1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa ở một số loài động vật thuộc các lớp động vật có xương sống

177 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 10,55 MB

Nội dung

TÓM LƯỢC Đề tài nghiên cứu “Đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa ở một số loài động vật thuộc các lớp Động vật có xương sống” được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Động vật- Bộ môn Sinh- Khoa

Trang 1

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA HỆ TIÊU HÓA

LÊ NGỌC TRÂM MSSV: 3072299 Lớp: Sư phạm Sinh vật khóa 33 NĂM 2011

Trang 2

CẢM TẠ

Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:

- Cha mẹ đã ủng hộ, khích lệ về mọi mặt trong suốt những năm qua

- Các thầy cô bộ môn Sinh đã truyền đạt kiến thức quý báu làm nền tảng và tạo điều kiện cho chúng em thực hiện luận văn này

- Cô Trần Thị Anh Thư – Giáo viên hướng dẫn đã tận tình chỉ dạy và giúp

đỡ chúng em hoàn thành luận văn tốt nghiệp

- Thầy Nguyễn Thanh Tùng, thầy Đinh Minh Quang, thầy Nguyễn Minh Thành, cô Phùng Thị Hằng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện đề tài

- Tất cả các bạn sinh viên lớp Sư phạm Sinh và Sinh- Kĩ thuật nông nghiệp khóa 33 đã giúp đỡ chúng em trong suốt khoảng thời gian qua

Trang 3

TÓM LƯỢC

Đề tài nghiên cứu “Đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa ở một số loài động vật thuộc các lớp Động vật có xương sống” được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Động vật- Bộ môn Sinh- Khoa sư phạm- Trường Đại học Cần Thơ, thời gian từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011 Thí nghiệm được tiến hành như sau:

- Quan sát, đo đạc, chụp ảnh hình thái cơ thể của một số loài động vật thuộc các lớp Động vật có xương sống (ĐVCXS)

- Quan sát, ghi nhận, chụp ảnh phần đầu của ống tiêu hóa (khoang miệng)

- Giải phẫu mẫu vật, chụp ảnh cơ quan tại vị trí

- Tách bỏ các hệ cơ quan, chỉ giữ lại hệ tiêu hóa:

+ Quan sát, ghi nhận đặc điểm cấu tạo các phần của ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa

+ Chụp ảnh tổng thể hệ tiêu hóa và từng phần của ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa

+ Đo chỉ tiêu các phần của ống tiêu hóa

+ Lập tỉ lệ so sánh giữa các phần của ống tiêu hóa với chiều dài cơ thể (CDCT), (ví dụ: hầu/ CDCT, thực quản/ CDCT, dạ dày/ CDCT, ruột/ CDCT) và giữa các phần của ống tiêu hóa với nhau (ví dụ: hầu/ thực quản, thực quản/ dạ dày, dạ dày/ ruột)

+ So sánh đặc điểm hệ tiêu hóa của loài với đặc điểm chung của lớp

Kết quả đạt được: Chúng tôi đã lập được bảng so sánh cấu tạo hệ tiêu hóa

ở một số loài động vật thuộc các lớp ĐVCXS và cung cấp bộ mẫu ngâm cho phòng thí nghiệm (25 mẫu)

Trang 4

MỤC LỤC

CẢM TẠ i

TÓM LƯỢC ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH BẢNG viii

DANH SÁCH HÌNH ix

TỪ VIẾT TẮT xii

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

1 Khái quát hệ tiêu hóa của ngành dây sống (Chordata) 3

1.1 Phân ngành Sống đuôi (Urochordata) 3

1.2 Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) 3

1.3 Phân ngành Có xương sống (Vertebrata) 4

1.4 Xu hướng phát triển của hệ tiêu hóa 6

1.4.1 Tiêu hóa ở động vật chưa có hệ tiêu hóa 6

1.4.2 Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa 7

1.4.3 Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa 7

2 Đặc điểm chung của hệ tiêu hóa ở các lớp động vật thuộc phân ngành ĐVCXS 7 2.1 Lớp cá sụn 7

2.1.1 Ống tiêu hóa 7

2.1.2 Tuyến tiêu hóa 8

2.2 Lớp cá xương 8

2.2.1 Ống tiêu hóa 8

2.2.2 Tuyến tiêu hóa 9

Trang 5

2.3 Lớp lưỡng cư 9

2.3.1 Ống tiêu hóa 10

2.3.1.1 Khoang miệng - hầu 10

2.3.1.2 Thực quản 11

2.3.1.3 Dạ dày 11

2.3.1.4 Ruột 11

2.3.2 Tuyến tiêu hóa 11

2.4 Lớp bò sát 12

2.4.1 Ống tiêu hóa 12

2.4.1.1 Khoang miệng - hầu 12

2.4.1.2 Thực quản 13

2.4.1.3 Dạ dày 14

2.4.1.4 Ruột 14

2.4.2 Tuyến tiêu hóa 14

2.5 Lớp chim 15

2.5.1 Ống tiêu hóa 15

2.5.1.1 Khoang miệng - hầu 15

2.5.1.2 Thực quản 16

2.5.1.3 Dạ dày 17

2.5.1.4 Ruột 18

2.5.2 Tuyến tiêu hóa 18

2.6 Lớp thú 19

2.6.1 Ống tiêu hóa 19

2.6.1.1 Khoang miệng 19

2.6.1.2 Hầu 20

2.6.1.3 Thực quản 20

2.6.1.4 Dạ dày 21

Trang 6

2.6.1.5 Ruột 21

2.6.2 Tuyến tiêu hóa 22

CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

1 Phương tiện 24

1.1 Dụng cụ 24

1.2 Hóa chất 24

2 Phương pháp 24

2.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.2 Thu mẫu 24

2.1.1 Thời gian thu mẫu 24

2.1.2 Địa điểm thu mẫu 25

2.1.3 Cách thu mẫu 25

2.3 Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1 Nhận dạng, xác định vị trí phân loại loài 26

2.3.2 Khảo sát hệ tiêu hóa 26

2.3.2.1 Phương pháp giải phẫu 26

2.3.2.2 Quan sát đo một số chỉ tiêu hình thái 33

2.3.3 Định hình và bảo quản mẫu 34

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35

1 Lớp cá sụn (Chondrichthyes) 35

1.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa 35

1.1.1 Cá nhám 35

1.1.2 Cá đuối gai 38

1.2 Nhận xét 41

2 Lớp cá xương (Osteichthyes) 44

2.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa 44

2.1.1 Cá chép 44

Trang 7

2.1.2 Cá trê vàng 47

2.1.3 Cá rô 50

2.1.4 Lươn 53

2.2 Nhận xét 56

3 Lớp lưỡng cư (Amphibia) 62

3.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa 62

3.1.1 Ếch 62

3.1.2 Ễnh ương 65

3.1.3 Hót cổ 68

3.1.4 Ếch giun 71

3.2 Nhận xét 74

4 Lớp bò sát (Reptilia) 81

4.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa 81

4.1.1 Thằn lằn 81

4.1.2 Thằn lằn chân ngắn 84

4.1.3 Tắc kè 87

4.1.4 Rắn nước 91

4.1.5 Rắn lục 94

4.1.6 Rùa 97

4.1.7 Ba ba 100

4.2 Nhận xét 103

5 Lớp chim (Aves) 109

5.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa 109

5.1.1 Vịt 109

5.1.2 Cuốc ngực xám 113

5.1.3 Cò đỏ 116

5.1.4 Bồ câu 119

5.1.5 Sẻ nhà 122

Trang 8

5.2 Nhận xét 125

6 Lớp thú (Mammalia) 130

6.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa 130

6.1.1 Chuột đồng 130

6.1.2 Dơi 134

6.1.3 Mèo 137

6.1.4 Bò 140

6.1.5 Heo 143

6.2 Nhận xét 145

7 Đặc điểm khái quát của hệ tiêu hóa qua các lớp ĐVCXS 150

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 154

1 Kết luận 154

2 Đề nghị 155

TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC I

Trang 9

một số loài thuộc lớp cá xương 56

Bảng 4: So sánh đặc điểm của hệ tiêu hóa ở một số loài thuộc lớp cá xương 58 Bảng 5: So sánh chiều dài trung bình (cm) và tỉ lệ giữa các phần của ống tiêu hóa ở

một số loài thuộc lớp lưỡng cư 74

Bảng 6: So sánh đặc điểm của hệ tiêu hóa ở một số loài thuộc lớp lưỡng cư 76 Bảng 7: So sánh chiều dài trung bình (cm) và tỉ lệ giữa các phần của ống tiêu hóa ở

một số loài thuộc lớp bò sát 103

Bảng 8: So sánh đặc điểm của hệ tiêu hóa ở một số loài thuộc lớp bò sát 105 Bảng 9: So sánh chiều dài trung bình (cm) và tỉ lệ giữa các phần của ống tiêu hóa ở

một số loài thuộc lớp chim 125

Bảng 10: So sánh đặc điểm của hệ tiêu hóa ở một số loài thuộc lớp chim 127 Bảng 11: So sánh chiều dài trung bình (cm) và tỉ lệ giữa các phần của ống tiêu hóa

ở một số loài thuộc lớp thú 145

Bảng 12: So sánh đặc điểm của hệ tiêu hóa ở một số loài thuộc lớp thú 146

Bảng 13: So sánh đặc điểm của hệ tiêu hóa ở các lớp ĐVCXS 150

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Mô hình cấu tạo các phần của ống tiêu hóa 5

Hình 2: Cấu tạo nội quan cá nhám 8

Hình 3: Cấu tạo nội quan cá xương 9

Hình 4: Cấu tạo hệ tiêu hóa lưỡng cư 10

Hình 5: Khoang miệng rắn có răng độc 12

Hình 6: Loài Chamaeleo chamaeleo đang bắt mồi bằng lưỡi dài 13

Hình 7: Sơ đồ ống tiêu hóa của tắc kè 14

Hình 8: Cấu tạo mỏ của một số loài chim 16

Hình 9: Cấu tạo chung của chim 17

Hình 10: Cấu tạo ống tiêu hóa của chim 18

Hình 11: Cấu tạo răng ở một số loài động vật 20

Hình 12: Dạ dày của nhóm nhai lại 21

Hình 13: Cấu tạo ống tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ 22

Hình 14: Cấu tạo tụy ở thú 23

Hình 15: Cách giải phẫu cá nhám 27

Hình 16: Cách giải phẫu cá chép 28

Hình 17: Cách giải phẫu cá lóc 28

Hình 18: Cách giải phẫu ếch 29

Hình 19: Cách giải phẫu thằn lằn 30

Hình 20: Cách giải phẫu rắn nước 30

Hình 21: Cách giải phẫu rùa 31

Hình 22: Cách giải phẫu gà 32

Hình 23: Cách giải phẫu thỏ 33

Hình 24: Hệ tiêu hóa cá nhám 36

Hình 25: Hệ tiêu hóa cá nhám 37

Trang 11

Hình 26: Hệ tiêu hóa cá đuối 39

Hình 27: Hệ tiêu hóa cá đuối 40

Hình 28: Hệ tiêu hóa cá chép 45

Hình 29: Hệ tiêu hóa cá chép 46

Hình 30: Hệ tiêu hóa cá trê vàng 48

Hình 31: Hệ tiêu hóa cá trê vàng 49

Hình 32: Hệ tiêu hóa cá rô 51

Hình 33: Hệ tiêu hóa cá rô 52

Hình 34: Hệ tiêu hóa lươn 54

Hình 35: Hệ tiêu hóa lươn 55

Hình 36: Hệ tiêu hóa ếch 63

Hình 37: Hệ tiêu hóa ếch 64

Hình 38: Hệ tiêu hóa ễnh ương 66

Hình 39: Hệ tiêu hóa ễnh ương 67

Hình 40: Hệ tiêu hóa hót cổ 69

Hình 41: Hệ tiêu hóa hót cổ 70

Hình 42: Hệ tiêu hóa ếch giun 72

Hình 43: Hệ tiêu hóa ếch giun 73

Hình 44: Hệ tiêu hóa thằn lằn 82

Hình 45: Hệ tiêu hóa thằn lằn 83

Hình 46: Hệ tiêu hóa thằn lằn chân ngắn 85

Hình 47: Hệ tiêu hóa thằn lằn chân ngắn 86

Hình 48: Hệ tiêu hóa tắc kè 89

Hình 49: Hệ tiêu hóa tắc kè 90

Hình 50: Hệ tiêu hóa rắn nước 92

Hình 51: Hệ tiêu hóa rắn nước 93

Hình 52: Hệ tiêu hóa rắn lục 95

Trang 12

Hình 53: Hệ tiêu hóa rắn lục 96

Hình 54: Hệ tiêu hóa rùa 98

Hình 55: Hệ tiêu hóa rùa 99

Hình 56: Hệ tiêu hóa ba ba 101

Hình 57: Hệ tiêu hóa ba ba 102

Hình 58: Hệ tiêu hóa vịt 111

Hình 59: Hệ tiêu hóa vịt 112

Hình 60: Hệ tiêu hóa cuốc ngực xám 114

Hình 61: Hệ tiêu hóa cuốc ngực xám 115

Hình 62: Hệ tiêu hóa cò đỏ 117

Hình 63: Hệ tiêu hóa cò đỏ 118

Hình 64: Hệ tiêu hóa bồ câu 120

Hình 65: Hệ tiêu hóa bồ câu 121

Hình 66: Hệ tiêu hóa chim sẻ nhà 123

Hình 67: Hệ tiêu hóa chim sẻ nhà 124

Hình 68: Hệ tiêu hóa chuột đồng 132

Hình 69: Hệ tiêu hóa chuột đồng 133

Hình 70: Hệ tiêu hóa dơi 135

Hình 71: Hệ tiêu hóa dơi 136

Hình 72: Hệ tiêu hóa mèo 138

Hình 73: Hệ tiêu hóa mèo 139

Hình 74: Hệ tiêu hóa bò 142

Hình 75: Hệ tiêu hóa heo 144

Trang 13

TỪ VIẾT TẮT

ĐVCXS Động vật có xương sống

CDCT Chiều dài cơ thể

Trang 14

và một trong những hệ cũng có sự biến đổi đó là hệ tiêu hóa Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi này là do thiếu hụt nguồn thức ăn Vì thế, khi tiếp cận với môi trường mới, nguồn thức ăn mới đòi hỏi hệ tiêu hóa của chúng cũng phải biến đổi để thích nghi Để tìm hiểu sự biến đổi đó cũng như kiểm chứng lại lí thuyết đã được

học, chúng tôi chọn đề tài: “ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA HỆ TIÊU HÓA Ở

MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT THUỘC CÁC LỚP ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG” Bằng các phương pháp giải phẫu; chụp ảnh; đo đếm đưa ra một số tỉ lệ

thể hiện mối tương quan giữa ống tiêu hóa và cơ thể; so sánh đặc điểm ống tiêu hóa của loài với đặc điểm chung của lớp Hy vọng rằng, kết quả của đề tài sẽ bổ sung nguồn dẫn liệu về đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa ở một số loài thuộc các lớp ĐVCXS Đồng thời qua nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ cung cấp bộ mẫu ngâm phục

vụ công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên

2 Mục tiêu của đề tài

Trong phạm vi của đề tài luận văn này chúng tôi tập trung giải quyết các vấn

đề sau:

- Khảo sát cấu tạo giải phẫu cơ quan tiêu hóa ở một số loài thuộc các lớp ĐVCXS

Trang 15

- Thực hiện bộ mẫu ngâm các cơ quan tiêu hóa ở một số loài thuộc các lớp ĐVCXS

- Lập được bảng so sánh cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở một số loài động vật thuộc các lớp ĐVCXS

Trang 16

CHƯƠNG II

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1 Khái quát hệ tiêu hóa của ngành dây sống

Ngành Dây sống (Chordata) là một ngành lớn, bao gồm những động vật miệng sinh sau tiến hóa cao, được chia thành 3 phân ngành: Sống đuôi (Urochordata) hay Có bao (Tunicata), Sống đầu (Cephalochordata) hay Không sọ (Acrania) và Có xương sống (Vertebrata) hay Có sọ (Craniota) Hệ tiêu hóa của các động vật thuộc ngành này gồm 2 bộ phận chính là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa

1.1 Phân ngành Sống đuôi (Urochordata)

- Ống tiêu hóa đã phân hóa thành miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn nhưng còn đơn giản Miệng nhỏ, quanh miệng có nhiều xúc tu Hầu rất lớn chiếm hầu hết thể tích thân, xung quanh thành hầu có thủng nhiều khe mang đều đặn Mặt trong thành hầu phủ tế bào có tiêm mao, có vai trò vận chuyển nước và thức ăn Dọc giữa mặt bụng hầu lõm thành rãnh nội tiêm, trên rãnh có nhiều tế bào

có tiêm mao dài và tế bào tuyến tiết chất nhày dính thức ăn chuyển vào thực quản Thực quản rất ngắn, thông với dạ dày phình to đổ vào đoạn ruột ngắn hơi uốn cong, tận cùng là hậu môn mở ra ngoài qua xoang bao mang

- Tuyến tiêu hóa là túi gan Đó là một túi bít đáy nằm ở đầu khúc ruột

(Trần Kiên, 2009)

1.2 Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata)

- Ống tiêu hóa gồm:

+ Miệng hình phễu, nằm ở mặt bụng, có nhiều xúc tu bao quanh

+ Hầu ở đáy lỗ miệng Hầu dài, phình rộng Mặt trong thành hầu cũng phủ

tế bào có tiêm mao theo hướng đưa nước, thức ăn vào miệng, qua hầu đến khe mang rồi vào xoang bao mang Rãnh nội tiêm (rãnh bụng) phủ các tiêm mao và nhiều tế bào tiết chất nhày giúp dẫn thức ăn lên rãnh lưng (nằm đối diện rãnh bụng), đổ vào ruột

Trang 17

Răng: có chức năng giữ mồi, cắn xé và nghiền mồi Răng ĐVCXS gồm hai

loại: răng đồng hình là những răng có cấu tạo giống nhau chưa phân hóa (đa số ĐVCXS và nhóm thú ăn sâu bọ), có tác dụng giữ mồi và răng dị hình phân hóa thành các loại răng khác nhau (như: răng nanh, răng cửa, răng hàm), thường gặp ở

đa số các loài thú Loại răng dị hình vừa có tác dụng giữ mồi vừa có tác dụng cho tiêu hóa thức ăn bằng cơ học

Lưỡi: là cơ quan vị giác có chức năng tiếp nhận, lấy và đẩy thức ăn, giúp

chuyển thức ăn vào hầu hoặc điều chỉnh vị trí thức ăn cho răng nhai và nhận biết mùi vị thức ăn, có mức độ phát triển khác nhau tùy nhóm

+ Hầu: là đoạn ngắn nối khoang miệng với thực quản, có liên hệ với cơ quan

hô hấp (khe mang, bong bóng, phổi) Hầu là ngã tư của đường tiêu hóa , hô hấp của các ĐVCXS ở cạn Đây cũng là nơi để một số tuyến nội tiết quan trọng (tuyến giáp trạng, tuyến diều…) phát triển

+ Thực quản: dạng ống, nối hầu với dạ dày Nó không tiết enzim tiêu hóa nhưng có thể tiết chất nhày giúp thức ăn dễ dàng di chuyển Thực quản nằm ở phía lưng của khí quản Thành thực quản có các lớp cơ vòng, cơ dọc có khả năng

co giãn cao, giúp co bóp, di chuyển thức ăn Phần cuối, nơi tiếp giáp với dạ dày có một cơ “quạt ước” có tác dụng giống như một van ngăn cản không cho thức ăn di

Trang 18

chuyển theo chiều ngược lại và có tác dụng đậy phần thức ăn đang được lên men yếm khí ở dạ dày tránh bốc mùi cho cơ thể Tùy thuộc vào loại thức ăn và tùy theo cấu tạo cơ thể cuả các nhóm động vật mà thực quản của chúng có độ dày khác nhau

+ Dạ dày: là phần phình rộng nhận thức ăn từ thực quản, chức năng cơ bản

là tiêu hóa cơ học và hóa học Tùy theo chế độ ăn của các loài động khác nhau mà

dạ dày của chúng cũng có phân hóa về cấu tạo khác nhau Cấu tạo chung nhất gồm

2 phần: phần trên là thượng vị dùng để chứa thức ăn đồng thời tiêu hóa cơ học và phần dưới là hạ vị nơi tiết ra các men tiêu hóa của tuyến dạ dày tham gia quá trình tiêu hóa hóa học Các loài động vật ăn thực vật ít có trường hợp dạ dày cấu tạo hai phần, mà thường phân hóa phức tạp (thú nhai lại) hoặc tiêu giảm không phát triển (các loài cá ăn thực vật)

+ Ruột: là phần dài nhất của ống tiêu hóa, chia làm 3 phần chính là ruột trước (ruột non) có vai trò tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, có đoạn đầu tiếp giáp với dạ dày gọi là ruột tá (tá tràng) nơi tiến hành tiêu hóa lipid và protid dưới tác dụng của các loại dịch do hai tuyến tiêu hóa quan trọng là gan và tụy tiết ra Ruột giữa (ruột già) có vai trò hình thành phân và tái hấp thụ nước và ruột sau (ruột thẳng) có vai trò đóng khuôn tích trữ phân để tống ra ngoài qua lỗ hậu môn hay huyệt (là phần cuối cùng của ống tiêu hóa có khoang chung với lỗ niệu và lỗ sinh dục)

- Tuyến tiêu hóa:

Hình 1: Mô hình cấu tạo các phần của ống tiêu hóa (Theo Hickman, 1984)

A Thu nhận và bẽ gãy; B Tiêu hóa và hấp thu; C Hấp thu nước và bài tiết

1 Khoang miệng - hầu; 2 Thực quản; 3 Dạ dày; 4 Ruột non; 5 Ruột già; 6 Ruột thẳng

Trang 19

Ở ĐVCXS ngoài các tuyến tiêu hóa liên quan đến các phần của ống tiêu hóa như tuyến nước bọt, tuyến dạ dày thì còn có 2 tuyến quan trọng được hình thành

do các mấu lồi của ruột non đó là gan và tụy

+ Gan: là tuyến tiêu hóa lớn nhất Độ lớn và mức độ phân thùy của gan phụ thuộc vào từng nhóm động vật Gan tiết dịch mật, mật theo hệ thống ống tập trung thành túi mật nằm ở một trong các thùy của gan (một số nhóm động vật không có túi mật, dịch mật đổ trực tiếp vào tá tràng - ruột tá) Dịch mật không tiết ngay vào ruột tá vì cơ vòng quanh các túi mật chưa được kích thích bởi thức ăn Trong túi mật, dịch mật được cô đặc do kết quả tách bớt nước và muối Mặc dù trong dịch mật không có men tiêu hóa, nhưng nhờ có phản ứng kiềm của mình, nó

có khả năng nhũ tương các chất mỡ (lipid) trong thức ăn Cơ chế tác động của dịch mật là trung hòa các thức ăn có tính acid từ dạ dày xuống để tạo điều kiện cho men lipaza hoạt động Ngoài chức năng tiêu hóa lipid thông qua dịch mật, gan có nhiều chức năng khác trong cơ thể động vật: là nơi dự trữ đường (ở dạng glucogen) để điều hòa lượng đường trong máu, kho dự trữ các sinh tố, vitamin A

và chất khoáng, trung hòa các chất độc, hủy hồng cầu già…

+ Tuyến tụy: có vai trò quan trọng trong tiêu hóa sinh học Tuyến tụy tiết men phân hủy chất đường (glucid), đạm (protid) và béo (lipid) Các men này nằm trong dịch tụy do tuyến tiết ra, đi vào tá tràng qua ống thóat của tuyến Dịch tụy loãng, có pH bằng 8,5 nghiêng về kiềm nên có vai trò trung hòa acid trong thức ăn truyền từ dạ dày xuống ruột Trong tuyến tụy có phần mô nội tiếp - là đảo Langerhans, là tuyến nội tiết, tiết vào máu hormôn insulin và glucagon

(Võ Văn Phú, 1999)

1.4 Xu hướng phát triển của hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa ở động vật phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp

và thích nghi với các loại thức ăn khác nhau

1.4.1 Tiêu hóa ở động vật chưa có hệ tiêu hóa

- Động vật nguyên sinh là động vật chưa có hệ tiêu hóa

- Cơ thể động vật nguyên sinh cấu tạo từ một tế bào nên lấy thức ăn trực tiếp

từ ngoài môi trường thông qua quá trình thực bào

Trang 20

- Quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật nguyên sinh là quá trình tiêu hóa hóa học và quá trình này diễn ra bên trong tế bào (tiêu hóa nội bào)

1.4.2 Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa

- Các loài Ruột khoang và Giun dẹp có túi tiêu hóa

- Trong túi tiêu hóa thức ăn vừa được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa bên ngoài

tế bào nhờ enzim) vừa được tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào, giống như

ở trùng giày)

- So với động vật nguyên sinh, động vật có túi tiêu hóa có thể ăn được thức

ăn có kích thước lớn hơn

1.4.3 Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa

- Ống tiêu hóa có ở ĐVCXS (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú) và ở nhiều loài động vật không xương sống như giun đốt, côn trùng

- Ống tiêu hóa cùng với các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, gan tạo thành hệ tiêu hóa Ống tiêu hóa được chia làm các đoạn chính : miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già Ống tiêu hóa của chim, giun đốt có thêm diều

Hệ tiêu hóa dạng ống phân hóa thành các cơ quan khác nhau Mỗi cơ quan

có đặc điểm cấu tạo khác nhau, đảm nhận những chức năng tiêu hóa nhất định, giúp cho quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao

tien-hoa-cua-he-tieu-hoa)

(http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/sinh-ly-hoc-dong-vat/3245-2 Đặc điểm chung của hệ tiêu hóa ở các lớp động vật thuộc phân ngành ĐVCXS

2.1 Lớp cá sụn

2.1.1 Ống tiêu hóa

- Bắt đầu là lỗ miệng, tiếp theo là xoang miệng Bờ xoang miệng có nhiều dãy răng gắn trên cung hàm nhờ các dây chằng Đáy xoang miệng có lưỡi Lưỡi chỉ

là phần nhô của đáy miệng, chưa có cơ phát triển

- Hầu thủng 5-7 đôi khe mang trần

Trang 21

- Thực quản ngắn Dạ dày gấp khúc hình chữ U hay chữ V, chia 2 phần: thượng vị và hạ vị

- Ruột non ngắn Ruột già có van xoắn là nếp gấp xoắn ốc có tác dụng tăng

bề mặt tiếp xúc và làm chậm sự di chuyển của thức ăn Cuối cùng là ruột thẳng thông ra huyệt

2.1.2 Tuyến tiêu hóa

- Gan mềm, có 2 thuỳ lớn chứa nhiều dầu Có túi mật chứa mật, mật theo ống dẫn chảy vào ruột tá

- Tụy nằm ở chỗ giới hạn dạ dày và ruột Lá lách là một khối nhỏ, dài, màu

- Hầu có 4 đôi cung mang

Trang 22

- Thực quản ngắn, có tiêm mao ở mặt trong giúp cho việc vận chuyển thức ăn xuống dạ dày, thành thực quản có tuyến nhày và tuyến vị như ở trong dạ dày vừa tiết acid vừa tiết men tiêu hóa (men pepsin)

- Dạ dày phân hóa khá rõ, là phần cuối của thực quản hơi phình rộng Riêng các loài cá ăn thịt thì dạ dày phát triển

- Ruột chưa phân hóa, không có van xoắn ốc như ở cá sụn Ruột dài ngắn khác nhau tùy loài cá, ở cá ăn thực vật hay ăn tạp thì ruột dài hơn nhiều so với cá

ăn thịt Ruột thông ra ngoài qua lỗ hậu môn

2.2.2 Tuyến tiêu hóa

- Gan lớn, về độ lớn, hình dạng và mức độ phân thùy của gan thay đổi từng loài cá Thường gan có hai thùy, ba thùy hay phân tán và có túi mật chứa dịch mật

để tiêu hóa Những loài cá có gan phân thùy thường có túi mật nằm ở thùy lớn Các loài có gan phân tán túi mật (nếu có mật) nằm biệt lập phía sau khúc ruột Lá lách (tì) khá lớn

- Tụy nằm sau dạ dày, màu trắng, dạng phân tán bám trên thành ruột

(Lê Vũ Khôi, 2008)

2.3 Lớp lưỡng cư

Cơ quan tiêu hóa của lưỡng cư gồm khoang miệng hầu, thực quản, dạ dày, ruột trước và ruột giữa chưa phân biệt, ruột sau (ruột thẳng) rộng và tận cùng là hậu môn (huyệt)

Hình 3:

Trang 23

2.3.1 Ống tiêu hóa

2.3.1.1 Khoang miệng - hầu

- Lưỡi cấu tạo chính thức của ĐVCXS được hoàn chỉnh ở lưỡng cư (trừ một số loài sống ở nước) Đa số lưỡng cư không đuôi lưỡi phát triển, phần trước (phần gốc) gắn vào thềm miệng ở mép ngoài của hàm dưới và có phần sau (đầu lưỡi) tự do hướng vào trong họng Mặt lưỡi có chất dính do tuyến trên lưỡi tiết

ra để thích nghi với việc bắt các loài côn trùng khi chúng đang bay Ở lưỡng thê có đuôi lưỡi dính hẳn vào thềm miệng nên ít cử động Nhờ có hệ cơ lưỡi riêng nên lưỡi cử động khá linh hoạt, có thể phóng ra phía trước, tuyến dính trên lưỡi sẽ dính con mồi đưa vào miệng Trong khoang miệng còn có tuyến nước bọt để tẩm ướt thức ăn Đặc biệt, vòm miệng của lưỡng thê nổi rõ hình đôi nhãn cầu, chỉ cách miệng bằng màng nhày Nhờ hệ cơ riêng, nhãn cầu có thể được kéo thụt vào trong khoang miệng để đẩy thức ăn vào thực quản

Hình 4: Cấu tạo hệ tiêu hóa của lưỡng cư (Theo thuviensinhhoc.com)

ỐKhoangmiệng - hầu

Thực quản

Dạ dày

Ruột

Hậu môn Gan

Mật Ống dẫn mật

Trang 24

Một số loài cá cóc nước có lưỡi nguyên thuỷ (chỉ đẩy thức ăn chứ chưa lấy thức ăn), một số loài khác lại tiêu giảm lưỡi

- Răng nhỏ hình nón, chỉ có tác dụng giữ mồi, đỉnh hướng về phía sau gắn trên xương hàm trên (ếch nhái), xương gian hàm, xương lá mía, xương bên bướm (một số loài ếch và cá cóc) Cấu tạo răng có lớp dentin, có khoang tuỷ ở trong và tầng men ở ngoài Răng có thể rụng và thay mới Răng thiếu hàm dưới, có loài thiếu răng ở cả hai hàm như giống Buffo và Pipa

- Hầu ngắn, nằm cuối khoang miệng

2.3.1.2 Thực quản

Thực quản của các loài lưỡng cư là một ống có thành mỏng, ngắn, có nhiều nếp gấp dọc nên rất đàn hồi, có tiêm mao ở trong giúp cho việc chuyển thức ăn xuống dạ dày

2.3.1.3 Dạ dày

- Ở lưỡng cư không đuôi phân hóa rõ ràng với phần ruột và chia thành phần thượng vị (tiếp giáp với thực quản) và hạ vị (tiếp giáp với ruột) Có vách cơ khá dày, một số nhóm lưỡng cư có tuyến dạ dày

- Ở một số nhóm khác như lưỡng cư có đuôi dạ dày chưa phân hóa

2.3.1.4 Ruột

Ở lưỡng cư có đuôi và không đuôi đã phân hóa thành ruột trước, ruột sau Ruột sau phân hóa thành trực tràng là nơi trữ phân và mở vào xoang huyệt Chiều dài ruột gấp từ 2 - 4 lần chiều dài thân Một số lưỡng cư không chân thì ruột chưa phân hóa

2.3.2 Tuyến tiêu hóa

- Gan phân thành nhiều thùy tiết dịch tiêu hóa vào ruột trước Chất dự trữ được tích lại trong các mô, đặc biệt là glucogen và mỡ được tích lũy trong gan Túi mật ở thuỳ giữa, mật đổ vào ruột tá

- Tụy tập trung thành khối, nằm ở đầu ruột tá và tiết dịch tiêu hóa vào ruột tá bằng nhiều ống nhỏ

Trang 25

co-quan-tieu-hoa-luong-cu-amphibia)

(http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/dong-vat-co-xuong-song/2626-2.4 Lớp bò sát

2.4.1 Ống tiêu hóa

2.4.1.1 Khoang miệng - hầu

- Khoang miệng - hầu của bò sát phân hóa hơn lưỡng cư: Khoang miệng

có xương hàm rất phát triển, hàm dưới khớp động với sọ, tạo khả năng há miệng rộng để bắt mồi lớn

- Răng nói chung kém phát triển và thu hẹp về vị trí phân bố, răng đồng hình

có thể thay thế, phân hóa thành răng độc, chức năng giữ mồi và tê liệt mồi (rắn) Trong khoang miệng có nhiều tuyến tiết chất nhày, tuyến nước bọt phát triển giúp việc tẩm ướt mồi phát triển hơn so với lưỡng thê trừ cá sấu và nhóm rùa biển bắt mồi ở nước nên có tuyến nước bọt không phát triển Ở rắn tuyến nọc độc

do tuyến nước bọt biến đổi

- Lưỡi rùa và cá sấu ẩn trong miệng, một số nhóm như bộ Có vảy (thằn lằn, rắn) có lưỡi phát triển, thò được ra ngoài miệng Rắn có một khe nhỏ ở môi trên nên có thể thò lưỡi qua khe mà không cần mở miệng Lưỡi rắn dài và chẻ đôi

Hình 5: Khoang miệng rắn có răng độc (Theo Hickman, 1984)

1 Răng độc; 2 Lỗ phóng chất độc; 3 Lỗ mũi; 4 Hố má; 5 Ống chứa chất độc;

6 Tuyến độc; 7 Khe họng

- Nhiều loài thằn lằn, tắc kè phóng lưỡi ra để bắt mồi Ðáng kể nhất là tắc

kè hoa (Chamaeleo chamaeleo) thường gặp ở Madagascar, Châu Phi, Ấn Ðộ, Nam

Trang 26

Tây Ban Nha Khi phát hiện được con mồi, tắc kè hoa mở miệng, phóng nhanh lưỡi

về phía con mồi, đầu lưỡi dính chặt lấy mồi, sau đó thu nhanh lưỡi có mồi vào miệng

- Cá sấu khi gặp mồi lớn thì dùng đôi hàm ngoạm lấy con mồi, lắc cho con mồi đến chết mới thôi Ở rùa, khi bắt được mồi lớn thì không nuốt được, nên dùng

mỏ sừng ở trên hàm và vuốt nhọn, khỏe ở đầu ngón chân để xé mồi

Hình 6: Loài Chamaeleo chamaeleo đang bắt mồi bằng lưỡi dài (Theo Hickman, 1984)

- Một số loài rắn không độc, sau khi cắn được con mồi, trước hết nó dùng nửa thân phía sau quấn lấy con mồi mấy vòng làm cho nghẹt thở rồi mới tiến hành động tác nuốt Loài trăn khi nuốt động vật lớn cũng thực hiện như trên

- Các loài rắn độc có móc độc ở phía trước hàm Khi cắn mồi thì lập tức nọc độc theo ống hay rãnh mà tiết vào cơ thể con mồi làm cho nó bị tê liệt, ngừng phản ứng chống cự đến khi con mồi chết hẳn thì mới chịu nuốt mồi Một số loài có móc độc phía sau như rắn ri cá, ri voi khi đớp được mồi, thì rắn phải dùng hàm cố đẩy con mồi vào sâu trong miệng để móc độc phía sau có thể đâm vào con mồi Các rắn độc và trăn lúc bắt mồi có thể ngoạm vào bất kỳ chỗ nào của con mồi, nhưng khi nuốt bao giờ cũng nuốt đầu con mồi trước Sau đó rắn dùng các răng dài, kết hợp với xương hàm trên, xương hàm dưới thay thế nhau đẩy thức ăn

về phía sau qua thực quản đến dạ dày

he-tieu-hoa-bo-sat-reptilia)

(http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/dong-vat-co-xuong-song/2684-2.4.1.2 Thực quản

Trang 27

Là một ống có thành mỏng, có nhiều nếp gấp dọc nên rất đàn hồi, có thể nuốt mồi lớn (rắn, thằn lằn ) Có độ dài lớn hơn của lưỡng cư Riêng ở rùa biển mặt trong của thực quản có gai sừng, có đỉnh hướng về phía sau nên có thể cho nước đi qua và giữ thức ăn lại

(Võ Văn Phú, 1999)

Hình 7: Sơ đồ ống tiêu hóa của tắc kè (Theo Hickman, 1984)

1 Miệng; 2 Hầu; 3 Dạ dày; 4 Gan; 5 Tuỵ; 6 Ruột non; 7 Ruột già; 8 Hậu môn

2.4.2 Tuyến tiêu hóa

- Tuyến nước bọt: nằm dưới khẩu cái, lưỡi, tiết dịch làm ướt thức ăn Tuyến nước bọt không phát triển ở rùa và cá sấu

Trang 28

- Tuyến độc: do tuyến nước bọt biến đổi thành

- Tuyến gan: lớn, có túi mật lớn tiết dịch mật vào đầu ruột non

- Tuyến tụy: hình lá, dày nằm ngay ở khúc ruột tá Lá lách là một thể màu

đỏ nằm sau dạ dày

- Sự tiêu hóa thức ăn của bò sát phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp làm tăng hoạt tính của dịch tiêu hóa Một số loài có tập tính phơi nắng khi nuốt mồi lớn (trăn, rắn)

(Trần Thị Anh Thư, 2006)

2.5 Lớp chim

2.5.1 Ống tiêu hóa

2.5.1.1 Khoang miệng - hầu

- Chim có khoang miệng hẹp, không có răng, dễ thích nghi với cách làm nhẹ trọng lượng để bay trên không, chim đã hình thành mỏ sừng để thay thế răng Mỏ trên hoặc dưới đều cấu tạo chủ yếu gồm 3 mảnh sừng ghép lại, thay đổi theo chế độ thức ăn Mỏ dài cong để hút mật hoa như của chim Bã trầu, mỏ quặp để ăn thịt, mỏ

có thêm răng như ở chim cắt, chim ưng, mỏ vịt dẹp, có bờ răng cưa để lọc thức ăn Đáy miệng có lưỡi nhọn hóa sừng Lưỡi chim có hình dạng và cấu tạo tùy thuộc vào chế độ ăn Tuyến nước bọt phát triển ở các loài chim ăn hạt Có vài đôi tuyến: tuyến gốc mép, tuyến khẩu cái và tuyến hàm dưới Nước bọt có vai trò chủ yếu là tẩm ướt thức ăn Một vài loài chim nước bọt còn dùng để bắt mồi (gõ kiến) hoặc dùng để xây tổ (én, yến) Tuyến nước bọt kém phát triển ở các loài chim ăn mồi ở nước

- Hầu ngắn thông với ống eustachi và khe họng (thanh quản) hẹp

Trang 29

Hình 8: Cấu tạo mỏ của một số loài chim (Theo Hickman, 1984)

A Mỏ dài khoẻ ăn được nhiều loại thức ăn; B Mỏ ăn hạt của vẹt;

C Mỏ sục thức ăn dưới bùn; D Mỏ vịt ăn lọc; E Mỏ cú ăn thịt

2.5.1.2 Thực quản

Thực quản của chim dài, phần sau phình rộng thành diều để chứa và làm mềm thức ăn Đặc biệt diều bồ câu trong thời kỳ sinh sản có tiết ra một chất màu trắng đục, gọi là “sữa bồ câu” để nuôi con

Trang 30

he-tieu-hoa-cua-lop-chim-aves)

(http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/dong-vat-co-xuong-song/2748-2.5.1.3 Dạ dày

- Chim có dạ dày đặc biệt phát triển nhằm tiêu hóa một khối lượng lớn thức

ăn trong ngày (gần bằng trọng lượng cơ thể chim), phần trước mỏng được gọi là dạ dày tuyến hay tiền vị hình thoi, có nhiều tuyến tiêu hóa, phần sau dày hơn, có lót màng sừng, nhiều cơ khoẻ được gọi là mề (dạ dày cơ), có tác dụng nghiền thức ăn rất tốt sau khi đã được tẩm dịch tiêu hóa của tiền vị Bề dày của lớp cơ mề thay đổi tùy thuộc vào loại thức ăn Chim ăn thịt có thể mỏng hơn chim ăn hạt Mặt trong của lớp cơ mề này có phủ một lớp màng kitin nhằm tăng khả năng tiêu hóa cơ học

Đa số các loài chim, nhất là chim ăn hạt còn nuốt thêm các hạt rắn (sỏi, cát, sạn…) vào mề để giúp nghiền nát thức ăn Kích thước các hạt rắn này tương đương với kích thước của các loại hạt thức ăn

Hình 9 Cấu tạo chung của chim (Theo thuviensinhhoc.com)

Gan

Ruột non Hậu môn

Tụy Ruột già Mật

Tim

Phổi

Dạ dày

Thực quản Khí quản

Cơ ngực

Động mạch Tĩnh mạch

Ống dẫn trứng Vòi trứng

Trang 31

he-tieu-hoa-cua-lop-chim-aves)

(http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/dong-vat-co-xuong-song/2748-2.5.1.4 Ruột

Chim có ruột ngắn để làm nhẹ khối lượng cơ thể Ruột phân hóa thành: + Ruột tá: dạng chữ U (quai thập nhị chỉ tràng) kẹp tụy tạng ở giữa, là nơi nhận dịch tụy và mật đổ vào ruột non

+ Ruột non: dài và uốn khúc

+ Ruột già: ngắn, thông trực tiếp ra huyệt Ruột già không phân hóa thành trực tràng giúp chim nhẹ hơn khi bay Nơi tiếp giáp giữa ruột non và ruột già có 2 manh tràng (ruột tịt) chứa vi sinh vật giúp phân hủy xenluloz và hấp thu nước

Vùng huyệt của chim có bọc Fabricus giữ vai trò sinh bạch huyết Bọc Fabricus nhỏ dần khi chim trưởng thành

(Trần Thị Anh Thư, 2006)

2.5.2 Tuyến tiêu hóa

- Gan chim rất lớn có 2 thùy, có túi mật và có hai ống dẫn mật đi tới tá tràng (một số chim như bồ cầu không có túi mật, chất tiết đổ trực tiếp vào ruột tá) Gan

có vai trò tích lũy chất mỡ, đường rất quan trọng nhằm trữ năng lượng cho chim bay kiếm mồi khi nguồn thức ăn khan hiếm

Hình 10 Cấu tạo ống tiêu hóa của chim

(Theo thuviensinhhoc.com)

Diều

Trang 32

- Tuyến tụy của chim nằm ngay khúc cong của tá tràng, có vai trò nội tiết và ngoại tiết Trong tụy có nhiều đảo Langerhans có vai trò tiết hormon insulin và glucagon

tieu-hoa-cua-lop-chim-aves)

(http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/dong-vat-co-xuong-song/2748-he-2.6 Lớp thú

Ống tiêu hóa có cấu tạo điển hình gồm các phần sau: Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (chia làm 3 phần khác nhau) và hậu môn Do thành phần thức ăn của thú rất khác nhau nên cấu tạo ống tiêu hóa (nhất là khoang miệng) và tuyến tiêu hóa cũng rất khác nhau ở các nhóm thú

2.6.1 Ống tiêu hóa

2.6.1.1 Khoang miệng

Khoang miệng được chia thành hai phần: khoang miệng trước và khoang miệng chính thức Khoang miệng trước hình thành do có môi và má Đặc biệt vòi voi do môi trên và mũi hình thành Khoang miệng chính thức là phần nằm sau hàm răng thông với 3 đôi tuyến nước bọt Tuyến nước bọt lớn, nằm dưới lưỡi, sau lưỡi

và mang tai

- Răng: Ở thú răng dị hình, có 4 loại là răng cửa, răng nanh, răng trước hàm

và răng hàm Răng thú cắm vào lỗ chân răng của xương hàm, chất xương bên trong được hình thành từ trung bì, bọc ngoài là một lớp men có nguồn gốc ngoại

bì, có một khoang rỗng chứa tủy răng, mạch máu và dây thần kinh Răng thú gồm răng cửa, răng nanh, răng trước hàm và răng hàm Vai trò của các loại răng khác nhau: răng cửa cắt thức ăn, răng nanh để cắn, xé mồi, răng trước hàm và răng hàm chính thức nghiền thức ăn Nha thức (hay công thức răng) được ký hiệu bằng một phân số mà tử số là số răng mỗi loại của nửa hàm trên, còn mẫu số là số răng của nửa hàm dưới Các chữ cái ký hiệu là I (răng cửa), C (răng nanh), P (trước hàm) và

M (răng hàm) Ví dụ ở trâu bò: I 0/3; C 0/1; P 3/3; M 3/3 hay viết 0033/3133 =32

răng Nha thức của chuột (Rattus): I 1/1; C 0/0; PM 0/0; M 3/3 = 16 răng Răng có

thể mọc dài liên tục, gọi là răng cao (ngà voi nặng tới 80kg/đôi, răng chuột nếu

Trang 33

không mài liên tục thì có thể dài tới 1 mét), hay phát triển chỉ có giới hạn (răng ngắn)

- Lưỡi thú ở trong xoang miệng chính thức, thường có bản rộng dùng để lấy thức ăn và đưa thức ăn vào răng lúc nhai Một số loài lưỡi có chất dính để bắt mồi (tê, thú ăn kiến)…

tieu-hoa-cua-lop-thu-mammalia)

Trang 34

2.6.1.4 Dạ dày

Dạ dày thú phân biệt rõ với thực quản, gồm thượng và hạ vị Một số loài thú

có dạ dày chia thành 3 phần (cá voi) hay 4 phần (trâu bò ) Nhóm thú ăn thực vật, trong dạ dày có trùng roi, vi khuẩn sống cộng sinh giúp cho quá trình tiêu hóa

Hình 12: Dạ dày của nhóm nhai lại (Theo Raven, 1989)

1 Dạ cỏ; 2 Dạ tổ ong; 3 Dạ lá sách; 4 Dạ múi khế (http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/dong-vat-co-xuong-song/2775-

he-tieu-hoa-cua-lop-thu-mammalia)

2.6.1.5 Ruột

Ruột thú phân hóa phức tạp: Manh tràng ở thú ăn thực vật rất phát triển, có nhiều vi sinh vật cộng sinh như dạ cỏ của nhóm động vật nhai lại Một số loài có ruột thừa, đó là một đoạn ngắn hình giun nằm ở đáy ruột tịt, trên thành ruột thừa có nhiều bạch huyết Ruột già hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng đã tiêu hóa Thành ruột sau có nhiều tuyến chất nhày, hấp thụ nước Ống tiêu hóa của thú thay đổi tùy thuộc vào loại thức ăn

1

2 3

4

Trang 35

2.6.2 Tuyến tiêu hóa

Tuyến tiêu hóa của thú hoàn chỉnh:

- Tuyến nước bọt: nằm trong khoang miệng gồm: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến sau hàm, tuyến dưới lưỡi Nước bọt ngoài tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn còn là chất chống đông máu (dơi quỷ) hay là nọc độc của thú (chuột…)

- Tuyến vị: tiết dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn

- Gan lớn, có túi mật, ống chính dẫn mật đổ vào ruột non Ngoài việc biến đổi lipid thành dạng nhũ tương, mật còn kích thích hoạt động của các nhu động ruột

- Tụy của thú tập trung thành tuyến, màu trắng đục gần hạ vị, tiết nhiều men tiêu hóa quan trọng và hormôn insulin

(Trần Thị Anh Thư, 2006)

Hình 13: Cấu tạo ống tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ

(Theo thuviensinhhoc.com)

Trang 36

Hình 14: Cấu tạo tụy ở thú (Theo Raven, 1989)

1 Túi mật; 2 Ống dẫn mật chung; 3 Ống dẫn tụy; 4 Ruột non; 5 Tụy; 6 Tế bào bêta;

7 Tế bào anpha ở đảo Langerhans

Trang 37

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Là những động vật thuộc phân ngành ĐVCXS bao gồm các lớp: cá, lưỡng

2.1.1 Thời gian thu mẫu

Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian 6 tháng từ tháng 10 năm

2010 đến tháng 04 năm 2011 Tùy theo nhóm động vật mà chúng tôi lựa chọn thời gian thích hợp để thu mẫu Đối với lớp lưỡng cư, do chúng hoạt động mạnh vào mùa mưa nên chúng tôi chọn thời điểm thu mẫu từ tháng 10 đến tháng 12 Còn đối

Trang 38

với các nhóm loài còn lại việc thu mẫu được tiến hành trong suốt khoảng thời gian thực hiện đề tài

2.1.2 Địa điểm thu mẫu

Chúng tôi tiến hành thu mẫu ở các địa điểm thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang và Bạc Liêu

- Cần Thơ (30 lần): 04/10/2010, 06/10/2010, 09/10/2010, 11/10/2010, 12/10/2010, 13/10/2010, 15/10/2010, 11/11/2010, 17/11/2010, 13/12/2010, 14/12/2010, 15/12/2010, 17/12/2010, 21/12/2010, 23/12/2010, 27/12/2010, 28/12/2010, 29/12/2010, 30/12/2010, 02/01/2011, 04/01/2011, 10/01/2011, 13/01/2011, 16/01/2011, 17/01/2011, 19/01/2011, 21/01/2011, 22/01/2011, 24/01/2011, 12/02/2011

- Hậu Giang (4 lần): 06/01/2011, 19/01/2011, 24/01/2011, 08/03/2011

- Sóc Trăng (4 lần): 15/01/2011, 17/02/2011, 15/02/2011, 16/02/2011

- Bến Tre (5 lần): 05/12/2010, 06/12/2010, 09/12/2010, 10/02/2011, 22/02/2011

- Tiền Giang (2 lần):10/01/2011, 11/02/2011

- Bạc Liêu (1 lần): 20/02/2011

2.1.3 Cách thu mẫu

- Cách bắt:

+ Đối với ễnh ương: khi có mưa thì trong các vùng trũng chứa nước thường

có ễnh ương khi đó người bắt chỉ cần theo tiếng kêu của nó đến vị trí nó đang ẩn nấp và bắt

+ Đối với rắn nước: bắt vào ban đêm, người bắt đeo bao tay vào khi phát hiện rắn nhanh chóng bắt lấy đầu rắn và cho vào giỏ tre

+ Đối với thằn lằn: dùng gậy nhỏ nhanh chóng quẹt mạnh vào chân thằn lằn

để nó không còn khả năng bám vào tường và rớt xuống đất khi đó ta tiến hành bắt lấy lưu ý là thằn lằn dễ bị đứt đuôi nên khi bắt phải bắt ngay vị trí đầu của nó

- Mua ở chợ (đối với những mẫu có giá trị kinh tế) và đặt mua (đối với những mẫu không tự bắt được)

Trang 39

- Khảo sát mẫu giải phẫu tại lò mổ đối với mẫu cỡ lớn

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Để quan sát về hình thái, cấu tạo trong của các đối tượng nghiên cứu chúng tôi sử dụng các biện pháp sau:

2.3.1 Nhận dạng, xác định vị trí phân loại loài

* Đo, đếm một số chỉ tiêu hình thái

- Đo, đếm một số chỉ tiêu hình thái phục vụ cho nhận dạng, xác định vị trí phân loại loài:

+ Đối với cá: theo Trương Thủ Khoa (1993); Nguyễn Văn Hảo (2001) + Đối với lưỡng cư, bò sát: theo Nguyễn Văn Sáng và ctv (2005)

+ Đối với chim: theo Võ Quý (1975); Võ Quý (1981)

+ Đối với thú: theo Trần Thanh Tòng (1998)

- So sánh với các mô tả của loài đã được công bố Từ đó xác định vị trí phân loại của loài

2.3.2 Khảo sát hệ tiêu hóa

2.3.2.1 Phương pháp giải phẫu

Trang 40

- Gây mê bằng dung dịch ether: rót một lượng nhỏ ether ra đĩa pertri, đặt cạnh đối tượng và dùng mâm kín đậy lại khoảng 3-5 phút là được

- Gây ngạt thở đối tượng bằng cách bóp cổ hoặc dùng dây siết cổ

- Hủy tủy đối với đối tượng là ếch

- Bước 3: Cắt cơ, cắt cơ sao cho lộ rõ hết tất cả và còn nguyên vẹn nội quan

- Bước 4: Tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa Phải gỡ thật sạch mỡ đính trên các nội quan Trữ mẫu trong formol 10%

- Tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa

¾ Đối với cá xương

ƒ Đối với cá xương dạng dẹp hai bên

- Dùng tay trái cầm ngửa cá, dùng kéo cắt một đường dọc giữa bụng từ lỗ huyệt đến góc mang, sau đó cắt vòng bên thân từ lỗ huyệt lên đến phía trước buồng

Hình 15 Cách giải phẫu cá nhám

(Theo Trần Hồng Việt, 2004)

Ngày đăng: 15/12/2015, 18:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w