Vỏ cơ thể Vỏ ngoài của giáp xác có hàm lượng chất kitin cao và tỷ lệ protein không hoà tan cao so với prôtein hoà tan actropodin.. Vỏ giáp của giáp xác sống nổi còn có thêm nhiều lông,
Trang 1Đặc điểm cấu tạo vỏ, hệ
hô hấp, hệ tiêu hoá của
Giáp xác
1 Vỏ cơ thể
Vỏ ngoài của giáp xác có hàm lượng chất kitin cao và tỷ lệ protein không hoà tan cao so với prôtein hoà tan (actropodin) Do lớp epicuticun không có lớp sáp đặc trưng nên có thể thấm nước dễ dàng Lớp này có thể ngấm thêm các muối can xi (cácbônat hay phốtphat) ở trạng thái
Trang 2không định hình hay tinh thể nên vỏ rất cứng (tôm, cua)
Vỏ giáp của giáp xác sống nổi còn có thêm nhiều lông, gai để tăng diện tiếp xúc với nước Các mấu lồi trong (apoderma) của vỏ sẽ hình thành nên bộ xương trong làm chỗ bám cho cơ điều khiển các hoạt động của phần phụ Giáp xác có màu sắc do các sắc tố tạo nên Lớp sắc
tố này có thể nằm trong lớp cuticun hay trong các tế bào mang sắc tố (chromatophore) Sắc tố chủ yếu là một hỗn hợp caroten gọi là zooerythrin Ở giáp xác cao còn có guanin (monôaminô – mônôxypurin) coi như sắc tố trắng Sắc tố cyanocristalin quyết định màu lơ của tôm hùm, khi bị đun nóng cyanocristalin sẽ biến thành zooerythrin có màu đỏ do vậy khi luộc hay rang của, tôm thì chúng chuyển sang màu đỏ tươi
Trang 32 Hệ hô hấp
Mang nằm ở các đôi chân ngực hay chân bụng, có dạng tấm hay dạng sợi Hoạt động
hô hấp nhờ dòng nước chảy liên tục qua mang Ở giáp xác thấp (Copepoda, Ostracoda ) thì không có cơ quan hô hấp riêng biệt Do cơ thể nhỏ bé, lớp cuticun mỏng nên có thể thực hiện trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
3 Hệ tiêu hoá
Trang 4Hệ tiêu hoá của giáp xác phát triển và phân hoá nhiều hơn so với giun đốt, có sự dịch chuyển của lỗ miệng về phía sau và râu I, râu II về phía trước Hệ tiêu hoá là một ống thẳng hay hơi cong về phía bụng, có 3 phần là ruột trước, ruột giữa và ruột sau Hậu môn ở mặt bụng của đốt cuối
Phần trước của ống tiêu hoá có lát 1 lớp cuticun khá dày để nghiền thức ăn, ở nhóm Mười chân (Decapoda) thì phát triển thành cối xay vị như ở Tôm càng thì có 3 gờ cuticun dọc, gờ giữa lớn hơn Ruột giữa thường đơn giản và có tuyến
Trang 5gan - tụỵ Gan có hình dạng khác nhau như hình ống ở nhóm Copepoda và Amphipoda, dạng khối như ở nhiều nhóm khác Chất tiết của gan giáp xác không chỉ biến lipit thành nhũ tương (như tác dụng của mật) mà còn biến protit thành pepton và biến tinh bột thành đường Ở một số giáp xác thấp ruột giữa còn có màng lót cuticun bảo vệ ruột như ở Có móc Ruột sau là một ống thẳng, không có tuyến phụ, một số loài như thuộc giáp xác Bơi nghiêng (Amphipoda) ranh giới giữa ruột giữa và ruột sau có thêm một đôi ống bịt đầu làm nhiệm vụ bài tiết (được gọi là ống malpighi) Ruột của một số loài giáp xác ký
sinh như Sacculina tiêu giảm
Hương Thảo (theo giáo trình ĐVKXS)