt khác, những quan hệ phức tạp mới phát sinh trong
xã hội có giai cấp đòi hỏi phải có những phương tiện, công cụ đặc biệt để Nhà nước thực hiện sự thống trị giai cấp Cơ sở kinh tế để đảm bảo cho sự thống trị
về chính trị và tư tưởng chính là các quan hệ sở hữu có lợi cho giai cấp thống trị Giai cấp thống trị phải giữ lại quan hệ sở hữu có lợi cho giai cấp thống trị Giai cấp thống trị phải dùng tới một bộ phận của pháp luật về sở hữu để thể hiện ý chí giai cấp của mình Là một hình thái của thượng tầng kiến trúc, pháp luật về sở hữu ghi nhận và củng cố địa vị, ghi nhận lợi ích của giai cấp thống trị đối với việc đoạt giữ các của cải vật chất trước các giai cấp khác trong quá trình sản xuất, phân phối lưu thông Do đó, trong bất kỳ Nhà nước nào, pháp luật về sở hữu cũng được sử dụng với ý nghĩa là một công cụ có hiệu quả của giai cấp nắm quyền để bảo vệ cơ sở kinh tế của giai cấp đó Vì vậy, quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội
Các quy phạm về quan hệ sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của chủ thể sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản
Với tư cách là một chế định của pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội và Nhà nước có cùng một nguồn gốc và không thể tồn tại tách rời nhau, do
đó nó sẽ mất đi khi không còn Nhà nước Pháp luật về sở hữu luôn mang tính giai cấp rõ rệt Trong tuyên ngôn độc lập của Đảng cộng sản, C.Mác đã chỉ ra
rằng “Nhưng thử hỏi lao động làm thuê, lao động của người vô sản có tạo ra sở
hữu cho người vô sản không? Tuyệt đối không? Nó tạo ra tư bản, tức là tăng thêm với điều kiện là sản xuất thêm ra mãi mãi lao động làm thuê, và sở hữu này chỉ có thể tăng thêm với điều kiện là sản xuấ thêm ra mãi mãi lao động lảm thuê để lại bóc lột lao động đó thêm nữa” Vì vậy, pháp luật về sở hữu bao giờ
cũng nhằm mục đích:
- Xác nhận và bảo vệ bằng pháp luật về việc chiếm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của giai cấp thống trị
- Bảo vệ những quan hệ sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị
- Tạo điều kiện pháp lý cần thiết đảm bảo cho giai cấp thống trị khai thác được nhiều nhất những tư liệu sản xuất đang chiếm hữu để phục vụ cho sự
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 13thống trị, đồng thời xác định mức độ xử sự và các ranh giới hạn chế cho các chủ sở hữu trong phạm vi các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
Với ý nghĩa này, khái niệm quyền sở hữu có thể được hiểu theo nghĩa rộng,
đó chính là luật pháp về sở hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định Vì vậy quyền sở hữu là tổng hợp một hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện cac quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định Theo nghĩa này, có thể quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một loại tài sản cụ thể, được xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm pháp luật về sở hữu
Ngoài ra theo một phương diện khác, quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu
Vì rằng, bản thân nó chính là một hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ xã hội (các quan hệ sở hữu) Vì vậy, theo nghĩa này quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự: Chủ thể, khách thể, nội dung như mọi quan hệ pháp luật dân sự bất kì
Với tư cách là một chế định pháp lý, quyền sở hữu mang tính chất chủ quan,
vì đó là sự ghi nhận của Nhà nước nhưng Nhà nước không thể đặt ra quyền sở hữu theo ý chí chủ quan của mình mà quyền sử dụng được quy định trước hết bởi nội dung kinh tế của sở hữu Nhà nước quy định quyền sở hữu, tức là thể chế hóa những quan hệ chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những sản phẩm do con người tạo ra
Như vậy, với tư cách là một phạm trù pháp lý, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và chiếm đoạt tài sản Đây là khái niệm quyền sở hữu được hiểu theo nghĩa rộng, còn theo nghĩa hẹp, quyền
sở hữu được hiểu là các quyền năng cụ thể của chủ sở hữu đối với các tài sản của chính mình
Với những ý nghĩa nêu trên theo tinh thần của pháp luật của Việt Nam: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 141.2.2 Khái niệm quyền sở hữu theo pháp luật các nước
Khái niệm quyền sở hữu trong Luật La Mã được hiểu là quyền sử dụng và
quyền định đoạt tuyệt đối của tài sản đó Nhưng chủ sở hữu vẫn bị một số hạn chế do luật định Ví dụ: do yêu cầu nghiên cứu canh tác ở nông thôn và sử dụng nước ở thành phố, người ta có thể dẫn nước qua ruộng người khác hoặc đặt ống nước qua sân hàng xóm
Trong pháp luật tư sản Anh thì quyền sở hữu gồm có ba quyền: quyền định
đoạt, quyền sở hữu và quyền sử dụng Nó là một trong những chế định quan trọng nhất của pháp tư sản Anh, được coi là quyền tự nhiên của con người,
quyền thiêng bất khả xâm phạm Quyền tư hữu được quy định trong bộ luật
Napoleong là: quyền sử dụng một cách tuyệt đối nhất sao cho trong khuôn khổ
của pháp luật Bộ luật chia vật sở hữu thành hai loại: động sản và bất động sản Những hạn chế quyền sở hữu do bộ luật quy định chỉ liên quan đến hành vi, làm ảnh hưởng xấu tới quyền lợi người khác Ví dụ cấm xây dựng nhũng ngôi nhà làm tổn hại đến hàng xóm
Theo hệ thống Luật Anh- Mỹ: quyền sở hữu được định nghĩa là tập hợp các
quyền sử dụng và hưởng thụ một tài sản, bao gồm cả việc chuyển nhượng tài
sản đó cho người khác
Người có đủ ba quyền: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một vật gọi là
sở hữu chủ Quyền sở hữu là một quyền đối vật điển hình và là một quyền rộng nhất bao gồm tất cả lợi ích của đồ vật
1.3 Nội dung quyền sở hữu:
Quyền chiếm hữu 1.3.1
Luật dân sự Việt Nam xác định chiếm hữu là một quyền năng của quyền sở
hữu cụ thể, Điều 182 BLDS 2005 qui định quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ,
quản lý tài sản Nắm giữ tài sản là việc người chiếm hữu giữ vật trong phạm vi kiểm soát làm chủ và chi phối tài sản đó theo ý chí của mình, ví dụ, cất tiền vào túi, quần áo, trang sức để vào trong tủ
Trong chiếm hữu theo luật Việt Nam, xét dưới góc độ chủ thể chiếm hữu, có thể tồn tại hai khả năng sau đây:
Người chiếm hữu tài sản đồng thời là chủ sở hữu tài sản và người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu của tài sản;
Xét theo việc chiếm hữu có căn cứ hay không có căn cứ, có thể chia chiếm hữu thành chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 15Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được hiểu là các trường hợp người chiếm hữu thực sự có quyền chiếm hữu đối với tài sản của mình dựa trên những căn
cứ do pháp luật qui định Đó là hình thức chiếm hữu hợp pháp, theo Điều 183
Bộ luật Dân sự 2005, sự chiếm hữu hợp pháp trứơc hết đó là sự chiếm hữu tài
sản của một chủ sở hữu được pháp luật công nhận
Người không phải là chủ sở hữu mà chiếm hữu tài sản thì chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp khi rơi vào các trường hợp sau: người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc, chiếm hữu của cơ quan, tổ chức theo chức năng và thẩm quyền có quyền thu giữ và chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình liên tục, công khai
Đối với các trường hợp người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản hoặc được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, người chiếm hữu không thể
xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 185,186 Bộ luật Dân sự 2005)
Người chiếm hữu tài sản của người khác có căn cứ pháp luật chỉ thực hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức và thời hạn do chủ sở hữu xác định Hay nói khác đi, người không phải là chủ sở hữu thực hiện các quyền
năng chủ yếu không mang tính độc lập khoản 1 Điều 185 ( Bộ luật Dân sự 2005)
Trong trường hợp quyền chiếm hữu bị xâm phạm, người chiếm hữu tài sản của người khác nhưng có căn cứ pháp luật được pháp luật bảo vệ theo các quy
định về bảo vệ quyền sở hữu (từ Điều 255 đến Điều 260 Bộ luật Dân sự 2005)
Lẽ dĩ nhiên, người này phải chứng minh được tính hợp pháp của việc chiếm hữu, chẳng hạn bằng việc xuất trình hợp đồng thuê tài sản
Người chiếm hữu trong tình trạng chiếm hữu không dựa vào các trường hợp
được liệt kê tại Điều 190 Bộ luật Dân sự 2005 đều bị xem là chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật Thực chất, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là trường hợp một người thực hiện quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với một tài sản tức là xử sự như chính mình là chủ sở hữu trong khi thực chất chủ sở hữu đích thực của tài sản lại là người khác Có hai trường hợp xảy ra: chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 16Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình không được pháp luật bảo vệ và không được hưởng quy chế xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.Trái lại, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luật bảo vệ trong nhiều trường hợp và được xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu
Quyền sử dụng
1.3.2
Điều 192 Bộ luật Dân sự 2005 định rõ: quyền sử dụng là quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Khai thác công dụng của tài sản
được hiểu là việc dùng tài sản để phục vụ nhu cầu, sở thích của bản thân hoặc
để khai thác lợi ích kinh tế của tài sản Chẳng hạn, sử dụng môtô làm phương tiện để đi lại, đeo nữ trang hay đồng hồ để làm đẹp…Hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là việc chủ sở hữu thu nhận các sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại như trái cây, gia súc sinh con, gia cầm đẻ trứng… hoặc thu các khoản lợi từ việc khai thác tài sản như tiền cho thuê nhà, lợi tức cổ phiếu, lợi tức cho vay… Việc
sử dụng các tài sản là vật tiêu hao, đặc biệt là các vật tiêu hao hết sau một lần
sử dụng như việc sử dụng thức ăn, đồ uống, tiêu tiền … cũng đồng nghĩa với việc chủ sở hữu sử dụng quyền định đoạt đối với tài sản
Như vậy, sử dụng tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu Chủ sở hữu hoàn toàn có toàn quyền hác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo cách thức và mục đích sử dụng tài sản theo ý chí của mình: sử dụng hoặc không sử dụng tài sản, trực tiếp khai thác công dụng tự nhiên của tài sản hoặc để cho người khác sử dụng thông qua các giao dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc sử dụng tài sản phải trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Thông thường, chủ sở hữu là người có quyền sử dụng tài sản nhưng pháp luật cũng ghi nhận ba trường hợp người không phải chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản
Trường hợp thứ nhất, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng tài sản thông qua hợp đồng Trong trường hợp này, người sử dụng được quyền khai thác tài sản theo cách thức và thời hạn đã được thoả thuận với chủ sở hữu Trường hợp thứ hai, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Vì vậy, người này chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm họ biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu tài sản là không có căn cứ
pháp luật (Khoản 2 Điều 194 Bộ luật Dân sự 2005)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 17Trường hợp thứ ba, cơ quan hay tổ chức nào đó cũng có quyền sử dụng tài sản của người khác trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sử dụng tài sản trong tình thế cấp thiết phù hợp với qui định của pháp luật
Quyền định đoạt 1.3.3
Điều 195 Bộ luật Dân sự 2005 định rõ: Quyền định đoạt là quyền chuyển
giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản đó Việc định đoạt
tài sản có thể định đoạt số phận thực tế của các vật, làm chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản, như huỷ bỏ, tiêu dùng hết hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật, hoặc bằng hành vi pháp lý (bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, góp vốn vào công ty…) người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản của người khác trong trường hợp được chủ sở hữu uỷ quyền hoặc trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định (việc trưng mua, trưng thu tài sản theo quyết định của Nhà nước) Việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản
đó
Về nguyên tắc, chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay số phận pháp lý tài sản của mình Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhăm bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chế theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định Được thể hiện trong một số trường hợp sau:
Khi tài sản đem bán là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua;
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua một tài sản theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các tổ chức, cá nhân đó Ví dụ, thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài nếu
các thành viên khác của công ty không mua hoặc mua không hết (Điều 43 Luật
Doanh nghiệp);
Bán nhà ở đang cho thuê thì bên thuê được quyền ưu tiên mua trước(Điều 94
Luật nhà ở năm 2005)
Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì
phải tuân theo trình tự, thủ tục đó Điều 450 Bộ luật Dân sự 2005 quy định hợp
đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Như vậy, nếu A bán nhà cho B
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 18Bộ luật Dân sự 2005)
Có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu, cũng không được chủ
sở hữu uỷ quyền, nhưng theo qui định của pháp luật những người có thẩm quyền vẫn có quyền định đoạt tài sản (Trung tâm bán đấu giá tài sản theo qui định của pháp luật; hiệu cầm đồ được quyền bán tài sản, nếu hết thời hạn đã thoả thuận mà người vay không trả được tiền vay…)
Cả ba quyền năng cụ thể tạo thành một thể thống nhất trong nội dung của quyền sở hữu, chúng có liên hệ mật thiết với nhau nhưng mỗi quyền năng lại mang một ý nghĩa một ý nghĩa khác nhau Cụ thể quyền chiếm hữu là một tiền
đề quan trọng cho hai quyền kia nhưng quyền sử dụng lại có một ý nghĩa thực tiễn thiết thực, vì chỉ có thông qua quyền năng này chủ sở hữu mới khai thác được lợi ích, công dụng của vật để thỏa mãn nhu cầu cho mình, còn quyền định đoạt lại xác định ý nghĩa pháp lý quan trọng nhất của chủ sở hữu
2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU:
Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là một dạng của xác lập quyền sở hữu, nói rõ hơn đây là một trong những phương thức xác lập quyền trực tiếp, không thuộc phương thức xác lập quyền sở hữu bằng chuyển giao Đây là việc một người sẽ được pháp luật thừa nhận có quyền sở hữu đối với tài sản mà họ đang chiếm giữ nhờ họ chiếm hữu tài sản phù hợp với thời hiệu và thỏa mãn một số quy định cụ thể của pháp luật, chẳng hạn phải chiếm hữu công khai, ngay tình, liên tục,…
Chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát những quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong luật La Mã và pháp luật Việt Nam để có thể nắm bắt một cách tổng quát chung về chế định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
2.1 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo pháp luật La Mã:
Theo pháp luật La Mã thì việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là một dạng của xác lập phái sinh hay còn gọi là xác lập không theo ý chí Bởi quyền
sở hữu đối với tài sản được xác lập trước và được chuyển giao cho chủ sở hữu sau cùng với tất cả những hạn chế quyền sở hữu đã được áp đặt đối với chủ sở hữu trước gọi là xác lập không theo ý chí, bởi vì quyền sở hữu được chuyển giao cho chủ sở hữu sau mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu trước Quá trình hoàn thiện chế định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong luật La Mã
có thể được chia thành ba giai đoạn.{}
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 19Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu của công dân La Mã: việc xác lập các quyền sở hữu theo thời hiệu của công dân La Mã được thừa nhận trong luật 12 Bảng với các điều kiện rất dễ dãi về thời gian: Hai mươi năm chiếm hữu có được quyền sở hữu bất động sản và một năm chiếm hữu để có quyền sở hữu động sản Việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong luật 12 Bảng không được thừa nhận cho người không có tư cách công dân La Mã và chỉ được áp dụng đối với các tài sản nằm trên lãnh thổ Italie
Như vậy căn cứ vào những quy định trên cho thấy rằng quyền sở hữu được xác lập mang đậm bản chất của tập quán hơn là quy định của pháp luật, mặc dù nội dung này được thừa nhận trong luật 12 Bảng nhưng thực chất thì nó được hình thành từ đời sống của công dân La Mã, họ muốn pháp luật công nhận họ
là chủ sở hữu hợp pháp đối với những gì mà họ chiếm được Điều này thể hiện
rõ thái độ của chủ sở hữu đối với tài sản đó Để có thể là chủ sở hữu với đầy đủ
quyền năng cơ bản thì họ phải trải qua và thỏa mãn khoảng thời gian, điều kiện khắt khe hơn chứ không phải là chỉ đơn thuần là hai mươi năm đối với bất động sản và một năm đối với động sản Có thể nói rằng đây là những hạn chế nhất định của pháp luật La Mã mà cụ thể hơn là luật 12 Bảng mang nội dung nhằm mục đích hạn chế đội tượng, chủ thể của quyền sở hữu với tư cách là người chiếm hữu phải là công dân La Mã và tài sản để xác lập quyền sở hữu phải nằm trên lãnh thổ La Mã Điều kiện này có ý nghĩa rất quan trọng cho việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Đến thời cổ điển, các thẩm phán ràng buộc việc áp dụng các quy định của luật 12 Bảng liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu vào các điều kiện:
1 Phải có căn cứ xác lập quyền sở hữu
2 Phải có sự ngay tình của người chiếm hữu
3 Phải có sự liên tục của việc chiếm hữu
- Điều kiện thứ nhất là phải có căn cứ xác lập quyền sở hữu: căn cứ đó có
thể là một giao dịch hoặc một sự kiện pháp lý có tác dụng xác lập quyền sở hữu
- Phải có sự ngay tình của người chiếm hữu: sự ngay tình chỉ cần tồn tại ở thời điểm xác lập sự chiếm hữu do hiệu lực của việc chuyển quyền sở hữu
- Phải có sự liên tục của việc chiếm hữu: trong thời hạn một năm hoặc hai năm, tùy theo tài sản là động sản hay bất động sản, việc chiếm hữu có liên tục hay không Việc chiếm hữu bị coi là gián đoạn một khi người chiếm hữu không còn chiếm hữu thực tế đối với tài sản hoặc khi có một người khác tiến hành
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 20định đoạt tài sản mà người chiếm hữu không phản đối Trái lại, việc chiếm hữu vẫn được coi là liên tục khi người chiếm hữu chết: người thừa kế tiếp tục nhân thân của người chết và do đó, tiếp tục sự chiếm hữu do người chết để lại, thậm chí tiếp tục cả sự ngay tình hoặc không ngay tình của người chết Riêng người được chuyển nhượng tài sản do hiệu lực của một giao dịch có thể lựa chọn giữa việc kế tục sự chiếm hữu của người chuyển nhượng hoặc bắt đầu thời hiệu chiếm hữu của riêng mình
Có thể nói đây là bổ sung có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến bộ của pháp luật dân sự La Mã Quyền sở hữu của cá nhân chỉ được xác lập và thừa nhận một khi sự chiếm hữu có căn cứ, phải ngay tình và phải có sự liên tục về thời gian chiếm hữu Với những quy định mang tính chặt chẽ và ổn định trên thì việc một người chiếm hữu một tài sản của người khác dựa trên căn cứ pháp
lý, họ ngay tình, họ thỏa mãn điều kiện thời gian Như vậy họ hoàn toàn có tư cách chủ sở hữu
Hết thời hiệu khởi kiện được xây dựng như một biện pháp bổ sung cho chế định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu của công dân La Mã Được áp dụng cho cả những người không phải là công dân La Mã, chế định không có tác dụng xác lập quyền sở hữu cho người chiếm hữu mà chỉ được coi như một công cụ
tự vệ mà người chiếm hữu có thể sử dụng trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện một vụ kiện đòi tài sản Nói rõ hơn, các tài sản tranh chấp vẫn thuộc về chủ sở hữu, nhưng người chiếm hữu không thể bị truất quyền chiếm hữu, một khi chiếm hữu đã được duy trì liên tục trong một thời gian Chế định hết thời hiệu khởi kiện được áp dụng cho tất cả các tài sản không thuộc phạm vi chi phối của chế định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu của công dân La Mã
Thời hạn chiếm hữu tối thiểu để việc hết thời hiệu khởi kiện phát sinh hiệu lực là mười năm, nếu chủ sở hữu cư trú tại nơi có tài sản, hai mươi năm nếu chủ sở hữu không cư trú nơi đó Hết thời hiệu khởi kiện chỉ là một biện pháp trừng phạt áp dụng đối với chủ sở hữu nào không tích cực trong việc bảo vệ tài sản của mình Biện pháp này không được áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu
vì lý do bất khả kháng mà không thể tỏ ra tích cực trong việc bảo vệ tài sản của chính mình Bởi vậy thời hạn được hoãn tính trong trường hợp chủ sở hữu ở trong tình trạng mất năng lực hành vi hoặc vắng mặt để thực hiện một dịch vụ công Việc kết nối thời hiệu bị gián đoạn trong trường hợp nào sản được chuyển nhượng và thời hiệu bị gián đoạn trong trường hợp việc chiếm hữu bị gián đoạn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 21Nói tóm lại đây là chế định nhằm bảo vệ chủ sở hữu tài sản trong những trường hợp bất khả kháng, nhưng đồng thời người chiếm hữu vẫn được bảo vệ, nếu người chiếm hữu duy trì sự chiếm hữu trong khoảng thời gian nhất định Xét về mặt bản chất bên trong thì chế định này vẫn mang nội dung của một chế định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Mặc dù điều kiện xác lập chỉ đơn thuần là thời gian như một hình phạt đối với chủ sở hữu đích thực tỏ ta thờ ơ với tài sản của mình
Giải pháp tổng hợp của luật Byzance
Người làm luật dưới thời hạ đế quốc, chịu ảnh hưởng của chủ trương củng
cố cơ sở đạo đức cho pháp luật về tài sản, đã thống nhất hai chế định nêu trên thành một Hệ quả là:
1 Từ nay về sau, cả những người không phải là công dân La Mã cũng có quyền xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
2 Thời hiệu xác lập quyền sở hữu trở nên dài hơn và được thừa nhận trong những điều kiện ngặt nghèo hơn
- Thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với động sản được xác định là ba năm Thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với bất động sản được xác định là mười năm hoặc hai mươi năm tùy theo chủ sở hữu hay không có cư trú tại tỉnh nơi tọa lạc bất động sản tuy nhiên, quyền sở hữu chỉ được xác lập do thời hiệu, nếu người chiếm hữu ngay tình lúc bắt đầu chiếm hữu và việc chiếm hữu có căn cứ
- Thời hiệu xác lập quyền sở hữu là ba mươi nặm đối với bất động sản, trong trường hợp việc chiếm hữu không có căn cứ, nhưng người chiếm hữu ngay tình, từ lúc bắt đầu chiếm hữu
- Ngoài ra, luật thừa nhận rằng ngay nếu như người chiếm hữu không có căn
cứ và không ngay tình, việc chiếm hữu cũng được bảo vệ một khi đã được duy trì liên tục trong 30 năm: Người chiếm hữu không có quyền sở hữu, nhưng sau
ba mươi năm, chủ sở hữu không thể kiện yêu cầu trục xuất người chiếm hữu ra khỏi bất động sản của mình Tuy nhiên, giải pháp này không thể áp dụng trong trường hợp việc chiếm hữu việc chiếm hữu đã được xác lập bằng vũ lực
Với những quy định từ ba chế định trên ta có thể rút ra kết luận mặc dù ở ba chế định mang nội dung và điều kiện khác nhau về xác lập một quyền sở hữu trên cơ sở của việc chiếm hữu Mặc dù vậy nhưng ở các chế định ấy vẫn có tính chất chung là xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu mà pháp luật đã ấn định Mỗi nội dung mang nét đặc trưng riêng phản ánh đúng đắn bản chất của chế định đó
mà đặc biệt hơn hết là chế định tổng hợp của luật Byzance với những điều kiện thật khắt khe mà chủ thể chiếm hữu tài sản phải tuân theo một cách tuyệt đối
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 22Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền sở hữu của mỗi cá nhân khi họ là chủ sở hữu đích thực của tài sản đó
Có thể khẳng định rằng pháp luật La Mã nói chung pháp luật dân sự nói riêng là nền tảng cho nền pháp luật các nước Mà các chế định về xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu là một minh chứng, nó biểu hiện và phản ánh rõ nét tính
ưu việt của pháp luật phương Tây
2.2 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo pháp luật Việt Nam:
Luật Việt Nam thừa nhận một người chiếm hữu tài sản hoặc được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật, nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu và quy định cụ thể tại Điều 247 Bộ luật Dân sự 2005 Trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, theo sự hình thành và phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam, chế định này ngày một hoàn thiện
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 23Chương 2 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI
HIỆU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUY ĐỊNH VỀ XÁC LẬP QUYỀN
SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM:
1.1 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu từ thời Lê, Nguyễn:
1.1.1 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu dưới thời Lê:
Thời Lê (hay còn gọi là Hậu Lê, bao gồm cả giai đoạn Lê sơ và Lê Trung Hưng) – là một trong những thời kỳ có vị trí đặc biệt trong lịch sử hình thành
và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam Triều Lê là một triều đại có lịch
sử phong kiến lâu dài (từ năm 1428 đến năm 1788) và được đánh giá là một Nhà nước tập quyền mạnh, có vị trí và uy tín lớn ttrong khu vực Đặc biệt, thời này là thời kỳ khôi phục và phát triển của các phương thức sản xuất phong kiến, nhất là chính sách về ruộng đất của nhà Lê như chính sách lộc điền, quân điền Pháp luật thời Lê theo đó cũng có nhiều sự phát triển mạnh mẽ, độc đáo, như lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam và có lẽ cả phương Đông có
một bộ luật tố tụng riêng biệt (Bộ tư pháp, Viên nghiên cứu khoa học pháp lý –
Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – năm 1998) Về mặt pháp luật Dân dự thời
Lê cũng có nhiều phát triển Nhà Lê ban hành những bộ luật được đánh giá là giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, như bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), soạn thảo và ban hành Luật quân điền, thực chất là luật đất đai,…
Pháp luật nhà Lê rất chú trọng đến quyền sở hữu Nhà Lê xác lập quyền sở hữu chặt chẽ, tối cao của Nhà nước về ruộng đất,…Vấn đề về sở hữu Nhà nước phong kiến Trung ương, mà trước hết là quyền sở hữu ruộng đất đã được xác định ở Việt Nam từ rất sớm (do đặc điểm của quá trình khai phá và quản lý đất đai) Tuy nhiên, vấn đề sở hữu Nhà nước phong kiến trung ương chỉ được thực
sự xác lập một cách tương đối vững chắc từ thời Lê sơ (thế kỉ XV) và được tiếp tục duy trì trong các thế kỉ sau Điều này cho thấy pháp luật thời này rất chú trọng đến quyền sở hữu Đặc biệt là quyền sở hữu chủ yếu tập trung về tay nhà nước phong kiến, thể hiện ở việc phân chia và thừa nhận ba hình thức sở hữu trong luật nhà Lê: sở hữu Nhà nước phong kiến Trung ương, sở hữu làng xã và
sở hữu tư nhân Hình thức sở hữu tư nhân ngày càng phát triển mạnh hơn lúc
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 24mới ra đời vào thời Lý – Trần Nhưng đối với hình thức sở hữu tư nhân thì pháp luật dân sự nói chung và pháp luật sở hữu nói riêng thời kỳ này chưa có những quy định chặt chẽ về nội dung xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Nhưng Luật thời Lê cho phép những ruộng đất và tài sản đem cầm cố đã quá hạn mà không chuộc thì thuộc về người cầm, ruộng đất đã chiếm hữu lâu năm được chuyển thành quyền sở hữu của người chiếm hữu lâu năm đó, trừ trường
hợp người chủ ruộng đất do chiến tranh mà phải phiêu bạt đi xa (Điều 384,
387 của Quốc triều hình luật) Niên hạn để chuộc lại ruộng đất đối với người
trong họ là ba mươi năm, đối với người ngoài họ là hai mươi năm
Chế định sở hữu dưới thời Lê được xây dựng khá chặt chẽ, nhưng Nhà nước lúc này chủ yếu chú trọng sở hữu của giai cấp thống trị nhiều hơn nên sở hữu
tư nhân chưa được quy định chặt chẽ, đặc biệt là nội dung của việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu vẫn có nhiều hạn chế, luật không quy định thành một điều khoản cụ thể mà chúng ta chỉ có thể hiểu ngầm về nội dung của quyền này được thể hiện thông qua hai điều luật như đã nêu ở trên trong Quốc triều Hình luật
1.1.2 Xác lập quyền sở hữu tài sản dưới thời Nguyễn:
Xã hội dưới thời Nguyễn có nhiều biến động, thay đổi Nhà Nguyễn là thời đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, tồn tại từ năm 1802 đến 1945 Tuy nhiên, trên thực tế nhà Nguyễn chỉ tồn tại một cách độc lập trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX, sau đó đầu hàng thực dân Pháp Xã hội dưới thời này xảy ra nhiều cuộc nội chiến kéo dài, hạn chế việc giao lưu dân sự, đặc biệt là giao lưu dân sự có yếu tố nước ngoài, xây dựng và củng cố Nhà nước phong kiến tập quyền, nặng về chuyên chế Pháp luật dân sự thời Nguyễn có một số nét hạn chế do ảnh hưởng của sự tráo trộn xã hội Nhà Nguyễn Ban hành Hoàng Việt luật lệ, nhưng chỉ là bắt chước luật nhà Thanh, thủ tiêu những chế độ dân sự tương đối tiến bộ đã được ghi nhận trong Quốc triều hình luật, các quy định về dân sự trong bộ luật này cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, một số vấn đề không được ghi nhận hoặc thiếu những quy định cụ thể
Nhà Nguyễn thừa nhận ba hình thức sở hữu như nhà Lê Trong đó sở hữu Nhà nước phong kiến Trung ương về ruộng đất vốn đã không lớn lại có xu hướng ngày càng bị thu hẹp lại Sở hữu làng xã đồng thời tồn tại cả hai quyền lực của Nhà nước phong kiến Trung ương và của làng xã Quyền sở hữu làng
xã bị thu hẹp rất nhiều Đầu thế kỷ XIX, sở hữu tư nhân phát triển mạnh, pháp luật nhà Nguyễn quy định trong trường hợp dân lưu tán, quyền sở hữu ruộng đất của họ được bảo đảm trong thời gian tương đối dài (đến năm 1854 Nhà
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 25nước mới chính thức tuyên bố những dân lưu tán trước năm 1802 mà chưa về thì bị mất quyền sở hữu ruộng đất) Trong lúc vắng chủ, Nhà nước lúc bấy giờ cho phép người làng hoặc người làng lân cận chiếm giữ cày cấy, nếu người chủ lưu tán quá lâu mà không về thì cho phép người khai trưng được quyền sở hữu Đối với ruộng đất tư bỏ hoang, ở Bắc kỳ từ năm 1834 cho phép người nào khai khẩn trước được nhận làm ruộng tư của mình, ở Nam kỳ từ năm 1836 nếu ruộng đất tư bỏ hoang đều được sung công điền Năm 1810 nhà Vua Nguyễn xuống chiếu quy định ruộng đất ẩn lậu thì cho người khai trưng nhận làm ruộng
tư
Như vậy có thể nói tuy lĩnh vực dân sự dưới thời Nguyễn có phần bị thu hẹp, nhưng chế định sở hữu dưới thời Lê đã đánh dấu những bước phát triển của phát luật lúc bấy giờ, đặc biệt chế định quyền sở hữu đã có những quy định chặt chẽ hơn Sở hữu tư nhân được bảo vệ tuyệt đối Tuy nhiên những quy định đối với tài sản bị bỏ hoang mà cụ thể là ruộng đất vẫn còn mang tính chung chung, chưa được cụ thể hóa Bên cạnh đó, tuy quyền sở hữu của Nhà nước phong kiến Trung ương đã bị thu hẹp dần, nhưng vẫn tồn tại quyền sở hữu tối cao của Nhà nước cho nên sở hữu tư nhân bị xâm phạm, bị can thiệp, thậm chí
bị Nhà nước dùng quyền lực tước đoạt một bộ phận sung làm công điền quân cấp
1.2 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu dưới thời Pháp thuộc:
Năm 1958 thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược Việt Nam, chia đất nước ta thành ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Tiến hành vơ vét về kinh
tế, cai trị đất nước làm cho các tổ chức xã hội trước đây bị phá hủy Để phục vụ cho chính sách “chia để trị”, đã ban hành bộ luật dân sự đầu tiên, sao chép một cách máy móc bộ luật dân sự Napoleong của Pháp nên không phản ánh được thực trạng xã hội Việt Nam và phong tục truyền thống của người Việt
Tuy nhiên, chế định về sở hữu nói riêng tuy được phỏng theo tinh thần của luật Pháp, nhưng cũng phản ánh được phần nào phong tục tập quán của người Việt chế định sở hữu được quy định một cách cụ thể bằng các chế định pháp luật trong bộ luật dân sự của ba miền: Dân sự Bắc Kỳ, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật,và Bộ luật giản yếu được áp dụng tại Nam kỳ Pháp luật thời kỳ này thừa nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu như sở hữu của pháp nhân công, sở hữu của các pháp nhân tư, sở hữu tư nhân và sở hữu chung
Ở hình thúc sở hữu tư nhân quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ bao gồm quyền chiếm hữu, hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối Chế định quyền sở hữu ở giai đoạn này đã xây dựng được những quy định mang
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 26tính cụ thể hơn về việc xác lập quyền sở hữu đối với người không phải là chủ
sở hữu
Quyền sở hữu của chủ sở hữu dưới thời Pháp thuộc có thể do được thừa kế,
do thực hiện các giao dịch dân sự thông qua các khế ước hoặc do chiếm hữu một tài sản theo quy định của pháp luật Theo đó, đối với bất động sản, người chiếm hữu trong vòng 15 năm liên tiếp trở thành chủ sở hữu Việc chiếm hữu phải ngay thẳng, công nhiên, không gián đoạn, không ám muội Nếu người chiếm hữu không có văn tự chính đáng làm bằng hoặc có văn tự nhưng xét ra
người ấy gian dối, thì thời hiệu trở thành chủ sở hữu là 30 năm (Điều 551 Dân
luật Bắc kỳ và Điều 569 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật) Đối với động sản, nếu
một người chiếm hữu một động sản hữu hình một cách chính đáng, ngay tình
thì tức khắc trở thành sở hữu chủ đối với vật đó (Điều 553 Dân luật Bắc kỳ và
Điều 570 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật)
Người nào đánh mất hay bị ăn trộm một động sản trong vòng một năm kể từ ngày mất mà thấy vật ấy ở trong tay một người nào khác cũng có thể đòi lại, người chiếm hữ có quyền kiện người đã trao đổi vật ấy cho mình… Như vậy xét cho cùng thời hiệu để xác lập quyền sở hữu tuyệt đối đối với một động sản trong giai đoạn này là 1 năm kể từ ngày người chủ sở hữu đầu tiên bị mất động sản
Ảnh hưởng của Bộ luật Napoleong sây sắc, pháp luật thời Pháp thuộc về vấn
đề quyền sở hữu đã được quy định rõ ràng, cụ thể hơn, các hình thức xác lập quyền sở hữu đối với người không phải là chủ sở hữu mở rộng và được hợp pháp hóa nếu thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định
1.3 Xác lập quyền sở hữu tài sản từ Bộ luật Dân sự 1995 đến Bộ luật Dân sự 2005:
1.3.1 Xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu trong Bộ luật Dân sự 1995:
Trải qua một thời gian dài kháng chiến chống thực dân, chống đế quốc, Việt Nam đang từng bước xây dựng, củng cố đất nước về tất cả mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật,…Bộ luật Dân sự 1995 ra đời, đánh dâu sự phát triển vượt bậc của nền lập pháp nước nhà Trong đó, chế định về quyền sở hữu được ghi nhận và hoàn thiện cho phù hợp với xã hội hiện tại, trên tinh thần tôn trọng
sở hữu của toàn dân, sở hữu cá nhân, tổ chức,…Trong đó, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ công dân được nhà nước và pháp luật bảo vệ Chế định về xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu cũng được ghi nhận hết sức cụ thể:
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 27ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời
điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
(Điều 255 Bộ luật Dân sự 1995) Nhưng người chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu
toàn dân, không có căn cứ pháp luật, thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó
Chiếu theo những quy định tại Điều 255 Bộ luật Dân sự 1995 thì một người
không phải là chủ sở hữu khi muốn xác lập quyền sở hữu đối với một tài sản thì phải thỏa mãn các điều kiện: về tính hợp pháp, tức là sự chiếm hữu phải liên tục, công khai, thời hạn để chiếm hữu đối với động sản là mười năm, bất động sản là ba mươi năm Trên đây là những quy định mang tính nguyên tắc Mặc dù Nhà nước đã mở rộng các hình thức sở hữu thành bảy hình thức, quyền sở hữu
cá nhân được bảo vệ một cách tuyệt đối nhưng bên cạnh những nguyên tắc vẫn tồn tại những ngoại lệ theo khoản 2 Điều 255 đối với hình thức sở hữu toàn dân, mặc dù đã thỏa mãn những điều kiện được quy định để xác lập quyền thì người chiếm hữu vẫn không thể là chủ sở hữu hợp pháp tài sản đó
Với những quy định như trên đã cho phép chúng ta khẳng định lại một lần nữa về sự tiến bộ vượt bậc của Bộ luật Dân sự 1995, cũng như của pháp luật dân sự lúc bấy giờ Nội dung của quyền sở hữu được xác định rõ ràng với ba quyền năng cụ thể: sử dụng, chiếm hữu, định đoạt Riêng quyền chiếm hữu đã được pháp luật quy định cụ thể trong từng điều luật về việc xác lập quyền sở hữu của người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu Mà đặc biệt là quyền sở hữu còn được xác lập theo thời hiệu cụ thể mà pháp luật quy định đối với từng loại tài sản Như vậy quyền sở hữu của một chủ thể có thể được xác lập dưới mọi hình thức nếu nó phù hợp với điều kiện mà pháp luật bắt buộc
1.3.2 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong Bộ luật Dân sự 2005:
Theo Bộ luật Dân sự 2005 thì người chiếm hữu, được lợi về tài sản không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không trở thành chủ sở hữu tài sản đó
Mặc dù giữa Bộ luật Dân sự 1995 và 2005 có quy định khác biệt nhằm hoàn thiện hơn những nội dung chưa phù hợp Nhưng ở nội dung của điều luật trên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 28thì giữa hai Bộ luật có nội dung giống nhau, chỉ có một điểm khác nhau ở khoản 2 đó là từ hình thức sở hữu toàn dân đổi thành sở hữu Nhà nước, sự thay đổi này phù hợp với những hình thức sở hữu mà pháp luật thừa nhận Có thể nói đây là sự kế thừa tính ưu việt của những quy định trước đây những giá trị vẫn tồn tại phản ánh hiện thực bối cảnh của đời sống dân sự hiện nay
2 ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU TRONG BLDS 2005:
Theo khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 thì khi người chiếm hữu, được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này Như vậy ta có thể thấy rằng một người chiếm
hữu hoặc được lợi về tài sản muốn xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật dân sự quy định Những điều kiện này như ta có thể thấy là: người chiếm hữu, được lợi về tài sản phải là người chiếm hữu không có pháp luật tài sản đó; người người chiếm phải ngay tình; việc chiếm hữu phải liên tục, công khai; việc chiếm hữu phải thỏa mãn điều kiện về thời hiệu; hiệu lực xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
2.1 Người chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:
2.1.1 Tài sản:
Tài sản có thể được phân loại theo nhiều cách Việc phân loại tài sản có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Trong luật La tinh, tài sản được phân thành: động sản và bất động sản, tài sản hữu hình và tài sản vô hình, vật tiêu hao và vật không tiêu hao, vật cùng loại và vật đặc định,…Trong luật Anh-Mỹ: quyền sở hữu đối vật và quyền sở hữu đối nhân; đất đai và các tài sản khác bao gồm tiền, động sản hữu
hình mà không phải là tiền, động sản vô hình và funds (TS Nguyễn Ngọc Điện
– Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam – Nhà xuất bản Trẻ
- năm 2001)
Luật thực định Việt Nam có xu hướng định hình một hệ thống phân loại tương tự như luật la tinh: động sản và bất động sản, vật đặc định và vật cùng loại, vật chính và vật phụ,…Tùy theo những tiêu chí khác nhau mà luật phân loại tài sản, việc phân loại tài sản có ý nghĩa liên quan trực tiếp đến những quy định của pháp luật có liên quan, như trong phương diện bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu hoặc trong việc xác định các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp có liên quan Ở
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 29đây, tôi muốn tìm hiểu loại tài sản nào có thể được xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu tại Điều 247 Bộ luật Dân sự 2005 Và việc phân loại tài sản sẽ
giúp xác định chính xác đối tượng của quyền sở hữu trong trường hợp này
Tài sản theo quy định như đã nêu ở Điều 247 BLDS 2005 là động sản và bất
động sản Trong cổ luật Việt Nam không có sự phân biệt tài sản thành động sản
và bất động sản Tuy nhiên đất đai thì được chú trọng đặc biệt, bởi vì đất đai
được xem là tài sản có giá trị nhất Trong “Quốc triều Hình luật” và “Hoàng
việt luật lệ” chủ yếu đề cập đến đất đai hoặc tài sản liên quan đến đất
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam chia thành ba Kỳ tương ứng với mỗi
Kỳ là một hệ thống pháp luật dân sự riêng ( Dân luật giản yếu Nam Kỳ ban hành ngày 26/3/1883, Dân luật Bắc kỳ ban hành ngày 30/3/1931, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật ban hành vào các ngày 13/7/1936, 08/01/1938, 28/9/1939 tuy nhiên cả ba hệ thống pháp luật đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ pháp luật dân sự của Pháp Do đó việc phân chia tài sản cũng được phỏng theo quy định của pháp luật dân sự Pháp Các BLDS trên không quy định tài sản được chia ra làm động sản và bất động sản mà chúng được quy định dưới dạng liệt kê như BLDS Pháp, vì vậy mà bất động sản cũng được phân chia theo tính chất, theo mục đích và theo quyền sử dụng
- Bất động sản về tính chất ( Điều 450 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 461 Hoàng
Việt Trung Kỳ Hộ luật) bao gồm:
+ Ruộng đất;
+ Nhà cửa, trừ những nhà có thể tháo ra, lắp lại mà không hư hại nhiều;
+ Tường xây xung quanh hàng rào;
+ Ao, hồ, rãnh, sông đào, lòng sông;
+ Đê đập và các công trình xây đắp khác để chắn nước;
+ Rừng cây cối mọc liền với đất;
+ Mỏ cùng đá chưa khai quật lên;
+ Hoa quả, mùa màng chưa gặt hái;
+ Những vật tuy về tính chất là động sản nhưng là những cốt yếu của ruộng đất, nhà cửa
Cũng như BLDS Pháp Bất động sản theo tính chất là đất đai, nhà cửa và những vật dụng, những công trình mà đất là cơ sở, cội nguồn và những thứ này dựa vào đất mới tồn tại, phát triển Nếu còn gắn vào đất thì được xem là bất động sản còn nếu bứt ra khỏi đất thì không được xem là động sản nữa Tuy nhiên cũng có một sự khác biệt, đó là trong BLDS Pháp nhà cửa thì được xem
là bất động sản, còn trong Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 30thì nhà cửa cũng được xem là bất động sản trừ “những nhà có thể tháo ra, lắp
lại mà không hư hại nhiều” Sự khác biệt này có thể giải thích theo hướng là
hai BLDS này dựa trên những quy định của BLDS Pháp, nhưng cũng có sự cải biến cho phù hợp với điều kiện Việt Nam thời đó Xã hội Việt Nam thời kỳ này
là xã hội nông nghiệp (hơn 90% sống ở nông thôn), nhà ở chủ yếu là nhà lá (loại nhà tạm bợ không có nền móng vững chắc), do vậy nó không được xem là bất động sản
- Bất động sản về mục đích sử dụng (Điều 452 Dân luật Bắc Kỳ và Điều
462, 463 Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật) bao gồm:
+ Các động sản mà người chủ đặt vào trong nhà, đất của mình để khai thác, trang hoàng hoặc đặt vĩnh viễn hay nhất thời
+ Những vật – hang sau đây, nếu không có bằng chứng trái lại thì cho là bất động sản vì mục đích:
• Súc vật dùng để cày bừa, khai thác ruộng đất;
• Dụng cụ nông nghiệp (điền khí);
• Máy móc, dụng cụ trong nhà máy;
• Tranh, gươm, đồ trạm, những ống và máy phát điện đặt liền vào nhà cửa
mà khi tháo ra sẽ hư hại, hoặc những đồ vật kể trên gắn vào bất kỳ một bất động sản nào khác
• Cá ở ao, ong ở tổ, chim bồ câu ở chuồng
Nhìn chung bất động theo bản chất có sự thống nhất với BLDS Pháp, tuy có vài sự khác biệt nhỏ Nhưng khi liệt kê những bất động sản do mục đích sử dụng thì có sự khác biệt đáng kể Trước hết là cả BLDS Pháp và Dân luật Bắc
Kỳ, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật đều liệt kê những động sản để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là bất động sản, tuy nhiên trong BLDS Pháp (Điều 522)
quy định coi “các súc vật giao cho tá điền hay người quản lý dùng vào việc
canh tác”được coi là bất động sản nhưng nếu “giao cho một người khác không phải là tá điền hay người quản lý trang trại chăn nuôi là động sản” còn Dân
luật Bắc Kỳ, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật thì không quy định Khi quy định các vật dụng súc vật dùng để khai thác trong nông nghiệp thì cả ba đều coi là
bất động sản vì mục đích sử dụng, nhưng BLDS Pháp dùng thuật ngữ “đưa
vào” còn Dân luật Bắc Kỳ, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật thì sử dung cụm từ
“nếu không có bằng chứng trái lại”, từ đó cho ta thấy Dân luật Bắc Kỳ, Hoàng
Việt Trung Kỳ Hộ luật tuy đã suy đoán những vật dung trên là bất động sản nhưng cho phép chứng minh đều ngược lại, còn BLDS Pháp thì coi là mặc
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 31nhiên Quy định trong Dân luật Bắc Kỳ, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật có vẻ mềm mỏng hơn bởi nếu người bán một trang trại, có thể chỉ bán một phần mà không cần bán các vật có trên đất của trang trại đó
- Bất động sản về quyền sử dụng (Điều 453 Dân luật Bắc Kỳ,và Điều 464
Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật) bao gồm:
+ Những vật quyền: quyền sở hữu, quyền hưởng dụng thu lợi, quyền dùng
và quyền ở, quyền cho thuê dài hạn, địa dịch, quyền cầm cố bất động sản, quyền để đương
+ Quyền đi kiện, đòi lại một bất động sản
Trong BLDS Pháp không quy định Bất động sản về quyền sử dụng mà quy định bất động sản do có đối tượng trên bất động sản, tuy nhiên về nội dung thì chúng đều bao gồm: Các vật quyền trên bất động sản và các tố quyền (quyền thưa kiện) Nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể nào, đối với Các vật quyền trên bất động sản: quyền sở hữu (BLDS Pháp không quy định quyền này, người ta đồng nghĩa quyền sở hữu tài sản với chính tài sản đó), quyền hưởng dụng thu lợi (quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ bất động sản), quyền dùng
và quyền ở (quyền cư ngụ và hành dụng), quyền cho thuê dài hạn, địa dịch, quyền cầm cố bất động sản, quyền để đương (thế chấp)
Thời kỳ thống nhất đất nước, có rất nhiều văn bản được ban hành và có sử
dụng thuật ngữ “bất động sản” tuy nhiên trong tất cả các văn bản trên cũng
không có bất kỳ một văn bản nào giải thích thế nào là bất động sản, bởi vậy có thể suy đoán rằng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Miền Bắc trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ, cũng như trong giai đoạn này khi áp dụng pháp luật
có thể vẫn áp dụng nội dung khái niệm bất động sản của các BLDS trước đó để
áp dụng giải quyết những tranh chấp có liên quan đến bất động sản
Bộ luật Dân sự 1995 ra đời, đánh dấu sự phát triển của pháp luật nước nhà Điểm mới của BLDS 1995 so với các BLDS truyền thống của Việt Nam trước đây là trước khi phân loại tài sản thành động sản và bất động sản, BLDS 1995 xác định những gì được coi là tài sản Quy định này khắc phục được khiếm khuyết trong các BLDS trước đây, nó thể hiện ở chỗ trước khi phân loại một hiện tượng phải xác định đó là gì, phạm vi cua nó đến đâu Bởi vậy, trước khi
phân loại tài sản, Điều 172 BLDS 1995 quy định “Tài sản bao gồm vật có thực,
tiền, các giấy tờ trị giá được bằng tiền vá các quyền tài sản”
Tại chương 2 phần thứ 2 BLDS 1995 là việc phân loại tài sản thành động sản
và bất động sản Việc phân loại này được ưu tiên đứng đầu danh sách phân loại
Điều 181 BLDS 1995 xác nhận tài sản bao gồm động sản và bất động sản, dưới
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 32dạng liệt kê những gì là bất động sản (khoản 1) sau đó quy định “Động sản là
những tài sản không phải là bất động sản” (khoản 2) Tuy nhiên sự khác biệt
cơ bản trong việc phân chia động sản, bất động sản của BLDS 1995 với các BLDS truyền thống là Điều 181 BLDS 1995 đưa ra khái niệm chung về bất động sản, nêu lên tính chất chung của bất động sản trước khi liệt kê các bất động sản
Bất động sản là các tài sản không di dời được bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà ở, công trình xây đựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;
- Các tài sản gắn liền với đất đai;
- Các tài sản khác do pháp luật quy định;
Căn cứ vào quy định trên cho ta thấy tiêu chí mà các nhà lập pháp Việt Nam đặt ra để xác định tài sản có phải là bất động sản hay không đó là tính chất
“không di, dời được”, tức không thay đổi vị trí, di dời chổ khác được mà ở một
vị trí tương đối cố định Tuy nhiên, khi căn cứ vào các tài sản được liệt kê là
bất động sản thì ta có thể nhận thấy rằng tính chất “không di, dời được” lại
không phải là tiêu chí duy nhất của tất cả các tài sản được coi là bất động sản
Theo BLDS 1995, Cũng như các BLDS trước đây thì đất đai, nhà ở luôn được xem là bất động sản, khác với Dân luật Bắc Kỳ, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật, BLDS 1995 không quy định trường hợp nhà tạm bợ có thể tháo ra lắp lại
mà không hư hại nhiều thì không được xem là bất động sản, mà chỉ quy định rằng nhà ở thì mặc nhiên được coi là một bất động sản BLDS 1995 quy định rất xúc tích trong việc liệt kê bất động sản, trong các BLDS trước, Đê đập và các công trình xây đắp khác để chắn nước được xem là bất động sản, còn trong BLDS 1995 quy định chung cho các công trình xây dựng gắn liền với đất thì được xem là bất động sản, quy định của BLDS 1995 tỏ ra đầy đủ hơn các BLDS trước đây bởi như chúng ta biết, thực chất Đê đập và các công trình xây đắp khác để chắn nước cũng là một dạng công trình xây dựng gắn liền với đất (trên mặt đất hoặc trong lòng đất), mà trên thực tế có rất nhiều những công trình xây dựng gắng liền với đất chẳng hạn như đình, chùa, nhà máy, đập nước, bưu điện, hệ thống thủy lợi….do đó chúng ta không thể liệt kê toàn bộ các dạng công trình này mà chỉ có thể quy định về tính chất chung của nó
Các tài sản gắn liền với nhà ở và các công trình xây dựng đều được coi là bất động sản, với quy định này phạm vi bất động sản cũng được mở rộng gần như vô hạn định, tuy nhiên không phải tài sản nào gắn và nhà ở và các công
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 33trình xây dựng thì đều được xem là bất động sản, mà phải thỏa mản hai đều kiện sau:
- Tài sản gắn vào nhà ở và các công trình xây dựng là nhằm hoàn chỉnh, tạo thành một thể thống nhất, tăng giá trị sử dụng, giá trị kinh tế của nhà ở và công trình xây dựng đó (hệ thống điện, nước, thông khí, cửa sổ…)
- Thông thường việc gắn các “động sản” vào nhà ở và công trình xây dựng
phải do chủ sở hữu đối với nhà ở, công trình xây dựng đó thực hiện, do vậy các bất động sản và động sản này là cùng một chủ sở hữu Tuy nhiên có những trường hợp động sản và bất động sản không nhất thiết là của một chủ sở hữu,
đó là trường hợp cho thuê nhà, thuê khoán công trình xây dựng, và người thuê
gắn các “động sản” của mình vào bất động sản đang thuê
Các tài sản khác gắn liền với đất cũng được xem là bất động sản Những tài sản này chỉ được xem là bất động sản khi nó “gắn liền” với đất do vị trí tự nhiên, nếu tách ra khỏi đất đai (khai thác quặng hoặc cây đã bị đốn, mùa màng
đã thu hoạch…) thì các tài sản này trở thành động sản
Các tài sản khác do pháp luật quy định trong BLDS được coi là bất động sản BLDS 1995, tuy không trực tiếp liệt kê tài sản nào là bất động sản nhưng
nó là một quy định mở tạo tiền đề cho các quy định khác của pháp luật như
“tàu bay, tàu biển là đối tượng được thế chấp và được coi là bất động sản”,
theo quy định tại Quyết định số 217/QĐ-NH ngày 17/8/1996 của Thống đốc
Ngân hàng
Cũng tương tự như BLDS 1995, BLDS 2005 cũng xác định những gì
được coi là tài sản trước khi phân loại tài sản thành động sản và bất động
sản.Bất động sản và động sản đã được quy định tại Điều 174 BLDS 2005
Theo đó, bất động sản là các tài sản bao gồm đất đai; nhà, công trình xây
dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định Còn động sản cũng được quy định là những tài sản không phải là bất
- Các động sản trở thành bất động sản vì mục đích sử dụng chúng: Đó là các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất động sản Ví
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 34- Bất động sản do pháp luật quy định: Ngoài những tài sản là bất động sản
kể trên, khi cần thiết, bằng các văn bản pháp luật cụ thể, pháp luật có thể quy
định những tài sản khác là bất động sản Điểm d, khoản 1 Điều 174 BLDS đã quy định “…bất động sản có thể còn là các tài sản khác do pháp luật quy
định” Ví dụ quyền sử dụng đất được xác định là bất động sản, đây chính là
việc thừa nhận khái niệm quyền có tính chất bất động sản
Việc phân biệt động sản và bất động sản chủ yếu dựa trên tính chất vật lý không di dời được về mặt cơ học và giá trị kinh tế Trên thực tế thì những tài sản không di, dời được thường là những tài sản có giá trị lớn, như ruộng vườn, nhà cửa, ao chuôm Việc phân biệt động sản và bất động sản nhằm mục đích qui định hai quy chế pháp lý khác nhau cho hai loại tài sản này Hai quy chế pháp lý này ảnh hưởng trực tiếp đến những qui định của BLDS khi qui định về xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu, cũng như quy định về những quyền
và nghĩa vụ khác của chủ sở hữu cũng như những người chiếm hữu khác
2.1.2 Việc chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:
Theo Bộ luật Dân sự Điều 182 “quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý
tài sản” “Nắm giữ, quản lý” có thể bao hàm việc thực hiện quyền sử dụng
(dùng hoặc khai thác) hoặc quyền không sử dụng tài sản (cất giữ)
Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định Trong trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu nhưng vẫn bảo tồn tư cách chủ sở hữu, thì người chiếm hữu vẫn có quyền chiếm hữu của mình Cũng như vậy, trong trường hợp một người chiếm hữu tài sản của một người khác, dù không được chủ sở hữu chuyển giao: chiếm hữu tài sản bị đánh rơi,…Có khi một người chiếm hữu một tài sản nhưng lại không có các quyền được pháp luật thừa nhận đối với tài sản đó, như người chiếm hữu tài sản khi trộm, cướp Có người chiếm hữu tài sản của người khác trái với ý chí của người khác đó nhưng lại thật lòng tưởng rằng tài sản là của mình: người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
Nhưng nói chung là có hai trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Đoạn 1 Điều 169 BLDS 2005 có quy định: Việc chiếm hữu tài sản không phù
hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật Như vậy, việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây là
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 35chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật, còn ngược lại nếu chiếm hữu tài sản mà khác với các trường hợp này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; các trường hợp khác do pháp luật quy định Như ta đã biết một trong những điều kiện để có thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu tại điều
247 BLDS 2005 là việc chiếm hữu, được lợi về tài sản phải là việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, nếu ngược lại thì sẽ thuộc trường hợp xác lập quyền
sở hữu theo cách khác, không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này
Luật Việt Nam không phân biệt giữa chiếm hữu và cầm giữ đơn giản như trong luật Pháp Tuy nhiên trong khung cảnh của luật Việt Nam hiện hành, người chiếm hữu theo cung cách của chủ sở hữu và người chiếm hữu tài sản cho người khác chịu sự chi phối của các chế độ pháp lý không giống nhau trong quá trình thực hiện quyền chiếm hữu của mình đối với tài sản Và người chiếm hữu tài sản cho người khác không thể viện dẫn Điều 247 để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được hình thành từ hai yếu tố chủ quan
(animus) và khách quan (corpus) (TS Nguyễn Ngọc Điện – Bình luận khoa học
về tài sản trong luật dân sự Việt Nam – Nhà xuất bản Trẻ - năm 2001)
Yếu tố khách quan đặc trưng bằng việc thực hiện các quyền thuộc nội dung
của quyền sở hữu, thể hiện thành các giao dịch mang tính vật chất tác động lên tài sản (cất giữ đồ trang sức, trồng cây trên đất, thu tiền thuê tài sản,…)
Yếu tố chủ quan đặc trưng bằng thái độ tâm lý chủ sở hữu trong quan hệ với
người thứ ba liên quan đến tài sản được chiếm hữu, thể hiện thành cung cách ứng xử mang tính quyền lực đối với tài sản: có quyền sở hữu đối với tài sản, không cần báo cáo bất ký ai về những điều có liên quan đến tài sản, và không phải giao trả tài sản cho bất kì người nào Không có thái độ đó, người quản lý, nắm giữ tài sản chỉ là người chiếm hữu tài sản của người khác Tất nhiên, không thể hiểu theo nghĩa ngược lại, bất kỳ người nào có thái độ này cũng đều
là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó: người chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác cũng luôn xử sự trước người thứ ba theo cung cách của một chủ sở hữu đối với tài sản bị chiếm đoạt Thái độ tâm lý ấy khác với sự ngay tình:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 36người chiếm hữu ngay tình tin tưởng theo lương tâm rằng mình có quyền sở hữu đối với tài sản, dù thực ra họ không có quyền
Yếu tố chủ quan được cấu thành từ hai yếu tố nhỏ: ý chí và dự định Ý chí phải tỏ ra hữu hiệu, nghĩa là phải được bày tỏ bởi một người có năng lực hành vi: một người chưa thành niên hoặc không có đủ khả năng nhận thức về hành vi của mình không thể chiếm hữu các tài sản của mình Dự định, người chiếm hữu
xử sự nhằm khẳng định các quyền của chủ sở hữu đối với vật, nhằm cho tất cả mọi người thấy rằng vật thuộc về mình chứ không thuộc về người khác
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản sẽ bị mất nếu một trong hai yếu tố trên bị mất, và khi đó, người đang chiếm giữ tài sản của chủ sở hữu là người chiếm giữ không có căn cứ pháp luật, nếu người sau này mà có thêm yếu tố ngay tình, thì có thể họ sẽ được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Tóm lại, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là chiếm hữu khác với quy
định tại Điều 183, tức là sự chiếm hữu của một người, mà hành động chiếm giữ
tài sản của người này không rơi vào những trường hợp mà pháp luật cho phép
họ được chiếm giữ
Để xác lập được quyền sở hữu theo thời hiệu, người chiếm hữu tài sản phải chiếm hữu theo cung cách của một người có quyền sở hữu đối với tài sản đó, nghĩa là phải có đủ corpus và animus Người được ủy quyền, người thuê, người nhận ký gửi không bao giờ trở thành chủ sở hữu tài sản được ủy quyền quản lý, được cho thuê, được ký gửi thông qua việc chiếm hữu tài sản trong một thời gian dài Bởi vì những người này là những người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật Cũng như vậy đối với người chiếm hữu, sử dụng tài sản với sự đồng
ý mặc nhiên của chủ sở hữu (do quan hệ gia đình, quan hệ láng giềng, do tình trạng sở hữu chung theo phần,…)
2.2 Người chiếm hữu phải ngay tình:
Đây là điều kiện được xem là tiên quyết mà một người chiếm hữu muốn xác
lập quyền sở hữu cho mình Quy định của điều luật có nói về “một người chiếm
hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình”, vậy
chúng ta phải hiểu thế nào về cụm từ này: một người có một tài sản trong tay mình và tin rằng mình là chủ sở hữu tài sản đó, dù thực ra tài sản thuộc sở hữu của người khác?
Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không
có căn cứ pháp luật Theo nguyên tắc suy đoán của pháp luật dân sự, hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật sẽ là không ngay tình; vậy chủ thể chiếm
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 372.2.1 Chiếm đoạt tài sản của người khác:
Đoạn 2 Điều 189 BLDS 2005 quy định người chiếm hữu tài sản không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật Theo tinh thần
của những quy định đã nêu thì người tự mình chiếm đoạt tài sản của người khác không bao giờ được thừa nhận là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình theo khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 Trong trường hợp này người này biết rõ hoặc buộc phải biết rõ tài sản không thuộc sở hữu của mình, nhưng vẫn xử sự như thể mình là chủ sở hữu, cho nên người này không
có sự ngay tình cần thiết, khi đó, người này mãi mãi là người chiếm hữu không
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu