Những sáng tác của ông vừa là niềm say mê, vừa là tâm huyết, trong đó có những tác phẩm tiêu biểu: Chú bò tìm bạn gồm 120 bài thơ, Chuyện hoa chuyện quả gồm 47 sự tích các loài hoa quả V
Trang 1lý thị ngọc
nghệ thuật “những ngời bạn
nhỏ” của phạm hổ
khóa luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành: văn học thiếu nhi
ngời hớng dẫn khoa học:
ths nguyễn ngọc thi
hà nội 2008
Trang 2Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo ThS Nguyễn Ngọc Thi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này, đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên đây là những bớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài của em không tránh khỏi thiếu xót Vì vậy em rất mong đ ợc sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Lý Thị Ngọc
Trang 3lời cam đoan
Khóa luận tốt nghiệp: Nghệ thuật “Những ngời bạn nhỏ” của Phạm
Hổ là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dới sự hớng dẫn của thầy giáo ThS Nguyễn Ngọc Thi Khóa luận này không trùng với kết quả của tác giả khác.
Tôi xin cam đoan những điều trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Lý Thị Ngọc
Trang 4mục lục
Trang
mở đầu 5
1 Lý do chọn đề tài 5
1.1 Lý do khách quan 5
1.2 Lý do s phạm 5
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Đối tợng, phạm vi nghiên cứu 8
4.1 Đối tợng 8
4.2 Phạm vi 8
5 Nhiện vụ nghiên cứu 8
6 Phơng pháp nghiên cứu 8
nội dung chính 9
Chơng1: Nghệ thuật “Những ngời bạn nhỏ” của Phạm Hổ 9
1.1 Đề tài 9
1.2 Thể thơ 12
1.3 Nhạc điệu và nghệ thuật mô phỏng âm thanh 17
1.4 Nghệ thuật xây dựng tình huống đối thoại 19
1.5 Một số biện pháp tu từ 23
1.5.1 Bảng thống kê các biện pháp tu từ trong “Những ngời bạn nhỏ” 23
1.5.2 Giá trị của các biện pháp tu từ 24
1.5.2.1 Biện pháp tu từ nhân hóa 24
Trang 51.5.2.2 Biện pháp tu từ so sánh 29
Chơng 2: Việc giảng dạy thơ Phạm Hổ trong trờng Tiểu học 33
2.1 Thiết kế giáo án môn tập đọc 33
2.2 Sử dụng thơ Phạm Hổ trong phân môn Tập làm văn 41
2.3 Thiết kế chơng trình sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh
Tiểu học 42
2.3.1 Vờn thơ 42
2.3.2 Đóng vai 43
kết luận 45
Tài liệu tham khảo 47
Trang 6mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do khách quan
“Thế giới trẻ thơ là thế giới vô vàn chất thơ Tôi muốn làm thơ để nói cho
đợc cái thế giới ấy” Đó là lời phát biểu của nhà văn Phạm Hổ_ ngời mà suốt
50 năm nay đã không ngừng, không nghỉ, trăn trở tìm tòi và sáng tác cho các em
Phạm Hổ (1926_2007) bút danh Hồ Huy, quê ở xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định Nói tới Phạm Hổ ngời ta nghĩ ngay tới nhà văn viết cho thiếu nhi Phạm Hổ Những sáng tác của ông vừa là niềm say mê, vừa là tâm huyết, trong đó có những tác phẩm tiêu biểu: Chú bò tìm bạn gồm 120 bài thơ, Chuyện hoa chuyện quả gồm 47 sự tích các loài hoa quả Việt Nam, Nàng tiên nhỏ thành ốc gồm 3 vở kịch và một tập thơ đáng yêu của các em phải kể
đến Những ngời bạn nhỏ Những ngời bạn nhỏ gồm 19 bài thơ, mỗi bài là
một câu chuyện nhỏ xinh, một tiếng cời hóm hỉnh, sảng khoái tuy vậy không vì thế mà quên đi cái chiều sâu triết lí thờng nằm ở kết cấu của bài hoặc đằng sau từng câu chữ Những ngời bạn trong thơ ông là những con vật, loài cây, sự vật nhỏ_bạn hàng ngày của các em Những ngời bạn nhỏ là tập thơ có tính t t-
ởng, có chất ngụ ngôn nhẹ nhàng và có tính nghệ thật không phải thấp, lại
nhiều chất lãng mạn thiếu nhi với: Bắp cải xanh, Rong và cá, Củ cà rốt Vì vậy tôi có ý tởng mong muốn tìm hiểu tập thơ Những ngời bạn nhỏ của nhà
thơ Phạm Hổ, đặc biệt về phơng diện nghệ thuật
1.2 Lý do s phạm
Trang 7Học sinh Tiểu học đợc tiếp xúc nhiều với thơ qua bộ môn Tiếng Việt Thơ có sức lôi cuốn kì diệu và tác động mạnh tới tâm hồn, tình cảm, nhân cách trẻ thơ Bởi lẽ ở lứa tuổi nhỏ các em rất giàu tình cảm, dễ yêu, dễ ghét, dễ khóc, dễ cời.
Bằng các tác phẩm của mình, các nhà văn, nhà thơ có thể mở cho các em nào là tri thức, nào là những xứ sở, thời đại, những hiểu biết về cuộc sống con ngời Hơn thế, qua những trang văn giàu tâm huyết âý, trẻ đợc giáo dục t tởng, tình cảm, đạo đức tốt đẹp, giàu tính thẩm mỹ và hết sức nhân ái, bao la đồng thời trẻ học đợc cách ứng xử trong giao tiếp, đợc rèn kĩ năng ngôn ngữ, t duy
và cảm xúc
Là một giáo viên Tiểu học tơng lai, tôi đặc biệt mong muốn tác động đến niềm yêu thích thơ ca của trẻ, từ đó bồi dỡng tâm hồn trong sáng và năng lực cảm thụ thơ ca của các em thông qua các sáng tác thơ của Phạm Hổ Bởi lẽ thơ của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi thờng vui tơi, ngộ nghĩnh, dễ hiểu, dễ nhớ, giàu tởng tợng, có nhạc điệu hợp với tâm lí trẻ thơ Có thể nói, bằng những tác phẩm, bao giờ về kích thớc cũng nhỏ bé ấy, Phạm Hổ đã tìm đợc chìa khóa
mở tâm hồn trẻ thơ, giáo dục trẻ thơ bằng con đờng tình cảm nhẹ nhàng mà hiệu lực
2 Lịch sử vấn đề
Phạm Hổ đợc đánh giá là cây đại thụ trong nền văn học thiếu nhi Kể từ khi viết cho các em đến lúc qua đời, ông để lại 20 tập thơ, 25 tập truyện, 5 kịch bản phim hoạt hình, 5 vở kịch tất cả đều dành tặng trẻ thơ
Phạm Hổ nhận nhiều giải thởng trong các cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi nh: Tặng thởng loại A trong những năm 1960 cho tác phẩm Chú vịt bông, giải
A do Hội đồng văn học thiếu nhi _ Hội nhà văn Việt Nam trao tặng cho tác phẩm Những ngời bạn im lặng, giải thởng Nhà nớc về Văn học thiếu nhi đợt 1
năm 2001
Trang 8Với những thành công lớn lao ấy, hơn năm mơi năm qua Phạm Hổ đã có một tiếng nói riêng vào vờn thơ thiếu nhi Nhận xét, đánh giá về thơ của Phạm
Hổ đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết của nhiều tác giả khác nhau.Tuy nhiên phần nhiều các công trình nghiên cứu đó lại đi sâu tìm hiểu các tập thơ lớn của Phạm Hổ nh: Những ngời bạn im lặng, Chú bò tìm
bạn Với tập thơ Những ngời bạn nhỏ thì các bài đánh giá nhận xét còn tản
mạn
Trong bài viết “ Mời lăm năm thơ cho thiếu nhi” báo văn nghệ, số 468, 29/9/1972 của Định Hải có nêu: “Thơ Phạm Hổ nặng về khai thác khía cạnh tình cảm của nhi đồng Thơ anh uyển chuyển, giàu nhạc điệu, gần gũi với
đồng dao”.
Vân Thanh với bài “Thơ viết cho thiếu nhi buổi đầu những năm 60”, tạp
chí văn học, tháng 6 năm 1963 có nhận xét: “Những ngời bạn nhỏ của Phạm
Hổ viết cho lứa tuổi bé hơn, nhiều bài thơ trong tập có ý nghĩa mở rộng tri
thức cho các em nh: Củ cà rốt, Xe chữa cháy, Bắp cải xanh ”.
Theo Vũ Duy Thông thì “Một cách tự nhiên thơ Phạm Hổ thiên về lứa bạn đọc nhỏ tuổi, từ 5 đến 8 tuổi Đọc thơ Phạm Hổ viết cho các em, ấn tợng
đầu tiên anh để lại là: Đâylà con ngời yêu trẻ tới mức đắm đuối, không bao giờ no chán, một con ngời luôn khao khát tìm đến trẻ, để hiểu và yêu chúng hơn nữa ”.
Nh vậy là mặc dù có nhiều lời nhận định, đánh giá về tập thơ Những
ng-ời bạn nhỏ của Phạm Hổ nhng cha có công trình nghiên cứu nào đi sâu khai
thác nghệ thuật tập thơ này Và chính những ý kiến nhận xét ấy là sự gợi ý để tôi có ý tởng tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật, cách thể hiện (tuy không phải là
toàn bộ) tập thơ Những ngời bạn nhỏ qua đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình
3 Mục đích nghiên cứu
Trang 93.1 Tìm hiểu nghệ thuật Những ngời bạn nhỏ của Phạm Hổ
3.2 Thiết kế giáo án giảng dạy một bài thơ của Phạm Hổ trong phân môn Tập
đọc ở nhà trờng Tiểu học
3.3 Thiết kế giờ sinh hoạt ngoại khóa Tiếng Việt lớp 2
4 Đối tợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tợng
4.1.1 Nghệ thuật các bài thơ trong tập Những ngời bạn nhỏ
4.1.2 Những bài thơ của Phạm Hổ giảng dạy trong nhà trờng Tiểu học
4.2 Phạm vi
Do trình độ cũng nh thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài
chỉ dừng lại ở nghệ thuật Những ngời bạn nhỏ, in trong tuyển tập Phạm Hổ,
nhà xuất bản Văn học 1999
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Biện pháp nghệ thuật và sự thể hiện hình thức nghệ thuật của Phạm Hổ
Trang 10có nội dung phong phú.
Phạm Hổ là nhà thơ của tình bạn Ông tâm sự: “Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong cuộc sống của con ngời Trong hơn mời tập thơ viết cho các
em, thì đã có sáu tập tôi viết về tình bạn” Những ngời bạn nhỏ là một trong
sáu tập thơ đó
Trong các tác phẩm thơ của mình, Phạm Hổ luôn lấy tình bạn làm mục
đích, ông vừa giới thiệu cho các em nét đáng yêu, đáng quí của các sự vật, hiện tợng trong cuộc sống hàng ngày, vừa mong muốn các em có những hành
vi ứng xử phù hợp với chúng Theo ông thế giới này đợc tạo dựng bởi yêu
th-ơng
Những ngời bạn nhỏ kể tên và những thuộc tính cơ bản của các con vật,
cây cối xung quanh bé nh củ cà rốt, cây bắp cải, lúa, hoa hồng, thỏ, chó, mèo, cua, gấu Đó chính là những ngời bạn nhỏ mà nhà thơ muốn giới thiệu cho các em Họ đều vui tính, ngây thơ, hiếu động, đáng yêu, xứng đáng để cho các em kết bạn
Trang 11Xe chữa cháy vừa chăm chỉ, giàu tinh thần trách nhiệm vừa vui tính, dễ thơng Chú ta có cách tự giới thiệu về mình đầy ấn tợng từ ngoại hình đến tiếng nói, đến công việc thờng làm:
“Mình đỏ nh lửa
Bụng chứa nớc đầy
Tôi chạy nh bay
Hét vang đờng phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập liền tay
Ai gọi chữa cháy
“Có ngay!Có ngay!”
(Xe chữa cháy)
Qua những mẩu đối thoại của những ngời bạn nhỏ, các em có thể vui những niềm vui của họ và tìm thấy những điều bổ ích cho chính mình:
Trang 12Nhuộm các loài hoa
“Thỏ đây! Ai nói đấy?
Mèo à? Mèo thế nào?
Tớ không trông thấy cậu
Nhỡ đứa khác thì sao?”
(Thỏ dùng máy nói)
Trong bài thơ Chơi ú tim tác giả giới thiệu với các bạn nhỏ một chú chó
hơi ngốc một tí nhng thật dễ thơng khi chơi trò trốn tìm:
“Rủ nhau chơi ú tim
Giờ đến phiên chó trốn
Mèo đảo mắt nhìn quanh
Chó nấp đâu giỏi gớm
Bỗng kìa chỗ khe tủ
Chó để lộ cái đuôi
Trang 13Rón rén mèo tới nơi
Oà! Chộp ngay lng bạn
Chó vẫn thú vị lắm
Cứ nhe răng ra cời
“Không!Mình nấp giỏi thật
Lỗi chỉ tại cái đuôi”.”
Các bạn nhỏ có thấy chú chó con ấy thật buồn cời không?Chú ta chỉ rúc
đầu vào khe tủ mà rất yên trí là mình nấp kín rồi ( bởi không nhìn thấy đối
ph-ơng đâu cả ) nên nếu có bị phát hiện, chẳng qua chỉ tại cái đuôi không biết
điều mà thôi Đó chính là lôgic của ngây thơ, nó hòa nhập thế giới thơ của Phạm Hổ với thế giới trẻ thơ làm một
Đến với bài thơ Bê hỏi mẹ các em sẽ đợc tiếp xúc với một chú bê cực kì
ngộ nghĩnh, nũng nịu và thắc mắc của chú mới ngây ngô làm sao:
“_Mẹ uống sữa lúc nào
Mà sữa đầy vú mẹ?
Còn con bú nhiều thế
Sữa lại chạy đi đâu
Ơ kìa, mẹ không nói
Lại cứ cời là sao?”
Nhầm lẫn và thắc mắc mới thật là những ngời bạn nhỏ Bởi các bạn cũng giống nh các em, ngây thơ và non nớt nhng luôn tò mò, ham hiểu biết mà thế giới xung quanh thì vô cùng rộng lớn và cũng lạ vô cùng Qua tập thơ Những ngời bạn nhỏ, Phạm Hổ giới thiệu thêm với các em những ngời bạn mới lạ, giải đáp cho các em biết bao nhiêu thắc mắc về mọi chuyện quanh mình
Lòng yêu trẻ và sự gần gũi với các em đã giúp Phạm Hổ nhận ra rằng: tình bạn, sự giao tiếp rất cần đối với sự phát triển tâm sinh lí trẻ thơ Đó cũng chính là lí do thơ ông khai thác nhiều và khai thác thành công đề tài tình bạn
Trang 141.2 Thể thơ
Một trong những thành công trong nghệ thuật của Những ngời bạn nhỏ
là việc sử dụng phong phú, đa dạng nhiều thể thơ từ thơ hai chữ, ba chữ, bốn chữ cho đến thể thơ năm chữ Chính sự biến hóa trong thể thơ, thể loại đã góp phần làm cho bài thơ trở nên đông hơn, vui hơn Mà vui chính là một nét chiến lợc trong thơ cho các em, nhất là ở lứa tuổi bé
Những ngời bạn nhỏ có 19 bài thơ thì 1/19 bài thể hai chữ, 1/19 bài thể
ba chữ, 2/19 bài thể bốn chữ, 5/19 bài thể năm chữ Các bài thơ đều ngắn gọn,
dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với tâm sinh lí trẻ thơ
Ngời đọc nh hình dung đợc hình dáng của cậu bé đang nhảy chân sáo trong bài thơ hai chữ:
“Lá xanh
Củ đỏLớn nhỏBên nhau
Đất độiNgập đầuNhảy lên
Đẹp thậtTên em
Cà rốt
Củ đỏLá xanh.”
(Củ cà rốt)Cây bắp cải với ba chữ một dòng lại nh cuốn bó với nhau:
“Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Trang 15Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa.”
(Bắp cải xanh)
Với cây tre, bốn chữ một hàng, lời thơ nh mềm ra với lá tre:
“Tre cho bóng giỡnTrên lng bò vàngBây giờ tre mệtBóng nằm ngủ ngoan.”
(Tre)Ngời đọc cảm nhận đợc sự mềm mại, nhẹ nhàng uốn lợn của một cô rong xanh cũng qua bài thơ bốn chữ:
“Có cô rong xanh
Đẹp nh tơ nhuộmGiữa hồ nớc trongNhẹ nhàng uốn lợn”
(Rong và cá)Nhng cũng có khi với thể thơ bốn chữ ngời đọc lại thấy rõ cái ồn ào, nhanh nhẹn, khẩn trơng của chiếc xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ:
“Mình đỏ nh lửaBụng chứa nớc đầyTôi chạy nh bayHét vang đờng phố
Nhà nào bốc lửaTôi dập liền tay
Ai gọi chữa cháy
“Có ngay! Có ngay!”.”
Trang 16(Xe chữa cháy)Các em bé vốn hiếu động, các em luôn thích sự vui nhộn, cũng dễ thích
mà lại dễ quên Vì vậy các bài thơ hay, các em dễ đọc, dễ thuộc thờng ngắn gọn Hiểu đợc đặc điểm này của trẻ, các nhà thơ thờng sử dụng thể bốn chữ dùng trong vè, dới hình thức nói lối và kể chuyện nhằm tạo cho bài thơ gần với lối nói của trẻ:
“Ngỗng không chịu họcKhoe biết chữ rồi Vịt đa sách ngợc Ngỗng cứ tởng xuôi
Cứ giả đọc nhẩmLàm vịt phì cời Vịt khuyên một hồi Ngỗng ơi!Học!Học!”
(Ngỗng và vịt)
Sự biến đổi trong thơ cho các em không dừng lại ở nhạc điệu, ở sự việc,
sự vật miêu tả mà có khi còn ở cả thể loại nữa Nhiều sáng tác của Phạm Hổ
là thơ nhng viết theo dạng truyện, nên nó trở thành những câu chuyện nhỏ xinh, hóm hỉnh:
“Thỏ con múa đẹpNên đợc quay phimHôm nay thấy mìnhMúa trên màn ảnhThỏ con ngơ ngẩnQuay hỏi bạn bè-Mình với thỏ kiaThỏ nào thật nhỉ?”
(Thỏ đợc quay phim)
Trang 17Cũng có nhiều bài thơ lại có cấu trúc của một cuộc nói chuyện trực tiếp của hai nhân vật:
“-Chị ơi, vì saoHoa hồng lại khóc?
-Không phải đâu em
Đấy là hạt ngọcNgời gọi là sơngSao đêm gửi xuốngTặng cô hoa hồng.”
(Bớm em hỏi chị)Không phải ngẫu nhiên mà trong 19 bài thơ thì với nội dung này Phạm
Hổ viết theo thể thơ này và với nội dung khác Phạm Hổ mợn thể thơ khác Tất cả đó là sự công phu với nghệ thuật, là sự tìm tòi sáng tạo để mang đến cho
các em những cái nhìn kì thú, yêu thơng Bài thơ Chơi ú tim với thể thơ năm
chữ dựng lại hoạt cảnh một trò chơi thú vị:
“Rủ nhau chơi ú tim
Giờ đến phiên chó chốn Mèo đảo mắt nhìn quanh Chó nấp đâu giỏi gớm!
Bỗng kìa chỗ khe tủ Chó để lộ cái đuôi Rón rén mèo đến nơi
Trang 18Meo! Meo! Meo! Mèo trách
Be! Be! Be! Dê cời”
(Kêu)
Có thể thấy rằng các nhà thơ nói chung và Phạm Hổ nói riêng đã không ngừng sáng tạo, tìm tòi những tứ thơ mới hay những cách diễn đạt mới lạ để làm nên sức hấp dẫn riêng cho các tác phẩm của mình Điều đó phù hợp với cái linh hoạt, cái sôi nổi và biến động_một nhu cầu trong cuộc sống tâm hồn của trẻ thơ
1.3 Nhạc điệu và nghệ thuật mô phỏng âm thanh
Nếu nh coi tình bạn là nội dung cơ bản làm nên phong cách thơ Phạm Hổ thì ở phơng diện nghệ thuật, nhịp điệu thơ ông cũng rất độc đáo Ông thờng quan tâm tới nhịp điệu thơ vì đó là thứ tác động trực tiếp nhất tới giác quan của trẻ nhỏ Qua nhịp điệu các em có thể nghe thấy nhiều tiếng động, tiếng kêu, hình dung đợc nhiều động tác miêu tả trong bài Để tạo đợc ấn tợng đó ông th-ờng mô phỏng tiếng kêu của các loài vật đợc miêu tả, tạo một không khí vui t-
ơi, rộn rã
Một cách tự nhiên, thơ Phạm Hổ thiên về lứa bạn đọc từ 5 đến 8 tuổi Đọc thơ ông trẻ dễ hiểu, tất nhiên là theo cách hiểu của chúng và dễ nhớ Bởi lẽ câu thơ ngắn, nhiều nhịp nghỉ, nhiều vần lại nhiều điệp từ tạo nên cấu trúc trùng
điệp cho t duy của trẻ không mệt mỏi
Đọc Bắp cải xanh với thể thơ ba chữ, câu thơ kết cấu móc xích, tiếp nối
nhau khiến ta liên tởng tới nhịp điệu của bài hát chơi chuyền, đánh chắt và tiếng các que thẻ kêu lên ranh rách:
“Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Trang 19Búp cải non
Nằm ngủ giữa.”
Thơ Phạm Hổ dễ nhớ dễ thuộc bởi có nhiều vần liên tiếp nhau, nhịp điệu
đều đặn làm cho âm hởng bài thơ đọc lên nhịp nhàng nghe rất hay:
“Mình đỏ nh lửa Bụng chứa nớc đầy Tôi chạy nh bay Hét vang đờng phố
Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay
Ai gọi chữa cháy “Có ngay! Có ngay!”.”
Trang 20(Xe chữa cháy)Câu thơ cuối Phạm Hổ đã mô phỏng âm thanh tiếng còi xe chữa cháy thật tài tình, bắt chớc tiếng “Tí te! Tí te!” thành “Có ngay! Có ngay!” Bằng cách đó, chiếc xe chữa cháy đến với trẻ thơ không chỉ với hình dáng, màu sắc
Ngoài cách bắt chớc âm thanh theo tiếng ồn phát ra của thực tế khách quan, Phạm Hổ cũng có những bài thơ sử dụng các từ tợng thanh để mô phỏng
âm thanh trong thực tế của các loài vật đợc miêu tả:
“ Gâu! Gâu! Gâu! Chó hỏi
ịt! ụt! ịt! Lợn đòi Meo! Meo! Meo! Mèo trách
Be! Be! Be! Dê cời (Kêu)Mô phỏng âm thanh đã trở thành một đặc điểm tiêu biểu về phơng diện nghệ thuật của thơ Phạm Hổ Điều này làm nên sự khác biệt của tập thơ
Những ngời bạn nhỏ nói riêng và thơ Phạm Hổ nói chung với tác phẩm của
các nhà thơ khác
1.4 Nghệ thuật xây dựng tình huống đối thoại
Trang 21Phạm Hổ rất quan tâm tới việc tái hiện những mẩu đối thoại trong thơ, vừa thể hiện rõ nét ngây thơ con trẻ vừa đề cập đến những thắc mắc thờng có ở
các em, để mở ra trớc mắt các em những điều kì lạ Những ngời bạn nhỏ có
19 bài thơ thì 6 bài đợc xây dựng trên cơ sở đối thoại của các sự vật: Lúa và gió, Đất và hoa, Bớm em hỏi chị, Thỏ dùng máy nói, Ngủ rồi, Bê hỏi mẹ.
Tuổi thơ là tất cả bắt đầu và tất cả trở thành mới lạ Mọi vật xung quanh trẻ cũng trở thành tò mò muốn hiểu biết Sáng mai thức dậy nhình cánh hoa hồng trớc cửa đọng giọt sơng cũng là một điều tò mò của trẻ thơ Phạm Hổ đã diễn tả cái thắc mắc đáng yêu ấy:
(Lúa và gió)Trẻ thơ nhìn cuộc đời thật ngây thơ, ngộ nghĩnh và cũng đáng yêu biết nhờng nào Vì ngây thơ, vì ngỡ ngàng trớc cuộc sống nên các em hay hỏi Khi các em hỏi rồi thì thích đợc trả lời Nhà thơ Phạm Hổ hiểu rõ tâm lí trẻ thơ và trả lời cho các em theo cách riêng của mình, vô cùng lí thú nhng hợp với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ:
“-Không phải đâu em
Đấy là hạt ngọcNgời gọi là sơngSao đêm gửi xuốngTặng cô hoa hồng.”
Hay:
Trang 22“Chú gió đi xaLúa buồn không hát.”
Với những cách lí giải ấy, trẻ có cái nhìn sinh động và tơi đẹp hơn về cuộc sống xung quanh mình
Đoạn đối thoại giữa gà mẹ và đàn gà con trong bài Ngủ rồi thể hiện rõ vẻ
hồn nhiên, ngây thơ con trẻ ý thơ đa ra thật ngộ nghĩnh, qua đó cho thấy nét
đáng yêu của đàn gà con rất giống với các em nhỏ:
đáp nấy
Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Hổ sáng tác thơ dựa trên các tình huống
đối thoại mà ở hình thức đối thoại nào tác giả cũng mang đến cho trẻ hiểu biết, giáo dục tình cảm cho trẻ hết sức tinh tế Một câu hỏi tởng trừng rất khó giải thích nhng lại đợc Phạm Hổ trả lời rất độc đáo:
“- Đào đỏ, mai vàng, Bìm xanh, cúc tím
Mẹ ơi! Ai nhuộm Đủ các màu hoa?
-Đem hết sức mình Nhuộm các loài hoa
ấy là bác Đất
Lặng im , thật thà”
(Đất và hoa)
Trang 23Còn đây mới là sự ngây ngô đáng yêu làm sao của chú bê con còn bú tí mẹ:
“- Mẹ uống sữa lúc nào
Mà sữa đầy vú mẹ?
Còn con bú nhiều thế Sữa lại chạy đi đâu?”
“-Thỏ đây!Ai nói đấy?
Mèo à? Mèo thế nào?
Tớ không trông thấy cậu Nhỡ đứa khác thì sao?”
Đọc bài thơ ấy hẳn các bạn nhỏ thấy mình nhiều lúc cũng đa nghi giống
nh chú thỏ dùng máy nói, cứ nhất định muốn ngời ở đầu dây kia xuất đầu lộ diện thì chú ta mới tin tởng đó chính là bạn mình Trẻ thơ “ngốc nghếch” mà lại thật đáng yêu là vậy
Nghệ thuật thơ Phạm Hổ độc đáo ở những tình huống đối thoại nhằm vơn tới những hình thức diễn đạt mới lạ Nhờ đó bài thơ có không khí vui vẻ giải
đáp đợc thắc mắc của trẻ thơ Đi tìm những cách thể hiện phù hợp với tâm hồn trẻ thơ, nhà thơ Phạm Hổ không những giúp các em hiểu thêm những cái hay, cái đẹp xung quanh mình mà còn giới thiệu cho các em những điều lạ lùng chảy trong nhịp sống, nh những quả trứng tròn một ngày kia thành đàn gà con xinh xắn, nh các em hôm nay lòng đầy thắc mắc về mọi chuyện quanh mình mai vụt lớn lên
Trang 24Nh vậy qua tập thơ Những ngời bạn nhỏ có thể thấy Phạm Hổ làm đợc
điều rất hay, rất quí đó là học đợc cách ngạc nhiên cha bao giờ hao mòn và
đánh mất của các em Nói cách khác ông giữ đợc cho mình tâm hồn và ngòi bút cái nhìn ngạc nhiên, ngơ ngác, trẻ dại của trẻ thơ, để đa vào thơ mình những nhân vật nhỏ bé thờng có mặt trong những câu chuyện đồng thoại_hành trang không thể thiếu của trẻ nhỏ với đặc tính nổi bật là ngộ nghĩnh, đáng yêu
a cái đơn điệu nhàm chán Do đó cái linh hoạt, cái sôi nổi và biến động dờng
nh trở thành một nhu cầu trong cuộc sống tâm hồn của trẻ em Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn Tiếng nói ấy sẽ mợt mà, gần gũi, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc hơn khi sử dụng các biện pháp tu từ
Phạm Hổ hiểu rõ đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của các em nên trong những bài thơ của mình ông sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ Trong khuôn khổ cho phép, khóa luận này chỉ tập trung nghiên cứu hai biện pháp chính của tập thơ “ Những ngời bạn nhỏ”: nhân hóa và so sánh
1.5.1 Bảng thống kê một số biện pháp tu từ trong “Những ngời bạn nhỏ”