1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục huyện bình chánh thành phố hồ chí minh thời kỳ đổi mới (1986 2010) luận văn thạc sĩ lịch sử

117 570 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Do đó, nghiên cứu về Giáo dục - huyện Bình Chánh trong thời kỳ đổimới là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết vì không chỉ tái hiện lại lịch sử của lĩnh vực giáo dục - đào tạo mà c

Trang 1

(1986 – 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TPHCM – 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ THANH TÂM

GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ ĐỔI MỚI

(1986 – 2010)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số:60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS TRẦN VŨ TÀI

TPHCM – 2012

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH CHÁNH THỜI KỲ ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 – 1995) 1.1 Khái quát về giáo dục Bình Chánh trước đổi mới (1975 - 1986) 8

vài nét về điệu kiện tự nhiên - xã hội huyện Bình Chánh 8

Giáo dục huyện Bình Chánh giai đoạn 1975 - 1986 11

1.1.3 Những tồn tại của giáo dục huyện Bình Chánh 18

1.2 Chuyển biến của giáo dục Bình Chánh thời kỳ đầu đổi mới 21

1.2.1 Đường lối và chủ trương phát triển giáo dục thời kì đổi mới 21

1.2.2 Chuyển biến của giáo dục 25

1.2.3 Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên 28

1.2.4 Quy mô và chất lượng giáo dục 29

1.2.5 Những thành quả và hạn chế 32

Tiểu kết chương 1 37

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH CHÁNH THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1996 - 2010) 2.1 Đường lối phát triển giáo dục thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 39

2.1.1 Đường lối giáo dục của Đảng 39

2.1.2 Chính sách phát triển giáo dục huyện Bình Chánh 45

2.2 Sự phát triển giáo dục của huyện Bình Chánh 50

Trang 4

2.2.1Huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục 50

2.2.2Xây dựng cơ sở vật chất 52

2.2.3Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 55

2.2.4 Đổi mới phương pháp dạy học 58

2.2.5 Chất lượng giáo dục 59

Tiểu kết chương 2 67

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH VĂN HÓA - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH CHÁNH 3.1 Những vấn đề đặt ra 69

3.2 Tác động đối với văn hóa - xã hội 70

3.3 Định hướng phát triển giáo dục của huyện Bình Chánh 73

3.4 Xây dựng và phát triển giáo dục huyện Bình Chánh 80

Tiểu kết chương 3 83

Kết luận 85

Tài liệu tham khảo 90

Phụ lục 97

Trang 5

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệttình, quý báu của quý thầy cô và các cơ quan.

Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS: Trần VũTài, người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn khoa học, cùng quý thầy côtrong khoa lịch sử, khoa đào tạo sau đại học - Trường Đại Học Vinh đãtạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn

Xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình người thân và bạn bè đã độngviên, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để tác giả hoànthành tốt luận văn

TPHCM – tháng 10 năm

2012Tác giảTrần Thị Thanh Tâm

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Từ nhận thức giáo dục và đào tạo là vấn đề trung tâm của đời sống

xã hội, quyết định tương lai của mỗi con người, quốc gia, dân tộc vì vậy kếthừa tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong côngcuộc xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh Từ Đại hội VI(12.1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và thực hiện công cuộc đổi mớitrên tất cả các lĩnh vực; kết quả là những khó khăn, thử thách dần được khắcphục, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng thu đượcnhững thành tựu đáng kể Trong đó, công tác giáo dục - đào tạo luôn giữ vaitrò trọng tâm

2 Bình Chánh là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh nằm

về phía Tây - Tây Nam của thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng15km.Với vị trí cửa ngõ phía Tây vào nội thành thành phố Hồ Chí Minh, nốiliền với các trục đường giao thông huyết mạch của phía Nam như đườngQuốc lộc 1A, các tuyến đường liên tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệpĐức Hòa (Long An), đường NguyễnVăn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khucông nghiệp Nhà Bè, khu chế xuất Tân Thuận Quận7 và khu dân cư Phú MỹHưng Quốc lộ 50 đi ngang qua nối Bình Chánh với huyện Cần Giuộc, CầnĐước (Long An) Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế và giao thôngđường bộ giữa thành phố Hồ Chí Minh với vùng đồng bằng sông Cửu Long.Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đã và sẽ mở ra nhiều triển vọng thúc đẩyphát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện Bình Chánh Là một huyện nằm ởvùng ven thành phố Hồ Chí Minh, giữ vị trí chiến lược quan trọng là cửa ngỏvào thành phố Hồ Chí Minh từ miền Tây Nam Bộ Sau ngày miền Nam hoàntoàn giải phóng, đất nước được thống nhất, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn vềnhiều mặt kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội… Nhưng thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng từng bước khắc phục những khókhăn, hạn chế để dần dần tiến lên góp phần cho công cuộc phát triển đất nước.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực thì cũng có một số hạn chế nhất

là đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện Do đó nghiên cứu vềgiáo dục là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết góp phần định hướngcho công tác giáo dục của huyện càng phát triển góp phần đưa giáo dục-đàotạo Việt Nam ngang tầm với khu vực và quốc tế

Do đó, nghiên cứu về Giáo dục - huyện Bình Chánh trong thời kỳ đổimới là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết vì không chỉ tái hiện lại lịch

sử của lĩnh vực giáo dục - đào tạo mà còn giúp rút ra một số bài học kinhnghiệm, khắc phục những thiếu sót và hạn chế, góp phần định hướng chocông tác giáo dục - đào tạo huyện Bình Chánh trong thời gian tới, nhằm đưagiáo dục - đào tạo huyện Bình Chánh phát triển, cùng với cả nước đưa giáodục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục khu vực và quốc tế

3 Nghiên cứu về quá trình phát triển của giáo dục - huyện Bình Chánh

từ 1986 đến năm 2010 là hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.Trên cơ sở tổng kết công tác giáo dục - trên bình diện 1 huyện ở thành phố

Hồ Chí Minh, góp phần đánh giá công tác giáo dục - đào tạo trên phạm vi cảnước thời kỳ đổi mới Thực hiện đề tài này còn góp phần hệ thống hóa nguồntài liệu, phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địaphương ở huyện Bình Chánh nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung

Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giáo dục huyện Bình

Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới (1986 - 2010)” làm luận

văn thạc sĩ sử học, chuyên ngành lịch sử Việt Nam

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, giáo dục Việt Nam thời kỳđổi mới đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học trên cả

Trang 8

nước Nhiều công trình nghiên cứu công phu cả về lý luận lẫn thực tiễn côngtác giáo dục - đào tạo đã được công bố, tiêu biểu như các công trình sau:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Các chủ trương đổi mới giáo dục đào tạo trong mười năm (1986 – 1996).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục - đào tạo (1986 – 1996).

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát

triển (2005), Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, T2 , Nxb Chính trị Quốc gia,

Trong một số công trình ít ỏi viết về văn hóa - xã hội huyện BìnhChánh đã đề cập đến công tác giáo dục - đào tạo

Trang 9

Nhìn chung, các công trình đã công bố chỉ mới đề cập các khía cạnhhoặc giản lược về giáo dục - đào tạo huyện Bình Chánh, đến nay vẫn chưa cócông trình nào trình bày đầy đủ và có hệ thống về giáo dục - đào tạo huyệnBình Chánh trong thời kỳ đổi mới Nhìn chung, cho đến nay chưa có mộtcông trình nghiên cứu chuyên sâu nào trình bày về giáo dục - đào tạo huyệnBình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới Trên cơ sở kế thừa cáckết quả của các công trình đã công bố trên cả 2 phương diện tư liệu vàphương pháp tiếp cận, chúng tôi mong muốn hệ thống một các đầy đủ và hệthống về giáo dục - đào tạo huyện Bình Chánh từ 1986 đến năm 2010

3 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ quá trình phát triển củagiáo dục - huyện Bình Chánh trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2010

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

- Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của giáo dục - huyện Bình Chánhnhư chính sách về giáo dục - đào tạo, đầu tư cho giáo dục - đào tạo, cơ sở vậtchất, đội ngũ giáo viên…

- Sự phát triển của giáo dục - huyện Bình Chánh trên các mặt: quy môtrường lớp, các cấp học, chất lượng giáo dục…

- Tác động của giáo dục - đến tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội huyệnBình Chánh

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, đề tài giới hạn trong phạm vi của huyện Bình Chánh,thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Trang 10

Về thời gian, đề tài giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1996 (mốcbắt đầu công cuộc đổi mới) đến năm 2010 (thời điểm mà tác giả có thể tiếpcận các nguồn tài liệu thống kê chính thức).

Về nội dung, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về mảng giáo dục màphòng giáo dục huyện Bình Chánh quản lý

4 NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Nguồn tư liệu

Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các

nguồn tư liệu sau:

- Tài liệu gốc gồm Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhànước, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể huyện Bình Chánh về vấn

đề phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới Các Niên giám thống

kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, phòngthống kê huyện Bình Chánh, các báo cáo tổng kết của quận ủy, Uỷ Ban NhânDân huyện Bình Chánh Đặc biệt là báo cáo hàng quý, thường niên và nhiệm

kỳ của Phòng giáo dục - đào tào huyện Bình Chánh và Sở Giáo dục - đào tạothành phố Hồ Chí Minh

- Tài liệu tham khảo gồm các công trình nghiên cứu về sự phát triểnkinh tế - xã hội của cả nước và các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minhthời kỳ đổi mới, các công trình đã công bố về lịch sử, kinh tế, văn hóa huyệnBình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lầnthực tế tại một số đơn vị giáo dục-đào tạo trên địa bàn quận Các tư liệu trênbáo chí, mạng Internet cũng được sử dụng để làm phong phú và sáng tỏthêm nội dung của đề tài

Trang 11

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của

Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về các hình thái kinh tế - xã hội; đường lốiđổi mới đất nước, phát triển giáo dục do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng

và lãnh đạo từ năm 1986 đến năm 2010

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Ngoài 2 phương pháp nghiên cứu

chuyên ngành là lịch sử và lôgic, chúng tôi sử dụng các phương pháp liênngành khác như điều tra điền dã, phỏng vấn báo chí, thống kê kinh tế, thống

kê xã hội học để thực hiện đề tài này

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Đề tài tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để dựnglại bức tranh toàn cảnh về giáo dục huyện Bình Chánh trong thời kỳ đổi mới

- Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dụchuyện Bình Chánh trong thời gian từ 1986 - 2010

- Tổng kết hoạt động thực tiễn của giáo dục huyện Bình Chánh, rút rabài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa sựnghiệp giáo dục ở huyện Bình Chánh hiện nay

- Luận văn sẽ bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu,giảng dạy lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dungchính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1 Giáo dục huyện Bình Chánh thời kỳ đầu đổi mới (1986 –

1995)

Chương 2: Sự phát triển của giáo dục huyện Bình Chánh thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996 - 2010)

Trang 12

Chương 3 Tác động của giáo dục đến tình hình kinh tế - xã hội huyện

Bình Chánh

Trang 13

Trước năm 1956 phần đất chủ yếu của Huyện Bình Chánh thuộc TrungQuận (Trung Quận thời Pháp thuộc gồm cả Bến Lức và một số nơi nay thuộcnội thành) tỉnh Chợ Lớn Dưới triều Nguyễn đất đai Bình Chánh nằm tronghuyện Tân Long(Huyện Tân Long có các tổng Long Hưng Thượng, LongHưng Trung, Long Hưng Hạ Ranh giới Tân Long gần trùng với huyện BìnhChánh ngày nay gồm cả huyện Bến Lức và một số xã đã đô thị hóa thuộcQuận 5,6,8,11 ngày nay), phủ Tân Bình tỉnh Gia Định, huyện lị Tân Long ởgần dinh tỉnh trưởng Chợ Lớn Sau năm 1956 khi lập tỉnh Long An ngụyquyền Sài Gòn tách phần lớn đất Trung Quận lập thành Quận Bình chánh tỉnhGia Định.[38.5]

30/4/1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo quyết định của QuốcHội khóa VI ngày 2/7/1976 thành lập thành phố Hồ Chí Minh, Bình Chánh làmột trong 6 huyện ngoại thành của thành phố Huyện Bình Chánh nay phíaBắc giáp huyện Hóc Môn Phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7,huyện Nhà Bè Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long

An Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Trang 14

Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành thành phố Hồ Chí Minh,huyện Bình Chánh Là cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữađồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khucông nghiệp trọng điểm Trên địa bàn huyện có các tuyến đường giao thôngquan trọng như: Quốc lộ 1A, tuyến đường ô tô cao tốc Thành phố Hồ ChíMinh - Trung Lương các tuyến giao thông chính , huyết mạch nối các tỉnhđồng bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía nam vàcác tỉnh mền Đông Nam Bộ, Tỉnh lộ 10 tuyến đường nối liền với khu côngnghiệp Đức Hòa (Long An) , Nguyễn Văn Linh nối từ đường ô tô cao tốcThành Phố Hồ Chí Minh-Trung Lương đến khu công nghiệp nhà bè và khuchế xuất Tân Thuận(Quận 7) vượt sông Sài Gòn đến Quận 2 và đi Đồng Nai,Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước(Long An).

Điều kiện xã hội.

Để sống không chỉ cần có miếng cơm manh áo hay nhiều tiền bạc,

nhiều tiền mà còn phải có văn hóa Người dân ở đây và đất Gia Định xưa đã

có những phong tục tập quán lâu đời, được duy trì qua nhiều thế hệ, từ việc ănmặc, học hành, thi cử đến cưới xin,… Đều có quy củ nề nếp Trong các lễtục, quan trọng hơn cả là tục “thờ cúng Ông Bà”, đây là lễ tục rất cổ, đượchình thành và tồn tại trước khi có Nhà Nước quân chủ chuyên chế “Cây cócội nước có nguồn” , “chim có tổ người có tông” làm người ai cũng luôn nhớđến công đức của tổ tiên ông bà, quý trọng cha mẹ, nhớ nơi chôn nhau cắtrốn Đây là cái gốc bảo đảm quan hệ gia đình, chòm xóm, làng nước bềnvững Chồng vợ thủy chung, cha mẹ con cái hiếu hạnh, nhờ đó xã hội không

bị hỗn loạn Đã là người phải trọng nhân nghĩa, quan hệ nhau phải giữ lễ, ghétgian tà, quý người ngay,chống cái ác,bảo vệ cái thiện.[38;7]

Đất Bình Chánh xưa, đã có người Việt sinh cơ, lập nghiệp lâu đời, đãhình thành nhân cách riêng, và một truyền thống văn hóa vững bền…Theo

Trang 15

tác giả Gia Định thành thông chí, người buôn bán và làm nghề khác so vớingười làm ruộng chiếm 1/10.kẻ sĩ anh hùng hào kiệt có đủ.

Chỉ cần trong vài thập kỷ, nếu thông minh, khéo tổ chức quản lý, cần

cù lao động, tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi của tình thế, người ta có thểđưa một khu vực, một đất nước từ chổ nghèo đói đến chổ giàu có Nhưng đểmột khu vực, một đất nước có truyền thống văn hóa, có trình độ văn minhcao thì phải mất nhiều thế kỷ Trong một gia đình, muốn cho các thành viên

đủ ăn đủ mặc, chỉ cần 3 đến 10 năm, song phải mất nhiều thế hệ mới có mộtgia đình nề nếp, gia phong

Đất Bình Chánh nói riêng, Gia Định nói chung đạt được trình độ vănhóa để có thể tồn tại và giao lưu rộng rãi mà không mất bản sắc Gia Định củamình, tổ tiên ta phải mất biết bao công sức,phải lao động cật lực,có kinhnghiệm sản xuất, có bản lĩnh, và điều quan trọng là người Việt có mặt lâu đờitrên mảnh đất này Trải qua bao cuộc biến động thảm khốc trong lịch sử GiaĐịnh như ta đã biết, chống nổi những cuộc xâm lược để tồn tại không phải làchuyện dễ dàng gì

Huyện Bình Chánh ngày nay vốn là một phần của Huyện Tân LongPhủ Tân Bình trước đây Đến thế kỷ XIX đổi tên là Quận Trung Quận TỉnhChợ Lớn Từ những ngày đầu, nhân dân Bình Chánh đã từng tham gia cácphong trào yêu nước đòi dân sinh, dẩn chủ chống đàn áp bất công, chốngquân xâm lược

Đến những năm 1930, được sự lãnh đạo của Đảng, từ những conngười bất khuất được giác ngộ và tổ chức thành lực lượng cách mạng đấutranh liên tục, trải qua nhiều thời kì gian khổ, ác liệt, hy sinh và thử thách đãgiành được thắng lợi vẻ vang

Ở vị trí Tây Nam thành phố, trải qua các cuộc kháng chiến, huyệnBình Chánh luôn là địa bàn đóng quân của các lược lượng cách mạng, chổdựa để quân ta tiến thẳng vào trung tâm đầu não của địch ở Sài Gòn Vì vậy

Trang 16

mà những ngày đầu tiên xâm lược nước ta, thực dân Pháp áp dụng chính sách

“di biên tự trị” Sau đó, thời Mỹ-Diệm chúng cũng chọn Bình Chánh là thíđiểm thực hiện chính sách “tố cộng” song Bình Chánh vẫn đứng vững cùngquân dân thành phố và Nam Bộ lần lượt đánh bại nhiều kẻ thù tiếp tục đi lêncùng sự trưởng thành của cách mạng

Lịch sử đấu tranh đã ghi nhận cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Kỳ,

đã chọn địa bàn Bình Chánh để tiến hành những cuộc họp quan trọng, quyếtđịnh và phát ra những chủ trương đúng đắn để chỉ đạo phong trào (30-31, 36-39) Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, Bình chánh luôn là căn cứ địa củaNam Bộ, của thành phố Sài Gòn, Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và quânđội có nhiều thời gian đóng ở đất này để chỉ đạo và điều hành công cuộcchiến đấu.Trong suốt cuộc trường chinh ngót ½ thế kỷ (1930-1975), đặt biệt

là cuộc đương đầu trực diện với quân thù dài ngày nhất, ác liệt nhất, quândân Bình Chánh đoàn kết một lòng kiên trung bất khuất bám chắc xóm làngsản xuất và chiến đấu (1945-1975) giành độc lập tự do, quân dân Bình Chánh

đã làm tròn nhiệm vụ, bám chắc xóm làng, giữ vững quê hương, mưu trí vàsáng tạo tiêu hao và tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh củađịch, áp sát khép chặt hình thành thế bao vây cơ quan đầu não của quân thù

ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định

Bình Chánh luôn là vị trí liên kết tổ chức và triển khai là tuyến xuấtphát của những cánh quân hùng mạnh chọc thẳng vào sườn của kẻ địch, cùngtoàn dân làm nên chiến thắng huy hoàng

1.1.2 Giáo dục huyện Bình Chánh giai đoạn 1975 - 1986.

Hơn một tháng sau khi thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, bí thưtrung ương Đảng đã có chỉ thị 221/CT-TW ngày 17-6-1975 hướng dẫn côngtác giáo dục ở miền Nam Theo đó, ngành giáo dục Thành Phố nói chung vàngành giáo dục Bình chánh nói riêng cần phải chú trọng những điểm sau:

Trang 17

Công tác giáo dục giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xâydựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân và hoàn thành cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam,cùng với miền Bắc xã hội chủ nghĩa xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Nhanh chóng đưa nội dung giáo dục mới thay thế nội dung giáo dục cũ(bằng chương trình giáo dục và sách giáo khoa) ở vùng mới giải phóng, tíchcực xây dựng con người mới và cuộc sống mới , đáp ứng được những yêu cầucấp bách và lâu dài của cách mạng trên các mặt trận kinh tế, văn hóa và quốcphòng.[80;51]

Mau chóng đưa giáo dục trở lại hoạt động bình thường, kết hợp cải tạonền giáo dục cũ và xây dựng nền giáo dục mới, lấy công tác giáo dục trởthành một lực lượng của cách mạng, góp phần xây dựng xã hội mới

Coi việc xóa nạn mù chữ cho nhân dân lao động và bổ túc văn hóa chothanh niên là nhiệm vụ cấp thiết số một, phát triển giáo dục phổ thông và mẫugiáo nhằm đào tạo điều kiện cho con em nhân dân lao động được đi học

Xây dựng hệ thống các trường sư phạm, đào tạo cán bộ, giáo viên mới,

tổ chức lại việc quản lý giáo dục, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển lâu dài củanền giáo dục xã hội chủ nghĩa thống nhất trong cả nước

Thu nhận, giáo dục và sử dụng lại những giáo chức của chế độ Sài Gòncũ đã đăng kí làm việc với chính quyền cách mạng, ngoại trừ những phần tửphản động do cơ quan an ninh xác nhận hoặc những giáo chức có sinh hoạtđồi trụy, bị học sinh và nhân dân phản đối…[80;52]

Về chuyên môn, để đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết cho dạy vàhọc, ngành giáo dục đã tổ chức triển khai một số các hoạt động chuyên ngànhnhư:

Xây dựng các trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên: ngaytrong hè 1975-1976, sở giáo dục đã tổ chức các lớp chính trị, nghiệp vụ

Trang 18

chuyên môn cho giáo viên các cấp Mục tiêu của lớp bồi dưỡng này là giúpgiáo viên vùng mới giải phóng hiểu đúng, hiểu thêm về những âm mưu củaMỹ-Ngụy, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, về ý nghĩalịch sử của chiến thắng mùa xuân năm 1975, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng

và Bác Hồ, về chủ nghĩa xã hội và nhà trường Xã hội chủ nghĩa… để từ đóxác định nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn mới: giai đoạn cải tạo

xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước Ngoài ra, cáclớp bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn đã giúp đội ngũ thầy cô hiểu đườnglối, quan điểm giáo dục của Đảng và phương pháp giảng dạy bộ môn

Song song với các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do Sở Giáo dục tổ chức,các trường cao đẳng Sư phạm, trung học Sư phạm cũng đã mở khóa đào tạocấp tốc 1.615 giáo viên cấp II (ban khoa học tự nhiên học 7 tháng và ban khoahọc xã hội học 9 tháng) và 700 giáo viên cấp I để đưa về ngoại thành, cácvùng kinh tế mới Riêng trường sư phạm mẫu giáo, sở đã tổ chức bồi dưỡngnghiệp vụ sư phạm ngắn hạn (2 và 3 tháng) cho giáo viên vùng mới giảiphóng được tuyển dụng lại, cán bộ quản lý ở các trường mẫu giáo và cán bộchỉ đạo của Phòng Giáo dục.[80;57]

Trong năm 1977, sở thành lập thêm hai trường sư phạm nhằm bồidưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cấp II, cấp III và trường sư phạm kỹ thuậtphổ thông để đào tạo giáo viên kỹ thuật cho trường cấp II Trường sư phạmbồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên là trường cán cán bộ quản lý đầu tiên ởphía nam, có chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý ngành giáodục và bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên Văn - Sử cấp II và III Ngoài

ra, trường cũng nhận bồi dưỡng cho trí thức của ngành khác hoặc nhữngngười đã từng dạy học dưới chế độ cũ muốn trở thành giáo viên cấp II và IIIcủa thành phố

Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học: ngoài những cơ

sở vật chất mà ngành giáo dục đã tiếp quản sau ngày giải phóng, trong thời

Trang 19

gian này, Sở cũng nhanh chóng phát triển thêm trường, lớp, nhất là vùng venngoại thành để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân lao động ( nhưvùng kinh tế mới Lê Minh Xuân ở Bình Chánh, Phạm Văn Cội ở Củ Chi).

Sở cũng đã tiếp quản nhà in Tài (của tư nhân) để in ấn tài liệu phục vụcho các đợt bồi dưỡng giáo viên, những văn bản chỉ đạo của Sở, đồng thờithành lập phòng phát hành thư viện và tổ thiết bị để cung cấp sách giáo khoa,học liệu cho các trường Xưởng học cụ cũng ra đời vào đầu năm 1977

Nhìn chung, mặc dù hai năm đầu tiên sau ngày giải phóng, ngành giáodục còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí… nhưngvới nhiệt tình cách mạng của cán bộ và nhân viên, sở giáo dục đã phần nàođáp ứng được những nhu cầu cơ bản cho các trường như phòng học, sách giáokhoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị…

Năm học 1976 - 1977, tất cả các trường học ở thành phố đồng loạt khaigiảng đúng ngày 5 - 9 - 1976 Đây là năm học đầu tiên của nước Việt Namthống nhất: nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Nhằm đáp ứng đủ phòng học cho học sinh, và để tránh tình trạng “quátải” ở một số trường, Sở chỉ đạo phân bố lại học sinh theo địa bàn dân cư vàthực hiện chủ trương của thành ủy về công lập hóa trường tư Phải nói rằng,đây là chủ trương mà khi thực hiện Sở gặp nhiều khó khăn Có những chủtrường tự nguyện hiến trường cho cách mạng, nhưng cũng không ít trườnghợp ban giám đốc Sở Giáo dục phải nhờ đến sự hỗ trợ, vận động tích cực của

ủy ban mặt trận tổ quốc Thành phố và các đoàn thể giáo viên học sinh và phụhuynh

Chủ trương công lập hóa toàn bộ trường tư trong giai đoạn này đã thểhiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với con em nhân dân lao động vì

từ đây tất cả học sinh đều được hưởng chế độ giáo dục miễn phí Tuy nhiên,

sự hạn hẹp về ngân sách, về nguồn lực giáo viên và cán bộ quản lý đã phátsinh nhiều khó khăn cho ngành giáo dục trong nhiều năm liền Hơn nữa, Đảng

Trang 20

và nhà nước cũng chưa có chính sách thỏa đáng về tình, lí với những trường

tư mà nhà nước đây được lập ra theo yêu cầu của cách mạng, hay do tấm lòngcủa trí thức, nhân sĩ đối với thanh thiếu niên, đối với cán bộ nữ…

Đồng thời với việc cải tạo và xây dựng ngành giáo dục phổ thông, sởcũng đưa công tác xóa mù chữ và bổ túc văn hóa lên hàng cấp thiết Toànngành đã vận động giáo viên, học sinh tham gia đứng lớp bình dân học vụ đểhưởng ứng phong trào xóa mù chữ do ủy ban nhân dân thành phố phát độngngày 6 - 7 - 1975 Sau 21 tháng thực hiện, toàn thành phố đã cơ bản xóa mùchữ

Bổ túc văn hóa để chống “tái mù” trong giai đoạn này cũng được Sởgiáo dục triển khai theo các hướng:

Phát triển rộng rãi các lớp 2 bổ túc văn hóa nhằm động viên thu hút sốngười vừa thoát nạn mù chữ tiếp tục đi học, thực hiện dần việc phổ cập cấp Icho cán bộ và thanh niên

Khẩn trương mở các trường bổ túc văn hóa tập trung cho cán bộ vàthanh niên như trường phổ thông lao động (11-1975), trường Bổ túc Văn hóaCông Nông (3 – 1976) cho những học viên là cán bộ đã từng tham gia khángchiến, chiến sĩ và học sinh lớn tuổi của trường Lý Tự Trọng.[80;59]

Công tác xóa mù chữ và bổ túc văn hóa có mối tương quan đến nhaunên ngay từ đầu, Sở chỉ đạo thực hiện và phát triển mạng lưới trường lớp chongành học này khá đồng bộ

Nhìn lại sự nghiệp giáo dục của Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung vàhuyện Bình Chánh nói riêng trong hai năm đầu sau ngày giải phóng, chúng ta

có thể tự hào về những thành tựu to lớn đã đạt được Đây là một giai đoạn lịch

sử khó khăn, phức tạp nhất mà ngành giáo dục phải đương đầu Ngành giáodục thành phố nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng đã có những thuậnlợi rất cơ bản nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với nhiều vấn đề mới đặt

ra chưa hề có lời giải đáp sẵn và chưa hề có kinh nghiệm nào tương tự trong

Trang 21

quá khứ để suy ngẫm… Và nếu trong hai năm đầu gian khổ này của ngànhgiáo dục bên cạnh những thành tựu to lớn có tác động sâu sắc đến suốt giaiđoạn phát triển sau này, vẫn còn những điều chưa làm tốt thì đó cũng chỉ lànhững vấp váp tất yếu của một thời kì trưởng thành…

Sài Gòn - Gia Định là một thành phố lớn, là trung tâm đầu não màtrước đây đã tích tụ mọi tàn dư của chế độ cũ cũng như được hưởng nhiềuthuận lợi về cơ sở vật chất trường học so với nhiều địa phương khác Nhữngtác động trực tiếp của xã hội dội vào trường học trong những năm đầu sau giảiphóng là một yếu tố khách quan của lịch sử Điều quan trọng là tất cả đội ngũcán bộ, giáo viên của ngành giáo dục thành phố đã cùng nhau vượt qua đượcchặng đường hết sức gập ghềnh để rồi cùng nhau dấn bước những chặn đườngtiếp, mở rộng hơn, thuận lợi hơn Giai đoạn hai năm ấy tuy ngắn ngủi và đầythử thách nhưng sở giáo dục vẫn xây dựng được một bộ máy giáo dục hoànchỉnh từ Sở đến Phòng giáo dục, trường hợp với tất cả các ngành học phổthông, mẫu giáo, sư phạm và bổ túc văn học phổ thông, mẫu giáo, sư phạm và

bổ túc văn hóa, đặt nền móng quan trọng cho giai đoạn phát triển kế tiếp

Từ năm 1978, tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn Nguyên nhânchủ yếu là do cuộc chiến tranh lâu dài vừa qua, một phần do ảnh hưởng củachiến tranh biên giới Tây- Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, một phần dokinh tế chậm phát triển và thiên tai mất mùa đời sống nhân dân lao động vôcùng khó khăn Số giáo viên nghỉ việc, bỏ việc chuyển ngành ngày càng tăng

Sự biến động về nhân sự này của ngành giáo dục, cộng thêm những tác độngtiêu cực của xã hội lúc bấy giờ len lỏi vào nhà trường đã làm cho nề nếp, kỷcương dạy, học và kết quả giáo dục trở nên xấu đi Cơ sở vật chất phục vụ dạy

và học lại rất củ kỹ thiếu thốn Tình trạng “quá tải” ở các trường khiến họcsinh phải học ca 3 ca 4 còn phổ biến ở nhiều nơi Nhu cầu học của trẻ ngàycàng tăng nhưng ngân sách nhà nước lại không thể đáp ứng nỗi Về chấtlượng số học sinh đạt học sinh phổ thông đạt loại giỏi trong các kỳ thi tốtnghiệp giảm dần, trong khi đó thì những học sinh bị xếp loại yếu kém có

Trang 22

chiều hướng tăng lên, bình quân trên dưới 10%, có nơi 20% và điều này gâynên gánh nặng lưu ban lãng phí trong quá trình đào tạo.

Nhằm ứng phó với tình hình khó khăn đó, ngành giáo dục đã tiến hànhđồng loạt nhiều biện pháp để vừa duy trì chất lượng, nề nếp dạy và học vốn

có vừa phải “Tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp giáo dục,tạo thêm điều kiện để hoàn thành việc thống nhất nền giáo dục trong cảnước”… như chỉ thị 47/CT-TW ngày 16 – 10 – 1978.[80;61]

Ngày 14 1 1979, Bộ chính trị trung ương Đảng ra nghị quyết số 14 NQ/TW về cải cách giáo dục Theo nhận định của Nghị Quyết thì “Sự nghiệpgiáo dục xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay tuy phát triển nhanh về sốlượng nhưng còn yếu về chất lượng Nguyên nhân chủ yếu của những yếukém này là do có nhiều nhược điểm trong cơ cấu hệ thống giáo dục nội dunggiáo dục, phương pháp giáo dục và quản lý giáo dục” Vì vậy, “Tiến hành cảicách giáo dục là nhằm mục đích khắc phục những thiếu sót và nhược điểmnói trên của giáo dục” Nghị quyết đề ra cho giáo dục những mục tiêu,nguyên lý và nội dung sau:

-Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ chođến lúc trưởng thành nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con ngườiViệt Nam mới, con người làm chủ tập thể và phát triển toàn diện

Thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân, tạo điều kiện thuận lợi choviệc tiến hành ba cuộc cách mạng và tăng cường quốc phòng bảo vệ Tổ quốc

Đào tạo và bồi dưỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động mới

có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, có trình độ khoa học kỹ thuật

và quản lý phù hợp với yêu cầu phân công lao động trong nền sản xuất lớn xãhội chủ nghĩa

Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhàtrường gắn liền với xã hội

Trang 23

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo ra những lớp người laođộng mới làm chủ tập thể, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội của nhân dân ta…

Để thực hiện được mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cần tiến hành cải cáchtoàn bộ hệ thống, nội dung và phương pháp giáo dục Riêng hệ thống giáo dụcphổ thông, cần mở trường lớp cho học sinh có năng khiếu đặc biệt, nhữngtrường lớp dành riêng cho trẻ em khuyết tật (mù, câm, điếc, chậm pháttriển…)

Ngoài ra, nghị quyết còn chỉ rõ hướng cải cách về hệ thống giáo dụcchuyên nghiệp và đại học, về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý Đưa ra nhữngyêu cầu biên soạn chương trình mới, sách giáo khoa, cơ sở vật chất và thiết bịgiảng dạy, về tổ chức quản lý, nghiên cứu khoa học… đồng thời vận độngphong trào quần chúng tham gia xây dựng nhà trường mới dưới sự lãnh đạocủa Đảng bộ các cấp

Trong năm 1979, nghị quyết được triển khai một cách rộng rãi, quy môcho tất cả lực lượng trong ngoài ngành học tập, nghiên cứu Mở đầu cho việcthực hiện nghị quyết, ủy ban cải cách giáo dục trung ương đã ra quyết định số

1 (năm học 1979 - 1980) nhằm phát động phong trào tăng cường giáo dục đạođức cách mạng trong các trường học và tiếp theo đó, Bộ Giáo dục cũng banhành chỉ thị 20/CT đề ra nhiệm vụ cho những năm học từ 1983 đến 1986 làphải “xoay chuyển nhà trường” theo đúng phương hướng cải cách giáo dục

1.1.3 Những tồn tại của giáo dục huyện Bình Chánh.

Sau ngày giải phóng, dù đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiêngiáo dục Bình Chánh vần còn tồn tại nhiều bất cập:

Chưa chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có năng lực chuyênmôn về cải cách giáo dục ở các cấp và cũng chưa tiến hành cải cách giáo dụctại các trường sư phạm để chuẩn bị đủ giáo viên dạy theo chương trình cảicách Trên thực tế, các trường sư phạm còn “đứng ngoài” cuộc cải cách

Trang 24

Chưa chuẩn bị kịp thời và đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh Chươngtrình mới cũng ban hành rất chậm, năm học gần hết mới có sách, có chươngtrình Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục soạn thảo một cách gấp gáp nên còn saisót nội dung Đặt biệt, việc cải cách chữ viết chuyển (chuyển từ chữ viếttruyền thống sang kiểu chữ mới không có “bụng”) khiến cho nhiều thế hệ họcsinh viết chữ không đẹp.

Cơ cấu chương trình chưa hợp lý, quá ôm đồm kiến thức, kể cả nhữngkiến thức đã lạc hậu lỗi thời - người biên soạn sách sử dụng quá nhiều từmang tính chất địa phương gây trở ngại cho việc giảng dạy và học tập

Phương pháp dạy học vẫn theo lối cũ: ngoài phấn trắng, bảng đen, thầydạy ít sử dụng đồ dùng dạy học và thí nghiệm, làm cho học sinh ít động não,nhiều nơi còn tình trạng thầy trò đọc, chép (kể cả cấp 3) Ngoài lý do trangthiết bị nhà trường còn quá nghèo nàn, tình trạng trên còn bắt nguồn từ chỗkhông ít giáo viên chưa qua quá trình đào tạo đúng chuẩn

Chế độ đánh giá, thi cử và cách tổ chức, quản lý thi cử chưa khơi dậyđộng cơ đúng đắn của người dạy và người học Còn nhiều hiện tượng chạytheo thành tích trong thi cử và cấp bằng tốt nghiệp, trong việc xét công nhậnhết cấp 1

Do chế độ lương bổng không đáp ứng nổi những nhu cầu thiết yếutrong cuộc sống của giáo viên nên rất đông thầy cô phải lo bôn ba kiếm sốngthêm bằng những nghề khác nhau, làm phương hại không những đến thời giandành cho việc soạn bài, chăm sóc học sinh mà còn cả uy tín của nghề sưphạm Trước tình hình này, một số cơ sở giáo dục đã tìm cách cho thuê mướnmặt bằng, tổ chức kinh doanh sản xuất ngay trong phạm vi trường học nhằmmục đích tạo thêm thu nhập cho giáo viên nên vô hình trung làm cho môitrường sư phạm ngày càng xuống cấp, thiếu tính mô phạm

Trang 25

Trường mẫu giáo lại chưa có sự chuẩn bị cần thiết cho trẻ bước vào lớpmột nên rất đông trẻ bỡ ngỡ khi vào học, nhiều cháu chán học, thậm chí bỏhọc.

Công tác bổ túc văn hóa cũng còn nhiều hạn chế vì một số cán bộ,thanh niên chưa nhận thức đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi trong việc học vănhóa và tự nâng cao trình độ văn hóa của bản thân Mặt khác, Nhà nước cũngchưa có cơ sở pháp lý để cơ quan ràng buộc họ vào việc học Ở một vài địaphương, đơn vị, cấp ủy Đảng và chính quyền cũng chưa thấy hết tầm quantrọng của công tác trong giai đoạn mới này Mạng lưới cán bộ cán bộ chuyêntrách bổ túc văn hóa ở phường xã vừa mỏng, vừa yếu lại không thật an tâmcông tác

Biến động lớn nhất của ngành học phổ thông là việc cán bộ giáo viên

bỏ, nghỉ việc hàng loạt Nguyên nhân chủ yếu là do đời sống khó khăn dẫnđến việc thiếu khoảng 20% số giáo viên đứng lớp, gây biến động lớn trongviệc điều động và bố trí nhân sự, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng dạy vàhọc Việc trả lương chậm trể làm cho đời sống cán bộ giáo viên vốn đã khókhăn nay còn khó khăn hơn gây phản ứng gay gắt trong đông đảo cán bộ giáoviên ngành một số trường giáo viên xin nghĩ tập thể một số ngày hoặc cả tuần

để chạy lo cuộc sống cho bản thân và gia đình đã làm rối loạn nề nếp dạy vàhọc ở nhiều trường, ảnh hưởng xấu đến việc học tập của học sinh

Tuy huyện đã có nhiều cố gắng sửa chữa và xây dựng trường lớpnhưng chất lượng xây dựng ở một số trường quá kém Một số trường đãxuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được sữa chữa hoặc xây mới… số lớp ca

3 còn khoảng từ 25 đến 30 lớp đa số trường không có tường rào nên bảo vệgặp nhiều khó khăn Việc bán và ăn hàng quán trong và ngoài nhà trường lộnxộn và bê bối Môi trường vệ sinh kém Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởngxấu đến môi trường sư phạm, từ đó cũng ảnh hưởng không tốt đến nề nếp dạy

và học

Trang 26

Nề nếp kỷ cương nhất là kỹ luật lao động chưa được tôn trọng Nhưnglãnh đạo Phòng Giáo dục và lãnh đạo các trường không có đủ điều kiện đểduy trì nề nếp tối thiểu việc dạy và học của nhà trường

1.2 Chuyển biến của giáo dục Bình Chánh thời kỳ đầu đổi mới.

1.2.1 Đường lối và chủ trương phát triển giáo dục thời kì đổi mới.

Đường lối phát triển giáo dục của Đảng.

Đường lối phát triển giáo dục của Đảng được đánh dấu Nghị Quyết HộiNghị Trung Ương Đảng lần thứ 4 (khóa III) và được thể chế hóa bằng nghịđịnh 90/CP ngày 20-11-1993 của chính phủ về việc “Tiếp tục đổi mới giáodục”, xem “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.[23;812]

Giữa thập kỷ 80, trước đòi hỏi phải đổi mới, Việt Nam dần dần từ bỏnền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóathị trường chính nền kinh tế thị trường đã làm cho Việt Nam trở nên năngđộng, tích cực và dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế Để đi cho đúnghướng, nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân huyện Bình Chánh nóiriêng đã mày mò, tìm kiếm, lựa chọn đường đi, họ vừa làm, vừa học, vừa rútkinh nghiệm để đi trên con đường đã chọn nhân dân huyện Bình Chánh phảicoi nền giáo dục quốc gia như một điểm nút quyết định sự đi lên của toàn xãhội, vì vậy mà giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu khi đi vào xây dựng nềnkinh tế thị trường Nói giáo dục là quốc sách hàng đầu có nghĩa là giáo dụcphải được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách quốc gia

Có thể nói thời kì này có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển củađất nước nói chung cũng như của huyện Bình Chánh nói riêng Đây là thời kỳtiến hành đường lối đổi mới của Đảng là thời kỳ đổi mới đã đưa đất nướctrong đó có ngành giáo dục sang một giai đoạn phát triển mới với những tiến

bộ vượt bậc Trong quá trình chuyển tiếp giữa cái củ và cái mới đó, ngànhgiáo dục huyện Bình Chánh không thể tránh khỏi những biến động khó khăn,lúng túng Tuy nhiên, tập thể cán bộ, giáo viên đã cố gắng tự điều chỉnh, áp

Trang 27

dụng những giải pháp tình thế để thích ứng và dần tạo được sự ổn định trong

hệ thống giáo dục

Quy mô giáo dục từng bước được cũng cố, hầu hết các ngành học bậchọc sau một thời gian lúng túng đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhanh.Trong 5 năm đầu đổi mới, do hậu quả của chiến tranh và những sai sót chủquan trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế-xã hội nên cóảnh hưởng đến giáo dục Do nhiều thiếu sót chủ quan trong tổ chức, điều hành

và quản lý giáo dục

Chính sách phát triển giáo dục huyện Bình Chánh.

Từ đường lối giáo dục củ cũng như chính sách phát triển giáo dục củaĐảng bộ, Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền huyệnBình Chánh đã đề ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy giáo dục khởi sắc

Trên cơ sở mạng lưới trường hiện có, tiếp tục kiện toàn Ban Giám Hiệu

và đội ngũ giáo viên, từng bước đưa các hoạt động dạy và học đi vào nề nếp

ổn định

Nhanh chóng xây dựng các tổ chức quần chúng ở những trường mớithành lập, hướng dẫn nội dung phương hướng hoạt động, cùng nhà trườngsớm đi vào ổn định

Coi trọng công tác chính trị tư tưởng, tiếp tục cuộc vận động dân chủhóa nhà trường, tổ chức có nề nếp công tác báo cáo thời sự, chính sách…

Đưa nhà trẻ, mẫu giáo về phòng giáo dục quản lý theo quyết định của

ủy ban nhân dân huyện và sự chỉ đạo của Sở Giáo dục

Công tác chuyên môn: thực hiện đầy đủ công tác chuyên môn do cácngành chuyên môn cấp trên hướng dẫn

Trong điều kiện huyện nhà, cần tập trung những vấn đề lớn sau:

Ngành học mầm non:

Nhà trẻ:

Trang 28

+ Xây dựng tốt nhà trẻ 19-5, từng bước hình thành trường mầm nonđiểm của huyện.

+ Cố gắng duy trì những nhóm trẻ dân lập hiện có

+ Cùng với xã Bình Chánh, xây dựng trường mầm non xã Bình Chánh.Mẫu giáo:

+ Trên cơ sở số lượng điều tra dân số ngày 01/04/89, tập trung huyđộng 80% số cháu 5 tuổi ra lớp

+ Để đạt được chỉ tiêu trên, ban giám hiệu cần quan hệ chặt chẽ hơnvới chính quyền và các đoàn thể địa phương

+ Khôi phục trường mẫu giáo Tuổi Thơ 13 – xã Bình Lợi

+ Sửa chữa một số phòng học mẫu giáo, trang bị thêm bàn ghế và đồdùng dạy học cần thiết, 70% số trường có nền láng để đảm bảo các hoạt độngbình thường của các cháu

Ngành học phổ thông

+ Huy động 99% số trẻ trong độ tuổi ra lớp, đặt biệt chú ý lớp 1,2,3+ Tận dụng tối đa giờ ngoại khóa, cố gắng giữ vững và nâng cao chấtlượng văn hóa, nhất là các lớp 1,5,9

+ Sắp xếp lại mạng lưới lớp 5 đối với những trường có nhiều điểm phụ,

cố gắng đưa lớp 5 về điểm chánh để tiện việc quản lý, tạo điều kiện nâng caochất lượng lớp cuối cấp

+ Tiếp tục chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi một số lớp chuyên thí điểm

Trang 29

+ Có biện pháp để số học sinh lớp 5 chưa được công nhận hết cấp1hoặc chưa đạt yêu cầu trong kỳ thi hết cấp 1 phổ thông cơ sở năm học 89-90thi để lấy giấy chứng nhận phổ cập cấp 1.

+ Ở những đơn vị có điều kiện, tiếp tục duy trì các lớp phổ cập cấp 1.Làm việc với lãnh đạo huyện để có thể mở vài lớp cấp 2 bổ túc văn hóanữa tập trung cho cán bộ cốt cán và nhân viên, thanh niên

Đào tạo bồi dưỡng:

+ Tiếp tục thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho sốgiáo viên cấp 1 khóa đào tạo cấp tốc

+ Thực hiện tốt các chuyên đề về chuyên môn

+ Tiếp tục triển khai công tác thanh tra, tập trung các lớp đầu và cuốicấp 1 lớp 9

Công tác đời sống và cơ sở vật chất

+ Chuẩn bị xây dựng tổ tài vụ để làm tốt việc quản lý ngân sách của

ngành

+ Tham mưu tốt để huyện có những biện pháp cần thiết đảm bảo đờisống tối thiểu của cán bộ giáo viên nhân viên, đề nghị huyện có chế độthưởng cho những giáo viên dạy tốt, có số học sinh lên lớp và thi đổ vượt chỉtiêu

+ Coi trọng hơn nữa công tác bảo vệ cơ sở vật chất và tài sản của nhàtrường Phấn đấu xây tường rào bằng xây xanh

Trang 30

+ Trong thi đua, coi trọng việc đánh giá chính xác, khen thưởng thỏađáng.

+ Đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ hóa nhà trường, hơn nữa trên cơ sở

đó, phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng trong việc giữ vững công tácchính trị tư tưởng trong cán bộ giáo viên nhân viên, góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục và đoàn kết nội bộ, giữ vững nề nếp kỹ cương

Trên đây là những công việc chính của từng ngành học mang đặc trưngcủa huyện nhà Ngoài ra chúng ta còn có nhiệm vụ chung là hoàn thành tốtphương hướng nhiệm vụ của toàn ngành mà Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục đã

đề ra

Tình hình kinh tế xã hội và chất lượng giáo dục hiện nay đòi hỏi tất cảchúng ta phải vững vàng, cố gắng cao độ để có thể hoàn thành nhiệm vụ đã đềra

1.2.2 Chuyển biến của giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục.

Giai đoạn đổi mới của giáo dục và đào tạo Việt Nam bắt đầu từ Đại hội

VI (12/1986) trong bối cảnh chung của thời kỳ đổi mới do Đảng Cộng sảnViệt Nam khởi xướng và lãnh đạo Tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạođược hình thành, phát triển trong quá trình tìm tòi, sáng tạo và được thể hiệntrong Hiến Pháp cũng như văn kiện các đại hội và hội nghị Trung ương củaĐảng, với những nội dung cơ bản sau:

Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam coi “giáo dục và đào tạo

là quốc sách hàng đầu”.[24;815] Chiến lược phát triển giáo dục là một bộphận trong chiến lược con người, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển,đầu tư cơ bản cho chiến lược kinh tế - xã hội Với chủ trương đó, ngân sáchdành cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam được tăng lên không ngừng và chođến những năm gần đây tỉ lệ ngân sách chi cho giáo dục-đào tạo chiếm tới

Trang 31

18,2% so với tổng chi ngân sách nhà nước tương đương với một số nước cónền giáo dục tiên tiến nhất thế giới.[45;261]

Về mặt xã hội, mục tiêu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được thểhiện trong chính sách giáo dục vĩ mô Việc tổ chức, quản lý các chính sáchgiáo dục phải tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa Giữ vũng vai trò nòng cốt của các trường công lập trong hệthống giáo dục quốc dân; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơhội học tập cho tất cả mọi người, khuyến khích những người học giỏi pháttriển tài năng, đảm bảo cho những đối tượng là con em những gia đình cócông với đất nước, con em những gia đình nghèo hoặc những người có dị tậtbẩm sinh đều có cơ hội và điều kiện học tập Phát triển giáo dục vùng sâu,vùng xa, tạo cơ hội cho những dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận giáo dục

Nhận thức được tầm quan trọng và mối quan hệ chặt chẽ của giáo dục đào tạo với quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, quan điểm pháttriển giáo dục luôn được xác lập dựa trên tình hình thực tế của đất nước vềcác mặt của đời sống Phát triển giáo dục được xác định góp phần quan trọngcho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.[45;262]

-Giáo dục - đào tạo không chỉ là công việc của nhà trường mà là côngviệc chung của toàn xã hội trong sự nghiệp xã hội hóa giáo dục Toàn Đảngtoàn dân có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Từngngười dân, từng gia đình, từng tập thể, tổ chức Đảng chính quyền các cấp, các

tổ chức kinh tế- xã hội, các tổ chức quần chúng cùng xây dựng cộng đồngtrách nhiệm đối với sự phát triển giáo dục-đào tạo và phối hợp tạo dựng môitrường giáo dục lành mạnh Gia đình phối hợp với nhà trường và xã hội trong

sự nghiệp con người

Giáo dục - đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, cho nên trong vấn

đề được ưu tiên cho giáo dục cần đặc biệt xây dựng đội ngũ giáo viên, xâydựng cơ sở vật chất trường lớp, đẩy mạnh chất lượng ở các cấp học bậc học…

Trang 32

Xác định được điều đó lãnh đạo huyện nhận thấy rằng phải cố gắng xóa bỏcác trường học tre lá tạm bợ, hạn chế tình trạng học 3 ca, hạn chế tối đa việcthiếu giáo viên.

Vận động các gia đình đưa trẻ đến trường, tránh tình trạng mù chữ.Tiếp tục tiến hành xóa mù chữ, tiếp tục đào tạo giáo viên để cung cấp giáoviên cho các ngành học, bậc học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở Đồngthời đẩy mạnh việc đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho địa phương

Có như thế mới có thể đưa nền giáo dục - đào tạo Bình chánh thoát rakhỏi sự khó khăn và dần dần đáp ứng được yêu cầu mà Đảng và Nhà Nước đề

ra, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng sau chiến tranh và hòa nhậpvào trào lưu phát triển chung của thế giới

Giáo dục mầm non.

Có 22 trường, trong đó có 4 trường Mầm non, 18 trường mẫu giáo, có 3trường bán trú, với tổng số học sinh là 3.422 học sinh, 473 học sinh bán trú sốhọc sinh 5 tuổi chỉ có 2.936/4.236 = 61%

Số học sinh bỏ học hàng năm có giảm:

1991-1992 : 6%

1992-1993 : 3%

Trang 33

1993-1994 : 1,5%

Học kỳ 1 1994-1995 : 0,94%

Tổng số giáo viên tiểu học: 800, đa số đã được tiêu chuẩn hóa, chỉ cònmột số chưa qua tiêu chuẩn hóa vì mới đào tạo sau này (cấp tốc) Trình độchuyên môn của đội ngũ còn chưa đáp ứng được yêu cầu, số giáo viên khá,giỏi ít Chất lượng văn hóa của học sinh tiểu học còn thấp, số học sinh yếukém còn khá cao: trên 30% nhất là học sinh vùng cánh Bắc (Vĩnh Lộc, BìnhHưng hòa) Hiệu suất đào tạo còn thấp, trung bình hằng năm từ 42-45% chủyếu là đa số học sinh lưu ban quá cao

Giáo dục trung học cơ sở.

Số trường : 12, trong đó 1 trường phổ thông cơ sở và 1 trường bán công(3 lớp, gồm 171 học sinh), tổng số học sinh trong năm học 1994-1995 là8.872 Năm học 1994-1995, đã tiếp nhận 95% học sinh tốt nghiệp vào lớp 6

Giáo viên: 300 giáo viên đã được tiêu chuẩn hóa, hiện nay ngành giáodục thiếu giáo viên ( nhạc, họa, nử công, thể dục) Trình độ chuyên môn độingũ khá, đáp ứng được yêu cầu

Số học sinh bỏ học hàng năm giảm:

1991-1992 : 9%

1992-1993 : 6%

1993-1994: 5,4%

Học kỳ 1/1994-1995: 2,94%

Hiệu suất đào tạo thấp: từ 35-39%

Chất lượng học sinh: số học sinh giỏi, khá : 25%, yếu kém: 30%

1.2.3 Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

Cơ sở vật chất:

Với những nổ lực to lớn, đến nay, về cơ bản, đã xóa các lớp ca 3 Một

số ít trường có phòng học khang trang, môi trường sư phạm tốt Nhưng nhìn

Trang 34

chung, đa số các trường xây dựng chấp vá, thiếu quy hoạch, không có tườngrào Điều đáng lưu ý là môi trường sư phạm luôn ở trong tình trạng yếu kém.

Các trang thiết bị trường học có tiến bộ so với trước Các trường cấp 2

đã có các phòng thực hành thí nghiệm, các trường cấp 1 có các phòng thiết bịđồng bộ,…Nhưng nhìn chung, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học cònnghèo nàn, lạc hậu và thiếu thốn Nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh phí vàthiếu phòng để sử dụng cho các hoạt động này

Đội ngũ giáo viên

Ngành đã có nhiều cố gắng trong việc bồi dưỡng và ổn định đội ngũcán bộ quản lý giáo viên Trên 90% hiệu trưởng được qua trường cán bộ quản

lý thành phố 100% giáo viên cấp 1 đạt tiêu chuẩn hóa (không kể số đào tạocấp tốc 2 năm gần đây) Đội ngũ giáo viên cấp 2 hầu hết được đào tạo chínhquy Một số ít đã được đại học hóa

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ - giáo viên luôn luôn biến động Hằng nămtrên 100 cán bộ - giáo viên nghỉ việc, thậm chí có năm lên đến 300 người(năm học 1989 - 1990) Năm học 1993-1994 có 60 giáo viên cấp 1 mới ratrường và 60 giáo viên cấp 1 đào tạo cấp tốc để đáp ứng nhu cầu giáo viênđứng lớp Chất lượng đội ngũ giáo viên như trên rõ ràng đã ảnh hưởng lớnđến chất lượng dạy học

1.2.4 Quy mô và chất lượng giáo dục

Mầm non

Nhằm huy động toàn bộ trẻ trong độ tuổi đến trường, các trường, lớp cóđều khắp các xã, thị trấn, toàn huyện có 22 trường: 4 trường mầm non, 18trường mẫu giáo, có 83 ấp có lớp mẫu giáo, so với năm học 1994-1995, toànhuyện tăng 12 lớp mẫu giáo…, tỷ lệ huy động cháu 5 tuổi: 86,08%(4089/4750) kể cả các lớp 36 buổi, tăng so năm qua là 1,89%, một số xã đạt

tỷ lệ huy động 100% như xã Tân Kiên, Quy Đức, Phạm Văn Hai,… Tuy

Trang 35

nhiên có một số xã đạt tỷ lệ còn thấp: xã Bình Lợi (28,94%), Bình Hưng(49,65%).

Tiểu học

Toàn huyện có 32 trường tiểu học (tăng 2 trường so với năm học 1995) thu hút 26.952 trẻ từ 6 đến 14 tuổi vào trường, trong đó tỷ lệ huy độngtrẻ 6 tuổi vào lớp một là 96.3% tăng so với năm học 1994-1995 là 10%, có xã

1994-có từ 2 đến 3 trường tiểu học: thị trấn An Lạc, Bình Hưng, Tân Nhựt, VĩnhLộc A, Tâng Quý Tây

Trung học cơ sở

Toàn huyện có 14 trường trên 20 xã, tăng một trường so với năm học1994-1995 (thành lập mới trường trung học cơ sở Tân Quý Tây) thu hút10.000 học sinh trong độ tuổi 11 đến 14 đến trường, tăng 2.000 học sinh sovới năm học 1994 - 1995, đảm bảo trên 95% học sinh tốt nghiệp tiểu học vàohọc lớp 6, đặc biệt tại thị trấn An Lạc có trường bán công trung học cơ sở có 5lớp với 215 học sinh, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 3 trường cấp 2-3, thuhút gần 2000 học sinh bậc trung học cơ sở

Tiểu học

Chất lượng giáo dục tiểu học thông qua các kết quả sau:

Trang 36

Bỏ học: So với năm học 1994 - 1995, số học sinh bỏ học trong năm

1995 - 1996 đã giảm chỉ có 1,35% (94 - 95: 3,1%), đã duy trì trẻ trong độ tuổi

từ 6 đến 14 đến trường là trên 95%

Học lực: thể hiện qua các kỳ thi trong năm

+ Kiểm tra học kỳ 1 và cuối năm: qua báo cáo cuối năm của cáctrường, số học sinh giỏi khá từng năm có tăng, trong năm 1995-1996: có 8,9%học sinh giỏi và 39,8% học sinh khá, chỉ còn 8% học sinh yếu, phấn đấu hạnchế học sinh lưu ban ở các khối lớp đảm bảo được chỉ tiêu

+ Thi tốt nghiệp tiểu học: (24/5/1996)

Trong năm các trường từng bước đổi mới phương pháp dạy học, tậptrung đầu tư vào chuyên môn, đẩy mạnh hoạt động dạy và học tốt trong nhàtrường Toàn huyện còn 423/5431 hs=7,7% được miễn thi (hs xuất sắc) vàtrong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học ngày 24/5/1996 có 4668/4871=88,1% so vớinăm học 1994-1995 tăng gần 8% (94 - 95:80,1%) Điển hình là có các trườngcánh Bắc vươn lên đạt kết quả tốt: (Bình Thuận: 94,1%; Vĩnh Lộc2: 94,6%;Vĩnh Lộc B: 98,3%) vẫn còn một số trường tỷ lệ tốt nghiệp thấp như: VĩnhLộc 1:567,6%, An Lạc2:62%, Tân Tạo: 67,7%

+ Chất lượng mũi nhọn: Bồi dưỡng và đào tạo học sinh giỏi, cung cấpnhân tài cho đất nước là yêu cầu hết sức quan trọng, mặc dù Huyện ta chưa cótrường chuyên, nhưng trong năm qua, ngành đã phấn đấu tổ chức các lớp bồidưỡng ở cụm, trường, trong năm học có đội tuyển dự thi cấp thành phố Hằngnăm số học sinh lưu ban giảm, hiệu suất đào tạo của bậc học tăng: 1994-1995:67,6%, 1995-1996: 69,90% Có 6 đơn vị tiên tiến cấp huyện

Trung học cơ sở- bổ túc trung học

Bỏ học: so với kế hoạch, chỉ tiêu học sinh bỏ học của toàn huyện cógiãm (1993-1994:4,1%, 1994-1995:5,1%) nhưng tỉ lệ bỏ học của một sốtrường khá cao: Lê Minh Xuân: 6,95, Phạm Văn Hai: 6,10%, Phong Phú:4,5%

Trang 37

Chất lượng giáo dục:

+Kiểm tra học kỳ

Qua kết quả cuối năm, nhiều trường đã phấn đấu duy trì chất lượng,hạn chế lưu ban, số học sinh giỏi khá hằng năm đều tăng, tỉ lệ học sinh yếukém giảm (yếu2,86%) số học sinh trên trung bình hằng năm có tăng

+ Kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở

So với năm học 1994-1995, các trường có quan tâm và đầu tư sâu vàochuyên môn, thực hiện tốt các chuyên đề ôn tập, nhất là ở các lớp cuối cấp.Kết quả có 1529/1604 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 95,3% tăng 2% sovới năm 1994-1995: 92,9%, có 5 trường đạt tỷ lệ 100% trong kỳ thi tốt nghiệptrung học cơ sở ( Tân Túc, Hưng Long, Hồ Văn Long, Quy Đức, Phong Phú)trường đạt tỷ lệ thấp nhất là trường cấp 2-3 Lê Minh Xuân:80%, hiệu suất đàotạo năm 1995 - 1996:66% (1994-1995: 54%) Chất lượng mũi nhọn cũngđược quan tâm, có 9 học sinh được công nhận là học sinh giỏi cấp thành phố,toàn Huyện có 2 đơn vị được công nhận là đơn vị tiên tiến cấp Huyện

+ Giáo dục thường xuyên:

Trường bổ túc dân chính cấp 3 đã từng bước được củng cố và đi vàohoạt động, trong năm học 1995-1996 thu hút được 312 học sinh và trong kỳthi Tú Tài khóa ngày 5-6/6/1996 có 123/132 đỗ, đạt tỷ lệ 93,83%

1.2.5 Những thành quả và hạn chế

Trong 10 năm tiến hành đổi mới về nhiều mặt, nền giáo dục-đào tạoBình Chánh đã đạt những thành quả cũng như còn gặp nhiều hạn chế chưavượt qua được trên các cấp bậc học trong thời gian ngắn

Thành quả

Nghị quyết 15/TW ngày 26 - 5 - 1993 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí

Minh đã nhấn mạnh “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu và đầu tư chogiáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển, là đầu tư cho con người, cho mụctiêu và động lực cách mạng từ mầm non đến phổ thông Nội dung nghị quyết

Trang 38

cũng được phổ biến, triển khai khá sâu rộng, từ trong Đảng tới các cấp chínhquyền, lan tỏa tới hơn 4 vạn giáo viên của thành phố và số ban, ngành, đoànthể quần chúng.

Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết hoặc chỉ thị chương trình hành động

để xúc tiến đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương, Ban Khoagiáo Thành ủy cũng đã kịp thời sơ kết việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4

và Nghị quyết 15/TW vào cuối năm 1993 Sau đó, đến kiểm tra việc thực hiện

ở một số quận, huyện Vào đầu tháng 4 - 1994, đồng chí Nguyễn Đình Tứ,Trưởng ban Khoa giáo Trung ương đã cùng với Bộ Giáo dục và Ban Khoagiáo Thành ủy đến làm việc với huyện Bình Chánh và những cơ sở Giáo dục -Đào tạo khác trên địa bàn thành phố Có thể nói, sau 10 năm đổi mới ( từ

1986 đến 1995), ngành giáo dục đã tạo nên được một bước ngoặt quan trong

cả về số lượng lẫn chất lượng:

Về số lượng: xây dựng trên địa bàn huyện mạng lưới trường lớp tươngđối hoàn chỉnh gồm các cấp học ngành học: mầm non, phổ thông, giáo dụcthường xuyên, đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập của thế hệ trẻ và của nhândân lao động:

Trường bán công với cơ sở vật chất của Nhà nước và kinh phí hoạtđộng là do dân góp đã trở thành một mô hình sống động hiện thực hóa khẩuhiệu “đa dạng hóa loại hình trường”, “xã hội hóa giáo dục” Loại hình trườngdân lập phát triển nhiều trong ngành học phổ thông

Các trường chuyên, trường trọng điểm Trung tâm chất lượng ngàycàng mở rộng và củng cố Hệ thống trường này đã góp phần đáng kể trongviệc bồi dưỡng học sinh giỏi, đào tạo nhân tài cho thành phố và tạo đượcniềm tin trong nhân dân

Thực hiện thông tư 90/CP ngày 20 - 4 - 1991 của Bộ Giáo dục - Đàotạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tách các trường phổ thông cơ sở

Trang 39

thành hai trường riêng cấp I và cấp II Trường cấp I được gọi là tiểu học (5năm), trường cấp II gọi là trung học cơ sở (4 năm)

Về chất lượng: chất lượng giáo dục đã dần dần được củng cố và cónhiều tiến bộ trong việc thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài” Hiệu quả giáo dục đào tạo dần dần ổn định, một sốngành học và cấp học tiến bộ rõ rệt:

Ngành học mầm non với hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo ở khắp các quậnhuyện đã đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân lao động và được sự tínnhiệm của xã hội Nhiều trường xây dựng khang trang, có đủ các phương tiện

để nuôi dạy, chăm sóc trẻ Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm đáng kể ở các nhà trẻ

và trường mẫu giáo được chuẩn bị tốt để vào lớp một thông qua chương trìnhlàm quen với chữ cái và các hoạt động bổ ích khác.[80.76]

Mạng lưới trường phổ thông cũng phát triển rộng khắp các địa bàn, tạođiều kiện cho con em nhân dân, kể cả trẻ em khuyết tật, nghèo khó langthang, cơ nhỡ … được đến trường việc xét công nhận hết cấp 1 đã bị bãi bỏ,thay vào đó là kì thi tốt nghiệp tiểu học được tổ chức một cách nghiêm túc.Chủ trương này đã tác động tích cực đến việc dạy và học ở cấp 1, hạn chế tìnhtrạng chạy theo thành tích

Với sự ra đời của Phòng Tiểu học vào năm 1994 (Phòng tiểu học đượcthành lập đầu tiên trong cả nước, trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thànhlập Vụ tiểu học), công tác quản lý chuyên môn ở bậc học này được đặt trảđúng vị trí của nó trong nhận thức của ngành Tỷ lệ học sinh vào lớp mộtđúng độ tuổi ngày càng cao Tỷ lệ lưu ban bỏ học giảm, hiệu suất đào tạonâng lên rõ rệt từ 57,8% cuối năm học 1991 - 1992, lên đến 81,5% cuối nămhọc 1994 - 1995

Hiệu quả đào tạo của trung học cơ sở cũng được cải thiện rõ rệt quatừng năm Nếu cuối năm học 1991 - 1992 hiệu suất đào tạo chỉ đạt 38,6% thìđến cuối năm học 1994 - 1995 tỷ lệ này là 67,7% Năm 1992, chương trình

Trang 40

tiếng pháp tăng cường được thí điểm đồng thời ở lớp sáu và lớp một với sựgiúp đỡ của chính phủ Pháp đã tạo điều kiện cho hàng trăm học sinh được họcsâu tiếng Pháp từ lúc nhỏ.

Tóm lại ngành giáo dục đã được các ban ngành đoàn thể nhân dân hỗtrợ, đã nỗ lực không ngừng của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đạt được nhữngthành tựu khá cơ bản, chặn đứng được sự sút giảm về số lượng và suy yếu vềchất lượng vào cuối thập kỷ 80 để tạo ra bước phát triển mới vào những năm90

Hạn chế

Công tác Giáo dục còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục Mặc dù nhậnthức của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo chính quyền, đoàn thể về vai trò vị trícủa giáo dục đã được nâng lên song việc thể chế hóa các chủ trương củaĐảng, của Bộ được trển khai chậm và chưa đồng bộ nên việc chủ động tháo

gỡ của cơ sở còn gặp nhiều trở ngại, đặt biệt là khi phải huy động sức dân

Nguồn lực cho đầu tư Giáo dục kể cả ngân sách được nhà nước cấp vàhuy động từ xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của hoạt động giảngdạy, học tập Sử dụng ngân sách còn dàn trải chưa hợp lí, hiệu quả thấp Hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật toàn ngành tuy có nhiều thay đổi theo hướnghiện đại hóa nhưng vẫn còn yếu kém và lạc hậu.[80.80]

Vẫn chưa thể giải quyết một cách cơ bản sự chênh lệch giữa nhu cầuphát triển về số lượng và chất lượng với khả năng đầu tư ngân sách của nhànước và sự đóng góp của nhân dân, nên không đủ điều kiện tối thiểu cần thiết

để đảm bảo vững chắc cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Áplực tăng dân số (tự nhiên và cơ học) dẫn đến dân số học đường tăng nhanhhơn khả năng đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất trường học Việc quyhoạch mặt bằng để làm trường học chưa được các cơ quan làm quy hoạch coitrọng, đặt biệt là mặt bằng để xây dựng những trường đúng theo định mứctiện ích trên đầu người học theo quy định của Bộ Xây dựng Vẫn còn có tình

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Hưng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
2. Phan Trọng Báu (1994), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam thời cận đại
Tác giả: Phan Trọng Báu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
3. Bộ giáo dục và đào tạo (1992), Chương trình chăm sóc – Giáo dục mẫu giáo (từ 5 – 6 tuổi), tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình chăm sóc – Giáo dục mẫu giáo (từ 5 – 6 tuổi)
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 1992
6. Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đại học Việt Nam
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2004
9. Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1998
11. Bộ giáo dục và đào tạo, Phạm Minh Hạc (chủ biên), (1994), Kết quả nghiên cứu về giáo dục – đào tạo (1991 – 1992), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về giáo dục – đào tạo (1991 – 1992)
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo, Phạm Minh Hạc (chủ biên)
Năm: 1994
14. Lê Thanh Hoàng Dân (1970), Các vấn đề Giáo dục, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề Giáo dục
Tác giả: Lê Thanh Hoàng Dân
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1970
15. Phạm Tất Dong (chủ biên) (1995), Tri thức Việt Nam - Thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri thức Việt Nam - Thực tiễn và triển vọng
Tác giả: Phạm Tất Dong (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
16. Hồ Ngọc Đại (1991), Giải pháp giáo dục, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp giáo dục
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1991
17.Nguyền Nghĩa Dũng (2006), Thực trạng quản lí việc thực hiện chương trình dạy học của Hiệu trưởng các trường tiểu học tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng quản lí việc thực hiện chương trình dạy học của Hiệu trưởng các trường tiểu học tại huyện Bình Chánh, TP. "HCM
Tác giả: Nguyền Nghĩa Dũng
Năm: 2006
19. Phạm Văn Đồng (1979), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ Xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự nghiệp giáo dục trong chế độ Xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1979
20. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục – đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục – đào tạo
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
21. Lê Văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Giạng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
22. Nguyễn Công Giáp (1996), Giáo dục thường xuyên, hiện trạng và xu hướng phát triển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thường xuyên, hiện trạng và xu hướng phát triển
Tác giả: Nguyễn Công Giáp
Năm: 1996
23. Văn Giàu – Trần Bạch Đằng chủ biên, Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh – Tập 1 Lịch sử, Nxb thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh – Tập 1 Lịch sử
Nhà XB: Nxb thành phố Hồ Chí Minh
24. Phạm Minh Hạc (1995), Giáo dục con người hôm nay và ngày mai, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục con người hôm nay và ngày mai
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1995
25. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
26. Phạm Minh Hạc (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
27. Phạm Minh Hạc (1996), Mười năm đổi mới giáo dục, Nxb Giáo Dục, Hà Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười năm đổi mới giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w