1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở một số trường hợp cụ thể trong bộ luật dân sự 2005

70 386 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 552 KB

Nội dung

Nhìn chung các bài viết và các công trình nghiên cứu này còn tập trungvào làm rõ cơ sở lý luận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,chứ chưa thực sự có một công trình nào

Trang 1

Trờng đại học vinh Khoa giáo dục chính trị

đặng thị phơng lê

bồi thờng thiệt hại ngoài hợp đồng ở một số trờng

hợp cụ thể trong bộ luật dân sự 2005

khoá luận tốt nghiệp đại học

ngành cử nhân chính trị - luật

Giảng viên hớng dẫn chuyên môn

Th.s Nguyễn Thị Tuyết

Vinh, 05/2010 PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lớ do chọn đề tài

Trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta chủ trương phỏt triển nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường là sựphức tạp, đa dạng của cỏc quan hệ xó hội Do đú Nhà nước phải đảm bảo chođời sống xó hội cú tớnh tổ chức cao, ổn định, cụng bằng xó hội bằng việc bảođảm trật tự của những quan hệ xó hội phức tạp, hạn chế và loại trừ mọi sự tuỳtiện, đề cao trỏch nhiệm và kỉ luật cho cỏc bờn tham gia quan hệ nhằm để tạo

Trang 2

môi trường pháp lí thuận lợi cho mọi quan hệ xã hội tồn tại và phát triển, bảođảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Để đáp ứng yêu cầu đó,hàng loạt những văn bản pháp luật được ban hành như: Bộ luật lao động, Luậtdoanh nghiệp , đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật dân sự 1999 và sau đó là Bộluật dân sự 2005 ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 Bộ luật dân

sự thể hiện tinh thần bảo vệ đúng đắn các lợi ích Nhà nước, tập thể và các quyềndân sự của con người về các quyền nhân thân và tài sản Điều 9 BLDS 2005 quyđịnh: "Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôntrọng và được pháp luật bảo vệ Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạmthì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơquan, tổ chức có thẩm quyền: Công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấmdứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụdân sự; buộc bồi thường thiệt hại."

Để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợppháp của công dân khi có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại, pháp luật dân sựnói chung và Bộ luật dân sự nói riêng quy định trách nhiệm về bồi thường thiệthại với mục đích để nhằm khôi phục lại những lợi ích đã bị xâm phạm và bù đắpnhững thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật gây ra Việc quy định tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như là một phương tiện pháp lý đượcNhà nước sử dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích cho các chủ thể và nhằm giáodục người gây thiệt hại nói riêng và mọi công dân trong xã hội nói chung về ýthức tuân theo pháp luật, tôn trọng lợi ích của người khác, của tập thể và lợi íchcông cộng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa rất quantrọng cả về mặt lý luận và thực tiễn Nó xuất phát từ yêu cầu thiết thực và cấpbách nhất của xã hội là đòi hỏi phải đảm bảo sự bình đẳng công bằng, chính xác

và hợp lý

Ở Việt Nam quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái tuy đã

được luật hóa tại Bộ luật dân sự, tại chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trang 3

ngoài hợp đồng” (từ Điều 604 đến 630 BLDS năm 2005) và một số văn bản

dưới luật khác Nhưng hiện nay vẫn chưa có những công trình nghiên cứu nào đisâu nghiên cứu những trường hợp cụ thể của vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng, do đó cũng đã phần nào gây ra sự hạn chế trong quá trìnhtìm hiểu vấn đề pháp luật này Trong những năm gần đây, ở nước ta lại thườngxuyên nảy sinh những vấn đề bất cấp trong một số lĩnh vực như gây ô nhiễmmôi trường, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng Đây là những vấn đề nổi cộm

và có tính chất phức tạp, cần có các chế tài hợp lý điều chỉnh để đảm bảo bảo vệđược lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân Xuất phát từ đó tôi

chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở một số trường hợp cụ thể trong Bộ luật dân sự 2005” để làm khoá luận tốt nghiệp đại

học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay trên các diễn đàn nghiên cứu luật pháp nước ta đã có khá nhiềucác bài viết, các công trình nghiên cứu về Trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng Trong đó có những công trình tiêu biểu như:

- Nguyễn Văn Cương và Chu Thị Hoa, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 4/2005, tr 61 - 66.

- Phạm Kim Anh, Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng trong bộ luật dân sự 2005 thực trạng và giải pháp hoàn thiện,

Tạp chí Khoa học pháp lý - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Số6/2009, tr 3-13

- Lê Mai Anh (2002), Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của

cơ quan tiến hành tố tụng gây ra - Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật

Hà Nội, Hà Nội

- Định Thị Mai Phương, Pháp luật, áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng ở Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Tạp

chí Luật học số 3/2002, tr 53 - 59

Trang 4

Nhìn chung các bài viết và các công trình nghiên cứu này còn tập trungvào làm rõ cơ sở lý luận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,chứ chưa thực sự có một công trình nào nghiên cứu về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại trong một số trường hợp cụ thể, về thực tiễn bồi thường thiệt hại trongnhững trường hợp đó và những vướng mắc trong quá trình áp dụng chế định bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện quy địnhpháp luật về vấn đề này.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trong bài khoá luận này, nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu những quy địnhcủa pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phân tích một số trườnghợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cụ thể, đó là các vấn đề cấp thiết trongthực tiễn nước ta hiện nay Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng, so sánh đối chiếu với trách nhiệm bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng , phân tích một vài trường hợp cụ thể và đưa ra giải pháp nhằmhoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm BTTHNHĐ rất đa dạng, trong khuôn khổ một bài khoá luậntác giả chỉ tập trung nghiên cứu hai trường hợp cụ thể, đó là:

- Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (Điều 624 BLDS 2005);

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (Điều 630BLDS 2005)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Kết hợp giữa quan điểmcủa Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Quá trìnhnghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:

Trang 5

-Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứngminh.

6 Đóng góp của khoá luận

Khoá luận có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động củacác cơ quan bảo vệ pháp luật và quá trình giảng dạy, học tập môn Luật dân sự,phần Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của giảng viên, sinh viên chuyênngành Luật và tất cả những ai quan tâm

7 Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của bài khoá luận được chia thành 2 chương, 6 tiết

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.1.1 Khái niệm

Trang 6

Xã hội luôn luôn là tổng hòa các mối quan hệ đa dạng và phức tạp cần đến

sự điều chỉnh của pháp luật Trong một xã hội nhất định, với bất kì một quan hệ

xã hội nào thì bên cạnh các quyền xác định được đều gắn với trách nhiệm củacác bên tham gia quan hệ đó Khi nói đến trách nhiệm bồi thường là đề cập đếnmột tình thế buộc một người phải thực hiện một hành vi hoặc có trách nhiệmgánh chịu những bất lợi về tài sản hoặc về nhân thân của người mang tráchnhiệm đó Tuy nhiên theo tính chất của từng loại trách nhiệm thì trách nhiệmđược phân ra theo đối tượng điều chỉnh của từng ngành luật khác nhau hoặc tínhchất của từng loại quan hệ tài sản khác nhau để xác định Tương ứng với các đốitượng điều chỉnh của mỗi một ngành luật thì trách nhiệm pháp lí cũng được nhànước quy định trong một phạm vi và có những đặc điểm khác nhau như tráchnhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự

Trong Bộ luật dân sự, tuy không xây dựng một khái niệm riêng biệt vềtrách nhiệm dân sự nhưng thông qua những quy định về trách nhiệm dân sự từ

điều 302 đến điều 308 Bộ luật dân sự 2005 có thể hiểu: "Trách nhiệm dân sự là

sự tác động đối với người vi phạm bằng những biện pháp chế tài dân sự, mà chủ yếu là buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm của mình gây ra, chẳng hạn như thanh toán giá trị, chi phí, khôi phục tình trạng, bồi thường thiệt hại " [9,8]

Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải gánh chịu những hậuquả bất lợi, họ phải chịu trách nhiệm dân sự do chính những hành vi sai trái củamình Hành vi của các chủ thể có thể là vi phạm hợp đồng (không thực hiện,thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết) hoặc do hành vi viphạm pháp luật Như vậy, trách nhiệm dân sự có thể chia thành hai loại đó làtrách nhiệm dân sự theo hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 đã quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc

vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản

Trang 7

của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Điều

này có nghĩa là một người nào đó gây thiệt hại cho người khác thì phải có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại Khi một người gây thiệt hại cho người khác sẽ làmphát sinh mối quan hệ bồi thường thiệt hại giữa họ và người bị thiệt hại Quan

hệ bồi thường thiệt hại này phát sinh từ hành vi trái pháp luật của một bên chủthể nhưng giữa các bên không có mối quan hệ hợp đồng hoặc nếu có, thì viphạm này không phải là vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, do đóphát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Qua những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng, các quyền nhân thân mà trước

đó giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kết hợp đồng hoặc giữa họ có giao kết hợp đồng nhưng hành vi gậy thiệt hại không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng [24, 8]

1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Mục đích

Trong quan hệ dân sự, chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng trong trường hợp phải có thiệt hại xảy ra và do hành vi trái pháp luậtgây nên thiệt hại đó cho các chủ thể khác Do vậy việc bồi thường thiệt hại làmột thuộc tính, một chế định quan trọng của Luật dân sự, là cơ sở để bảo vệquyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể

Việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về bảnchất chính là việc áp dụng một biện pháp nhằm hướng tới hai mục đích Trướctiên nó là một hình thức trách nhiệm dân sự để buộc bên có hành vi gây thiệt hạiphải bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị vi phạm Mụcđích thứ hai là nó hướng đến việc giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật,

Trang 8

tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và của xã hội Chính vì vậy,không thể coi giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc ápdụng một biện pháp chế tài hình sự, lại càng không thể xem nhẹ coi nó như mộthình phạt phụ được.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phát sinh trên cơ

sở hợp đồng mà trên cơ sở do pháp luật quy định, nó là một dạng cụ thể củatrách nhiệm dân sự nói chung Trong thực tế đời sống xã hội, một quan hệ phápluật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ phát sinh khi một chủthể này, bằng hành vi của chính mình gây thiệt hại đối với một chủ thể khác màtrước đó không có quan hệ hợp đồng với nhau, hoặc trước đó đã tồn tại mộtquan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không liên quan gì đến việc thựchiện hợp đồng đó Trong trường hợp này việc bồi thường được đặt ra theo yêucầu của bên chủ thể bị thiệt hại trên cơ sở những quy định chung của pháp luật,

và một chế tài dân sự lúc này sẽ mang ý nghĩa là sự bổ sung nghĩa vụ mà chủ thểgây thiệt hại phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật của mình Và chính vìvậy, trong quan hệ xã hội nói chung, những quy định về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại đã dần dần thay thế cho những phong tục tập quán lạc hậu như: trả thù

cá nhân, ăn miếng trả miếng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chủ yếu phát sinh do bấtchợt, ngẫu nhiên, không được dự liệu trước, bởi hành vi vi phạm pháp luật nóichung gây ra thiệt hại Và như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng có mục đích nhằm khắc phục hậu quả, khắc phục thiệt hại, giúp cho việckhôi phục lại quyền lợi về vật chất và tinh thần đã bị mất, đề cao nguyên tắcpháp luật Xuất phát từ tính chất của các quan hệ dân sự là hàng hóa - tiền tệ,ngang giá và đền bù, nên người gây ra thiệt hại thì phải có nghĩa vụ bồi thườngthiệt hại là tất yếu Trong hoàn cảnh hiện nay, chế định trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng càng phải được tăng cường xây dựng hơn vì nền kinh tếthị trường nhiều thành phần phát sinh ngày càng nhiều những nguồn nguy hiểm

Trang 9

cao độ như chất thải, hóa chất của các nhà máy, xí nghiệp là ô nhiễm môitrường, hoặc các phương tiện giao thông gây tai nạn Việc bảo quản vũ khí,chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ, xây dựng các công trình lớn Hoặc nhữngthiệt hại về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, xúc phạm danh dự, uy tín tronglĩnh vực sản xuất kinh doanh, xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm của côngnhân Nhiều quy định của pháp luật đã cho thấy Nhà nước ta rất quan tâm đếnviệc đảm bảo sự an toàn của công dân, pháp nhân về tài sản, về nhân thân; đảmbảo đời sống cộng đồng được ổn định, đảm bảo công bằng xã hội và quyền conngười về dân sự.

Mặt khác, trong thực tế hoạt động xã hội, hoạt động sản xuất xảy ra ngàycàng nhiều các hiện tượng xâm phạm đến quyền lợi của người khác, xúc phạmđến uy tín của các cá nhân, tổ chức, nếu thiếu đi trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng thì Nhà nước không thể bảo vệ một cách thích đáng sự an toànpháp lí của công dân và tổ chức sinh hoạt cộng đồng Do vậy, trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,lợi ích tập thể và lợi ích xã hội khỏi sự xâm phạm, bảo đảm cho các quan hệ xãhội phát triển lành mạnh, ổn định Nó cũng tạo cơ sở pháp lí cần thiết cho côngtác xét xử của Tòa án, bảo đảm giải quyết một cách nhanh chóng, công minh,chính xác và khách quan các vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Ý nghĩa

Điều 3 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: "Nhà nước bảo đảm và không ngừngphát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh,thực hiện công bằng xã hội" Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng cần phải được xây dựng thực sự trên cơ sở công bằng, hợp lí, công bằng xãhội là cái đích và thước đo trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã thực sự hợp lí vàphù hợp hay chưa

Trang 10

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tồn tại nhiều hình thức sởhữu đối với tư liệu sản xuất và nhiều lợi ích khác nhau, vấn đề đặt ra là phải làmsao để đảm bảo được lợi ích cho các chủ thể và công bằng xã hội Luật dân sự làmột phương tiện hữu hiệu, là công cụ để bảo vệ và thưc hiện công bằng xã hội.Nhà nước không những đảm bảo về mặt pháp lí mà còn về mặt thực tế cho lợiích của các chủ thể Chính vì vậy mà trong lưu thông dân sự, các chủ thể phảithực hiện những hành vi của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép để khônggây thiệt hại đến lợi ích của chủ thể khác và không làm tổn hại đến lợi ích xãhội Do vậy, khi có hành vi trái pháp luật của một chủ thể nào đó gây thiệt hạicho một chủ thể khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra,trên cơ sở mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt đối xử nhưtôn giáo, dân tộc, thành phần xã hội trong những hoàn cảnh, điều kiện nhưnhau, thì các chủ thể phải chịu trách nhiệm như nhau, sự bình đẳng cả về nănglực pháp luật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Mặt khác trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quyền vềnhân thân và tài sản được pháp luật ghi nhận và bảo vệ được quy định thành cácnguyên tắc pháp lí và đảm bảo về mặt thực tế Những quyền đó được thực hiện

và được bảo vệ khi bị xâm hại; chủ thể bị xâm hại được quyền yêu cầu chủ thểxâm hại hoặc Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác buộc người gây thiệt hại phảibồi thường Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Luật dân sự

là một nét đặc thù của pháp luật Việt Nam, nó là sự cụ thể hóa những nguyên tắcchung trong những trường hợp cụ thể, là sự kết tinh giữa tinh hoa pháp luật dân

sự thế giới, và là sự kế thừa truyền thống pháp luật của cha ông Do vậy nó đãgóp phần đảm bảo sự ổn định đời sống cộng đồng, hạn chế được những tranhchấp tiêu cực và làm lành mạnh các quan hệ xã hội, hướng mọi người tuân thủpháp luật và phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật

1.1.3 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng

Trang 11

Theo quy định của pháp luật dân sự thì trách nhiệm bồi thường thiệt hạiđược chia thành hai loại là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vàtrách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệthại theo hợp đồng là trách nhiệm phát sinh do một bên đã không thực hiện, thựchiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng.Điều cơ bản nhất để hình thành nên loại trách nhiệm này là giữa các bên phải cóquan hệ hợp đồng, hợp đồng đó phải có hiệu lực và thiệt hại xảy ra phải là dohành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợpđồng.

Tuy có những điểm giống nhau nhất định vì cùng là trách nhiệm dân sựnhưng giữa hai loại trách nhiệm này cũng có những điểm khác nhau căn bản đólà:

Về cơ sở phát sinh: trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ

phát sinh khi có sự hiện diện của một hợp đồng, loại trách nhiệm này phát sinh

do hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ củahợp đồng Trong khi đó, trách nhiệm BTTHNHĐ phát sinh từ một hành vi cố ýhoặc vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi đó không liên quan đến bất kỳmột hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại

Về mức độ bồi thường: khi thực hiện trách nhiệm BTTHNHĐ người gây

thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại giántiếp (nếu có), còn trong trách nhiệm theo hợp đồng thì người gây thiệt hại chỉphải bồi thường những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại có thể tiên liệu trướckhi ký kết hợp đồng

Yếu tố lỗi: trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng trách

nhiệm chỉ phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện, thực hiệnkhông đúng hợp đồng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc giữa cácbên có thỏa thuận khác, còn trong trách nhiệm BTTHNHĐ thì ngay cả trong

Trang 12

trường hợp không có lỗi thì vần phải bồi thường theo quy định của pháp luật(Khoản 2 Điều 604 BLDS 2005).

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, nghĩa vụ bồithường có thể phát sinh cả khi do lỗi của người khác (Điều 293 BLDS 2005 -Thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba), còn trong trách nhiệmBTTHNHĐ, người gây thiệt hại có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệthại cả khi họ không có lỗi (Khoản 3 Điều 623 - Bồi thường thiệt hại do nguồnnguy hiểm cao độ gây ra) nhưng họ không bao giờ phải chịu trách nhiệm về lỗicủa người khác

Về tính liên đới chịu trách nhiệm: những người gây thiệt hại ngoài hợp

đồng đa phần phải chịu trách nhiệm liên đới nếu có đủ các điều kiện mà luậtđịnh, còn trong trách nhiệm theo hợp đồng trách nhiệm liên đới chỉ đặt ra nếu cóthỏa thuận trước

Về thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Cần phải phân

biệt rõ về thời điểm phát sinh trách nhiệm giữa hai loại trách nhiệm này để xácđịnh rõ đâu là trường hợp bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và đâu là bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng: trong bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thìtrách nhiệm phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạmnghĩa vụ hợp đồng, còn trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tráchnhiệm phát sinh kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại

Chủ thể phải bồi thường: thông thường trách nhiệm bồi thường thiệt hại

theo hợp đồng thì người tham gia hợp đồng phải chịu trách nhiệm còn tráchnhiệm BTTHNHĐ có thể do người đại diện, giám hộ chịu trách nhiệm

Hậu quả pháp lý sau khi bồi thường: việc thực hiện nghĩa vụ BTTHNHĐ

sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ giữa các bên, trong khi đó việc thực hiện nghĩa vụ bồithường thiệt hại theo hợp đồng thì nghĩa vụ của người gây thiệt hại chưa chắc đãchấm dứt

Trang 13

1.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan

hệ pháp luật dân sự, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây thiệthại cho người khác không thể xác định một cách tuỳ tiện và thiếu căn cứ Phápluật dân sự quy định việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại căn cứ vào cácđiều kiện nhất định Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng chính là những yếu tố tạo nên cơ sở cho việc xác định tráchnhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồithường Các điều kiện này phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng,thống nhất và đầy đủ

Trong Bộ luật dân sự 2005 của nước ta không có một quy định nào quyđịnh cụ thể về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luậtnói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng phát sinh khi có bốn điều kiện được quy định tại Nghị quyết số03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một

số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại [24, 34]

1.2.1 Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mụcđích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bịthiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy

đủ các điều kiện khác

Theo giáo trình Luật dân sự của Trường đại học Luật Hà Nội năm 2007

“Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhâ, tổ chức" [29, 262] Tổn

thất thực tế ở đây chính là sự giảm sút, mất mát về lợi ích vật chất, tinh thần haynhững chi phí bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại mà người bị thiệt

Trang 14

hại phải gánh chịu Như vậy, xét từ bất kỳ góc độ nào thì hành vi trái pháp luật

và gây ra thiệt hại cũng đều xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luậtbảo vệ, cho nên, những quy định về bồi thường thiệt hại của pháp luật dân sựđưa ra là hợp lý để kịp thời ngăn chặn những hành vi gây thiệt hại và buộcnhững người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường

- Thiệt hại về vật chất

Thiệt hại về vật chất là thiệt hại có thể tính toán, định lượng ra tiền được

Cụ thể: tài sản bị mất; tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắnliền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế vàkhắc phục thiệt hại Các thiệt hại này muốn được bồi thường thì phải thoả mãnmột số điều kiện: sự thiệt hại phải chắc chắn, thực tế và chưa được bồi thường

- Thiệt hại về tinh thần

Không có một khái niệm nào đựơc đưa ra giải thích thế nào là “thiệt hại vềtinh thần”, chúng ta chỉ có thể hiểu một cách khái quát thiệt hại tinh thần là sựxâm phạm vào các giá trị tinh thần, tình cảm như là sự mất danh dự, uy tín, nhânphẩm, tạo nên những đau thương… Pháp luật dân sự không có một quy định nào

cụ thể về vấn đề này Khoản 3 Điều 307 BLDS 2005 quy định một cách khái

quát: “Người gây thiệt hại về tính thần cho người khác do xâm phạm đến tính

mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”.

Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là vấn đềnhạy cảm và phức tạp, bởi vì những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phivật chất không thể cân, đo, đong, đếm được, cũng không có một công thứcchung để quy ra tiền áp dụng cho các trường hợp Suy đến cùng những bù đắp

về tình thần chỉ mang tính chất an ủi, động viên đến người bị thiệt hại mà thôi

Có thể nói đây là một vấn đề khó, cho đến nay về cơ bản các nhà làm luật vẫnchưa ban hành được văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này

Trang 15

1.2.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Theo quy định chung của pháp luật, mọi công dân, tổ chức có quyền đượcbảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự Mọi người đều phải tôn trọngnhững quyền đó của chủ thể khác và không được thực hiện bất cứ một hành vinào xâm phạm đến các quyền đó Một người có hành vi xâm phạm đến cácquyền tuyệt đối này đều bị coi là hành vi trái pháp luật dù cho họ có lỗi cố ý hay

vô ý Như vậy, hành vi gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự,nhân phẩm của người khác được xác định là hành vi trái pháp luật, người cóhành vi đó phải chịu trách nhiệm dân sự Hành vi trái pháp luật là hành vi củamột người được tiến hành gây ra những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần của

cá nhân, của tổ chức, của Nhà nước mà những lợi ích đó được pháp luật quyđịnh bảo vệ

Trong luật dân sự, người ta không liệt kê cụ thể hành vi nào bị coi là tráipháp luật Việc bồi thường căn cứ vào lỗi và hậu quả xảy ra Người gây thiệt hạimuốn miễn giảm bồi thường thì phải chứng minh hành vi của mình không tráipháp luật hoặc không thuộc trường hợp pháp luật quy định mình có trách nhiệmphải bồi thường

Hành vi trái pháp luật có thể là hành vi xâm phạm đến các quyền tài sảnhoặc các quyền nhân thân Khi xâm phạm đến các quyền về tài sản có nghĩa làxâm phạm đến các quyền về sở hữu, còn xâm phạm đến các quyền nhân thân cónhiều biểu hiện khác nhau như xâm phạm đến đời tư, gây thiệt hại về tính mạng,sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín…

Trên thực tế có nhiều trường hợp chủ thể đã gây ra thiệt hại nhưng hành vigây ra thiệt hại không phải là vi phạm pháp luật mà là hành vi hợp pháp nếuhành vi đó được thực hiện theo nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc nghềnghiệp buộc họ phải làm như vậy Trong các trường hợp này, trách nhiệm bồithường không được đặt ra đối với người gây thiệt hại Ngoài ra, người gây thiệthại không phải bồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp

Trang 16

thiết hoặc theo yêu cầu của người bị hại Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn nêutrên thì người gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường.

1.2.3 Người gây thiệt hại có lỗi

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung Xét về hình thức,lỗi là trạng thái tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thứccủa người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện

Lỗi trong trách nhiệm dân sự, theo quy định tại Khoản 1 Điều 308 BLDS

2005 thì "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì

phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình

sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy khôngmong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi củamình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể thấy trước thiệt hại

sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng lạicho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được

Khi đi nghiên cứu “lỗi” trong mối quan hệ là một trong bốn điều kiện củatrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì một vấn đề quan trọng đượcđặt ra là việc xác định đúng mức độ lỗi của các bên trong quan hệ này để đưa ramột quyết định bồi thường chính xác và thỏa đáng Bởi lẽ trong rất nhiều trườnghợp việc xác định lỗi là rất phức tạp và gây không ít khó khăn như trong cáctrường hợp lỗi hỗn hợp hoặc lỗi lại là của người bị thiệt hại

Thứ nhất là trường hợp lỗi hỗn hợp nghĩa là cả người gây thiệt hại vàngười bị thiệt hại đều có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra Điều 617 BLDS 2005

có quy định về trường hợp bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệthại có lỗi: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người

Trang 17

gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi củamình”, trong điều luật này có nhắc đến “mức độ” lỗi do vậy việc xác định tráchnhiệm bồi thường trong trường cả hai bên đều có lỗi thì mỗi bên phải chịu tráchnhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình Tuy nhiên, trong BLDS 2005 củanước ta lại không có quy định về mức độ lỗi, vậy đâu là căn cứ để xác định mức

độ lỗi cho từng bên? Việc xác định mức độ lỗi cũng được đặt ra trong trườnghợp bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra, nhưng trong trường hợpnày có phần đơn giản hơn vì theo quy định của luật nếu không xác định đượcmức độ lỗi thì bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau

Thứ hai là trường hợp lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại Điều 617

của BLDS quy định rất rõ ràng: “Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của

người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”

Việc pháp luật quy định vấn đề lỗi thuộc về người bị thiệt hại đã loại trừtrách nhiệm của người gây thiệt hại Do đó, người gây thiệt hại muốn giải thoáttrách nhiệm thì phải chứng minh mình không có lỗi hoặc thiệt hại xảy ra hoàntoàn là do lỗi của người bị thiệt hại (Điều 606 BLDS 2005)

Bàn về vấn đề lỗi ta thấy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hạikhông chỉ đặt ra với chủ thể có lỗi trực tiếp gây ra thiệt hại mà còn đặt ra việcxác định trách nhiệm của người không trực tiếp gây ra thiệt hại để quy tráchnhiệm bồi thường cho chính họ Đó là trường hợp lỗi của người giám hộ, người

đỡ đầu, người quản lý và lỗi của pháp nhân trước hành vi trái pháp luật do ngườicủa pháp nhân gây ra

1.2.4 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hayngược lại hành vi trái pháp luật thực sự là nguyên nhân trực tiếp đối với thiệt hạixảy ra Đây chính là mối quan hệ của sự vận động nội tại, trực tiếp và về nguyêntắc nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định Theo

Trang 18

Điều 604 của BLDS thì có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản,sức khoẻ…là nguyên nhân và “thiệt hại” là hậu quả của hành vi đó.

Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại cho nên hành

vi đó bao giờ cũng xuất hiện trước thiệt hại Mối quan hệ nhân quả là một vấn

đề phức tạp bởi lẽ một thiệt hại xảy ra có thể là do tác động của một hoặc củanhiều hành vi trái pháp luật và một hành vi trái pháp luật cũng có thể gây ranhiều thiệt hại

Trong trường hợp thiệt hại do nhiều nguyên nhân gây ra thì xác định đâu lànguyên nhân chính hay tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại quả thật làphức tạp ở đây phải xác định xem hành vi nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đếnthiệt hại Cũng có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra lại là do một hành vi tráipháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực

tế làm phát sinh gây thiệt hại

Trường hợp một nguyên nhân có thể gây ra nhiều thiệt hại thì cần phải xácđịnh rõ xem kết qủa nào là hậu quả trực tiếp do nguyên nhân là hành vi trái phápluật gây ra Trong trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng chúng ta biết rằngchủ thể chỉ phải bồi thường về những khoản được coi là hậu quả trực tiếp của sự

vi phạm Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong trách nhiệm dân sự ngoàihợp đồng, tuy nhiên, thiệt hại trực tiếp ở đây không nhất thiết phải là hậu quảngay lập tức của nguyên nhân gây thiệt hại mà chỉ cần là hậu quả tất nhiên củahành vi gây thiệt hại

Tóm lại việc xác định mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả giữa hành

vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất phức tạp và dễ dẫnđến những sai lầm vì vậy khi xem xét mối quan hệ này cần hết sức thận trọng,phải thu thập đầy đủ các tài liệu và chứng cứ, đánh giá một cách toàn diện đốivới vấn đề đang giải quyết để có thể đưa ra một kết luận chính xác, xác địnhđúng người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1.3 Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 19

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sởnăng lực hành vi dân sự và khả năng kinh tế Vì vậy, về nguyên tắc pháp nhânluôn luôn có khả năng và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Pháp luật chỉ quyđịnh năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân Xuất phát từ năng lựcchủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, BLDS quy định năng lựcchịu trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạngtài sản và khả năng bồi thường của cá nhân.

1.3.1 Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 18 tuổi

Khoản 1 Điều 606 BLDS 2005 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây

thiệt hại thì phải tự bồi thường” Người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng

lực hành vi dân sự theo Điều 22 BLDS 2005, phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại về những thiệt hại mà mình đã gây ra cho người khác, bất kể họ có khảnăng kinh tế hay không

Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người từ đủ 18 tuổi gây

ra là trách nhiệm của họ là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với các quy định hiệnhành của pháp luật Người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên và có đủ điều kiệntham gia vào các quan hệ pháp luật do vậy, họ hoàn toàn đủ năng lực để tham gia

và trở thành chủ thể của quan hệ bồi thường thiệt hại và nếu là người gây ra thiệthại thì họ hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường ở độtuổi này họ đã có đầy đủ năng lực tham gia vào các quan hệ lao động nên xét trênmột bình diện chung nhất thì những người này đã có thu nhập và cũng có khảnăng tạo ra thu nhập để thực hiện nghĩa vụ của mình

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp sau khi gây ra thiệt hại và phải thựchiện nghĩa vụ bồi thường thì người gây ra thiệt hại lại không có tài sản để thựchiện nghĩa vụ của mình, nhưng đây là trách nhiệm của họ nên không thể chuyểngiao cho người khác và người khác cũng không có nghĩa vụ phải thực hiện thaycho họ (trừ trường hợp người nhà của họ hoặc có người khác tự nguyện thay họthực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại) Khi quyết định trách nhiệm bồi

Trang 20

thường đối với trường hợp này có thể động viên người thân của những ngườinày thay họ đứng ra thực hiện trách nhiệm bồi thường và sự bồi thường này phảidựa trên tinh thần tự nguyện của họ, cơ quan có thẩm quyền không được épbuộc người thân của người gây thiệt hại phải bồi thường vì đây không phải làtrách nhiệm của họ.

1.3.2 Năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên

Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của phápluật thì đây là những người hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự (người dưới 6tuổi) hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay nói cách khác là chỉ cónăng lực hành vi dân sự một phần (người từ đủ 6 đến dưới 18 tuổi) Do vậy, nếunhững người này gây ra thiệt hại thì phải có người đứng ra đại diện cho họ đểthực hiện nghĩa vụ bồi thường

Mặc dù cùng nằm trong nhóm tuổi người chưa thành niên nhưng việc quyđịnh về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 18 tuổi gây ra lại khônggiống nhau trong mọi trường hợp Trong nhóm tuổi này việc quy định tráchnhiệm bồi thường thiệt hại có sự phân biệt giữa hai độ tuổi khác nhau là ngườichưa thành niên dưới 15 tuổi và người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa

đủ 18 tuổi

- Năng lực bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi

Về nguyên tắc thì những người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra thiệthại và người chưa thành niên đó còn cha mẹ thì cha mẹ buộc phải bồi thườngtoàn bộ thiệt hại và tham gia tố tụng dân sự với tư cách là bị đơn Việc quy địnhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha, mẹ của người gây ra thiệt hại

được quy định rõ tại khoản 2 Điều 606 BLDS 2005: “Người chưa thành niên

dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”

Khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định “nếu tài sản của

cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy

Trang 21

tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu” Việc pháp luật quy định cho phép

cha, mẹ có thể dùng tài sản của con chưa thành niên để bồi thường phần cònthiếu là nhằm mục đích thực hiện nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải “toàn bộ

và kịp thời” để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại, bởi trong nhiều trườnghợp người chưa thành niên tuy chưa tự làm được ra tài sản nhưng lại được thừa

kế, được tặng cho tài sản

Việc người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì không phải trongmọi trường hợp cha, mẹ của người gây ra thiệt hại đều phải chịu trách nhiệm bồi

thường, đó là trường hợp “người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà

gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra” (khoản 1 Điều

621) Thời gian mà ngươi dưới 15 tuổi học tại trường học chính là thời gian màtheo quy định của nghề nghiệp trường học phải có trách nhiệm quản lý, giáo dụcngười chưa thành niên dưới 15 tuổi, do vậy trong thời gian người người dưới 15tuổi học tại trường học mà gây ra thiệt hại thì nhà trường sẽ phải chịu tráchnhiệm bồi thường vì nhà trường đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình trongviệc quản lý và giáo dục học sinh Tuy nhiên, nếu trường học chứng minh đượcmình không có lỗi trong việc quản lý và trong việc để thiệt hại xảy ra thì trườnghọc sẽ không phải bồi thường và trong trường hợp này thì cha, mẹ hoặc ngườigiám hộ của người chưa thành niên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệthại Việc chứng minh không có lỗi để giải trừ trách nhiệm bồi thường là nghĩa

vụ của nhà trường và việc chứng minh này không dễ chút nào vì thông thườnglỗi trong các trường hợp này là lỗi suy đoán Trong thời gian học tại trường màngười dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì suy đoán là nhà trường đã không thực hiệntốt chức năng quan lý của họ

- Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi cũng là người trong độ tuổi chưathành niên, nhưng khi quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì đây lại là

Trang 22

một trường hợp đặc biệt đối với người chưa thành niên Người từ đủ 15 tuổi đến

chưa đủ 18 tuổi mà gây thiệt hại thì pháp luật quy định “ phải bồi thường bằng

tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”(Khoản 2 Điều 606 BLDS 2005)

Như vậy, trong trường hợp này trách nhiệm chính lại thuộc về người gây thiệthại mà không phải cha, mẹ của họ Chỉ khi nào người gây thiệt hại không đủ tàisản để bồi thường thì mới làm phát sinh trách nhiệm của cha, mẹ họ

Mặc dù quy định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại, nhưngxét về mặt năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì họ chưa có, nên họ cần phải cóngười đại diện cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự

Do vậy, cha mẹ của người gây thiệt hại vẫn không thể loại trừ hoàn toàn tráchnhiệm của mình Họ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho con mình khi nógây ra thiệt hại cho người khác mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồithường

1.3.3 Năng lực bồi thường thiệt hại của người được giám hộ

Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân

sự gây thiệt hại mà có người giám hộ, thì người giám hộ được lấy tài sản củangười được giám hộ để bồi thường kể cả khi người chưa thành niên đó chưa đủ

15 tuổi (không áp dụng khoản 2 Điều 606 BLDS 2005) bởi vì nghĩa vụ củangười giám hộ không giống như nghĩa vụ của cha, mẹ Nếu người được giám hộkhông có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phảibồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình, trừ khi họ chứng minh đượcmình không có lỗi trong việc giám hộ Trong trường hợp người chưa thành niên,người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì cá nhân, tổ chức giám hộ là

bị đơn dân sự

Theo khoản 2 Điều 58 BLDS 2005 thì người chưa thành niên được giám

hộ trong các trường hợp sau:

- Không còn cha, mẹ;

Trang 23

- Hoặc không xác định cha, mẹ là ai;

- Hoặc cả cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế nănglực hành vi dân sự;

- Hoặc cả cha, mẹ đều bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ;

- Hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dụcngười chưa thành niên và có yêu cầu người khác giám hộ cho con mình

Theo tinh thần của khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 thì trong trường hợp còncha, mẹ thì cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con mình gây ra, dovậy người giám hộ chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người được giám hộ làngười chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ là

ai Còn trong trường hợp người chưa thành niên còn cha, mẹ thì người giám hộkhông có trách nhiệm bồi thường mà tuỳ trường hợp mà sử dụng tài sản củangười chưa thành niên hoặc của cha, mẹ để bồi thường

1.3.4 Một số trường hợp riêng biệt về năng lực bồi thường thiệt hại

- Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là người của pháp nhân gây ra

Theo Điều 618 BLDS 2005: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do

người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao”,

theo điều luật này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân chỉ phátsinh khi thiệt hại xảy ra là do người của pháp nhân thực hiện công việc mà phápnhân giao cho họ Như vậy nếu thiệt hại xảy ra khi người của pháp nhân thựchiên công việc không phải do pháp nhân giao thì trách nhiệm bồi thường khôngthuộc về pháp nhân mặc dù đó là người của pháp nhân Vậy trách nhiệm sẽthuộc về ai? Để trở thành người của pháp nhân và tham gia quan hệ hợp đồnglao động với pháp nhân thì yêu cầu cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng phải cóđầy đủ năng lực chủ thể Do vậy mà người của pháp nhân hoàn toàn có đầy đủnăng lực để tham gia vào quan hệ pháp luật trong đó có quan hệ bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng Điều này có nghĩa là nếu người của pháp nhân gây thiệt hại

Trang 24

nhưng không phải là do thực hiện công việc mà pháp nhân giao cho hay vượtquá phạm vi của nhiêm vụ được giao thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc vềchính cá nhân - người đã gây ra thiệt hại

- Năng lực bồi thường của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của BLDS 2005 thì người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự cũng cần có người đại diện theo pháp luật và các giaodịch dân sự liên quan đến tài sản của người này phải được người đại diện theopháp luật thông qua Như vậy, nếu người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự màgây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản thì việc lấy tài sản để bồi thường cầnphải có sự giám sát của người đại diện theo pháp luật Mặc dù người gây thiệthại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do bị hạn chế nhưng trách nhiệmbồi thường thiệt hại do họ gây ra là thuộc về họ mà không phải là trách nhiệmcủa người đại diện theo pháp luật như trường hợp đối với người có năng lựchành vi dân sự một phần là người chưa thành niên Do vậy, nếu người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà không đủ tài sản để bồi thường thìngười đại diện theo pháp luật cho họ cũng không có nghĩa vụ phải lấy tài sảncủa mình để bồi thường thay cho người gây ra thiệt hại vì đây không phải làtrách nhiệm của họ Nếu hiện tại người gây thiệt hại không có đủ tài sản để bồithường thì sẽ phải tiếp tục thực hiện trách nhiệm sau khi có tài sản mà không thểbắt người khác thay họ thực hiện trách nhiệm bồi thường

1.4 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại và vấn đề xác định thiệt hại

1.4.1.Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phảithực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS

2005 Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thứcbồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật,đạo đức xã hội

Trang 25

Theo quy định tại Điều 605 việc thực hiện bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng được xác định thành những nguyên tắc cụ thể đó là:

- Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời

Khoản 1 Điều 605 BLDS 2005 quy định: "Thiệt hại phải được bồi thường

toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Xuất phát từ mục đích của chế định này là nhằm khôi phục tình trạng tàisản của người bị thiệt hại, do vậy về nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thườngtoàn bộ và kịp thời Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, nghĩa là khi có yêucầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự,nhân phẩm, uy tín bị xâm hại phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS

2005 quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào vàthiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệthại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó Để thiệt hại có thể đượcbồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thườngthiệt hại trong thời hạn luật định Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng mộthoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng đểgiải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự

Khoản 1 Điều 605 BLDS 2005 có thể được xác định trong nhiều trườnghợp khác nhau:

- Ấn định bồi thường toàn bộ thiệt hại khi người gây thiệt hại có hành vi cố

ý Đây là trường hợp người gây thiệt hại có chủ ý gây ra thiệt hại, tức là đã chủđộng thực hiện hành vi gây thiệt hại và mong muốn thiệt hại đó xảy ra Do đóngười có hành vi gây thiệt hại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hành viđó

- Ấn định bồi thường toàn bộ thiệt hại khi người gây thiệt hại có lỗi vô ý

mà thiệt hại không quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ

Trang 26

Tuy về nguyên tắc là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời,nhưng các bên hoàn toàn có quyền thoả thuận khác về mức bồi thường, hìnhthức bồi thường và phương thức bồi thường Quy định này xuất phát từ nguyêntắc: các đương sự có quyền tự định đoạt Các bên có thể thoả thuận mức bồithường cao hơn hoặc thấp hơn mức thiệt hại; có thể thoả thuận bồi thường bằngtiền, hiện vật hoặc bằng một công việc cụ thể; các bên có thể thoả thuận phươngthức bồi thường là một lần hoặc nhiều lần, bồi thường trực tiếp hay qua ngườithứ ba Các thoả thuận này không được trái pháp luật và đạo đức xã hội hoặcnếu văn bản pháp luật cụ thể quy định không được thoả thuận mà phải tuân theomột nguyên tắc bồi thường cụ thể, thì các bên phải tuân theo nguyên tắc đó màkhông được thoả thuận khác đi

- Nguyên tắc giảm mức bồi thường quy định tại khoản 2 Điều 605: "Người

gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình."

Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ haiđiều kiện:

+ Do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại

+ Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài củangười gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường

so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể cókhả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó

Toà án căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh, mức độ lỗi, khả năng kinh tế trướcmắt và lâu dài của người gây thiệt hại cũng như mức độ thiệt hại đã xảy ra màquyết định mức giảm cụ thể, chứ pháp luật không quy định cụ thể mức giảm làbao nhiêu

- Nguyên tắc về quyền thay đổi mức bồi thường

Trang 27

Khoản 3 Điều 605 quy định: "Khi mức bồi thường không còn phù hợp với

thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường."

Mặc dù đã có thoả thuận giữa các bên hoặc đã có bản án có hiệu lực củaToà án về mức bồi thường cụ thể nhưng khi mức bồi thường không còn phù hợpvới thực tế thì các bên có quyền thoả thuận lại hoặc yêu cầu toà án hoặc cơ quannhà nước khác có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường Mức bồi thường thiệthại không còn phù hợp với thực tế có thể là do có sự thay đổi về tình hình kinh

tế xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện khôngcòn phù hợp trong điều kiện đó; hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật,khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hạikhông còn phù hợp với sự thay đổi đó; hoặc do có sự thay đổi về kinh tế củangười gây thiệt hại Việc thay đổi mức bồi thường thông thường chỉ áp dụngtrong trường hợp bồi thường nhiều lần theo định kì, nhất là các khoản thu nhậpthực tế bị mất hoặc bị giảm sút trong thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm hoặctiền cấp dưỡng cho những người mà người bị hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trongthiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thường được xác đinh theo hai hướng:

- Hướng yêu cầu tăng mức bồi thường: Người bị hại hoặc đại diện củangười đó có thể yêu cầu tăng mức bồi thường khi bệnh tật tái phát cần thêm tiềnchữa bệnh; giá cả tăng quá nhiều nên tiền cấp dưỡng hoặc phần bù đắp cho thunhập bị giảm sút không còn phù hợp

- Hướng yêu cầu giảm mức bồi thường: Người gây thiệt hại yêu cầu giảmmức bồi thường khi người bị thiệt hại có thu nhập cao do sức khoẻ đã hồi phục;người được nhận cấp dưỡng không cần cấp dưỡng nữa hoặc không cần cấpdưỡng toàn bộ nữa

1.4.2 Vấn đề xác định thiệt hại

Trang 28

Thiệt hại vừa là điều kiện xác định trách nhiệm dân sự, vừa là điều kiệncần thiết để ấn định mức bồi thường cho bên bị thiệt hại Thực tiễn xét xử chothấy việc xác định thiệt hại thường gặp nhiều khó khăn, hay xảy ra tranh chấp vềmức thiệt hại Do đó, khi quy định về vấn đề này Bộ luật dân sự đã quy định cụthể các trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 608), thiệt hại do sứckhoẻ, tính mạng bị xâm phạm (Điều 609, Điều 610), thiệt hại do danh dự, nhânphẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 611)

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại và của nhữngngười thân thiết gần gũi nhất của người đó, BLDS 2005 đã quy định cụ thể vềthời hạn được hưởng bồi thường do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm, cụ thểnhư sau:

- Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thìngươi bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến chết

- Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này

có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời gian:người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và cònsống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ 18 tuổi, trừtrường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và cóthu nhập đủ nuôi sống bản thân; người đã thành niên những không có khả nănglao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật quy định

cụ thể từ Điều 604 đến Điều 630 BLDS 2005 Đó là những quy định về căn cứphát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, nănglực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồithường thiệt hại, vấn đề xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại trong một sốtrường hợp cụ thể Những quy định này cùng với Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-

Trang 29

TANDTC ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của

Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại và những văn bản dưới luật khác đã thểhiện được sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước ta đến một vấn đề có ý nghĩa quantrọng, là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước,của tập thể và cá nhân Nhà nước cần có những biện pháp để chế định này pháthuy được tác dụng, hạn chế những sai lầm làm ảnh hưởng xấu tới sự nghiêmminh của pháp luật, cần căn cứ vào tình hình thực tiễn đất nước để sửa đổi, bổsung các quy định của pháp luật để làm cho lý luận gắn liền với thực tiễn, đápứng được đòi hỏi của thực tiễn

CHƯƠNG 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 2.1 Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (Điều 624 BLDS 2005)

2.1.1 Những quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghi

nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, theo đó “ Tổ chức, cá

nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” (Điều 7) Nhưng phải đến khi Luật bảo vệ môi

Trang 30

trường 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn.Với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm,suy thoái môi trường (từ Điều 130 đến Điều 134, Mục 2, Chương XIV), LuậtBVMT 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình “hiện thực hóa”nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền - một nguyên tắc được xem là đặctrưng của lĩnh vực môi trường.

Luật BVMT 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, sau đóChính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Ngày 31/12/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về

xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thay thế Nghị định

số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2010.Điều 624 BLDS 2005 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây

ô nhiễm môi trường như sau: "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô

nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật,

kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi" Tại Điều 263

BLDS 2005 cũng có quy định: "Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình,

chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại."

Ngoài các căn cứ pháp lý nói trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây

ô nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như

Bộ luật hình sự 1999 (Chương XVII Các tội phạm về môi trường), LuậtKhoáng sản 1996 (các điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước 1998 ( điều 71)…

Trang 31

2.1.1.1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ônhiễm môi trường

Quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường làmột dạng bồi thường thiệt hại không cần xác định lỗi của chủ thể gây thiệt hại.Trách nhiệm của người có hành vi gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong cảtrường hợp người đó có lỗi hoặc không có lỗi, đều phải bồi thường Người gây ônhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm BTTHNHĐ, người

đó còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp gây ônhiễm về không khí, ô nhiễm về nguồn nước, ô nhiễm đất đai theo các quy địnhtại các Điều 182, Điều 183 và Điều 184 Bộ luật hình sự

Như vậy, yếu tố lỗi không phải là yếu tố quyết định đến việc xác địnhtrách nhiệm bồi thường do hành vi gây ô nhiễm môi trường Trách nhiệm bồithường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sauđây:

 Có thiệt hại xảy ra

Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệthại, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm này là khôi phục tình trạng tàisản, sức khoẻ… cho người bị thiệt hại Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gâynên có thể bao gồm những thiệt hại sau đây:

- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Đó có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc bị

hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền vớiviệc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khaithác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại.Thí dụ: một công ty xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màucủa các hộ gia đình bị hại nên năng suất bị giảm đáng kể Hoặc do dầu tràn làmcho các ao hồ bị nhiễm độc, nguồn tài nguyên thuỷ sản như tôm, cá bị chết rấtnhiều

Trang 32

- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm: bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứuchữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút; thu nhậpthực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất, bịgiảm sút… Ví dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm (ô nhiễm nước, ô nhiễmkhông khí, ô nhiễm đất…) sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh vềđường hô hấp, đường tiêu hoá… Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoảntiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút

do không tham gia lao động…

- Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng,chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng chonhững người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng Thiệt hại do tínhmạng bị xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu, nổxăng dầu, cháy rừng…

 Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môitrường

Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phongphú Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến:

- Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2005 ĐiềuLuật Bảo vệ môi trường 2005 nghiêm cấm một số hành vi: đốt phá rừng, khaithác khoáng sản một cách bừa bãi gây thiệt hại đến môi trường, làm mất cânbằng sinh thái; thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phátbức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; chôn vùi,thải vào đất các chất thải độc hại quá giới hạn cho phép; thải dầu mỡ

- Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầughi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như cácquy định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm; bảo

Trang 33

vệ nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồnthiên nhiên…

- Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển

và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…

- Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm;

vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm kiếm,thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm mỏ…

 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm phápluật bảo vệ môi trường

Do môi trường bị xâm phạm mà ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhữngthiệt hại trước mắt và lâu dài cho con người, đời sống xã hội và môi trường sốngcủa muôn loài

2.1.1.2 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường

Căn cứ vào khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2005 và điều 624 Bộluật Dân sự 2005, ở mức độ chung nhất, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là tổ chức, cá nhân có hành vi làm ô nhiễmmôi trường

Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịutrách nhiệm bồi thường thiệt hại Các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ phápluật môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thìphải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình Các tổ chức cóthể là pháp nhân (doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty

cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chứckhác không phải là pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân…).Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy

đủ thì tự mình phải bồi thường thiệt hại Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đếnchưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu

Trang 34

không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằngtài sản của họ Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phảibồi thường thiệt hại toàn bộ Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường màcon có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu chongười bị hại.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại

mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của ngườiđược giám hộ để bồi thường Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặckhông đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sảncủa mình Nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việcgiám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường

2.1.1.3 Phương pháp xác định thiệt hại do ô nhiễm

Có hai loại thiệt hại: một loại có thể tính thành tiền, một loại không thểtính thành tiền, song để xác định mức bồi thường thì tất cả cần phải quy thànhtiền

Thiệt hại do ô nhiễm phải là tổng các thiệt hại về môi trường (do vi phạmcác tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn thải), về sức khoẻ con người, sinh vật,các giá trị thẩm mỹ và thời gian ảnh hưởng

- Thiệt hại do làm ô nhiễm nước, không khí, đất được đánh giá bằng số chiphí phải bỏ ra để làm cho môi trường khí, đất, nước trở nên sạch như trước khi

bị ô nhiễm Đó là tất cả các chi phí liên quan đến công tác thu dọn, các biệnpháp làm sạch… Mức độ vi phạm các tiêu chuẩn sẽ là các mốc để tạm xác địnhcác thiệt hại về kinh phí

- Thiệt hại do ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

Đó là số tiền bỏ ra để chữa chạy, để bồi thường về thương tật và mọi dịch

vụ y tế khác (kể cả đền bù khi có người chết) Nhiều khi do sản phẩm bị ô nhiễmđược tiêu thụ ở nơi khác thì thiệt hại loại này thì khó thống kê Cần ước lượngtrên cơ sở khối lượng sản phẩm và số người bị mắc ở một nơi nào đó rồi ngoại

Trang 35

suy Ngoài ra, còn kể tới số thu nhập bị mất do phải nghỉ điều trị, chi phí chongười phục vụ…

- Thiệt hại do ảnh hưởng đến nghề nghiệp

Đó là thiệt hại do ô nhiễm mà một số hoạt động nào đó không thể tiếnhành được (như đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, như dịch vụ du lịch, làmmuối…) Ta có thể tính thiệt hại bằng số người x thời gian x thu nhập/ tháng.Ngoài ra còn có thiệt hại do mất lòng tin của người tiêu dùng Loại này tạm tínhbằng số sản phẩm không bán được, các vụ/năm không bán được và giá trị đơnvị

- Thiệt hại do ảnh hưởng đến sinh vật

Tính tổng số lượng, diện tích, năng suất, thời gian mà sinh vật bị hại sauquy đổi thành tiền theo giá cả thị trường Ta cũng cần lưu ý đến thiệt hại làmmất giống nòi, ảnh hưởng đến nguồn gien (trứng cá, cá con, cây non…)

- Thiệt hại do tác động tích luỹ và thời gian kéo dài

Đó là thiệt hại ước tính phục hồi lại một cách tự nhiên hoặc nhân tạo cácyếu tố môi trường và các hệ sinh thái Tuỳ theo yếu tố môi trường, hệ sinh thái

cụ thể mà đánh giá thiệt hại loại này Thí dụ 1 ha rừng ngập mặn 1 năm có thểsinh lợi cỡ 1200- 1500USD

- Thiệt hại do tổ chức, thực hiện việc khảo sát, xác định thiệt hại:

Đó là những phí tổn cho việc sử dụng lao động, thời gian, máy móc, hoáchất, làm báo cáo…

Định giá thiệt hại là công việc rất phức tạp Trong nhiều trường hợp cácđánh giá về sự thiệt hại chỉ mang tính tương đối Chúng được coi như các chuẩnmực sơ bộ và thường là những đánh giá thấp so với các thiệt hại thực tế (vì takhông thể nào lường hết được tất cả các thiệt hại) Trong việc định giá thiệt hạicách phân loại mức độ ô nhiễm đóng vai trò quan trọng, nó giúp ta định hướng

và ước tính gần với thực tiễn hơn

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2009), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luậtdân sự năm 2005
Tác giả: Bộ tư pháp - Viện khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
4. Bộ tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1997), Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của bộ luật dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoahọc một số vấn đề cơ bản của bộ luật dân sự
Tác giả: Bộ tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
5. TS. Ngô Huy Cương (2009), Trách nhiệm dân sự - so sánh và phê phán, Báo điện tử : thongtinphapluatdansu.wordpress.com, 07/03/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm dân sự - so sánh và phê phán
Tác giả: TS. Ngô Huy Cương
Năm: 2009
6. Nguyễn Văn Cương – Chu Thị Hoa, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, (Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/2005, tr 61 -66) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng
7. Đức Cường, Vedan chỉ bồi thường...1% thiệt hại, Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam (http://nongnghiep.vn), 03/03/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vedan chỉ bồi thường...1% thiệt hại
11. Thao Lan, Công ty Vedan đã thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm gây ô nhiễm sông Thị Vải, Báo điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (http://www.monre.gov.vn), 08/01/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty Vedan đã thực hiện các biện pháp khắc phục viphạm gây ô nhiễm sông Thị Vải
14. Luật gia Hoàng Lê (2007), 101 hỏi - đáp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Lao động, Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 101 hỏi - đáp về bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng
Tác giả: Luật gia Hoàng Lê
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2007
15. Phương Mai, Tăng hơn 7 lần mức xử phạt vi phạm môi trường , Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (http://chinhphu.vn), 09/01/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng hơn 7 lần mức xử phạt vi phạm môi trường
22. Hà Phan, Người tiêu dùng khởi kiện doanh nghiệp nước tương đòi bồi thường 30 tỷ đồng, Báo điện tử Tiền phong online (http://www.tienphong.vn), 20/06/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người tiêu dùng khởi kiện doanh nghiệp nước tương đòi bồithường 30 tỷ đồng
24. TS. Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vềtài sản, sức khoẻ và tính mạng
Tác giả: TS. Phùng Trung Tập
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2009
25. TS. Phùng Trung Tập, Cần hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong dự thảo BLDS (sửa đổi) - Tạp chí nhà nước và pháp luật số 4/2005, tr 28 - 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng trong dự thảo BLDS (sửa đổi) -
26. TS. Phùng Trung Tập, Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2004, số 10, tr 2 - 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng -
28. Trường Đại học luật Hà nội (2007), Giáo trình luật Dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học luật Hà nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2007
29. Phạm Tuyên, Xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng đang phổ biến, Báo điện tử http://vietbao.vn, 15/08/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng đang phổ biến
30. Tài liệu trong một số trang báo điện tử:http://chinhphu.vn http://hcmls.net http://luathoc.vn http://sinhvienluat.vn Link
8. Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Nxb chính trị quốc gia, 2001 Khác
13. Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 Khác
16. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường Khác
17. Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định Nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường Khác
18. Nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w