1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sổ ghi chép bồi dưỡng thường xuyên

37 2,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 355,5 KB

Nội dung

MỤC TIÊU: - Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về tư tưởng chính trị , đạo đức Hồ Chí Minh, về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước , chính sách phát t

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG PHÚ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN PHÚ 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thuận Phú, ngày 28 tháng 8 năm 2014

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2014-2015 CỦA GIÁO VIÊN

Họ và tên giáo viên: Mai Thị Thắng

Ngày tháng năm sinh: 11/10/1975

Tổ chuyên môn: Khối 5

Năm vào ngành giáo dục : 2000

Nhiệm vụ được giao trong năm học : GV chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5 1

*.Căn cứ Công văn số 36/PGD&ĐT-GDTH ngày 23/7/2014 của Phòng Giáo dục

và Đào tạo Đồng Phú về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học năm học 2014-2015

- Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 và tình hình thực tế của trường tiểu học Thuận Phú 2…

- Căn cứ chỉ đạo của bộ phận chuyên môn trường Tiểu học Thuận Phú 2……

- Căn cứ vào khả năng, năng lực của bản thân, cá nhân tôi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014 -2015 như sau :

I MỤC TIÊU:

- Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về tư tưởng chính trị , đạo đức Hồ Chí Minh, về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước , chính sách phát triển giáo dục tiểu học , chương trình, sách giáo khoa , kiến thức các môn học, hoạt động tiểu học thuộc chương trình giáo dục tiểu học

- Phát triển năng lực tự học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, nng cao năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên của bản thân với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

- Bồi dưỡng thường xuyên làm cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiểu học hướng tới đạt chuẩn quy định

II NỘI DUNG -THỜI GIAN BỒI DƯỠNG

1 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên

1.1 Khối kiến thức bắt buộc

Nội dung 1:

a Nghiên cứu về nội dung: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” của Bộ giáo dục

và Đào tạo

b Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học

áp dụng trong cả nước: Bộ GDĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học

Nội dung 2:

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của mỗi địa phương: Sở GDĐT quy định cụ thể theo từng năm học các

Trang 2

nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục tiểu học của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.

1.2 Khối kiến thức tự chọn:

Khối kiến thức tự chọn (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): Bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên

2 Chương trình bồi dưỡng hè 2014:

2.1 Nội dung bồi dưỡng

- Các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Nội dung chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 về Giáo dục tiểu học; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLCSGD

- Tiếp tục bồi dưỡng các nội dung và cách đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 và Kế hoạch số 616/KH-BGDĐT ngày 4/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tiếp tục bồi dưỡng về nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với môn học và phù hợp với vùng miền

2.2 Nội dung bắt buộc :

Khối kiến thức bắt buộc: Tham gia tập huấn cấp huyện theo kế hoạch của Phòng

GD & ĐT (60 giờ)

2.1 Nội dung 1: (16 giờ) Tham gia bồi dưỡng chính trị hè tại huyện 2 ngày

2.2 Nội dung 2 : ( 44 giờ) Tham gia bồi dưỡng 5 Mô đun theo chương trình Seqap mỗi mô đun tập trung 2 ngày

- Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn 5 mô đun cho các trường ngoài seqap mỗi môn đun 2 ngày tập trung Trường triển khai cho giáo viên tự học Mô đun : Dạy học đảm bảo chất lượng Môn Tiếng việt , Toán lớp 1,2,3,4,5 Thời gian tự học từ ngày 1 đến ngày 12 /08/2014

+ Mô đun 1: Dạy học đảm bảo chất lượng môn Tiếng Việt, Toán lớp 1, 2, 3, 4, 5.+ Mô đun 2: Bài tập củng cố kiến thức – kĩ năng môn Tiếng Việt, Toán lớp 1, 2, 3,

4, 5

+ Môn đun 3: Phương pháp dạy học tích cực – Một số kĩ thuật dạy học

+ Mô đun 4: Áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở trường tiểu học dạy học cả ngày

+ Mô đun 5: Văn hóa địa phương (tổ chức tập huấn khi có tài liệu của địa phương)

2.3 Khối kiến thức tự chọn: ( 60 giờ)

Nội dung bồi dưỡng 3: 60 tiết/năm học/giáo viên.

Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, căn cứ vào kế hoạch bồi

Trang 3

dường thường xuyên cho giáo viên, của trường Tiểu học Thuận Phú 2 tôi lựa chọn các

mô đun bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014 – 2015 và lên kế hoạch cụ thể như sau:

Cách thức bồi dưỡng

Điều chỉnh

Nội dung 1: Tham gia tập huấn cấp huyện theo kế hoạch của Phòng GD & ĐT (16 giờ)

- a Nghiên cứu về nội dung:

“Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” của Bộ giáo dục và Đào tạo

- Các Nghị quyết, chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh Bình Phước, của huyện Đồng Phú về giáo dục và các vấn đề

2 Nội dung 2: Tham gia tập huấn cấp huyện theo kế hoạch của Phòng GD & ĐT Bồi dưỡng 5 Mô đun theo chương trình Seqap mỗi mô đun tập trung 2 ngày (44 giờ)

+ Mô đun 2: Bài tập củng cố kiến thức – kĩ năng môn Tiếng Việt, Toán lớp 1, 2, 3, 4, 5

20

Tự bồi dưỡng kết hợp tập trung theo chỉ đạo của PGD và qua các buổi SHCM

+ Mô đun 4: Áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở trường tiểu học dạy học cả ngày

+ Mô đun 5: Văn hóa địa phương (tổ chức tập huấn khi có tài liệu của địa phương)

25

Tự bồi dưỡng kết hợp tập trung theo chỉ đạo của PGD và qua các buổi SHCM

2 Khối kiến thức tự chọn: (60 tiết)

Trang 4

Thời gian thực hiện: Từ tháng 28/8/2014 đến tháng 30/3/2015:

Tên và nội dung mô đun Mục tiêu

bồi dưỡng

Số tiết

Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

1 Phương pháp giải quyết vấn đề

2 Phương pháp làm việc theo nhóm

3 Phương pháp hỏi đáp

Hiểu được mục đích, đặc điểm, quy trình

và điều kiện để thực hiện có hiệu quả một

số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

Biết cách vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học

Một số kỹ thuật dạy học tích cực

1 Kĩ thuật đặt câu hỏi

2 Kĩ thuật dạy học theo góc

3 Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực

4 Kĩ thuật tổ chức trò chơi học tập

5 Kĩ thuật học tập hợp tác

Hiểu được mục đích, đặc điểm, cách tiến hành một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học

Biết cách vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học

Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực

1 Phân loại bài học ở tiểu học; yêu cầu chung của mỗi loại bài học (bài hình thành kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập, kiểm tra )

2 Cách triển khai mỗi loại bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học

3 Các bước thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học

Biết cách triển khai mỗi loại bài học trên lớp theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học

Nêu được các bước, yêu cầu thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học

Xây dựng được kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

15

Trang 5

Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

1 Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:

- Nhiệm vụ chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường TH

- Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay

- Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với BGH, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng

2 Hồ sơ về công tác chủ nhiệm

Có kĩ năng tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm lớp

15

3 HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

- Tự học dựa vào các tài liệu, sách và trao đổi với đồng nghiệp.

- Tự học vào thời gian được nghỉ không có trong thời khóa biểu dạy học trong tuần

và thời gian trong hè

- Sinh hoạt chuyên môn tại tổ bộ môn ở trường

- Bồi dưỡng tập trung theo lịch của trường và của Phòng GD&ĐT

Thuận Phú , ngày 28 tháng 8 năm 2014

Trang 6

3 Hình thức học: Tự bồi dưỡng kết hợp với tập trung

a Tiếp tục tiếp thu Chỉ Thị 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy

mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

b Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI

4 Kết quả đạt được:

*I.Những đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp

3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ

Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng

5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình

độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo

6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo

7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước

* Nhiệm vụ, giải pháp

Trang 7

1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục

và đào tạo

Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình

Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận

và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục

Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên Bảo đảm các trường học có chi bộ; các trường đại học có đảng bộ Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục-đào tạo phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường

2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học

Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo

Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Đổi mới nội dung giáo dục theo hướngtinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học

Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực

và hình thành nhân cách.Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần

ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật

3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan

Trang 8

Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

Trước mắt, ổn định hệ thống giáo dục phổ thông như hiện nay Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thế giới

5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản

lý chất lượng

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.Các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo địa phương tham gia quyết định về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp

Hoàn thiện cơ chế quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; quản lý học sinh, sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước và theo hiệp định nhà nước

6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng

và hội nhập quốc tế Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các

cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp

vụ quản lý

Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm; khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhà giáo Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp

7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập Hoàn thiện chính sách học phí

Trang 9

Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín Có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học, người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo Đối với các ngành đào tạo

có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh, sinh viên nghèo học giỏi Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính phù hợp đối với các loại hình trường Có cơ chế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo Thực hiện định kỳ kiểm toán các cơ sở giáo dục-đào tạo.Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường Từng bước hiện đại h óa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin Bảo đảm đến năm 2020 số học sinh mỗi lớp không vượt quá quy định của từng cấp học

8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt

là khoa học giáo dục và khoa học quản lý

Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục

Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Khuyến khích thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế, phát minh trong các cơ sở đào tạo Hoàn thiện cơ chế đặt hàng và giao kinh phí sự nghiệp khoa học

và công nghệ cho các cơ sở giáo dục đại học Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ với các trường đại học công lập

Ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư và có cơ chế đặc biệt để phát triển một số trường đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực sớm đạt trình độ khu vực và quốc tế, đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu thế giới.9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạoChủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế

về giáo dục, đào tạo

Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặc thù Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo

Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam.Tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế

Có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên Việt Nam

Trang 10

đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

*II Những công việc cần làm để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân trong năm học

2014 - 2015 với kết quả cao nhất

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức sâu sắc của hệ thống chính trị và toàn xã hội về "Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân", "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu", "Đầu tư cho giáo dục

và đào tạo là đầu tư cho phát triển"

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, củng cố

tổ chức đảng, đoàn thể và công tác kết nạp đảng viên trong trường học

- Tiếp tục triển khai mục tiêu nâng cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản

lý giáo dục trên địa bàn tỉnh

- Phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, sớm xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Thực hiện nghiêm túc, công khai, khách quan, dân chủ trong sử dụng, đánh giá chất lượng, đãi ngộ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý giáo dục và đào tạo Chỉ đạo các

cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân Tỉnh về dạy thêm, học thêm

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục , đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục và phương pháp giảng dạy; phát triển trường đạt chuẩn quốc gia

- Các ngành, các cấp phối hợp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc thu - chi tài chính, không để xảy ra tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục

- Triệt để khắc phục bệnh thành tích, không để xảy ra tình trạng tiêu cực trong thi

cử Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục

- Triển khai thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh

- Thực hiện tốt mọi quy chế của đơn vị và của ngành

- Luôn luôn rèn luyện đạo đức để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo

- Tiếp tục thực hiện việc đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình

- Khắc phục tiêu cực trong tình trạng dạy thêm, học thêm, trong thi cử nhằm đảm bảo sự công bằng với học sinh

- Học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp

- Tiếp tục, duy trì ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm đổi mới nội dung dạy và học theo hướng hiện đại

- Thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế thi và đánh giá định kỳ kết quả học tập học sinh theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp, phụ đạo học sinh yếu; luôn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử theo hướng đánh giá khách quan, đúng thực chất năng lực của học sinh

Trang 11

- Giúp học sinh được tăng thời lượng tự học có hướng dẫn tại trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2014-2015 áp dụng chung cho giáo

dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn quốc như sau:

1 Tựu trường sớm nhất vào ngày 1/8/2014, muộn nhất vào ngày 25/8/2014

2 Tổ chức khai giảng vào tuần cuối tháng 8 và tuần đầu tháng 9 Khuyến khích các nhà trường tổ chức khai giảng vào Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 5/9

3 Kết thúc học kỳ II (hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập) trước ngày 25/5/2015

4 Kết thúc năm học trước ngày 31/5/2015

5 Thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT vào các ngày 8, 9 và 10/1/2015

6 Thi tốt nghiệp THPT năm học 2014-2015 vào các ngày 02, 03 và 04/6/2015

7 Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 15/6/2015

8 Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015-2016 trước ngày 31/7/2015

Điều 2 Kế hoạch thời gian năm học 2014-2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ

thông và giáo dục thường xuyên ở các địa phương bao gồm:

Trang 12

1 Ngày tựu trường, ngày khai giảng.

2 Ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ I; ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ II

3 Ngày kết thúc năm học

4 Ngày thi học sinh giỏi, ngày thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), ngày hoàn thành xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, ngày hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS)

5 Ngày hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học

6 Các ngày nghỉ lễ, tết

7 Thời gian nghỉ đối với giáo viên trong năm học

8 Các ngày nghỉ khác (nghỉ giữa học kỳ, nghỉ cuối học kỳ, nghỉ theo mùa vụ, nghỉ Tết của đồng bào dân tộc thiểu số, nghỉ lễ hội truyền thống của địa phương)

Điều 3 Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2014-2015 ở các địa phương

1 Kế hoạch thời gian năm học phải đảm bảo số tuần thực học:

a) Đối với cấp mầm non, có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II

3 Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Luật Lao động Nếu ngày nghỉ

lễ, tết trùng vào ngày nghỉ cuối tuần thì được nghỉ bù theo quy định

4 Nghỉ tết Nguyên đán ít nhất là 7 ngày

5 Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép năm của giáo viên là 2 tháng, có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương

6 Khuyến khích xây dựng và áp dụng kế hoạch thời gian năm học đồng bộ cho các cấp học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt là đối với cấp tiểu học và cấp THCS

Điều 4 Thẩm quyền ban hành kế hoạch thời gian năm học 2014-2015

1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định:

a) Kế hoạch thời gian năm học 2014-2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng cho địa phương

b) Thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt

2 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Trang 13

a) Cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù.

b) Bố trí lịch nghỉ của giáo viên trong năm học

Điều 5 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo về Bộ

Giáo dục và Đào tạo như sau:

1 Báo cáo tình hình chuẩn bị năm học, kế hoạch khai giảng và tình hình tổ chức khai giảng, kế hoạch thời gian năm học 2014-2015, trước ngày 15/9/2014

2 Báo cáo sơ kết học kỳ I trước ngày 31/01/2015

3 Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua và

đề nghị xét khen thưởng năm học 2014-2015, trước ngày 25/6/2015

4 Báo cáo về những quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quyết định này

Điều 6 Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 7 Các ông (bà) Chánh Văn phòng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào

tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này

BÀI 2

Kính gửi:

- Hiệu trưởng các trường tiểu học trong huyện;

- Hiệu trưởng Trường TH&THCS Tân Hưng

Căn cứ Công văn số 1203/SGDĐT-GDTH ngày 18/8/2014 của Sở GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối với giáo dục tiểu học;

Căn cứ Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 01/7/2014 của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2014 - 2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thuộc ngành GD&ĐT tỉnh Bình Phước;

Phòng GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối với cấp tiểu học như sau :

A - NHIỆM VỤ CHUNG

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương

Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới; mở rộng áp dụng các trường có điều kiện; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tích cực triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học

2 buổi/ngày

Trang 14

Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.

- Tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học, bàn giao chất lượng giáo dục, không để học sinh ngồi sai lớp; tổ chức hoạt động nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi; không tổ chức thi học sinh giỏi ở tất cả các cấp quản lí

- Lưu ý: các trường cần tăng cường các biện pháp giảm mạnh tỷ lệ học sinh bỏ học

trong hè, vì trong những năm qua tỷ lệ học sinh bỏ học trong hè cao hơn tỷ lệ học sinh bỏ học trong cả năm học

- Bàn giao chất lượng giáo dục, không để học sinh ngồi sai lớp Việc làm lễ và tổ chức bàn giao học sinh cần phải gắn kết với việc tiếp nhận các trẻ từ các trường mẫu giáo vào học lớp 1 và bàn giao học sinh lớp 5 lên lớp 6 cho trường THCS;

2 Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nội dung này trở thành hoạt động thường

niên của các trường tiểu học, chú trọng các hoạt động:

- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các

cơ sở giáo dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 quy định về hoạt động chữ thập

Trang 15

II Thực hiện chương trình giáo dục

1 Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trên cơ sở đảm bảo

16/2006/QĐ-mục tiêu của giáo dục tiểu học, các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

1.1 Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức/giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh;

1.2 Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh;

1.3 Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh, chú trọng việc nhận xét, động viên, góp ý học sinh trong quá trình học tập

1.4 Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo

vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; ) vào các môn học và hoạt động giáo dục Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh và giảng dạy đối với giáo viên

1.5 Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ, khối chuyên môn trong trường và giữa các trường tiểu học; đưa SHCM trở thành hoạt động thường xuyên,

có chất lượng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí trong chỉ đạo chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh, cho giáo viên, tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học

2 Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày

Thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hoá, nghề nghiệp địa phương; năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà trường)

3 Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày

3.1 Thời lượng tối đa 7 tiết/ngày Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy

học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu :

- Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập trên lớp, không giao bài tập về nhà cho học sinh Dạy học các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá,…

- Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cần lưu ý tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức, đa dạng và phong phú để học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt

Trang 16

- Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh một cách linh hoạt, đa dạng hoạt động bán trú, có thể tổ chức các hoạt động như xem phim, xem tivi, đọc sách, tham gia các trò chơi dân gian,… cùng với nghỉ trưa trong thời gian giữa hai buổi học.

- Động viên phụ huynh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày Đối với những trường học sinh có nhu cầu học bán trú, nhà trường cần tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, PHHS để có các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường các lớp bán trú đáp ứng nhu cầu của PHHS và nâng cao chất lượng giáo dục

3.2 Tiếp tục thực hiện Đề án "Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở

trường phổ thông giai đoạn 2011-2015" theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011 và Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn số 1689/SGDĐT-GDTH ngày 18/9/2013 của Sở GD&ĐT về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các

phương pháp dạy học tích cực khác III Sách, thiết bị dạy học

2 Tiếng Việt 2 (tập 2)

3 Vở Tập viết 2 (tập 1)

4 Vở Tập viết 2 (tập 2)

5 Toán 2

6 Tự nhiên và Xã hội 2

1 Tiếng Việt 3 (tập 1)

2 Tiếng Việt 3 (tập 2)

3 Vở Tập viết 3 (tập 1)

4 Vở Tập viết 3 (tập 2)

5 Toán 3

6 Tự nhiên và Xã hội 3

1 Tiếng Việt 4 (tập 1)

2 Tiếng Việt 4 (tập 2)

2 Tiếng Việt 5 (tập 2)

2 Thiết bị dạy học

- Khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học

có yếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội

- Thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/07/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 2569/SGDĐT-GDTH ngày 14/9/2010 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và GDTX của Bộ GD&ĐT

- Thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường và cấp huyện theo Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và Công văn

số 1331/SGDĐT-GDTH ngày 10/9/2013 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và GDTX của

Bộ GD&ĐT

Trang 17

MODULE TH 15 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC

Từ ngày 28/8 đến 30/10/2014

Nội dung 1: Khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực

Chủ đề 1: Phương pháp dạy học tích cực là gì?

a Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

c Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực là một thuật

ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học "Tích cực" trong PPDH

- tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, PPDH tích cực hướng tới việc

hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực hơn rất nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động

Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công

d Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đương như: dạy học tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học… Các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học

Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, học sinh phải tích cực chủ động

về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được

Vì vậy, nếu học sinh không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế

Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên quan đến phương pháp dạy và học

Trang 18

Chủ đề 2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.

a Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự bản thân khám phá những điều mình chưa

rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được giáo viên sắp đặt Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng

b Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học

Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học, trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội

c Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp với học tập hợp tác.

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi các hoạt động độc lập

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy với trò, trò với trò, trò với thầy, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Trong lớp học, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở nhóm, tổ, lớp Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.(Tuy nhiên trong thực tế vẫn có học sinh có thói quen ỷ lại bạn khi hoạt động nhóm)

d Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong dạy học, việc đánh

giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

Trước đây giáo viên đánh giá học sinh Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tự đánh giá bản thân và được tham gia đánh giá bạn Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh Việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế

Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Giáo viên cần có sự hiểu biết sâu rộng, có trình độ sư phạm mới có thể tổ

Ngày đăng: 17/12/2015, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w