1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ở Công ty xây dựng cấp thoát nước

83 465 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 833,7 KB

Nội dung

Mã số: 545030 Ban chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh đề nghị Thầy đọc, nhận xét, đánh giá luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

*******

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hương

HÀ NỘI – 2002

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

*******

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC

Người hướng dẫn: TS Vũ Minh Trai Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hương

HÀ NỘI – 2002

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

*******

PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 3

K IL

Kính gửi: Thầy - TS Vũ Minh Trai là giáo viên hướng dẫn của sinh viên

Trần Thị Hương Mã số: 545030

Ban chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh đề nghị Thầy đọc, nhận xét,

đánh giá luận văn tốt nghiệp với đề tài:

“Một số biện pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng hệ thống

quản lý chất lượng ở Công ty xây dựng cấp thoát nước”

Đạt điểm : (Cho điểm chẵn)

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

K IL

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

*******

PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Kính gửi: Thầy (cô) là giáo viên phản biện của sinh

viên Trần Thị Hương Mã số: 545030

Ban chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh đề nghị Thầy (cô) đọc, nhận xét,

đánh giá luận văn tốt nghiệp với đề tài:

“Một số biện pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng hệ thống

quản lý chất lượng ở Công ty xây dựng cấp thoát nước”

Đạt điểm : (Cho điểm chẵn)

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

Giáo viên phản biện

Trang 5

LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 TRONG DOANH NGHIỆP

I QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

TRONG DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm về quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

Quản lý chất lượng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nhưng nhìn

chung nó đều phản ánh những hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu

cầu của khách hàng và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng

- Theo AC Rôbertson - nhà quản lý người Anh cho rằng: "Quản lý chất

lượng là sự ứng dụng các biện pháp thủ tục, kiến thức khoa học kỹ

thuật đảm bảo cho các sản phẩm đang hoặc sẽ sản xuất phù hợp với

yêu cầu thiết kế, với yêu cầu cho hợp đồng kinh tế bằng con đường

hiệu quả nhất, kinh tế nhất "

- Theo Kaoru Ishikawa giáo sư Nhật cho rằng: "Quản lý chất lượng có

nghĩa là nghiên cứu, thiết kế, triển khai sản xuất và bảo dưỡng một sản

phẩm có chất lượng nhất, kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng

và bao giờ cũng phải thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng."

- Theo A Faygenbanm giáo sư Mỹ cho rằng: "Quản lý chất lượng sản

phẩm là một hệ thống hoạt động thống nhất, hiệu quả nhất của những

bộ phận khác nhau trong một đơn vị kinh tế, chịu trách nhiệm triển

khai các thông số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và

nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và sản xuất một cách kinh tế nhất

thoả mãn nhu cầu thị trường."

Trang 6

Nhìn chung những quan điểm trên đều có điểm tương đồng và đều phản

ánh bản chất của quản lý chất lượng Tuy nhiên, quan điểm khá toàn diện và

được chấp nhận rộng rãi nhất đó là quan điểm quản lý chất lượng của tổ chức

tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO): "Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động,

các chức năng quản trị chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích

trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều

khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ

một hệ thống chất lượng." Trong đó:

• Chính sách chất lượng: là toàn bộ ý đồ và định hướng chất lượng do lãnh

đạo cao nhất của doanh nghiệp chính thức công bố

• Hoạch định chất lượng: là các hoạt động nhằm thiết lập mục tiêu và yêu

cầu đối với chất lượng để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng

• Đảm bảo chất lượng: là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và có hệ thống

trong hệ thống chất lượng và được khẳng định nếu cần để đem lại lòng

tin thỏa đáng rằng thực tế thoả mãn các yêu cầu đối với chất lượng

• Kiểm soát chất lượng: là hoạt động tác nghiệp được sử dụng để thực hiện

các yêu cầu về chất lượng

• Cải tiến chất lượng: là hành động tiến hành trong toàn bộ tổ chức để nâng

cao hiệu lực và các hiệu quả của các hoạt động và quá trình để cung cấp

lợi nhuận thêm cho tổ chức và cả khách hàng

• Hệ thống chất lượng: bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục quá trình và nguồn

lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng

Như vậy theo quan niệm quản lý chất lượng hiện đại thì vấn đề chất

lượng sản phẩm được đặt ra và giải quyết trong phạm vi toàn bộ hệ thống bao

gồm các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo, phân phối và

tiêu dùng sản phẩm Quản lý chất lượng là một quá trình liên tục mang tính hệ

Trang 7

thống, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp và môi trường bên ngoài,

giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác

2.1 Mục tiêu của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp:

- Trên cơ sở những sản phẩm có sẵn còn phải nâng cao mức phù hợp

của sản phẩm với nhu cầu của khách hàng trên cơ sở dạng tiết kiệm

chi phí sản xuất và nguồn nhân lực để sản xuất

- Thực hiện quản lý chất lượng thông qua các chức năng quản lý cơ bản

tuân theo vòng tròn chất lượng hay còn gọi là bánh xe Deming trên

vòng tròn chất lượng bao gồm 4 yếu tố đó là: PDCA (Planing: hoạch

định; Do: thực hiện; Check: kiểm tra; Action: điều chỉnh và cải tiến)

Đó là quá trình xác định mục tiêu chất lượng và làm thế nào để đạt

được mục tiêu quản lý chất lượng Từ chu trình PDCA có thể hình

dung: quản lý chất lượng là một hệ thống khép kín được lặp đi lặp lại,

lần sau hoàn hảo hơn lần trước

SƠ ĐỒ 1: CHU TRÌNH PDCA

Planing (Hoạch định)

(Điều chỉnh và cải tiến)

Check (kiểm tra)

2.2 Phạm vi và đối tượng của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

Trước kia kiểm tra quản lý chất lượng là kết quả cuối cùng của quá trình

sản xuất sản phẩm còn hiện nay nó được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất

Trang 8

2.3 Nhiệm vụ quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

- Xác định yêu cầu chất lượng cần phải đạt tới trong từng giai đoạn nhất

định, tức là phải xác định cho được sự thống nhất giữa thoả mãn nhu

cầu thị trường với những điều kiện kinh doanh cụ thể là với chi phí tối

ưu

Quản lý chất lượng phải được thực hiện nghiêm ngặt ở mọi khâu, mọi

cấp, mọi quá trình từ đó sẽ tạo được quy luật hoạt động nhịp nhàng ăn khớp với

nhau và sẽ đưa ra hướng chuyển biến mới cho doanh nghiệp

3 Chức năng và vai trò của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

3.1 Chức năng quản lý chất lượng

Như đã nêu ở phần trên ta có thể thấy được chức năng cơ bản của quản lý

chất lượng được thể hiện qua chu trình PDCA Đó là quá trình quản lý được trải

qua 4 khâu gọi là bánh xe Deming

- Hoạch định chất lượng ( PLANING): Hoạch định chất lượng là một

hoạt động xác định các mục tiêu và phương tiện nguồn lực, biện pháp

nhằm thực hiện các mục tiêu chất lượng sản phẩm

Đây là giai đoạn đầu tiên được gọi là quan trọng nhất trong các chức

năng quản lý chất lượng hiện nay Hoạch định chất lượng giúp cho

doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển lâu dài cho doanh

nghiệp Tạo cho doanh nghiệp chủ định trên thị trường và đưa ra chiến

lược thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường bằng con đường chất

lượng

- Hoạch định chất lượng tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác tốt

các yếu tố và các tiềm năng

Trang 9

- Hoach định chất lượng giúp cho doanh nghiệp có sự hiểu biết căn bản

về phương thức, phương pháp đúng về quản lý chất lượng

- Tổ chức triển khai thực hiện chất lượng (Do)

Đây là bước chuyển mục tiêu thành hiện thực và là quá trình điều khiển

các hoạt động tác nghiệp thông qua các hoạt động, những kỹ thuật, phương tiện,

phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo yêu cầu đúng kỹ thuật đã đề ra

Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch chất

lượng thành hiện thực

- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng (Check): Kiểm tra chất lượng là hoạt

động theo dõi thu thập phát hiện và đánh giá các lỗi của quá trình, sản

phẩm hay dịch vụ, được tiến hành xuyên suốt trong mọi khâu của quá

trình sản xuất sản phẩm Xác định được mức chất lượng đạt được

trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp

- Điều chỉnh và cải tiến (Action): Điều chỉnh là đưa ra những biện pháp

khắc phục sai lệch nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch chất lượng đề ra

Đồng thời đưa chất lượng phù hợp với tình hình mới, giảm dần những

khoảng cách giữa những mong muốn của khách hàng và thực tế chất

lượng đạt được Thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao hơn

Hoàn thiện và nâng cao mức chất lượng trong quá trình thực hiện có 2

phương pháp cơ bản:

• Đổi mới hoạt động: Làm thay đổi đột ngột, đưa mức chất lượng cao hơn

trước kia, tạo ra bước nhảy cho chất lượng

• Cải tiến liên tục: là quá trình tích luỹ sự thay đổi dần dần và liên tục

nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như quá trình

thực hiện

Trang 10

3.2 Vai trò của quản lý chất lượng với doanh nghiệp

- Doanh nghiệp áp dụng quản lý chất lượng thì tạo ra một nền văn hoá

doanh nghiệp, hình thành một phong cách làm việc mới, nề nếp thúc

đẩy hệ thống hoạt động tốt hơn

- Bên cạnh đó là việc tạo ra được sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng tối

đa nhu cầu của khách hàng Tạo được uy tín và danh tiếng của doanh

nghiệp trên thị trường

- Quản lý chất lượng tạo ra lòng tin tưởng của khách hàng

- Quản lý chất lượng góp phần làm giảm chi phí sai hỏng trong quá

trình sản xuất và dịch vụ

4 Những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

4.1.Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế

Thiết kế là khâu đầu tiên trong quản lý chất lượng, nó là một quá trình

sáng tạo dựa trên những hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật, về thị trường để

chuyên môn hoá đặc điểm của nhu cầu thành những đặc điểm của sản phẩm Do

vậy, hình thành hệ thống chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm có khả năng thoả

mãn nhu cầu của khách hàng

Kết quả của thiết kế là các bản đồ, sơ đồ thiết kế, các quy trình, đặc điểm

sản phẩm và các lợi ích của đặc điểm đó

4.2 Quản lý chất lượng trong khâu sản xuất

Mục tiêu quản lý chất lượng trong khâu này là khai thác huy động có hiệu

quả các quá trình công nghệ, thiết bị và con người đã lựa chọn để tạo ra sản

phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu thiết kế đã đặt ra

Nhiệm vụ chủ yếu của khâu này là:

Trang 11

- Đảm bảo cung cấp vật tư, nguyên vật liệu đáp ứng về mặt chủng loại,

số lượng, chất lượng, thời gian và đặc điểm cần thiết

- Tiến hành thiết lập và triển khai thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình,

thủ tục, quy phạm và thao tác thực hiện từng công việc

- Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bộ phận, bán thành phẩm sau từng

công đoạn Phát hiện sai sót và tìm nguyên nhân để loại bỏ

- Đánh giá, kiểm tra chất lượng cuối cùng các chỉ tiêu chất lượng cần

đánh giá

4.3 Quản lý chất lượng trong khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm

Mục tiêu của quá trình quản lý chất lượng này là cung cấp nhanh nhất sản

phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng về thời gian và các điều kiện

giao hàng Đồng thời giúp khách hàng khai thác tối đa giá trị sử dụng của sản

phẩm

5 Sự hình thành của hệ thống tiêu chuẩn ISO9000 trên thế giới

5.1 Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO

ISO là viết tắt của chữ International Organisation for Standardization Trụ

sở hiện nay của ISO đặt tại Thuỵ Sĩ Tổ chức này được thành lập vào năm 1946

Ban đầu chỉ có 26 thành viên tham đến nay có trên 100 thành viên tham gia

ISO là một tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế bao gồm các cơ quan tiêu chuẩn hoá

của các nước, có mục đích tạo thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển

hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khoa học, văn hoá kỹ thuật, kinh tế và các

lĩnh vực khác

Việt Nam đã chính trở thành thành viên của tổ chức này từ năm 1977 và

trong những năm gần đây Việt nam đã tham gia rất nhiều vào các hoạt động tổ

chức Đến năm 1990, Việt nam đã đưa tiêu chuẩn ISO vào hệ thống tiêu chuẩn

Trang 12

5.2 Sự hình thành của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

- Từ năm 1979 đã có nhiều bộ tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng ở các

nước Âu- Mĩ, với mục đích phục vụ công nghiệp quốc phòng Cụ thể

là các tiêu chuẩn áp dụng cho tầu Apollo, máy bay Concorde

Sau đó hệ thống đảm bảo chất lượng NATO, AQAP áp dụng cho

những nhà thầu phụ NATO được các nước Châu Âu hưởng ứng Năm

1979 British Standard Institution (BSI-Viện tiêu chuẩn Anh ) ban hành

bộ tiêu chuẩn BS 5750 về quản lý và đảm bảo chất lượng Đây cũng là

tiền thân của ISO 9000

- Hiện nay có khoảng trên 143 nước trên thế giới đã áp dụng ISO 9000

Ở Việt nam, Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi Trường, Tổng Cục Đo

Lường Chất Lượng đã công nhận tiêu chuẩn ISO 9000 và đã có nhiều

biện pháp khuyến khích áp dụng, tuy nhiên còn một số tiêu chuẩn ISO

9000 vẫn chưa được chuyển thành TCVN

5.3 Nội dung tiêu chuẩn ISO 9000

5.3.1 Các tiêu chuẩn và tương quan

Theo tài liệu mới nhất của ISO 9000; bộ tiêu chuẩn này bao gồm 21 tiêu

chuẩn với các nội dung sau:

1 / ISO 8402 :1994 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng

Trang 13

Phần 3: Hướng dẫn đối với các vật liệu được chế biến 12/ISO9004-4 :1993 Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ chất lượng

Phần 4: Hướng dẫn cải tiến chất lượng 13/ISO10005"1995 Quản trị chất lượng

Hướng dẫn làm phương án chất lượng 14/ISO10006:1997 Hướng dẫn quản lý chất lượng công trình

15/ISO10007:1995 Hướng dẫn quản trị hình thể

16/ISO10011-1:1990 Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng

Phần 1: Đánh giá 17/ISO 10011-2:1991 Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng

Phần 2: Chuẩn mực trình độ cho chuyên gia đánh giá hệ thống chất lượng

18/ISO10011-:1991 Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng

Phần 3: Quản lý các chương trình đánh giá 19/ISO10012-:1992 Yêu cầu về đảm bảo chất lượng cho phương tiện đo

Phần1: Hệ thống xác nhận đo lường cho phương tiện đo 20/ISO10012-:1997 Đảm bảo chất lượng cho phép đo

21/ISO 10013:1995 Hướng dẫn xây dựng sổ tay chất lượng

Trang 14

Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn sau đang chuẩn bị:

ISO/TR10014:1998 Hướng dẫn đối với việc quản lý giá trị kinh tế của chất

lượng ISO/DIS 10015 Quản lý chất lượng -Hướng dẫn về đào tạo

ISO/ DTR 10017 Hướng dẫn áp dụng kỹ thuật thống kê trong hệ thống ISO

9001 ISO/TR 13352:1997 Hướng dẫn áp dụng bộ ISO 9000 cho ngành công nghiệp

khai thác quặng sắt ISO13485:1996 Hệ thống chất lượng – Thiết bị y khoa – các yêu cầu riêng

biệt cho việc áp dụng ISO 9001 ISO13488:1996 Hệ thống chất lượng – Thiết bị y khoa – các yêu cầu riêng

biệt cho việc áp dụng ISO 9002 ISO /DIS14969 Hệ thống chất lượng- Hướng dẫn áp dụng ISO 13485 và

ISO 13488 ISO/DIS15161 Hướng dẫn áp dụng ISO 9001và ISO 9002 trong ngành

công nghiệp

Trang 15

Khi đăng kí xác nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, chúng ta chọn đăng

kí 1 trong 3 tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 nhưng vẫn phải phù hợp

với các tiêu chuẩn khác của hệ thống ISO 9000 đã nêu trên Biểu sau đây có thể

giúp phân biệt ISO 9001 / 9002 / 9003

BIỂU1: CÁC TIÊU CHÍ PHÙ HỢPVỚI ISO 9001 ĐẾN ISO 9003

4.4 Kiểm soát thiết kế

4.17 Xem xét đánh giá chất lượng nội bộ

4.16 Kiểm soát hồ sơ chất lượng

4.15 Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản, giao

hàng

4.14 Hành động khắc phục và phòng ngừa

4.13 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

4.12 Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm

1.11 Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và

4.1 Trách nhiệm của lãnh đạo

Từ những tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn ISO ta có thể chia thành 7 nhóm

tiêu chuẩn như sau:

Trang 16

5.3.2 Tóm tắt nội dung các tiêu chuẩn

- Hệ thống chất lượng, mô hình đảm bảo chất lượng trong vòng đời sản phẩm

với những tiêu chuẩn sau:

ISO 9001: Đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai sản xuất, lắp đặt

và dịch vụ

ISO 9002: Bảo đảm chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ

ISO 9003: Bảo đảm chất lượng trong kiểm tra thử nghiệm cuối cùng

Đây là nhóm tiêu chuẩn cơ bản Khi đánh giá một hệ thống chất lượng có

phù hợp hay không, các chuyên gia so sánh các yếu tố của hệ thống chất lượng

với các yếu tố của tiêu chuẩn ISO 9001/ 9002/ 9003

- Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng:

ISO 9000-1đến ISO 9000-4

ISO 10005 Hướng dẫn làm phương án chất lượng

ISO 10006 Hướng dẫn quản lý chất lượng công trình

ISO 10007 Hướng dẫn quản trị hình thể

- Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng:

Trang 17

5.4 Trường hợp áp dụng của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (ISO 9000 được áp dụng

trong trường hợp nào)

ISO 9000 được áp dụng trong 4 tình huống sau:

- Hướng dẫn quản lý trong các doanh nghiệp

- Theo hợp đồng giữa doanh nghiệp và khách hàng

- Đánh giá và thừa nhận bên thứ hai: Khách hàng đánh giá hệ thống

chất lượng của doanh nghiệp

- Chứng nhận của bên thứ ba: Hệ thống đảm bảo chất lượng của doanh

nghiệp được tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp chứng chỉ

Trang 18

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG HỆ THỐNG

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 TẠI

DOANH NGHIỆP

1 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng hệ thống quản lý chất

lượng trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp định hướng theo mô hình quản trị chất lượng bằng

cách áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là hướng đi mới và phát triển có tầm

nhìn vĩ mô Mô hình quản trị này sẽ trang bị cho doanh nghiệp lợi thế cạnh

tranh bền vững trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực ASEAN và

nền kinh tế toàn cầu

1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý

chất lượng ở doanh nghiệp

Để xác định những nhân tố ảnh hưởng này ta có thể căn cứ theo nhiều

cách khác nhau Nhưng tựu trung lại chúng ta thấy nổi lên một số vấn đề sau:

Tầm nhìn của doanh nghiệp, văn hóa, cách quản trị, cách thực hiện, ngành nghề

kinh doanh, loại sản phẩm dịch vụ

- Với tầm nhìn của doanh nghiệp: Đó là hướng tới một giá trị cao hơn

chúng ta cần đặt ra những giá trị mới để cán bộ công nhân viên phấn

đấu Mục đích là khuyến khích sự sáng tạo, cải tiến về chất lượng và

lấy quan điểm thoả mãn khách hàng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt

động cuả doanh nghiệp

- Về văn hoá: Văn hóa công ty là điều kiện cần thiết để tạo nên một

thực thể sản xuất có nề nếp trong nền kinh tế thị trường mạnh về

nguồn lực, vững vàng về danh tiếng và uy tín Do vậy, để xây dựng

được một công ty có truyền thống thì cần phải có đội ngũ cán bộ công

nhân viên có trình độ có tinh thần lao động sản xuất vì doanh nghiệp

của mình, có đức tính đoàn kết và tương thân tương ái, biết vận dụng,

biết lắng nghe là điều kiện không thể thiếu đối với cán bộ công nhân

Trang 19

viên trong doanh nghiệp Đồng thời cũng phải tạo cho được nề nếp

làm việc trong doanh nghiệp để cán bộ công nhân viên thực hiện sản

xuất kinh doanh có hiệu quả nhất

- Cách quản trị: Đây là một nhân tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng

lớn đến hiệu quả của hệ thống chất lượng được áp dụng trong doanh

nghiệp

- Các điều kiện về môi trường cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng

cao hiệu quả hệ thống chất lượng trong doanh nghiệp

2 Các điều kiện để áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào các doanh nghiệp:

Điều kiện để áp dụng bộ ISO 9000 vào các doanh nghiệp không đòi hỏi

cao Tuỳ từng đặc điểm của đơn vị kinh tế mà lựa chọn tiêu chuẩn cho phù hợp

Ở Việt nam các điều kiện để áp dụng bộ ISO 9000 cũng trong trường hợp ấy

Dưới đây là điều kiện áp dụng ISO 9000 vào các doanh nghiệp

4 Khai thác kinh doanh Tốt hay kém đều cần

5 Số lượng CBCNV 100 đến 500 là lý tưởng

6 Trình độ tay nghề CBCNV Càng cao càng tốt

7 Thời gian hoạt động Không nên mới quá

8 Thiết bị sản xuất Không nhất thiết phải mới lắm

9 Thiết bị kiểm tra Càng mới, hiện đại, đầy đủ càng

tốt

12 Tổ chức thực hiện Tổ chức phân công rõ ràng bằng

văn bản

Trang 20

14 Quản lý chất lượng sản phẩm Phải tốt

15 Hệ thống thông tin Phải tốt

16 Kiểm tra quá trình Phải tốt

20 Đầu vào và kiểm tra Phải tốt

- Loại hình đầu tư: Không quan trọng trong việc áp dụng ISO 9000 Có

ý kiến cho rằng ISO 9000 chỉ có thể áp dụng có hiệu qủa trong lĩnh

vực sản xuất nhưng không có lý gì là không thể áp dụng tốt trong lĩnh

vực dịch vụ và trong các lĩnh vực khác

- Ngành nghề sản xuất, dịch vụ hay ngành nghề chuyên môn không ảnh

hưởng lớn tới mức độ thuận lợi hay khó khăn khi áp dụng ISO 9000

- Doanh số: Nói chung, yếu tố này không có ảnh hưởng nhiều nhưng

nếu doanh nghiệp có doanh số nhỏ quá thì lợi ích khó bù đắp nổi chi

phí đánh giá phù hợp ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003

- Số lượng CBCNV: Từ 100-500 là lý tưởng nếu lớn quá mà lực lượng

cán bộ yếu thì khó thực hiện

- Thời gian hoạt động: Mới quá cũng khó thực hiện, trừ những doanh

nghiệp có vốn nước ngoài mà công ty mẹ có thể chuyển giao mô hình

quản lý tiên tiến Đối với những doanh nghiệp hoạt động tốt là có thời

gian lâu năm thì thuận lợi hơn

Trang 21

- Thiết bị sản xuất: Nếu thiết bị mới, đồng bộ thì dễ tạo nên chất lượng

ổn định theo tinh thần ISO 9000 Tuy nhiên, thiết bị không cần mới

lắm cũng có thể áp dụng ISO 9000

- Thiết bị kiểm tra: Càng mới, càng tiên tiến, càng đầy đủ thì càng thuận

tiện

- Lãnh đạo: Nếu có người trong ban lãnh đạo hiểu biết ISO 9000 thì

trước hết phải thực hiện quan tâm đúng mức và có biện pháp cụ thể để

áp dụng ISO 9000

- Tổ chức thực hiện: Tổ chức phân công rõ ràng bằng văn bản chính

xác

- Quản lý kỹ thuật: Chúng ta hiểu quản lý kỹ thuật là quản lý công

nghệ, thiết bị, thao tác, vệ sinh công nghiệp, tiêu chuẩn, đo lường Nếu

doanh nghiệp quản lý tốt thì dễ áp dụng ISO 9000

- Quản lý chất lượng sản phẩm: Đây là yếu tố rất quan trọng Ít có

doanh nghiệp nào quản lý kỹ thuật giỏi mà không quản lý chất lượng

sản phẩm giỏi và ngược lại

- Hệ thống thông tin: Đây là yếu tố rất cần thiết trong hoạt động sản

xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

- Kiểm soát quá trình: Đây là một yếu tố của ISO 9001 nhưng thực chất

chính là một trong những kỹ thuật quản lý hiểu theo nghĩa thông

thường

- Quản lý bằng phương pháp thống kê: Cũng như vấn đề thông tin,

chúng ta khó tưởng tượng được quản lý kỹ thuật và chất lượng sản

phẩm tốt mà không áp dụng phương pháp thống kê

Trang 22

- Rút kinh nghiệm và khắc phục phòng ngừa: Thực chất không thể có

quản lý kinh tế và kỹ thuật tốt mà lại không có biện pháp khắc phục

phòng ngừa

- Đào tạo: Không thể có quản lý kinh tế và kỹ thuật tốt nếu không quan

tâm đến CBCNV

- Đầu vào và kiểm tra đầu vào: Nếu đầu vào thuận lợi, kiểm tra kỹ thì

thuận lợi hơn Có những ngành mà đầu vào dù kiểm tra kỹ cũng không

có chất lượng phù hợp thì sẽ khó áp dụng ISO 9000

- Quản lý tài liệu: Nếu quản lý tài liệu có nề nếp sẽ đáp ứng một trong

những yêu cầu của ISO

3 Những nguyên tắc và lợi ích của việc áp dụng ISO

3.1 Những nguyên tắc khi áp dụng ISO

ISO thực chất là những vấn đề quản trị chất lượng, do vậy thực hiện đúng theo

nguyên tắc của ISO thì các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng các nguồn

nhân lực cũng như vật lực cho phù hợp với hoạt động của mình Muốn có sản

phẩm tốt, phù hợp với thị trường thì phải coi trọng từ thiết kế khảo sát đến tiêu

dùng với những phương châm thực hiện theo nguyên tắc của ISO như sau:

- Định hướng vào khách hàng: Cần phải có những thăm dò, hiểu biết

nhất định về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng và luôn luôn cho rằng

khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất

• Sự lãnh đạo: Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và

phương hướng của tổ chức Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường

nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia để đạt các

mục tiêu của tổ chức

Trang 23

• Sự tham gia của mọi người Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của

một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho sử dụng

được năng lực của họ vì lợi của tổ chức

• Cách tiếp cận quá trình: Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách

hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản

lý như một quá trình

• Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý: Việc xác định và hiểu

quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem

lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt các mục tiêu đề ra

• Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của

tổ chức

• Quyết định dựa trên sự kiện: Mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên

việc phân tích dữ liệu và thông tin

• Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng: Tổ chức và người

cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao

năng lực của hai bên để tạo ra giá trị

Tám nguyên tắc quản lý chất lượng này tạo thành cơ sở cho các tiêu

chuẩn về hệ thống chất lượng trong bộ ISO 9000

- Điều kiện thực hiện: phải xây dựng cơ cấu tổ chức chất lượng hợp lý

phân công trách nhiệm đến từng người Xác định và cung cấp nguồn

tài nguyên nhân lực cần thiết bổ nhiệm đại diện lãnh đạo

- Mỗi cán bộ công nhân viên phải thực hiện công việc hàng ngày theo

chỉ dẫn, ngăn ngừa sự không phù hợp xuất hiện trong hệ thống đảm

bảo chất lượng và quy trình sản xuất

Trang 24

• Xác định sự không phù hợp khi xuất hiện trục trặc Đề xuất giải pháp

khắc phục phòng ngừa thông qua điều phối viên chất lượng

• Hỗ trợ đại diện lao động về chất lượng trong việc xác định các giải

pháp thực hiện

3.2 Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp

- Lợi ích tạo điều kiện cho CBCNV làm đúng ngay từ đầu

- Tạo phương tiện để xác định đúng công việc cần làm và mô tả như thế

nào để làm tốt

- Tạo phương tiện để đúc kết rút kinh nghiệm bằng văn bản tạo cơ sở

giáo dục và đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm cải tiến thành quả

- Cung cấp chứng cớ hiển nhiên về việc chất lượng sản phẩm và dịch vụ

của doanh nghiệp và các hoạt động có sự kiểm soát

- Giúp nhà quản lý giải phóng được một số việc hàng ngày

- Tạo ổn định chất lượng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

trong hành động khắc phục và phòng ngừa

- Định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ công nhân viên để rễ

làm việc Tăng khả năng truy nguồn gốc

4 Những yêu cầu khi áp dụng ISO trong doanh nghiệp

4.1 Yêu cầu về lãnh đạo

Để hoàn thiện được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì nhân tố

lãnh đạo đóng vai trò hết sức quan trọng Bước đầu xây dựng hệ thống chất

lượng đã cần phải có sự cam kết của lãnh đạo

Trang 25

Bên cạnh đó cũng đòi hỏi về sự hiểu biết của lãnh đạo về ISO 9000 Nếu

lãnh đạo thấm nhuần tiêu chuẩn của ISO 9000 thì sẽ luôn tâm đắc với hệ thống

chất lượng và sẽ tạo ra các nguồn lực để ngày càng hoàn thiện hệ thống quản lý

chất lượng

4.2 Yêu cầu về các nguồn lực

Trước hết là yêu cầu đối với lực lượng cán bộ công nhân viên trong

doanh nghiệp Với họ cần phải được đào tạo các kiến thức ISO 9000 cũng như

về chuyên môn của họ Với các thủ tục hướng dẫn công việc được viết ra với sự

nhận thức yếu kém của các cán bộ công nhân viên thì thực hiện công việc sẽ

không có hiệu quả

Bên cạnh đó cũng đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao của cán bộ công nhân

viên bởi nếu không có ý thức ý thức họ cũng chỉ thực hiện các công việc theo

các thủ tục hướng dẫn định sẵn của hệ thống chất lượng với tâm lý đối phó làm

sơ qua cho xong chuyện

Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo về các điều kiện vật chất khác cho quá

trình hoạt động của hệ thống chất lượng như thiết bị, công nghệ Nếu thiết bị

tốt, công nghệ hoàn chỉnh sẽ làm chất lượng ổn định Hoạt động quản lý sẽ suôn

sẻ hơn khi có sự trợ giúp của các thiết bị văn phòng

Trên đây là những tìm hiểu khái quát, sơ bộ về hệ thống chất lượng trong

doanh nghiệp Qua những giới thiệu chung ta thấy được vai trò và chức năng

của hệ thống chất lượng trong doanh nghiệp Quản lý chất lượng là một lĩnh vực

hết sức phức tạp vì mỗi ngành, mỗi nghề khác nhau thì lại có những quy định cụ

thể về quản lý chất lượng cho từng ngành, từng nghề Nhưng nhìn chung lại kết

quả cuối cùng là để có một sản phẩm có chất lượng tốt, thoả mãn yêu cầu của

khách hàng Quản lý chất lượng còn để phấn đấu chất lượng sản phẩm ngày

càng tốt hơn, sản phẩm ngày hôm nay mang lại nhiều giá trị hơn ngày hôm qua

Vì vậy quản lý chất lượng không bao giờ là quá cũ, quá giản đơn đối với các

Trang 26

nhà quản trị Họ luôn luôn tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp quản trị mới

nhằm mục đích làm lợi cho mình và làm lợi cho xã hội

Tuy nhiên công tác quản lý chất luợng là một quá trình, một vòng đời sản

phẩm mà người công nhân làm ra hoặc là một quá trình mà các cơ sở dịch vụ

mang lại vì thế khi xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cũng cần có

những nguyên tắc, những điều kiện đối với từng đối tượng khi thực hiện Do

vậy đòi hỏi các nhà quản trị cần những giải quyết tốt những điều kiện, nhân tố

tác động đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong công ty Nếu thoả

mãn những điều kiện, những nhân tố tác động thì chất lượng sản phẩm, chất

lượng dịch vụ của công ty ngày càng được nâng lên

Trang 27

CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC

1 Giới thiệu tóm tắt về công ty Xây dựng cấp thoát nước

Công ty Xây dựng cấp thoát nước - tên giao dịch Quốc tế: Water Supply

and Sewerage Construction Company, viết tắt là: WASEENCO Công ty được

thành lập theo quyết định số: 501/BXD – TC ngày 28/10/1975 của Bộ xây dựng

Từ năm 1996, Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty xuất nhập khẩu

Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) theo quyết định số 978/BXD – TCLĐ

ngày 11/11/1996 của Bộ trưởng xây dựng

- Trụ sở chính: 52 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

- ĐT: (84.04) 7472982-7474748-8231171

- Fax: 844.8431346

- Email: Waseenco @ fpt VN

- Giám đốc công ty: Nghiêm Văn Bang

- Công ty Xây dựng cấp thoát nước (WASEENCO) với chức năng chính:

Tư vấn, khảo sát thiết kế công trình cấp thoát nước; Xây dựng và lắp đặt

Nhà máy cấp thoát nước và thải nước, hệ thống đường ống cấp thoát

nước mọi quy mô, lắp đặt các hệ thống nước sạch; lắp đặt các trạm bơm,

trạm khí nén, đường ống công nghiệp; xây lắp đường dây và trạm biến

áp đến 35 KV…

2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty XD cấp thoát nước

Được thành lập từ năm 1975 cho đến nay quá trình phát triển của Công ty

tạm chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn I (1975 – 1987):

Trang 28

đều thực hiện vượt kế hoạch Nhà nước giao, đạt mức tăng trưởng từ

40% - 150% về giá trị sản lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng các

công trình cấp thoát nước cho nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng,

Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Yên, Xi măng Hoàng Thạch, xi

măng Bỉm Sơn, nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Hoà Bình và nhiều công

trình cấp nước cho Quốc phòng

- Giai đoạn II (từ 1987– 1996):

Nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, Công ty đã chủ

động phát huy thế mạnh của lĩnh vực dự án mới mà xã hội đã và đang

đặt ra như: Tư vấn lập dự án đầu tư: cấp nước sạch cho vùng núi, trung

du miền Bắc, hệ thống cấp nước Hoà Bình

- Giai đoạn III (Từ 1996 đến nay):

Công ty đã chuyển sang trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) Đặc điểm tổ chức của Công ty lúc

này là chuyên ngành cấp thoát nước, lĩnh vực kinh doanh xuất nhập

khẩu và đấu thầu Quốc tế nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành nước Công ty

luôn có lực lượng Đảng viên vững vàng về tư tưởng và được đánh giá là

Đảng bộ trong sạch vững mạnh Cho đến nay, Công ty đã được Nhà

nước và ngành đánh giá cao, phong tặng nhiều danh hiệu và phần

thưởng cao quý

• Ba huân chương lao động hạng ba về thành tích hoạt động sản xuất kinh

doanh

• Chín huy chương vàng được tặng cho công trình chất lượng cao Nhiều

cá nhân, tập thể đã được tặng cờ thi đua, bằng khen của bộ Xây dựng

cho danh hiệu năng suất cao, quản lý giỏi

Trang 29

3 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty Xây dựng cấp thoát nước

SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm: Giám đốc Công ty, ba phó

giám đốc, phòng kinh tế kế hoạch, phòng kỹ thật thi công, phòng quan hệ

quốc tế, phòng kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành, phòng đầu tư và

án Phòng Tổ chức lao động

Ban Thanh tra,

cấp thoát nước

số 102

XN xây dựng cấp thoát nước số

104

XN Khoan khai thác nước ngầm

Liên Ninh Thanh Trì, H

Chi nhánh tại th nh phố Hải Phòng

2B Bạch Đằng, quận Hồng

B ng

Chi nhánh tại

th nh phố Đ Nẵng Lô 1- 5C đường 2/9 quận Hải Châu

Chi nhánh tại

TP Hồ Chí Minh

30A đường Nguyễn Chí Thanh, quận Gò Các đội

công

trình

trực

Các đội công trình trực

thuộc

Các đội công trình trực thuộc

Các tổ khoan

Phòng Kinh tế – Kế

hoạch

Văn phòng Công ty

Trang 30

quản lý dự án, phòng tổ chức lao động, phòng kế toán tài chính Ngoài ra

còn có các xí nghiệp, các tổ đội công trình, các chi nhánh

• Giám đốc công ty là người có quyền cao nhất, chịu trách nhiệm mọi

mặt hoạt động của toàn công ty trên cơ sở chấp hành đúng chủ trương,

chính sách của Nhà nước Đồng thời có nhiệm vụ đề nghị Tổng công

ty trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó

Giám đốc, kế toán trưởng, Giám đốc các xí nghiệp, đơn vị các thành

viên, trưởng phó phòng thuộc công ty

• Các phó Giám đốc: có chức năng giúp Giám đốc điều hành các lĩnh

vực hoạt động theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước

pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện

• Các phòng ban chức năng của công ty:

♦ - Phòng tổ chức lao động công ty

- Quản lý nhân lực, hồ sơ cán bộ của công nhân viên, tổ chức quản lý

cán bộ

- Công tác an toàn lao động, thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động

- Lao động tiền lương: quản lý, phương thức trả lương cán bộ, công

nhân viên Làm chế độ, bảo hiểm lao động cho người lao động

♦ - Phòng Kế toán – Tài chính

- Quản lý vốn, tài sản, theo dõi tài khoản tại ngân hàng, hạch toán

kinh tế của công ty Phân giao nguồn vốn sử dụng cho các xí nghiệp

trực thuộc và thanh quyết toán tài chính các công trình thi công và lưu

trữ hồ sơ kế toán

♦ Phòng kinh doanh, vật tư thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước

- Lập hồ sơ đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị,

Trang 31

- Ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu với các nhà thầu,

các dự án của các nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài

♦ - Phòng kỹ thuật - thi công

- Quản lý tài sản, thiết bị, máy móc phục vụ thi công

- Kiểm soát thiết kế

- Lập hồ sơ dự toán các công trình hồ sơ thẩm định về kinh tế kỹ

thuật và lập biện pháp thi công, biện pháp kỹ thuật an toàn để thi công

các công trình và quản lý tài sản, thiết bị, máy móc phục vụ thi công

- Kiểm tra việc áp dụng thực hiện các định mức kinh tế, kỹ thuật

- Theo dõi đôn đốc theo quy trình quy phạm và quy trình ISO chế độ

bảo hành công trình, bảo hành sản phẩm

♦ - Phòng Kinh tế đối ngoại

- Giúp Giám đốc Công ty việc giao dịch, thực hiện các Hợp đồng

kinh tế giữa công ty với các dự án có nguồn vốn từ nước ngoài

- Tham gia Xây dựng hồ sơ đấu thầu các công trình thi công của các

dự án nước ngoài

♦ - Phòng Kinh tế – Kế hoạch

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của công ty,

phân giao cho các đơn vị trực thuộc, theo dõi quản lý tiến độ thực hiện

- Quản lý tiến độ thi công, chất lượng công trình

- Theo dõi tổng hợp và hoàn tất các hồ sơ đấu thầu trong nước và

quốc tế

- Lập kế hoạch đấu thầu các công trình

- Ký kết hợp đồng kinh tế, phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị

Trang 32

♦ Phòng quản lý chất lượng – Phòng ISO

- Phòng ISO chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty Phòng

thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn bộ công

ty trên các mặt: hoạch định – thực hiện – kiểm tra - điều chỉnh và cải

tiến

- Thông qua việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý chất

lượng, phòng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt

động, khả năng cạnh tranh và cải thiện vị thế của Công ty trên thị

trường, nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty

Đến nay, cùng với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đi

đôi với chủ trương mở rộng quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị

kinh tế, cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp đã được đa dạng hoá cho phù hợp

cơ cấu sở hữu, với quy mô, trình độ kinh tế của từng loại hình doanh nghiệp

Nhìn chung bộ máy quản lý của công ty Xây dựng cấp thoát nước

(WASEENCO) được bố trí hợp lý, gọn nhẹ giúp cho việc quản lý đạt kết quả tốt

Công ty luôn có sự sắp xếp đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng, trình

độ với từng người Những vị trí quan trọng, then chốt đều có người có trình độ

cao đảm nhiệm Công ty bố trí những chuyên viên giỏi bên cạnh những lao động

trẻ để kèm cặp, truyền nghề Đây thực sự là tiềm lực lớn của công ty

WASEENCO

4 Các đặc điểm về hoạt động của Công ty

4.1 Đặc điểm về thị trường và sản phẩm

- Trong thời kì bao cấp công ty chủ yếu là lắp đặt đường ống cấp thoát

nước theo chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của ngành

- Bên cạnh đó, không chỉ có những sản phẩm về cấp và thoát nước mà

Công ty còn xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở,

Trang 33

- Năm 1999 công ty đã thắng thầu Quốc tế, gói thầu SP5 gói B thiết kế

xây dưng chìa khoá trao tay hai nhà máy nước Thanh Hoá 10.000 m3/

ng.đ và Thái Nguyên 20.000 m3/ng.đ, dự án SP4 gói C(ADB),

SP5(ADB), ODA Pháp, ODA Thụy Sỹ

BIỂU 3: BẢNG KẾT QUẢ SX-KD CỦA CÔNG TY (1998 – 2001)

(Nguồn: Báo cáo phòng Kinh tế kế hoạch)

• Xét về cơ cấu tỷ trọng các hoạt động trong tổng gía trị sản xuất kinh

doanh ta thấy: Giá trị SXKD xây lắp luôn giữ vị trí quan trọng trong

hoạt động sản xuất của công ty nhưng trong năm 1998 tỷ trọng chỉ

chiếm 37,24% và giá trị SXKD khác chiếm 10,52% còn lại là kim

ngạch xuất nhập khẩu là 52,23% Đến năm 1999 giá trị SXKD chỉ

chiếm 35,2% nhưng tăng mạnh trong năm 2 năm 2000 và 2001 là

65,52% và 72,45% Sở dĩ có sự phát triển như vậy là do các hạng mục

công trình được Nhà nước đầu tư càng tăng nhanh Sự phát triển của

các khu công nghiệp ngày càng nhiều và các dự án cấp nước các vùng

miền núi phát triển điều này thể hiện bước đi đúng của Công ty Tuy

nhiên kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng giảm tỷ trọng của nó năm

1998 là 52,23%, đến năm 2001 giảm xuống theo các năm nhưng trong

năm 1999 tăng được 15,68% trong tỷ trọng giá trị sản phẩm

Trang 34

- Thị trường chủ yếu của Công ty là các dự án xây dựng, các dự án phục

vụ dân cư trên địa bàn Toàn quốc Do vậy thị trường của Công ty phụ

thuộc rất nhiều vào đường lối, chính sách đầu tư đổi mới của Nhà nước

cũng như sự triển khai các dự án trong thực tế Do tính chất phụ thuộc

vào thị trường lại có đặc điểm là theo giai đoạn, thời gian lắp đặt vì

vậy có thời gian không có đủ người làm cũng có lúc rất nhàn dỗi đòi

hỏi các nhà lãnh đạo phải có sự nhanh nhạy trong đường đi nước bước

của mình

- Cạnh tranh là phương thức tồn tại của Công ty, chính vì vậy mà Công

ty Xây dựng cấp thoát nước WASEENCO luôn có chiến lược cho sự

phát triển của Công ty và hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống

quản lý chất lượng ISO 9000 – 2000 Đây là hướng đi đúng đắn nhất

cho các ngành kinh doanh, các thành phần kinh tế trên thị trường

4.2 Đặc điểm về nguyên vật liệu

Sản phẩm của Công ty rất phong phú, đa dạng nhưng các thành phần

nguyên vật liệu chính của Công ty là sắt thép các loại, xi măng, cát sỏi Vật tư

được mua chủ yếu ở trong nước với số lượng lớn Do hoạt động trên khắp các

tỉnh thành trong cả nước nên việc mua sắm nguyên vật liệu thường áp dụng hình

thức thi công ở khu vực, địa bàn nào thì mua ở nơi đó Tuy nhiên việc vận

chuyển nguyên vật liệu ở những công trình xa nguồn cung cấp cũng hết sức khó

khăn

Về mặt kho bãi của Công ty cũng không ổn định cho việc xuất nhập vật tư

thiết bị với những công trình ở xa Như vậy các công trình Xây dựng ở khắp các

tỉnh thành, việc mua nguyên vật liệu và bảo quản là rất khó Do vậy thường mua

và sử dụng ngay nên chi phí bảo quản được giảm đi Đây là một yếu tố không

nhỏ góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho Công ty Hơn nữa những bạn

hàng cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty đều là những đơn vị làm ăn có uy

tín, có một mối quan hệ lâu dài ổn định với Công ty nên có thể yên tâm về chất

Trang 35

lượng nguyên vật liệu và giá thành không bị ép giá Cũng có thể trong trường

hợp không đáp ứng được nguồn vốn chi trả Công ty có thể xin trả chậm hoặc trả

trước một phần mà bạn hàng không gây khó khăn Do vậy đáp ứng được chất

lượng và thời gian công trình thi công

Tỷ trọng (%)

Số người

Tỷ trọng (%)

Số người

Tỷ trọng (%)

Số người

Tỷ trọng (%)

1 Lao động toàn Công ty

2001) tổng số lao động của Công ty liên tục tăng từ 1540 người đến 1810 người

Trong đó:

Năm 1998 lao động toàn Công ty là 1540 người lao động có việc làm ổn

định chiếm tỷ trọng 61%, lao động chưa sắp xếp được là 100 người chiếm tỷ

trọng 1,54%, lao động thuê theo hợp đồng là 37,46%

Năm 1999 do khủng hoảng kinh tế ở Châu á nên ảnh hưởng đến hoạt động

SXKD của Công ty Số công nhân không xếp đựơc việc làm tăng lên tới 400

người chiếm tỷ trọng 24,4% và số lao động theo hợp đồng là 260 người chiếm tỷ

trọng 15,6% Nhưng đến năm 2000 thì tình hình sử dụng lao động trong Công ty

Trang 36

tăng lên 1846 người nhưng số lao động có việc làm ổn định là 1046 người

Nhưng trong khi đó lao động theo hợp động chiếm 24,7% và lao động chưa sắp

xếp được là 324 người chiếm tỷ trọng 15,7%

Nhìn chung cơ cấu lao động trong 4 năm từ 1998 – 2001 là chưa phù hợp

với hoạt động SXKD của Công ty Số lao động phải ký hợp đồng còn nhiều và

lao động chưa sắp xếp được cũng chiếm tỷ trọng lớn

Nhưng đến năm 2001, tình hình sử dụng lao động của Công ty có khả

quan hơn Tổng lao động tăng lên, lao động có việc làm ổn định chiếm đến

75,1% trong tổ công nhân và số công nhân chưa sắp xếp được việc chỉ còn

10,1% và lao động theo hợp đồng đã giảm xuống còn 266 người chiếm tỷ trọng

là 14,7%

Theo như cơ cấu trên về nhân sự của Công ty thì đã đáp ứng được mức độ

phù hợp với yêu cầu của hệ thống chất lượng

Trang 37

5.2 Đặc điểm về lao động đào tạo của Công ty

BIỂU 5: CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA CỘNG TY NĂM 2000

Công nhân kỹ thuật 3/7 trở lên

Lao động phổ thông và thuê ngoài

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Tổng số lao động trong toàn công ty năm 2001 là 1810 người Mặc dù lao

động phổ thông và thuê ngoài chiếm tỷ trọng lớn 21,6% trong tổng số lao động

số lao động của toàn Công ty, nhưng tỷ lệ của trình độ kỹ thuật viên trở lên

chiếm hơn 13,8% cùng với nó là trình độ công nhân bậc 3/7 trở lên là 66,44%

Đây là một số lượng công nhân có tay nghề, được đào tạo chiếm đa số Chứng tỏ

trình độ lao động của công ty ngày càng được nâng cao Song song với việc đổi

mới thì việc đào tạo tay nghề cho phù hợp cũng đáng quan tâm làm cho chất

lượng công nhân được nâng lên

Theo đánh giá về trình độ đào tạo lao động của Công ty ta thấy trình độ

tay nghề chung là mức đạt yêu cầu của hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001

Tuy nhiên Công ty cần có chính sách đào tạo nâng cao tay nghề hơn nữa, bên

cạnh việc đào tạo nâng cao tay nghề công nhân thì Công ty cũng cần phải nâng

cao trình độ hiểu biết và khả năng đáp ứng trình độ khoa học hơn nữa của công

nghệ và máy móc thiết bị của Công ty

6 Lương bổng và đãi ngộ

Từ khi thành lập đến nay, Công ty Xây dựng cấp thoát nước luôn là đơn vị

làm ăn có hiệu quả Việc kết hợp xây lắp các công trình giúp cho Công ty khai

Trang 38

thác triệt để lực lượng lao động hiện có Bảo đảm doanh thu của Công ty hàng

năm đều tăng cũng như trả lương thoả đáng cho CBCNV

động bình quân được sử dụng ngày càng tăng lên, chứng tỏ hoạt động SXKD

của Công ty ngày càng phát triển về quy mô Số lượng công trình cần nhiều lao

động tăng Đặc biệt quỹ lương cũng tăng lên theo từng năm, riêng năm 1999 quỹ

lương giảm xuống Đây là một sự thách đố của Công ty với việc khủng hoảng

nền kinh tế thị trường gây mất ổn định trong Công ty Tuy nhiên không vì thế

mà hoạt động của năm 1999 lại giảm đi Đến năm 2000 và 2001 quỹ lương tiếp

tục tăng lên

Mức lương bình quân của mỗi người trong tháng có thể nói cũng đáp ứng

đủ nhu cầu sinh hoạt của người lao động Trong năm 2001 mức lương bình quân

người trong tháng là 1.170.000đ là tương đối cao so với các doanh nghiệp hoạt

động trên thị trường hiện nay

7 Tình hình máy móc thiết bị của Công ty

Mặc dù có những đổi mới đáng kể trong việc mua sắm trang thiết bị, máy

móc song Công ty vẫn còn tồn tại những thiết bị cần được đổi mới để đáp ứng

được đòi hỏi của thị trường và nâng cao được hiệu suất sử dụng nguồn vốn cũng

Trang 39

như sức lực con người Ta có thể căn cứ vào Bảng sau để xem xét tình hình máy

móc thiết bị của Công ty

Biểu7: BẢNG TỔNG HỢP PHƯƠNG TIỆN MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG CHÍNH

TT Tên máy móc thiết bị Nguồn nhập Năm sử dụng lượng Số giá (trđ) Nguyên Giá trị còn lại (trđ)

A Phương tiện vận tải

683,658 280,000 202,790

Máy trộn bê tông

Máy cắt bê tông

2 5,413 6,290

95,458 37,103 117,867 133,436 45,518 123,780 12,800 7,063 9,001 7,170 29,904 72,762 6.007,058 3,751 4,613 44,432

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật-Thi công) Với những phương tiện vận tải, máy móc thi công chính của Công ty được

mua từ năm 1996 trở về trước nên đã phục vụ thi công cho nhiều công trình lớn

Do đó số máy móc thiết bị khấu hao một phần vẫn có thể tham gia vào những

Trang 40

công trình tiếp theo Nhưng với xu hướng phát triển hiện nay đòi hỏi các đơn vị

xây lắp phải có những phương tiện, máy móc thiết bị hiện đại mới có thể đáp

ứng được việc thi công những công trình lớn hiện đại

SƠ ĐỒ 3: QUY TRÌNH XÂY LẮP CÁC CÔNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC:

Trúng thầu ( Lưu hồ sơ )

B n giao quyết toán công trình

Thông tin thầu

Ngày đăng: 19/12/2015, 20:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w