Phương pháp giải phẫu

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa ở một số loài động vật thuộc các lớp động vật có xương sống (Trang 39 - 46)

CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Khảo sát hệ tiêu hóa

2.3.2.1. Phương pháp giải phẫu

* Làm chết mẫu vật

Để đối tượng không giãy giụa trong quá trình giải phẫu ta phải thực hiện thao tác làm chết đối tượng. Có thể làm chết đối tượng bằng các cách sau:

- Ngâm trong dung dịch formol hoặc cồn: Cho dung dịch formol 10% hoặc cồn 960 vào một hộp chứa có nắp đậy (keo nhựa), cho đối tượng vào đậy nắp lại đến khi nào thấy đối tượng chết thì thôi.

- Gây mê bằng dung dịch ether: rót một lượng nhỏ ether ra đĩa pertri, đặt cạnh đối tượng và dùng mâm kín đậy lại khoảng 3-5 phút là được.

- Gây ngạt thở đối tượng bằng cách bóp cổ hoặc dùng dây siết cổ.

- Hủy tủy đối với đối tượng là ếch.

* Giải phẫu

- Bước 1: Cố định đối tượng, dùng kim ghim cố định đối tượng trên mâm mổ.

- Bước 2: Cắt da, lấy kẹp nâng da lên và dùng kéo cắt một đường thẳng từ huyệt lên tới mõm. Tách da ra khỏi cơ và ghim sang hai bên.

- Bước 3: Cắt cơ, cắt cơ sao cho lộ rõ hết tất cả và còn nguyên vẹn nội quan.

- Bước 4: Tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa. Phải gỡ thật sạch mỡ đính trên các nội quan. Trữ mẫu trong formol 10%.

Đối với cỏ sụn

- Cắt bỏ vây lưng và một phần cơ lưng để đặt cá nằm ngửa trên khay mổ.

- Dùng kéo cắt thẳng một đường giữa bụng từ lỗ

huyệt đến ngang vây ngực. Từ đó, cắt tiếp qua vây ngực đến gần miệng (chú ý nâng cao mũi kéo để tránh cắt vào tim và mạch máu).

- Dùng kéo cắt vòng sang hai bên và quay về phía sau. Bỏ toàn bộ cơ ngực, bụng ta sẽ thấy nội quan chứa trong xoang ngực. Sau đó ghim cá vào ván mổ và quan sát tổng thể.

- Tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa.

Đối với cỏ xương

ƒ Đối vi cá xương dng dp hai bên

- Dùng tay trái cầm ngửa cá, dùng kéo cắt một đường dọc giữa bụng từ lỗ huyệt đến góc mang, sau đó cắt vòng bên thân từ lỗ huyệt lên đến phía trước buồng

Hình 15. Cách giải phẫu cá nhám (Theo Trần Hồng Việt, 2004)

mang theo đường mũi tên ở hình 2 (không chọc sâu mũi kéo để không làm hỏng nội quan bên trong).

- Đặt cá xuống ván mổ và đổ nước ngập mẫu.

- Cắt bỏ phần cơ bụng cho đến sát gai thần kinh của cột sống, cắt bỏ xương nắp mang. Bỏ toàn bộ khối cơ, xương đã cắt, nội quan sẽ lộ ra.

- Quan sát sơ bộ vị trí tự nhiên của các nội quan, sau đó tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa.

ƒ Đối vi cá xương dng thuôn dài

- Đánh bỏ vảy ngay giữa bụng (nếu có). Khoét một lỗ trước núm niếu sinh hậu môn khoảng 1cm (gọi là điểm A)

- Cắt rời màng nối hai nắp mang, rồi ghim hai nắp mang và vây đuôi xuống tấm cao su.

- Từ điểm A cắt thịt bụng theo đường số 1 đến chóp thịt.

- Cắt đường số 2 vòng qua núm niếu sinh hậu môn (về phía trái người mổ), để đầu cá hướng lên trên.

Nhớ nâng mũi kéo lên để khỏi chạm vào bóng hơi.

- Cắt chóp thịt nhọn rời khỏi hàm dưới, rồi cắt thịt sát theo rìa của cung mang cuối cùng (đường số 3).

- Cắt lớp màng chắn nối liền phần thịt với ống Cuvier.

- Banh và ghim hai miếng thịt vừa cắt qua hai bên. Sau đó đổ nước ngập mâm mổ để quan sát.

- Quan sát sơ bộ vị trí tự nhiên của các nội quan, sau đó tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa.

Hình 16. Cách giải phẫu cá chép (Theo Trần Hồng Việt, 2004)

Hình 17. Cách giải phẫu cá lóc (Theo Nguyễn Mỹ Tín và Nguyễn Thanh Tùng, 2005)

Đối với lưỡng cư - Giai đoạn 1: Cắt da

+ Đặt ếch nằm ngửa trên ván mổ, dùng kim gút ghim 4 chi thẳng ra 4 phía.

+ Dùng kẹp kéo da lên khoét một lỗ nhỏ ở điểm A cách lỗ huyệt 1cm. Tiếp theo cắt các đường 1, 2, 3 sau đó banh da rồi dùng kim gút ghim da xuống ván mổ.

- Giai đoạn 2: Cắt thịt

Thịt lộ ra hình tam giác BCD. Cắt theo chu vi miếng thịt hình tam giác này theo đường cắt BC, BD và CD. Khi cắt đường BC và BD sẽ đụng hai xương đai vai, dùng kéo lớn cắt 2 xương này và bỏ đi khối thịt đã cắt.

- Quan sát cơ quan tại vị trí, sau đó tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa.

Đối với bũ sỏt

ƒ Đối vi dng thn ln

- Đặt thằn lằn nằm ngửa trên khay mổ, ghim chặt 4 chân.

A B

Hình 18. Cách giải phẫu ếch

(Theo Nguyễn Mỹ Tín và Nguyễn Thanh Tùng , 2005)

- Tay trái dùng kẹp nâng da bụng ở phía trước khe huyệt, tay phải dùng kéo cắt thủng da bụng, luồn một mũi kéo vào khoảng giữa của lớp da và cơ, cắt một đường thẳng giữa bụng lên tận hàm dưới sau đó tách da ra khỏi lớp cơ bên trong.

- Cắt bỏ lớp cơ xương quanh bụng theo đường mũi tên như hình vẽ.

- Quan sát cơ quan tại vị trí, tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa.

ƒ Đối vi dng rn

- Ghim rắn nằm ngửa trên ván mổ.

- Dùng kéo cắt thủng da ở trước lỗ huyệt, tiếp đó cắt một đường giữa hàng vảy bụng lên đến tận hàm dưới (từ điểm A đến điểm B) và tách da ra khỏi hệ cơ bên trong.

- Cắt tiếp lớp cơ bụng theo đường cắt trên. Ghim phần cơ và da sang hai bên.

- Quan sát cơ quan tại vị trí, tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa.

ƒ Đối vi dng rùa

- Rùa được cầm ngửa trên tay trái, tay phải cầm cây cưa xương hai đường dọc theo mặt lưng của yếm từ vị trí tấm nách đến vị trí tấm bẹn là nơi nối liền giữa

Hình 19. Cách giải phẫu thằn lằn (Theo Trần Hồng Việt, 2004)

Hình 20. Cách giải phẫu rắn nước (Theo Trần Thị Mỹ Trang, 2000)

yếm và mai. Trong khi cưa, lưỡi cưa cần hướng lên để trách chạm các nội quan bên dưới. Đường cưa dọc hai bên mặt lưng yếm chỉ dừng lại khi thấy được màng liên kết phủ bên ngoài các nội quan.

- Dùng kéo cắt xương để cắt các trụ xương ở vị trí tấm nách và tấm bẹn. Khi đưa mũi kéo vào nhớ nghiêng rùa qua một bên để nội quan không bị phá hỏng.

- Sau khi các trụ xương đã được cắt, dùng kéo cắt các phần da, cơ nối liền yếm và cơ thể. Khi cắt mũi kéo phải được nâng lên và theo sát mặt bên trong của yếm để tránh phạm phải nội quan đồng thời tay trái nâng dần yếm lên. Yếm sẽ tách rời khỏi cơ thể khi các cơ và sợi liên kết đã được cắt.

- Dùng đinh ghim cố định hai chi trước của rùa lên khay mổ. Ta chỉ có thể cố định hai chi trước hoặc hai chi sau mà thôi do đặc tính nhô cao của mai rùa.

- Tay trái dùng kẹp nâng da lên còn tay phải dùng kéo cắt da và cơ theo vị trí từ họng lên cổ và đến mép miệng.

- Quan sát cơ quan tại vị trí, tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa.

Đối với lớp chim - Giai đoạn 1: Cắt da

Từ 1 điểm A trên huyệt 1cm cắt đường (1) đến B gần gốc mỏ gà. Khi gần đến chân cổ chú ý nâng kéo lên tránh làm thủng diều vì diều nằm sát da cổ. Cắt đường (2) và (2’) ra 2 khuỷu cánh chim. Cắt đường (3) và (3’) ra 2 khuỷu chân gà.

Banh da ra và ghim xuống ván mổ.

- Giai đoạn 2: Cắt thịt

Từ điểm A trên huyệt 1cm cắt đường (1) AD và đường (2) AE ngang qua xương sườn và hai chi trước. Cắt đường (3) từ D qua E để lấy tấm thịt ức bụng ra.

Đem mẫu vật rửa sạch máu, đổ nước vào mâm mổ cho ngập mẫu.

Hình 21. Cách giải phẫu rùa (Theo Trần Thị Anh Thư, 1999)

- Quan sát cơ quan tại vị trí, tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa.

Đối với lớp thỳ - Giai đoạn 1: Cắt da

+ Đặt thỏ nằm ngửa, ghim 4 chân thỏ xuống ván mổ.

+ Cắt da bắt đầu từ điểm A (trước lỗ sinh dục, lỗ tiểu, lỗ hậu môn chừng 1cm) theo các đường 1, 2, 3. Khi cắt nhớ hướng mũi kéo lên trên để khỏi chạm những mạch máu lớn nằm ở cổ.

+ Căng da và ghim xuống ván mổ.

- Giai đoạn 2: Cắt thịt

+ Cắt bỏ thịt che bụng theo các đường AB, AC cho đến đốt sườn thứ nhất thì dừng lại. Cắt vòng theo chu vi cơ hoành.

+ Cắt sườn theo các đường BD, CE để bỏ hẳn thịt ngực.

- Rửa sạch máu trên mẫu vật, đổ nước ngập mẫu và quan sát cơ quan tại vị trí. Sau đó tháo gỡ nội quan và trình bày hệ tiêu hóa.

Hình 22. Cách giải phẫu gà A- Giai đoạn cắt da; B- Giai đoạn cắt thịt (Theo Nguyễn Mỹ Tín và Nguyễn Thanh Tùng, 2005)

A B

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa ở một số loài động vật thuộc các lớp động vật có xương sống (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)