1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp chỉ đạo trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT kim sơn a, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình

23 511 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 256,5 KB

Nội dung

Nhìn lạiphong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Kim Sơn A từ 5 năm trướcđây, thời điểm mà đội ngũ giáo viên đến 70% có bề dày kinh nghiệm giảng dạy và30% giáo viên vừa mới ra

Trang 2

I Cơ sở công nhận sáng kiến……….……… 1

II Tác giả sáng kiến ……… ……… 1

III Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng ……….………

3.1 Tên sáng kiến……… 1

3.2 Lĩnh vực áp dụng……… 1

IV Nội dung sáng kiến………

4.1 Giải pháp cũ thường làm ……… 1

4.1.1 Lựa chọn đối tượng ôn luyện……… 2

4.1.2 Phân công giáo viên ôn luyện ……… ……… 3

4.1.3 Thời gian ôn luyện…… ……… 3

4.1.4 Chính sách khuyến khích giáo viên và học sinh……… 4

4.2 Giải pháp mới cải tiến……….……… 5

4.2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp mới và cải tiến giải pháp cũ……… 5

4.2.2 Cách thức tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp, tính mới của giải pháp……….……… 7

4.2.3 Nội dung giải pháp mới………… ……… 7

4.2.3.1 Xây dựng nguồn nhân lực……… 7

4.2.3.2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi……… 11

4.2.3.3 Xây dựng chính sách khích lệ giáo viên và học sinh ………… 13

4.2.3.4 Xây dựng truyền thống nhà trường……… 14

V Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được……… … 15

5.1 Hiệu quả kinh tế……… 15

5.2 Hiệu quả xã hội……….……… 16

VI Điều kiện và khả năng áp dụng…….……… 18

6.1 Điều kiện áp dụng……… 18

6.2 Khả năng áp dụng……… 19

PHỤ LỤC………

SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Trang 3

I Cơ sở công nhận sáng kiến:

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình

II Tác giả sáng kiến:

Họ và tên: Lê Thị Lan Anh

- Lĩnh vực áp dụng: Trong công tác Quản lí giáo dục

- Vấn đề sáng kiến giải quyết: Đưa ra các biện pháp quản lí phù hợp trong côngtác chỉ đạo ôn luyện học sinh giỏi nhằm phát huy hết năng lực của giáo viên và họcsinh để đạt hiệu quả cao nhất

VI Nội dung sáng kiến:

4.1 Giải pháp cũ thường làm:

Trường THPT Kim sơn A nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn,tỉnh Ninh Bình Đây là trường thuộc một huyện vùng biển của tỉnh, người dântrong huyện trên 50% là theo đạo Thiên chúa giáo Nghề chủ yếu trong vùng là thủcông nghiệp, làm ruộng và buôn bán Chính môi trường kinh tế của huyện đã tạonên con người Kim Sơn năng động Học sinh trong huyện đều có xu hướng học tập

để vào các trường Đại học thuộc lĩnh vực kinh tế để ra trường có công việc phù hợpvới bản thân

Trang 4

Đến nay trường THPT Kim Sơn A đã 54 tuổi và có một vị thế quan trọng trong

sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện, cũng như của tỉnh Ninh Bình Nhìn lạiphong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Kim Sơn A từ 5 năm trướcđây, thời điểm mà đội ngũ giáo viên đến 70% có bề dày kinh nghiệm giảng dạy và30% giáo viên vừa mới ra trường chập chững bước vào nghề, với đối tượng họcsinh không thay đổi – đều là con người vùng biển Kim Sơn(ở đây chúng ta khôngbàn đến học sinh 5 năm về trước không giỏi bằng học sinh bây giờ, bởi đó là phéptoán so sánh khập khiễng), thế nhưng kết quả của phong trào học sinh giỏi chưatương xứng với bề dày lịch sử của nhà trường

Với một thời gian dài quản lí, tìm hiểu tôi mới thấy các giải pháp cũ thường làmtrong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi bên cạnh có những ưu điểm thì cũngcòn nhiều điểm tồn tại cần phải cải tiến đột phá Cụ thể những giải pháp cũ thườnglàm là:

4.1.1 Lựa chọn đối tượng ôn luyện:

Đối tượng học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi được lựa chọn là những

em nổi trội nhất ở các môn trong toàn khối lớp Sau đó học sinh làm việc cùng cácgiáo viên được phân công ôn luyện

- Do các em bản thân ở rải rác các lớp trong toàn khối, nên kiến thức nền tảng trang

bị cho các em ở mỗi lớp với mỗi thầy giáo, cô giáo dạy sẽ khác nhau về cách tiếpcận, điều này sẽ khó cho giáo viên ôn luyện khi làm việc với các em, vì phải mất

Trang 5

một khoảng thời gian không nhỏ để tìm hiểu từng học sinh một, sau đó mới ra đượcphương pháp làm việc chung.

4.1.2 Phân công giáo viên ôn luyện:

Đội ngũ giáo viên ôn luyện các đội tuyển học sinh giỏi là những giáo viên giỏi

có nhiều năm kinh nghiệm dạy học và thường chỉ cố định cho một nhóm giáo viên

đó ở các năm mà không có sự thay đổi

- Đội ngũ giáo viên trẻ tuổi có năng lực, ít( thậm trí là không) có cơ hội giao nhiệm

vụ ôn luyện để phát huy khả năng và năng lực của mình

4.1.3 Thời gian ôn luyện:

Thường thì căn cứ vào kế hoạch tổ chức các kì thi học sinh giỏi của cấp trênnhà trường mới tiến hành xây dựng và triển khai ôn luyện

Thời gian ôn luyện được thực hiện theo thời khóa biểu của nhà trường, dưới sựgiám sát và chấm công của Ban giám hiệu

Rõ ràng nếu quản lí như trên làm cho giáo viên và học sinh ôn luyện sẽ bị thiếu tính chủ động, không kích thích được tính tự giác, rất dễ dẫn đến sự thiếunhiệt tình của cả thầy và trò mà chỉ làm việc để cho Ban giám hiệu chấm công cho

đủ, sẽ khó ra được hiệu quả thực sự của thầy và trò

4.1.4 Chính sách khuyến khích giáo viên và học sinh:

Trang 6

Đối với học sinh thì không có chính sách khuyến khích gì khác ngoài khenthưởng theo quy định

Đối với giáo viên chế độ chi trả phụ thuộc vào mức chi tiêu nội bộ của nhàtrường và tổng số tiết dạy được qua chấm công của nhà quản lí, cùng với các mứckhen thưởng theo quy định còn quá thấp so với công sức của giáo viên bỏ ra

- Không kích thích được trách nhiệm của giáo viên trong vấn đề ôn luyện phải rađược hiệu quả(tức là không có mục đích ôn luyện thì phải cố gắng hết sức để cógiải) Bởi vì, nếu chỉ chi trả thù lao dạy cho giáo viên dựa trên số tiết giáo viên dạyđược qua bảng chấm công thì nhà quản lí mới giám sát được giáo viên dạy về mặtchuyên cần mà chưa giám sát và khích lệ thường xuyên về chất lượng của từng tiếtdạy đó

Trên đây là những giải pháp cơ bản nhất trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng họcsinh giỏi ở trường THPT Kim Sơn A những năm trước đây Mỗi một giải pháp tuy

nó đều chứa đựng những ưu việt chúng ta cần phải quan tâm để kế thừa, nhưngcũng phải nhìn nhận thực tế những tồn tại của từng giải pháp làm kìm hãm vàkhông phát huy được hết năng lực của đội ngũ giáo viên cốt cán, cũng như chưakhích lệ học sinh tham gia các đội tuyển Từ đó dẫn đến hiệu quả của phong trào ônluyện chưa xứng tầm với bề dày lịch sử của nhà trường

4.2 Giải pháp mới cải tiến:

Trang 7

4.2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp mới và cải tiến giải pháp cũ

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo” Truyền thống ấyxuất phát từ truyền thống hiếu học có từ lâu đời Bởi ngàn xưa, ông cha chúng ta đãthấy rõ tầm quan trọng của sự học Học để thành tài, để vinh hiển dòng họ và đểgiúp ích đất nước Ngày nay, dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng, Giáo dục vàĐào tạo được xem là “quốc sách hàng đầu” Việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài” càng được quan tâm đúng mức Đây là một trong nhữngnhiệm vụ cơ bản của Đảng về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời

Để thực hiện được tư tưởng chỉ đạo đó, chiến lược phát triển kinh tế - xã hộigiai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra các quan điểm sau: mở rộng dân chủ, phát huy tối

đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêucủa sự phát triển Chính vì vậy, việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng để phục vụcho đất nước không phải chờ học sinh bước vào bậc Đại học mới chăm lo, pháttriển mà ngay từ khi các em còn đang ở bậc phổ thông nói chung và cấp học THPTnói riêng, nhiệm vụ của nhà trường phải phát hiện và bồi dưỡng, ươm những hạtgiống tốt để sau này các em có thể trở thành những người tài giỏi phục vụ cho bảnthân, gia đình và đất nước

Vấn đề phát triển năng khiếu của học sinh rất quan trọng, học sinh cần phải học kiến thức phổ thông một cách toàn diện, nhưng đối với các em có năng khiếu cầnphải có kế hoạch hướng dẫn riêng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong các

Trang 8

báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng đã nêu “nhân tài không phải

là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu Nhiều tài năng

có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ”

Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một hoạt động quan trọng góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được lĩnh hội

hệ thống kiến thức nâng cao, từ đó có điều kiện để phát huy tối đa năng khiếu củabản thân trong những môn học yêu thích Đồng thời qua việc bồi dưỡng học sinhgiỏi cũng giúp cho giáo viên có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, rènluyện kỹ năng sư phạm

Hiện nay, trong một năm học ở các trường THPT diễn ra rất nhiều kỳ thi liênquan đến vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở lên, có thể kể ra như sau:

- Thi học sinh giỏi văn hóa;

- Thi Violympic Toán trên Internet;

- Thi học sinh giỏi giải Toán trên máy tính cầm tay;

- Thi Violympic Tiếng Anh trên Internet;

- Hội thi TDTT, Giáo dục quốc phòng;

- Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn…Như vậy, chúng ta có thể thấy với công việc giảng dạy và học tập của học sinh theoquy định chương trình đã lấy đi công sức và thời gian không ít của thầy và trò,cộng với việc ôn luyện và tham gia các kì thi nói trên với mục tiêu phải đem lạihiệu quả đã trở thành một “bài toán khó” trong công tác chỉ đạo, quản lí cho lãnhđạo các nhà trường Vì lẽ đó, trong 5 năm vừa qua kế thừa, cải tiến, sáng tạo và ápdụng một số giải pháp sau tại trường THPT Kim Sơn A, tôi thấy rõ được tính ưuviệt của nó đã đem lại hiệu quả lớn trong công tác chỉ đạo

4.2.2 Cách thức tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp, tính mới của giải pháp

4.2.2.1 Cách thức tiến hành:

Trang 9

- Kế thừa những ưu điểm của giải pháp cũ, tiếp cận với các kinh nghiệm tốt đã

có trong thực tế

- Vận dụng chỉ đạo tại trường THPT Kim Sơn A

- Thông qua kết quả trong phong trào học sinh giỏi của nhà trường theo từngnăm, tiến hành rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung để thực hiện cho năm tới

4.2.2.2 Thời gian tạo ra các giải pháp:

Từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 -2015

4.2.2.3 Tính mới của giải pháp:

- Căn cứ vào kết quả phân hóa đối tượng học sinh để phân công giảng dạy phùhợp với việc phân công giáo viên ôn luyện các đội tuyển;

- Quy trình lựa chọn, thành lập đội tuyển;

- Quá trình ôn luyện, bồi dưỡng học sinh;

- Các thức quản lí, chi trả cho giáo viên ôn luyện

4.2.3 Nội dung của giải pháp mới:

4.2.3.1 Xây dựng nguồn nhân lực:

a) Xây dựng đội ngũ học sinh

- Phân hóa đối tượng học sinh: Đây là giải pháp mang tính đột phá của trườngTHPT Kim Sơn A

Ngay từ khi học sinh bước chân vào trường THPT Kim Sơn A, các em sẽ đượctham gia ôn tập lại những kiến thức ở cấp THCS, với các môn học cơ bản dưới sựdẫn dắt của các thầy giáo, cô giáo cấp THPT Với mục đích giúp cho các em hệthống lại kiến thức đã học; làm quen, thích nghi dần với phương pháp và cách làmviệc của đội ngũ giáo viên trong nhà trường Sau đó nhà trường tổ chức khảo sátnguyện vọng của học sinh về lĩnh vực môn học mà mình yêu thích và có nhu cầunghiên cứu sâu Cuối cùng, nhà trường tổ chức thi khảo sát đầu năm và dựa vào kếtquả thi khảo sát đầu năm; kết quả thi tuyển sinh lớp 10, căn cứ vào nguyện vọngcủa học sinh để phân hóa các lớp học trong một khối đảm bảo các tiêu chí sau:

Trang 10

+ Trong một lớp, học sinh đồng đều về trình độ nhận thức;

+ Trong một lớp, học sinh có cùng chung một nguyện vọng nghiên cứu sâu hơn

về một lĩnh vực khoa học;

+ Đảm bảo sĩ số trên một lớp học

Quy trình phân hóa học sinh được lặp lại sau mỗi một năm học

- Tuyển chọn học sinh trong đội tuyển:

Đây là giải pháp có tính quyết định cao Vì công tác bồi dưỡng nhân tài là mộtquá trình lâu dài và liên tục thì mới đem lại hiệu quả cao nhất, nên việc phát hiện,định hướng ngay từ đầu cấp học là vô cùng quan trọng Chính vì vậy, để có đượcnguồn nhân lực cho các kì thi học sinh giỏi thì từng năm học lớp 10 và lớp 11 nhàtrường đều tổ chức kì thi học sinh giỏi cấp trường qua các bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào cơ sở học sinh đăng kí thi các môn dựa trên:

+ Nguyện vọng của học sinh: Thông qua sở thích và năng lực học sinh;

+ Điều kiện để được dự thi của nhà trường( Phụ lục 1)

Bước 2: Kết quả của kì thi là một kênh thông tin quan trọng cho các thầy giáo, côgiáo dạy học sinh lựa chọn, định hướng, bồi dưỡng học sinh hàng ngày trên lớp quanhững nội dung nâng cao của bài giảng Đây là lực lượng nòng cốt để chúng ta bồidưỡng thường xuyên trên lớp và khảo sát loại dần ở từng giai đoạn cho đến giaiđoạn cuối cùng ra đội tuyển chính thức

- Nuôi dưỡng đội ngũ học sinh lựa chọn: Đây là giải pháp quan trọng, bởikhông thể có ngay được một đội tuyển học sinh giỏi mà ta không bồi dưỡng các emthường xuyên Khi đã tuyển chọn rồi thì chúng ta phải cố gắng giữ lực lượng ổnđịnh về mặt kiến thức, cũng như tư tưởng của học sinh và thậm trí là cả phụ huynhhọc sinh nữa(sở dĩ tôi nói như thế là vì, hiện nay học sinh của chúng ta có xu hướngtập chung học để cố gắng thi đỗ vào trường đại học mình dự định và các em nghĩviệc vào một đội tuyển học sinh giỏi rất dễ bị ảnh hưởng đến mục đích chung củamình và ngay chính bố mẹ các em cũng cùng chung suy nghĩ, nên thực tế có những

Trang 11

lúc giáo viên của chúng ta vừa ôn luyện kiến thức cho các em vừa phải làm côngtác cho cả học sinh và phụ huynh học sinh để cho các em yên tâm ôn luyện) Vìvậy, nhà trường cần phải có biện pháp nuôi dưỡng thật tốt để cho các em và cha mẹcác em nhận thức rõ, được vào các đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường là niềmvinh dự, tự hào của các em và gia đình các em; các em cũng phải hiểu rõ đượctrách nhiệm của mình là cần phải đóng góp công sức để cùng các thầy giáo, cô giáotrong trường xây dựng thương hiệu nhà trường Cụ thể:

+ Khi ở trong đội tuyển học sinh giỏi thì về mặt kiến thức môn học đó các em đượccác thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để nghiên cứu sâu, rộng hơn các bạn khác, và cơ hộithi các môn học này ở các kì thi được điểm tối đa là cao;

+ Vào đội tuyển các em phải tập trung sâu, nên một số công việc khác như laođộng, trực nhật được ưu ái hơn so với các bạn;

+ Trong đội tuyển chính thức các em được miễn một số các khoản tiền thuộc phạm

vi của nhà trường quyết định như tiền học thêm…

+ Khi đi thi có giải các em có cơ hội kết nạp Đảng viên ở trong trường; được khenthưởng; được nhận học bổng của các hội(như hội khuyến học; học bổng NguyễnCông Trứ; giải thưởng Đinh Bộ Lĩnh…)

b) Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán

“ Muốn có học sinh giỏi, trước hết phải có thầy giỏi” đây là chân lí không thểthay đổi, chính vì thế nhà trường luôn phải chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viênđoàn kết, yêu nghề, say mê công việc, đồng thời tạo điều kiện cho họ được bồidưỡng, nâng cao nhận thức về lí luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Vì đây là

bộ phận tinh hoa của nhà trường, lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sựphát triển nhà trường, giúp nhà trường đi vào trạng thái phát triển bền vững Ngoàicác biện pháp như dự giờ, thao giảng, hội giảng, kiểm tra nội bộ thì trường THPTKim Sơn A còn thực hiện các giải pháp sau đây để nâng cao chất lượng đội ngũ về

Trang 12

mặt chuyên môn và thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho học sinh trong các độituyển:

+ Phân công giảng dạy trong năm học, trong khối học(sau khi đã phân hóa họcsinh) gắn liền với mục đích phân công giáo viên ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi.Đây là một giải pháp vô cùng quan trọng sau giải pháp đột phá(là phân loại họcsinh), bởi vì sau khi phân hóa học sinh và đã khoanh vùng được lực lượng học sinh

là nòng cốt cho chọn đội tuyển học sinh giỏi thì việc phân công giáo viên vừa ônluyện và vừa giảng dạy ở lớp có nhóm đối tượng học sinh đó sẽ giúp cho giáo viên

và học sinh có cơ hội thường xuyên làm việc với nhau hàng giờ trên lớp học vàkiến thức chuyên sâu của các thầy giáo, cô giáo bồi dưỡng cho các em được trang

bị dần dần, sẽ mang tính bền vững cao hơn là dạy dồn một lúc Chỉ đến khi vào giaiđoạn cuối của thời gian ôn luyện thì thầy và trò với tách ra để tập trung cao độ hơn

và đi vào luyện dạng đề thi

+ Đẩy mạnh hoạt động tổ chuyên môn như thường xuyên tổ chức các hoạt động hộigiảng, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên, khuyến khích giáoviên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tự học, tự rèn luyện, tự đúc rútkinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhằm phát huytích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh Đây là giải pháp nhằm tránh tính cục bộcủa cá nhân giáo viên(sự cục bộ sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của giáo viên, dẫnđến kìm hãm sự phát triển của nhóm chuyên môn) Giải pháp này sẽ giúp tất cảgiáo viên phải cố gắng, phải lao động và tất cả giáo viên có cơ hội như nhau để thửsức vào các nhóm đối tượng học sinh khác nhau, cũng như cơ hội để tham gia ônluyện các đội tuyển

+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra kiến thức chuyên môn của tất cả giáo viên trong

tổ, từ đó tạo động lực cho giáo viên có hướng tự học, tự nghiên cứu, đồng thờithông qua hoạt động này giúp cho các tổ chuyên môn tạo nguồn để dự thi giáo viên

có giờ dạy giỏi các cấp và là cơ sở để giao nhiệm vụ ôn luyên đội tuyển

Ngày đăng: 16/12/2015, 13:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w