1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thi pháp thơ nôm đường luật nguyễn công trứ luận văn thạc sĩ ngữ văn

89 812 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 562,5 KB

Nội dung

Đọc tất cả những sách chuyên khảo, sách tham khảo nói trên, chúng tôithấy các nhà nghiên cứu văn học đã đi vào một số vấn đề thi pháp thơ NômĐường luật Nguyễn Công Trứ, nhất là quan niệm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRƯƠNG XUÂN TIẾU

NGHỆ AN - 2012

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ được xem làmột trong những nhà thơ tài tử có triết lý sống thật độc đáo Sáng tác của ôngkhông quá lớn xét về số lượng nhưng lại chứa đựng rất nhiều vấn đề quan trọng,

lý thú và phức tạp Những mâu thuẩn trong tư tưởng và hành động của ông đượcphản ánh trong tác phẩm, cho nên khi đọc thơ của ông chúng ta luôn cảm thấychứa đựng nhiều cảm giác mới lạ, nó thôi thúc người đọc cần tìm hiểu và khámphá

Đúng như các nhà nghiên cứu đã nhận xét:

“Riêng ông còn để lại một sự nghiệp văn chương giá trị bậc nhất Chí khí

kẻ làm trai, tinh thần lạc quan tin tưởng vào tài năng, tương lai, cũng như phongcách phóng khoáng, tự tại cho đến cả thái độ ngang tàng ngất ngưởng bị đời hiểulầm, giày xéo, tất cả cái đó, trong thơ ông đều có sức cám dỗ đặc biệt và đều phùhợp với tâm trạng của nhiều thế hệ” [68; tr 249]

“Trong hành vi của cụ Nguyễn Công Trứ, nhiều khi hình như lạ mắt tráitai, mà trong văn chương của cụ cũng lắm khi trái với tục kiến của người đời.Tức như ở chùa mà có cả ả đầu đi theo, thân làm việc đời mà lại thích ngâmvịnh cái cảnh nhàn, khiến người đời sau, xem sử cụ, đọc văn cụ, không saokhám phá được cái tâm sự của cụ [69, 214]

“Nguyễn Công Trứ là cả một khối mâu thuẩn: đề cao công hầu khanhtướng, cũng lại đả kích mỉa mai công hầu khanh tướng; đề cao, bảo vệ luân lýKhổng- Mạnh một cách tích cực, nhưng lại sống một cách phóng túng ngoàivòng lễ giáo; đả mê tín nhưng về già lại tin đạo Phật; lạc quan tin tưởng và cũng

bi quan chán nản; nhập thế mà lại xuất thế cho nên thơ Nguyễn Công Trứ trở

thành “vấn đề” trong lịch sử văn học” [47, 248].

Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ là một kho thơ văn chữ Hán,chữ Nôm phong phú đủ loại: phú, thơ Nôm Đường luật, hát nói, câu đối Nôm,bản tuồng Đối với Nguyễn Công Trứ, mỗi câu thơ là một cảm khái, mỗi chữ là

một ý nghĩa, mỗi bài thơ là một tâm sự “ Văn tức là người”, câu ấy hoàn toàn

đúng với Nguyễn Công Trứ Chỉ với phần thơ Nôm Đường luật, Nguyễn CôngTrứ trở thành đối tượng cho nhiều nhà nghiên cứu, phê bình hướng tới

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về thơ Nôm Đườngluật Nguyễn Công Trứ, nhưng hầu hết chỉ khám phá về tư tưởng, còn thi phápchưa được tìm hiểu một cách hệ thống

Trang 4

Thơ Nôm Đường luật Nguyễn Công Trứ tiềm ẩn nhiều giá trị nghệ thuậtđặc sắc và việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm Đường luật là mục đíchhướng tới của luận văn Nghiên cứu và tìm hiểu về thi pháp thơ Nôm Đườngluật Nguyễn Công Trứ, chúng tôi tiến hành trên cơ sở tiếp thu những ý kiến,những công trình nghiên cứu, những phát hiện của các nhà nghiên cứu trướcđây Với công sức nhỏ bé của mình, khi tìm hiểu đề tài này, chúng tôi mongmuốn sẽ có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn về vấn đề

Tìm hiểu thi pháp nghệ thuật thơ Nôm Đường luật Nguyễn Công Trứchính là tìm hiểu những hình thức nghệ thuật mang tính chủ quan và tính quanniệm của tác giả Vì thế, luận văn của chúng tôi sẽ thông qua việc miêu tả đặcđiểm các yếu tố hình thức một cách hệ thống để xác định tính chỉnh thể ở thơNôm Đường luật Nguyễn Công Trứ Tức là, chúng tôi tập trung khám phá, phântích sáng tác thơ Nôm của ông trong tính toàn vẹn; để từ đó thâm nhập vào tâmhồn kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ, vào thế giới nghệ thuật được nhà thơ biểu hiệntrong tác phẩm

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ có tên tuổi trong văn học Việt Nam giaiđoạn nửa cuối thế kỷ XIX Từ trước cho đến nay có rất nhiều công trình tìmhiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và một số biểu hiện con người trong thơvăn ông Phải nói rằng đã có rất nhiều ý kiến bình luận, đánh giá về thơ vănNguyễn Công Trứ, khen nhiều, chê cũng không ít Đó là điều tất nhiên, vì thơvăn ông biểu hiện sự đa tính, đầy mâu thuẫn và còn nhiều ẩn số như chính conngười nhà thơ

Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Công Trứ đã có đến gần một thế kỷ, bắt đầuchính thức với công trình biên khảo của Lê Thước (1928) Có thể nói đây làcông trình nền tảng về tư liệu mà cho đến mãi những năm 50, các công trìnhnghiên cứu về Nguyễn Công Trứ phải dựa vào Và cho đến nay, dù có thể cóthêm một số không lớn tư liệu về nhân vật này, thì công trình của Lê Thước vẫn

có giá trị tư liệu to lớn

Một nhà nghiên cứu thuộc thế hệ trí thức mới đã nghiên cứu NguyễnCông Trứ theo một cách mới là Nguyễn Bách Khoa Ông đứng trên lập trườngduy vật biện chứng, trên quan điểm giai cấp để phân tích tư tưởng và thơ vănNguyễn Công Trứ Cách tiếp cận này đã thể hiện những mặt mạnh, những ưuviệt so với cách tiếp cận khác, nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế dễ thấy do sựnhận thức, nắm bắt và vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của ông chưachín, chưa nhuần nhuyễn Dù sao khi đặt đối tượng nghiên cứu vào hoàn cảnh

Trang 5

lịch sử xã hội cụ thể, ông cũng đã chỉ ra được một số vấn đề mới mẻ về tư tưởngNguyễn Công Trứ

Những năm 80 của thế kỷ XX, một bài viết của Trương Chính đã đánhdấu một mốc mới trong lịch sử nghiên cứu tác giả Nguyễn Công Trứ TrươngChính đã từng viết về tác giả Nguyễn Công Trứ năm 1958 Nay ông nhìn lại trênmột tầm nhìn mới, cách lý giải mới

Cuối những năm 80 trở lại đây, trong bối cảnh mới của cách mạng nước

ta, trong không khí đổi mới của cả nước, đây là lúc chúng ta có thể nói đầy đủhơn về Nguyễn Công Trứ, để yêu mến, quý trọng ông, một trí thức lớn, một nhàchính trị và nhà thơ lớn của đất nước

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, những bài nghiên cứu về tác giả vănhọc trung đại trên quan điểm văn hoá: trên cơ sở phân tích đối chiếu tư tưởngNguyễn Công Trứ với tư tưởng nhà nho để vạch ra nét đặc trưng loại hình mới

của loại hình nhà nho mà các tác giả khái quát là “ nhà nho tài tử”

Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi tìm hiểu, quan tâm một số công trìnhcủa các tác giả sau:

Khảo sát các nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ, những công trình, tácphẩm, bài viết đề cập đến: những mâu thuẩn trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ;

lý tưởng kẻ sĩ trong thi văn và ngoài cuộc đời Nguyễn Công Trứ; về binh nghiệpcủa Nguyễn Công Trứ; hình tượng nhà nho tài tử

2.1 Đặng Thanh Lê - Hoàng Hữu Yên - Phạm Luận - Văn học Việt nam nửa

cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX Nxb Giáo dục - Hà Nội - 1999 Trong

cuốn giáo trình này, tác giả Hoàng Hữu Yên chiụ trách nhiệm viết chương

giới thiệu về Nguyễn Công Trứ [36, 209- 231] Phần Thơ văn Nguyễn Công

Trứ, Hoàng Hữu Yên nghiên cứu tổng hợp cả thơ chữ Hán, và thơ chữ Nôm

Đường luật của Nguyễn Công Trứ Tác giả đã chỉ ra các đặc điểm chínhtrong thơ văn Nguyễn Công Trứ như sau:

- Chí nam nhi

- Cảnh nghèo và thế thái nhân tình.

- Triết lý cầu nhàn, hưởng lạc.

- Vài nét về nghệ thuật

Như vậy, vấn đề về thi pháp thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Công Trứvẫn chưa được Hoàng Hữu Yên chú ý tìm hiểu; tác giả giáo trình đi theo hướngnghiên cứu truyền thống từ nội dung đến hình thức

Trang 6

2.2 Phạm Thế Ngũ - Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập II- Văn

học lịch triều: Việt văn - Nxb Đồng Tháp- 1997 Tác giả nghiên cứu toàn diện

về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ, trong đó có chú ýđến thơ luật [43, 485- 538] Tác giả vẫn đứng trên quan niệm nghiên cứu nộidung, hình thức để nhận xét, đánh giá thơ Nguyễn Công Trứ

2.3 Nguyễn Lộc- Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX)

Nxb Giáo dục - Hà Nội, 1997 Từ tr 492- 517, Nguyễn Lộc tập trung giới thiệu

và phân tích cuộc đời, thơ văn Nguyễn Công Trứ trong một chương của giáotrình (chương mười) Nguyễn Lộc vẫn dựa trên cách viết giáo trình truyền thốngđối với một tác gia văn học, gồm các phần sau:

- Cuộc đời Nguyễn Công Trứ

- Thơ văn Nguyễn Công Trứ

* Chí nam nhi

* Cuộc sống nghèo khổ và thế thái nhân tình.

* Triết lý cầu nhàn, hưởng lạc.

* Nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Công Trứ

Đây là bài viết công phu, đầy đủ những đặc điểm về cuộc đời và thơ vănNguyễn Công Trứ Tuy vậy, vấn đề thi pháp thơ Nôm Đường luật của NguyễnCông Trứ vẫn chưa được Nguyễn Lộc chú ý [34, 492- 517]

2.4 Trần Ngọc Vương (chủ biên) - Văn học Việt nam thế kỷ X - XIX,

những vấn đề về lý luận và lịch sử- Nxb Giáo dục- Hà Nội -2007 [71, 54].

Phần thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Công Trứ được PGS.TS Lã NhâmThìn viết thuộc phần 4: Quá trình vận động của hệ thống thể loại và ngôn ngữtrong văn học trung đại Việt Nam [14, 541]

Đọc tất cả những sách chuyên khảo, sách tham khảo nói trên, chúng tôithấy các nhà nghiên cứu văn học đã đi vào một số vấn đề thi pháp thơ NômĐường luật Nguyễn Công Trứ, nhất là quan niệm nghệ thuật về con người trongthơ ông; song vấn đề thi pháp thơ Nôm Đường luật Nguyễn Công Trứ về thựcchất vẫn chưa đặt ra cụ thể và hệ thống Trước tình hình nghiên cứu như đã trìnhbày trên, luận văn của chúng tôi nhằm tập trung phân tích thơ Nôm Đường luậtNguyễn Công Trứ để chỉ ra những điểm tiếp tục và những điểm sáng tạo củaông về mặt thi pháp:

Quan niệm nghệ thuật về con người

Quan niệm nghệ thuật về thế giới khách quan

Các phương thức, phương tiện nghệ thuật

Trang 7

Đồng thời, từ đó đi đến tìm ra dấu ấn phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Trứtrong thơ Nôm Đường luật.

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Với luận văn này chúng tôi xem xét phần thơ Nôm Đường luật NguyễnCông Trứ dưới góc độ thi pháp; với mong muốn tìm ra một cái nhìn tương đối

hệ thống trong việc tìm hiểu về thơ Nôm của một thi sĩ- kẻ sĩ để khám phá thêmnhững nét độc đáo trong tư tưởng, nội dung và phong cách thơ của ông trướcthời cuộc

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng các bài thơ ở thể loạikhác trong sáng tác của ông, và thơ Nôm Đường luật của một số tác giả khácnhư: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, NguyễnKhuyến có liên quan đến đề tài, qưa đó, nhằm so sánh, đối chiếu để làm sáng

tỏ hơn về thi pháp thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ

Thơ văn Nguyễn Công Trứ được đưa vào giảng dạy trong trường phổthông Không dừng lại ở sáng tác thơ văn, Nguyễn Công Trứ còn là nhân vậtlịch sử, một danh nhân văn hoá Mong rằng luận văn này sẽ bổ ích ít nhiều chogiáo viên, học sinh trong dạy và học thơ Nôm Đường luật của Uy Viễn tướngcông Nguyễn Công Trứ

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiểu sử

Phương pháp so sánh

Phương pháp giải thích

Phương pháp loại hình

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luậnvăn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Đường luậtNguyễn Công Trứ

Chương 2 Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong thơ NômĐường luật Nguyễn Công Trứ

Chương 3 Các phương thức biểu hiện, phương tiện nghệ thuật trong thơNôm Đường luật Nguyễn Công Trứ

Trang 8

Chương 1 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT NGUYỄN CÔNG TRỨ

1.1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học

Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta khám phá cách cảm thụ

và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giốnghay không giống so với đối tượng

Quan niệm nghệ thuật về con người không phải bất cứ cách cắt nghĩa,

lý giải nào về con người, mà là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang

ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người

Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọichiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học

Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tưtưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệthuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giáđúng thành tựu của họ

1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Đường luật

1.2.1 Giai đoạn thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII

Đây là giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam phát triển toàn thịnh ởthế kỷ XV, bắt đầu suy thoái ở thế kỷ XVI và khủng hoảng vào thế kỷ XVIII.Thành phần văn học Nôm đã xuất hiện trong đời Trần nay tạo thành tác phẩm,tác giả trong thế kỷ XV

1.2.1.1 Con người trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi

Ý thức cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi là ý thức tự khẳng định, chốnghoà đồng với thói phàm, đứng ngoài thói tục Ý thức này quyện chặt với conngười rất sâu sắc của Nguyễn Trãi là con người

“ hữu tài thời hữu dụng”

Quốc phú binh cường chăng có chước Bằng tôi nào thuở ích chưng dân

( Trần tình I)

Với thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta bắt gặp một con người có ý thức cao vớiđức, tài, lý tưởng, đại dụng, khôn khéo, sâu sắc, tự tin, dũng cảm, tự khẳng định,

Trang 9

chọi lại thói phàm tục của người đời, không trùng khít hoàn toàn với khuôn mẫunào hết.

Dưới công danh đeo khổ nhục Trong dại dột có phong lưu

( Ngôn chí II)

Nguyễn Trãi quan niệm sâu sắc về cuộc đời, có tài lớn thì phải dùng vàoviệc lớn, phải có ích cho dân, cho con người Ông là người có ý thức về tài năng

cá nhân mình rất mạnh mẽ và so sánh mình với cây tùng: “Đống lương tài có

mấy bằng mày? Hổ phách phục linh nhìn mới biết”.

Nguyễn Trãi hiện lên trong thơ là con người day dứt, thao thức khônnguôi của thời đại, khẳng định một con người muốn hiến dâng tài năng cho cuộcsống một cách trọn vẹn

Bui có một lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông

(Thuật hứng 5)

1.2.1.2 Lê Thánh Tông

Con người cá nhân trong thơ Nôm Đường luật của Lê Thánh Tông hòa vàotrong cộng đồng gia tộc, dòng họ, quốc gia, vương triều hậu Lê thời kỳ thịnhvượng Thơ Nôm Lê Thánh Tông cũng như thơ Nôm các tác giả thời Hồng Đứcđều nhiệt thành ca tụng vương triều nhà Lê, đấng quân vương, thể hiện ướcmuốn quốc thái dân an Do đó con người cá nhân trong thơ Nôm Lê Thánh Tônghòa trong cái ta của bậc thiên tử, của quốc gia nhà Lê Vì thế con người cá nhân

có phần lu mờ trước con người thiên tử, con người thần dân; con người chứcnăng, phận vị

1.2.1.3 Con người trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đến thế kỷ XVI, xã hội phong kiến bắt đầu suy tàn, chính sự rối ren, lòngngười ly tán; con người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tự khẳng địnhmình bằng hình thức đối lập, khép kín, không giao tiếp, bằng tư thế “độc thiện

kỳ thân” cô độc một cách cao quý, thanh sạch: “ Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng”.

Cùng với sự khép kín, không giao tiếp, là sự tự nhận mình ngu, dại, hènkém tài năng một cách cao ngạo:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao

(Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trọng tâm ý thức cá nhân là giữ mình cho an toàn, thanh thản, yên phận.Tình cảm cá nhân hầu như không được biểu hiện, ngoài cảm tác về sự ưu việt trí

Trang 10

tuệ, biết nhìn xa của mình So với con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi, thìcon người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thanh cao nhưng khép kínhơn, quyết liệt, tuyệt giao hơn.

1.2.2 Giai đoạn thế kỷ XVIII- XIX

Nét đặc trưng về quan niệm con người trong thơ ở giai đoạn này là nhu cầu

tự nhiên của con người được khẳng định, chữ thân, chữ tài, chữ tình trở thành

khái niệm để con người tự ý thức về chính mình

1.2.2.1 Con người trong thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương

Một biểu hiện hiếm có, độc đáo của con người cá nhân trong văn học ViệtNam thời kỳ này là con người bản năng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương Đây làđiều mà nhiều nhà nghiên cứu văn học thời kỳ này khẳng định Nguyễn Lộc

viết: “Hồ Xuân Hương không giả dối, bà đã công khai nói lên cái sự thật ấy.

Thoả mãn cuộc sống bản năng cũng là khát vọng chính đáng của con người giống như bất cứ một khát vọng chính đáng nào ” [35; tr 11]

Ý thức về nhu cầu bản năng là biểu hiện của ý thức cá nhân: cá nhânkhông thoả mãn bị dồn nén trở thành ám ảnh làm cho thơ Hồ Xuân Hương cócái nhìn ngộ nghĩnh, nhìn đâu cũng thấy cơ thể người phụ nữ và việc sinh hoạtchốn buồng khuê Nhưng điều mới mẻ là nhà thơ xem đó là một nhu cầu đươngnhiên công khai có tính chất thách thức:

Quản bao miệng thế lời chênh lệch Không có nhưng mà có mới ngoan

( Không chồng mà chửa)

Hồ Xuân hương đã miêu tả cảnh đèo Ba Dội với một ý nghĩa biểu trưng

về cuộc sống trần tục, đưa cái phàm lên ngôi

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo

( Đèo Ba Dội)

1.2.2.2 Con người trong thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan

Bà huyện Thanh Quan (tên thật là Nguyễn Thị Hinh) sống vào thời đầu nhàNguyễn Bà để lại khoảng 6 -7 bài thơ chữ Nôm theo thể thất ngôn bát cúĐường luật Con người trong thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quanvẫn là con người thần dân hơn là con người cá nhân Do đó, bà thường lấy cảmhứng chiều tà bóng xế, núi non, nhật nguyệt, cảnh vật để trữ tình dẫn đến hìnhtượng con người trong thơ Nôm của bà là con người hoài cổ Nói cách khác con

Trang 11

người trong thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan là con người phảnứng với thực tại, quay lưng với hiện thực triều Nguyễn bằng cách trốn về quákhứ Bởi thế, hầu như các bài thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quanđượm một không khí u buồn trước thời thế

Tóm lại: Khảo sát văn học Nôm trữ tình từ thế kỷ X- XIX, ta thấy conngười được thể hiện chủ yếu qua các phương diện:

Trước hết, con người trần tục đã xuất hiện trong văn học Nôm để khẳngđịnh nhu cầu sống tự nhiên của con người Chữ “thân” được nêu cao như mộtphạm trù triết học Quyền sống, quyền hạnh phúc của con người được biểu hiệnmạnh mẽ

Kế đến, cùng với ý thức về quyền sống, ý thức về số phận con người cũngđược nêu cao Những nỗi buồn, nỗi oan, nỗi hận trong các số phận oan trái trởthành niềm day dứt, thổn thức của nhà thơ

Sau cùng, là ý thức về cá nhân, cá tính, tài năng cũng được khẳng định

1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Công Trứ

1.3.1 Con người công danh

Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông

( Đi thi tự vịnh )

“Đi thi tự vịnh” thể hiện một lẽ sống đẹp, mục đích sống cao đẹp; đó cũng

là một châm ngôn về hoài bão, công danh của người quân tử mưu cầu chí lớn

Cái chí của Nguyễn Công Trứ khi lên đường đi thi mang dáng dấp những

tráng sĩ thuở xưa với lời thề một đi không trở về, nếu sự nghiệp chưa thành: “Đi

không há lẽ trở về không” Khi đi thi chưa có gì, nhưng khi về phải “có”, phải

đỗ đạt, quyết chí không chịu về không

Lý tưởng công danh của Nguyễn Công Trứ chính là sự nối tiếp lý tưởnganh hùng của những trang hào kiệt trong lịch sử Phải đặt chí nam nhi, lý tưởnganh hùng ấy vào hoàn cảnh lịch sử thế kỷ XVIII- XIX, khi điều kiện khách quanthuận lợi cho tính cách anh hùng nảy nở, mới thấy hết cái đẹp trong nhân cáchnhà thơ

Trong văn học Việt Nam trung đại, Nguyễn Công Trứ là tác giả nói nhiềunhất đến “chí làm trai”, đến công danh Với chí làm trai, với mộng công danh,Nguyễn Công Trứ đã in bản ngã vào lịch sử văn học dân tộc bằng một phongcách riêng độc đáo

Trang 12

Trong cuộc trần ai, ai dễ biết Rồi ra mới biết mặt anh hùng

(Đi thi tự vịnh)

Lời thơ như lời tự nhắc nhở mình và nhắc nhở người đời Nhìn ra ngườitài không dễ, nhưng nhất thiết phải nhìn ra người tài, phải trọng dụng người tài.Người thực sự có tài sẽ được khẳng định qua thử thách

Quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ đáng để người đời noi theo: Sốngphải có hoài bão và quyết tâm thực hiện lý tưởng, sống phải có trách nhiệmtrước danh dự bản thân và trách nhiệm trước giang sơn đất nước, sự nghiệp cánhân phải gắn liền với sự nghiệp chung của dân tộc

1.3.1.1 Con người “phải có danh với núi sông”

Danh trước hết là đỗ đạt, được ghi tên vào bảng vàng quý giá, được vinhquy bái tổ Muốn vậy phải có tài năng đích thực cứu nước, cứu đời, cứu dân Códanh là có tài kinh bang tế thế, trị loạn an dân, làm cho dân giàu nước mạnh Kẻ

sĩ chân chính có tài năng, có lẽ sống, có hoài bão trả nợ tang bồng thì mới códanh tiếng

Đã từng tắm gội ơn mưa móc Cũng phải xêng xang hội gió mây

(Hội gió mây)

Nguyễn Công Trứ là người ý thức rõ về bổn phận của kẻ sĩ Đã nhiều lầntrong thơ ông hùng hồn khẳng định trách nhiệm ấy

Đi không há lẽ lại về không Cái nợ cầm thư phải trả xong Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Dở đem thân thế hẹn tang bồng.

( Đi thi tự vịnh)

Cuộc sống của kẻ sĩ sẽ toàn vẹn nếu đạt được chí, thực hiện tư tưởng củamình Kẻ sĩ Nguyễn công Trứ đã vượt lên hẳn tính cách cá nhân, để vươn tới sựnghiệp Chí lớn kẻ sĩ quyết thực hiện và nợ tang bồng người trai quyết trả xong:

Hãy quyết phen này xem thử đã, Song còn tuổi trẻ, chịu đâu ngay.

(Hội gió mây)

Kẻ sĩ phải biết nhìn xa và khi xuất chính, phải tìm hiểu đâu là trọng tâmvấn đề an dân Kẻ sĩ trong việc trị quốc lại còn phải biết dụng võ

Xưa nay xuất xử thường hai lối

Trang 13

Mãi thế rối ta sẽ tính đây

(Hội gió mây)

1.3.1.2 Khẳng định sự tồn tại, vị trí quan trọng của chính mình trong cõi trời đất

Con người sinh ra là sự “hữu ý” của trời đất Nguyễn Công Trứ cho rằng con người sống ở đời nhất thiết phải làm việc có ích cho đời, không thể “tiêu

lưng ba vạn sáu được” Nhiều lần trong thơ, ông đặt ra vấn đề này “Đi không

há chẳng lại về không”.

Người chí sĩ phải coi mọi việc trong trời đất đều là việc của mình, phải

ôm mọi việc lớn của non sông, phải cống hiến hết lòng cho đời Khát vọng thànhdanh khẳng định phận sự trong trời đất là một lý tưởng đẹp đẽ, hào hùng, làmnên những ước vọng cao cả và những ý định siêu phàm Bởi thế, kẻ sĩ một khi

đã mang lấy cái danh hiệu cao quý thì phải đeo đuổi và làm tròn sứ mệnh thiêngliêng của mình:

Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi!

Nhắn con tạo hoá xoay thời lại,

Để khách tang bồng rộng đất chơi

(Đời người thấm thoắt)

1.3.1.3 Quan niệm công danh

Có người cho quan niệm công danh của Nguyễn Công Trứ chỉ là quanniệm hưởng thụ, nhà thơ có vẻ say sưa với bả vinh hoa tầm thường Điều đóđúng hay sai? Xét toàn bộ cuộc đời và thơ văn ông, phải thấy quan niệm côngdanh của nhà thơ trước hết là nghĩa vụ người làm trai, là một món “nợ nần” phảitrả Kẻ làm trai nếu không trả được món nợ danh dự; ắt phải tự thẹn với mình,thẹn với giang sơn đất nước:

Cảnh muộn đi về nghĩ cũng rầu, Xem gương mà thẹn với hàm râu

( Muộn thành đạt)

Nguyễn Công Trứ không có quan niệm nào khác là con người sống trong

xã hội phải chiếm lấy một địa vị, để trên cơ sở đó làm việc “trí quân trạch dân”

Vì vậy, nên quan niệm công danh của ông thường gắn với quan niệm trung hiếu,quân thân

Phụng thờ hương khói bấy nhiêu đông

Trang 14

Một phút làm nên rạng tổ tông

( Nhà thờ thất hoả)

Muốn trả nợ cần phải hoạt động và hoạt động chính là chủ đích của cuộcđời nam nhi Khó khăn, gian lao bao nhiêu cũng không kể, cố gắng làm việc làtất cả Suốt cuộc đời Nguyễn Công Trứ dành cho hoạt động Khi ra làm quan,việc chính của ông thật rõ ràng: khai hoang, lập ấp; đánh Nam dẹp Bắc Thế màcon đường làm quan của ông lại nhiều nỗi thăng trầm, hai lần bị giáng, một lần

bị cách tuột làm lính, gặp cảnh gian nan ông vẫn không sờn lòng nản chí “ làm

tướng không lấy làm vinh thì làm lính cũng không lấy làm nhục”, cái hư danh

ông không màng, phải có hành động trước đã

Công danh đối với Nguyễn Công Trứ không phải là cái đích cuối cùng mà

là phương tiện để thực hiện lý tưởng cao đẹp Công danh ấy là phần thưởng tấtnhiên phải có, để đánh dấu giá trị con người là cái bằng chứng của sự tranh đấuquyết liệt với mọi khó khăn ở đời Tìm đến công danh, Nguyễn Công Trứ chỉtìm một sự thoả mãn tinh thần rất cao nhã thanh khiết, chứ không phải vì chuộng

áo mão, cân đai hoặc cái lợi vật chất bên ngoài Công danh của ông không phải

là thứ công danh rỡm để bất cứ ai cũng tranh giành đeo đuổi, mà là ánh sáng làmrạng rỡ thân thế nam nhi

1.3.2 Con người phận sự

1.3.2.1 Con người nho sĩ

Sống ở đời, mỗi người có một nghề nghiệp, nghề nghiệp đó vừa là conđường sinh sống của bản thân, vừa là phương tiện đóng góp cho đời, cho xã hội.Hơn ai hết, Nguyễn Công Trứ hiểu rõ vị trí nghề nghiệp của mình và ông tự hào

là mình được làm kẻ sĩ Nhưng đối với Nguyễn Công Trứ, ông chỉ muốn làm kẻ

sĩ kiêm chiến sĩ, để chiến đấu với đời không những bằng bút mực, mà còn bằng

cả cung tên, gươm giáo; để phục vụ triều đình không những bằng công việctham mưu hiến kế, mà còn bằng cả con đường tự mình tổ chức và thực hiệnnhững chủ trương mình đề ra

Đằng sau danh hiệu “kẻ sĩ” là những khái niệm “phận làm trai”, “chí

nam nhi”, “đấng anh hùng Danh hiệu nào cũng đều nói lên một mục đích, một

ý chí, một nguyện vọng của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ vào đời với một khát vọng lớn lao, cố gắng học tập,học tập để đi thi, phò vua giúp nước Là nho sĩ, nhưng bao giờ ông cũng xuấthiện với tư thế là một chủ thể tích cực, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu

Trang 15

trâch nhiệm Thănh công của Nguyễn Công Trứ cũng lă thănh công của mộtviệc lăm phù hợp với yíu cầu phât triển của xê hội phong kiến.

Cũng như tinh thần hăng hâi phấn khởi, tđm trạng thất bại, chân chườngcủa Nguyễn Công Trứ cũng vang lín trong lời lẽ trâch móc vă tiếng thở thanbực tức:

Hêy còn quanh quẩn trong vòng ấy

Ắt hẳn ghe phen phải lộn nhăo

(Vịnh trò leo dđy)

Nguyễn Công Trứ chẳng những không bi quan chân chường phủ định măkhẳng định cuộc đời vă vai trò của con người trong cuộc sống Câi hấp dẫn lớnđối với thế hệ thanh niín trong thơ ca ông, lă lòng yíu đời, tinh thần lạc quan văchí quyết tđm dường như không bao giờ tắt

Niềm tin của Nguyễn Công Trứ dựa trín tăi, đức, vă chí của mình; nhất lẵng tin ở sự rỉn tđm luyện chí của mình, kinh qua con đường đời gập ghềnh:

“Có từng gian hiểm mình căng trí’; ông không hề khoa trương ảo tưởng về

mình, chính ngay bản thđn cuộc đời chìm nổi của ông lă một hình mẫu sinhđộng

Với ông, đê sống không thể không có công danh Nó tạo nín sức mạnh lýtưởng của ông Câi quý nhất lă Nguyễn Công Trứ đặt ra với tất cả nhiệt tđm: vấn

đề vai trò tích cực của con người đối với cuộc đời, tức lă con người sống phải cóchí, có hoăi bêo, tự rỉn luyện để lăm được nhiều việc có ích cho đời

1.3.2.2 Chí nam nhi

“Chí nam nhi” lă quan niệm về sự nghiệp câ nhđn của kẻ lăm trai gồm : chí

anh hùng, sự “tang bồng hồ thỉ”, khí tiết trượng phu, mộng công hầu khanhtướng vă lòng khât khao muốn lưu danh thiín cổ

Sinh ra vă lớn lín trong hoăn cảnh gia đình vă thời cuộc lúc bấy giờ,Nguyễn Công Trứ nuôi câi hoăi bêo lớn lao lăm cho rạng rỡ măy mặt, đẹp đẽdòng họ, lưu danh sử sâch, ông đê khĩo mượn một đề tăi bình thường (nhă thờthất hoả) để gửi gắm ý nghĩa lớn lao:

Trống đânh vang lừng miền ấp lý, Tăn bay giấy giới cõi tđy đông.

Lăng trín xóm dưới đem đầu lại,

Kẻ ngược người xuôi ngảnh mặt trông.

( Nhă thờ thất hoả)

Chí nam nhi theo ý ông lă đạt kỳ được câi địa vị: địa vị một kẻ đứng trín mọingười, được xê hội bâi phục, kính sợ, khen ngợi

Trang 16

Đối với ông, đời trai phải vẫy vùng ngang dọc, tích cực đấu tranh nơi đầusóng ngọn gió, đảm đương những trách nhiệm khó khăn, làm được những việcphi thường, tiến tới dựng nên một sự nghiệp anh hùng là cái tột đỉnh của côngdanh, cái đích đẹp nhất của chí nam nhi

1.3.2.3 Tuyên ngôn hành động

Nguyễn Công Trứ là người có phẩm chất tài năng thực thụ, ông nhận thứcrất rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước và tuyên bố những dự định lớn lao

mà mình sẽ thực hiện trong cuộc đời

Ông nêu lên lý do tồn tại của mình trên cõi đời, tự chịu trách nhiệm về sựtồn tại và lý giải sự tồn tại để mọi người biết

Kình thiên một cột giơ tay chống Dẫu gió lung lay cũng chẳng nao

( Hội gió mây)

Ông tin ở chí nguyện của mình, tin quả quyết, tin thành thực, nên dù thi hỏng,

dù đỗ muộn ông vẫn hy vọng

Khi vui giễu cợt mà chơi vậy, Tuổi tác ngần này đã chịu đâu?

(Muốn thành đạt)

“Tuổi tác ngần này đã chịu đâu?” Câu thơ tràn ngập một niềm hy vọng, sự kiên

nhẫn và niềm lạc quan tin tưởng ở mình

Ông luôn tự kích thích bằng sức tự tin phi thường:

Còn trời, còn đất, còn non nước

Có lẽ ta đâu mãi thế này

(Người giỏi thường nghèo)

1.3.3 Con người hành lạc

1.3.3.1 Triết lý “Nhân sinh quý thích chí”

Ở Nguyễn Công Trứ, tinh thần trách nhiệm rất cao, nhưng ông luôn trở vềvới ao ước cá nhân của riêng mình:

Trang 17

Ngoài vòng cương toả chân cao thấp Trong thú yên hà mặt tỉnh say

(Thú ẩn dật)

Nguyễn Công Trứ rất bình thản trước việc mất chức hay bị thị phi Rấtnhiều lần, ông bày tỏ và muốn được thoả chí, vui triết lý “ nhân sinh quý thíchchí” Với Nguyễn Công Trứ, cho dù lý trí đạo đức có khắt khe như thế nào, thìmột khoảng trời tự do luôn được thể hiện Nguyễn Công Trứ là hiện thân củacon người tự do trong cõi tục Có được tự do như thế, bởi vì ông là kẻ dám làm,dám chịu, dám chơi Ông có khả năng đứng trên tình thế, đứng ngoài trần ai

Ai say, ai tỉnh, ai thua được

Ta mặc ta mà ai mặc ai

( Cầm kỳ thi tửu)

Ý thức về sự vô nghĩa của cuộc đời; và để cuộc đời khỏi vô nghĩa là một bănkhoăn, day dứt cá nhân ở ông Chính do ý thức cá nhân chi phối, nên cái băn khoănnày ở Nguyễn Công Trứ trước hết là vì mình, vì sự tồn tại một giá trị độc lập của mình

Một lưng một vốc kém chi mô, Cho biết chanh chua, khế cũng chua.

Đã chắc bữa trưa chừa bữa tối,

Mà tham con giếc, tiếc con rô.

Trăm điểu đổ tội cho nhà oản Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa.

Khó bó cái khôn còn nói khéo, Dầu ai có quấy vấy nên hồ

( Trò đời)

Tuy vẫn chấp nhận khuôn khổ của trật tự xã hội vốn có, nhưng NguyễnCông Trứ có cách làm biến dạng và làm thay đổi nó, nếu ông muốn Ông nhưđối lập với chính mình để đi sâu vào tận cõi lòng, hiểu cho rõ hơn tính khí củamình, từ đó hiểu hơn nỗi đời và ứng xử tốt hơn

Dở dang với rượu khôn từng chén Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời

( Cầm kỳ thi tửu)

Nguyễn Công Trứ luôn tìm ra rất nhiều những thú vui; từ những thú vuithanh tao cho đến những thú vui trần tục và từ thú ngao du đến thú rượu thơ,thậm chí là thú “ đỏ, đen”, kể cả thú ả đào

Non nước, nước non ngao ngán nỗi,

Cỏ hoa hoa cỏ ngẩn ngơ chiều

Trang 18

Vườn hoa kia để ai rong rả, Ong bướm xông pha dáng cũng nhiều

Của trời trăng gió kho vô tận Cầm hạc tiêu dao đất nước này

( Thú ẩn dật)

Nguyễn Công Trứ cũng đã thực hiện rất đích đáng vai trò của mình bằngcác hoạt động đầy cá tính Hành trình của ông “ lên voi xuống chó” liên tục,nhưng do có quan niệm “ nhân sinh quý thích chí” nên dù ở hoàn cảnh nào, ôngđều tìm thấy sự thoải mái Đây là khả năng thích ứng cao độ, đồng thời cũng làcái trẻ trung vĩnh viễn của con người cá nhân Nguyễn Công Trứ

Cái quý ở cá nhân Nguyễn Công Trứ là ở chỗ biết chơi, dám chơi vìđây là biểu hiện của trình độ sống, của một khả năng vươn tới tự do Nhà thơ

người Đức F Sile từng nói: “ Con người chỉ chơi khi nó là con người trong

ý nghĩa đầy đủ của từ này và con người chỉ thực sự đúng là người khi chơi”.

Điều này có thể ứng dụng với trường hợp Nguyễn Công Trứ trong văn họctrung đại Việt Nam

1.3.3.2 Sống nhàn và hành lạc

Triết lý cầu “nhàn”

Nguyễn Công Trứ thường ca tụng “cảnh nhàn”, có thể xem ông là mộttrong những thi sĩ của “cảnh nhàn” nổi tiếng nhất trong thơ văn Việt Nam thờitrung đại

Theo Nguyễn Công Trứ, người ta ở đời ít khi được thảnh thơi Nhưng khi

đã lao tâm, lao lực, thì cần phải nhàn “Nhàn” ở đây, lẽ cố nhiên là những giờ

phút an nghĩ để cho tâm trí khỏi quá mệt nhọc, chứ không phải là đoạn tuyệt vớiđời, rút lui về ở ẩn

Vậy thế nào là “biết nhàn”? Biết nhàn là biết sắp đặt đời sống của mình,

tạo nên những giờ phút thảnh thơi, và không bỏ lỡ cơ hội nào để vui thú kỳ- thi- tửu Như vậy, nghĩa là bất cứ lúc nào, cũng có thể nhàn được Muốnthực hiện được, phải có đủ nghị lực để gác bỏ chuyện đời một bên, phải có một

Trang 19

cầm-tâm hồn tráng kiện như Nguyễn Công Trứ mới có thể an nhàn như thế giữa cáiquay cuồng của xã hội phong kiến triều Nguyễn.

Người nam nhi, sau khi đã làm tròn nhiệm vụ, thì có quyền nghỉ ngơi, sống annhàn và hành lạc Nhàn có thể xem như là cái phần thưởng dành riêng cho người đãhoạt động nhiều cho nghĩa vụ, nhàn ở đây chỉ bổ túc cho hành động Đã là phầnthưởng, nên nhàn có tính cách hưởng thụ, nhàn và hành lạc thường đi đôi với nhau

Đến khi già, Nguyễn Công Trứ đã thực hiện cảnh nhàn như thế nào? Cóphải ông hưởng cái lạc thú điền viên, để tâm hồn phiêu diêu trước cảnh đẹp

thiên nhiên, say sưa với cầm- kỳ- thi- tửu Từ cái quan niệm“nhàn” đầy lạc quan trong thời niên thiếu, đến cái “nhàn” khi về già phải qua đoạn đường làm

quan nay vinh mai nhục đã làm cho tâm hồn ông giữ mãi một cảm giác chánchường, một dư vị đắng cay chua chát:

Liếc mắt coi chơi trời lớn bé, Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay,

( Thú ẩn dật)

Công danh và phú quý, thế sự thăng trầm, bao nhiêu thành bại đối vớiNguyễn Công Trú chỉ là gió thoảng mây bay, không còn có ý nghĩa thúc giục,lôi cuốn như trước nữa Nghĩ lại quá khứ dường như ông không muốn nhìn nhận

nó và đối với ông thú nhàn là quí hơn cả:

Thái bình vũ trụ càng thong thả Chẳng lợi danh chi lại hoá hay

(Thú ruộng vườn))

“Sống nhàn” của Nguyễn Công Trứ là sự khẳng định cá nhân một cách

tích cực chủ động Ông không lập luận sống nhàn như thường lệ, mà chỉ cho

rằng sống nhàn như là quyền được sống “Cái nhàn” của ông là kết quả của sự

nhận thức, của sự tự biết, tự thoả mãn, như là mặt sau của sự tự cho mình đã

sống đủ Quan niệm “sống nhàn” của Nguyễn Công Trứ mang đến cho chúng ta

ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, độc đáo, đó là “vô sự”, “vô cầu” và “ phi vụ lợi”.

Trang 20

cái hành lạc của ông thành một quan niệm, một triết lý sống có ý nghĩa.Vốntừng đã “lên voi xuống chó” quá nhiều, trải nghiệm mọi sự đời, nên ông nhìnđời thoải mái, phóng túng, lạc quan.

Trong cuộc hành lạc, Nguyễn Công Trứ đã tỏ thấu được ý nghĩa của cuộcchơi và hưởng được cùng tận cái sinh thú kỳ diệu của mỗi trò tiêu khiển Ông đã

tỏ ra sành sõi trong cái thú “yêu hoa” nghệ thuật và tình tứ:

Vì chút tình duyên nên đằm thắm, Khéo làm cho bận khách làng chơi

( Bỡn cô đào già)

Ông vui với thú ngâm thơ, uống rượu nghênh ngang và phóng khoáng:

Ai say ai tỉnh ai thua được,

(Cầm kỳ thi tửu)

Triết lý hành lạc của Nguyễn Công Trứ đòi hỏi một sự làm chủ bản thâncao độ, sự hun đúc ý chí, mài rũa tài nghệ Trong sự chơi ấy, đằng sau cái say

mê là sự tỉnh táo, đằng sau cái hăm hở là sự bình tĩnh, bên cạnh chí hiếu thắng là

sự sẵn sàng chấp nhận thất bại, là thái độ “nhập cuộc” nghiêm túc song hành vớicái nhìn thanh thản, nhẹ nhõm, cười cợt đối với cuộc chơi

Trời đất cho ta một cái tài, Giắt lưng dành để tháng ngày chơi

(Cầm kỳ thi tửu)

1.3.4 Con người nhân đạo

1.3.4.1 Con người giàu tình cảm

Tình yêu con người, tình yêu đất nước

Sự nghiệp Nguyễn Công Trứ gồm hai phần: một thuộc về võ công, mộtthuộc về chính trị

Về võ công, Nguyễn Công Trứ là một nhà quân sự: dẹp cuộc khởi nghĩaPhan Bá Vành ở Nam Định (1826), dẹp giặc bể ở Quảng Yên (1838), dẹp cuộckhởi nghĩa Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833), đánh thành Trấn Tân (1841)

Trang 21

Qua những hoạt động quân sự của Nguyễn Công Trứ cho thấy ông là vị tướngrất năng nổ, sẵn sàng dấn thân xông pha bất cứ chỗ nào có chiến tranh, tự mìnhtham gia trận mạc

Về chính trị, Nguyễn Công Trứ là nhà khai hoang có tài, và ông tỏ ra lỗilạc trong việc tổ chức khai hoang, làm thuỷ lợi Trong hoàn cảnh lịch sử đầu thế

kỷ XIX, việc làm của Nguyễn Công Trứ ở Tiền Hải, Kim Sơn nói lên trình độcủa ông một “tổng công trình sư” xuất sắc Nguyễn Công Trứ đã góp phần cônglao nổi bật trong lịch sử dân tộc và thể hiện người có cái nhìn sáng suốt, mạnhdạn, thẳng thắn và tiến bộ

Giáo sư Lê Thước nhận xét: “Cụ Nguyễn Công Trứ là một bậc anh hùng

hào kiệt một nhà chính trị có tài kiến thiết, có chí kinh luân Tiếc thay sinh phải cái thời đại bế tắc, ở vào cái hoàn cảnh hẹp hòi, trên vua thì nghi kỵ, dưới các quan thì phần nhiều là bọn dung tục chẳng có tin tưởng gì, cao thượng, kiến thức gì sâu xa, đã không tán thành cho cụ, lại đem lòng ghen ghét kiếm cách mà bắt bẻ gièm pha để làm trở ngại công việc cụ” [69, tr 20].

Một nhà thơ luỵ tình

Cũng như phần đông các thi sĩ khác, ông đã biết thế nào là tình ái, đã sốngqua những giây phút thổn thức, hồi hộp, hoặc buồn man mác khi tâm hồn vươngvấn một hình ảnh, một mối tình:

Liếc trông giá đáng mấy mười mươi Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười

(Bỡn cô đào già)

Sầu tình có nhiều thứ, nhưng cái sầu tương tư có lẽ đậm đà nhất và ámảnh tâm hồn nhiều nhất Tình cảm ấy rất khó thổ lộ, thế mà ông đã phô bày rađược một cách dễ dàng và thành thật:

Tương tư không biết cái làm sao, Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào, Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện.

Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao, Trăng soi trước mặt ngờ chân bước, Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.

Một nước một non người một ngả, Tương tư không biết cái làm sao?

(Tương tư)

Trang 22

Nguyễn Công Trứ trực tiếp nói đến giá trị của tình ái với ông bằng một sựhãnh diện Đời sống tình cảm cá nhân của ông đậm đà, sôi nổi với nhiều cungbậc khác nhau Lúc thì than thở, mơ màng, lúc thì rung động và say sưa

Non nước, nước non ngao ngán nỗi,

Cỏ hoa, hoa cỏ ngẩn ngơ chiều, Vườn hoa kia để ai rong rả, Ong bước xông pha dáng cũng nhiều

(Trách tình nhân)

1.3.4.2 Nhà thơ ôm mối sấu nhân thế

Triết thuyết nhân sinh

Trời sinh ra vạn vật phú cho mỗi vật một cái tính, một ít năng lực sống, vàmuốn tồn tại thì phải vận dụng cái sở năng ấy Núi đứng, sông đi, chim bay, hoa

nở Đó cũng là kiếp của mỗi vật

Nguyễn Công Trứ nói đến cái nợ phong lưu, cái nợ nguyệt hoa, y nhưcái “ nợ tang bồng” Công danh là cái nợ thì lúc trả xong nợ rồi chẳng có gì

để vênh vang Đối với ông, không chỉ cầm- kỳ- thi- tửu mới là chơi, màcông danh sự nghiệp cũng là trò chơi cả Không chỉ du sơn du thuỷ, đánh bàiđánh bạc, hát ả đào là chơi, mà vận dụng tài trí, thi thố kinh luân, dẹp giặc

an dân cũng là chơi:

Trời đất cho ta một cái tài, Giắt lưng dành để tháng ngày chơi

(Cầm kỳ thi tửu)

Thái độ ứng xử của Nguyễn Công Trứ trước thực tế trớ trêu: Lúc còn

là “ bạch diện thư sinh” hàn vi, đến khi làm quan Nguyễn Công Trứ vẫn giữ nguyên quan niệm “phi vụ lợi” Vì thế, cái nghèo của ông không rơi vào chỗ

ảm đạm, bế tắc, chua chát Ông lý giải sự nghèo bắng ý thức chấp nhận thái

độ “người giỏi thường nghèo”, “vốn dĩ anh hùng mới có nghèo” Nguyễn

Công Trứ có cái nhìn lạc quan:

Tin xuân đã có nhành mai đó Chẳng lịch song mà cũng biết giêng

(Vui cảnh nghèo)

Mối sầu nhân thế

Thái độ Nguyễn Công Trứ đối với sự giả dối của người đời: ông rất căm

giận cái giả dối, thường pha một lớp vàng son cho hành động bỉ ổi và ông đảkích mạnh mẽ sự “tham phú phụ bần”.Với lập trường của một kẻ sĩ, NguyễnCông Trứ thấy mặt trái của đồng tiền, nên đã lên án gay gắt:

Trang 23

Hễ không điều lợi, khôn thành dại

Đã có đồng tiền dở hoá hay

(Nhân tình thế thái)

Tiền tài hai chữ son khuyên ngược Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi

( Thế tình bạc bẽo)

Nguyễn Công Trứ an phận lúc nghèo, vì tin ở cuộc đời tuần hoàn Nhưng

an phận chỉ là nhịn nhục, một sự cố gắng của lý trí:“Mới biết, khó tại giời giàu

tại số”; cho đến thế thái nhân tình, tình người “ bạc quá vôi” và “ mỏng quá mây”, nhưng “chung cuộc thì cũng tại trời”

Bởi trời đố kỵ, trời không thương người, có lúc Nguyễn Công Trứ khôngmuốn làm người, chỉ muốn làm cây thông vô tri vô giác

Ngồi buồn lại trách ông xanh Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mả reo!

1.3.4.3 Nhà thơ nặng lòng cảm mến thiên nhiên

Nguyễn Công Trứ cũng giống với những nhà thơ khác, tìm đến với thiênnhiên như người bạn, cùng chia sẻ lúc buồn, vui Có khi kéo thiên nhiên vào làmkhung cảnh, làm chứng cho tình cảm của mình, lúc thương nhớ ngậm ngùi, ông

đi ngắm trăng hỏi gió:

Trăng soi trước mặt ngờ chân bước, Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào

(Tương tư)

Có lúc Nguyễn Công Trứ đem tâm hồn thanh thản của mình đểthưởng thức sự thay đổi hình sắc thiên nhiên trong bức tranh bốn mùa

xuân, hạ, thu, đông: Xuân sang hoa cỏ đua tươi; Hạ sang tàn lửa càng

cao; Trời thu phảng phất gió chiều; Trời đông hơi giá như đồng Cảnh sắc

thiên nhiên bốn mùa qua cảm nhận tinh tế, tình cảm chân thành củaNguyễn Công Trứ hiện lên thật thi vị, lãng mạn

Nguyễn Công Trứ yêu hoa vì hương sắc của hoa, vì hoa vẽ ra dáng dấpcủa phái đẹp, vì hoa là sứ giả của tình yêu

Thiên nhiên còn đi vào trong thơ của Nguyễn Công Trứ với những hình

ảnh quen thuộc Cây thông có khi là bạn của kẻ ẩn dật: “Bạn tùng cúc xưa kia là

Trang 24

cố cựu” Thông còn biểu tượng cho kẻ trượng phu vì có sự tương đồng giữa chí

khí của trượng phu và sức chịu đựng của cây thông:

Bốn mùa ví những xuân đi cả, Góc núi ai hay sức lão tùng.

Giữa trời vách đá cheo leo,

Ai mà chịu rét thi trèo với thông.

Tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Công Trứ, chúng ta bắt gặp ở ông

có một tâm hồn phong phú, mặc dầu sống cách đây một thế kỷ mà vẫn mới mẻ,đáng được trân trọng và yêu mến Điều làm chúng ta ngạc nhiên nhất, là tâm hồn

ấy dường như chứa nhiều mâu thuẩn: nghèo hèn mà vẫn hành lạc phong lưu; hamchuộng công danh mà vẫn phỉ báng công danh; rất ghét đời mà vẫn lăn lộn với đời;

ra ganh đua với danh lợi mà không đê hèn, không ham của, không chịu làm giá áotúi cơm; hành lạc vui chơi mà không tầm thường, chỉ cốt tìm cái hứng tao nhã

Xét cho kỹ cái mâu thuẫn ấy của Nguyễn Công Trứ chỉ là bề ngoài, cáitâm lý sâu sắc ở ông vẫn đồng nhất trước sau như một Chính cái bản ngã vữngchắc của Nguyễn Công Trứ là sợi dây liên lạc để gây nên sự đồng nhất Vì lạcquan nên nghèo hèn mà không nản, vì ưa hoạt động nên tìm đến công danh vàchỉ chịu hưởng công danh một cách xứng đáng khi làm nên việc hữu ích chonước cho dân

Nguyễn Công Trứ làm cho ta phải thán phục Ông có được xem như làtấm gương mẫu mực của thanh niên: lạc quan, yêu đời, tin tưởng, bền chí, đeođuổi chí hướng, hoạt động hăng hái, gian nan cực khổ mà tâm hồn vẫn cứng rắn,lao lung điêu đứng mà không lùi bước trước khó khăn, kiêu hãnh một cách xứngđáng vì nói sao thì làm vậy, thực hiện hoài bão của mình, tưởng sống như ông,hành động như ông thật không hổ thẹn với thân thế nam nhi đứng trong trời đất

Trang 25

Nguyễn Công Trứ còn nêu cao cái nghệ thuật sống ở đời Sống như ôngthật đầy đủ và tài tình Sống mà thoả mãn được những ước vọng của một đời Sửdụng hoàn toàn những khả năng của mình, sống mạnh, sống vui, sống hiênngang, sống hùng dũng, có làm, có chịu, khó thì lại có hành lạc, có hứng thúham sống, giữ phẩm giá thanh cao, sống như vậy là đầy đủ cả mọi phương diện:vật chất, tinh thần.

Nguyễn Công Trứ là một trong những biểu tượng đẹp về con người trongnghĩa hoàn toàn của nó, có một tâm hồn mà ở đấy lý trí và tình cảm được hoàhợp cân đối, có một nền học vấn toàn diện, kiêm bách nghệ, có cái hào hoa

phong nhã của người nghệ sĩ lập ngôn, cái khí phách hiên ngang cái thế của người anh hùng lập công và tâm hồn phóng khoáng “chính tâm” của nhà hiền triết lập đức.

Trang 26

Chương 2 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT NGUYỄN CÔNG TRỨ

Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính: “Thời gian và không gian là những mặtcủa hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệthuật của tác phẩm Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộcphương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tácphẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật” [27, 85]

Giáo sư Trần Đình Sử viết: “Nếu hiểu thơ ca là cảm nhận thế giới thì thời

gian, không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và conngười [53, 85]

2.1 Không gian nghệ thuật

2.1.1 Giới thuyết khái niệm

Không gian là khoảng không bao la bao trùm lên tất cả sự vật hiện tượngxung quanh đời sống con người [20, 57]

Còn không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiệncon người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống [54, 89] Khônggian nghệ thuật thuộc phạm trù hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại,triển khai thế giới nghệ thuật Không gian nghệ thuật là trường nhìn được mở ra

từ một điểm nhìn, một cách nhìn Mỗi tác phẩm có không gian do tác giả lựachọn và miêu tả

Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật mang tính ước lệ, giàu

ý nghĩa cảm xúc Trong ngôn ngữ dân tộc, không gian đã được mã hoá thành ýnghĩa đời sống Chẳng hạn: cao cả, thấp hèn, nông cạn, sâu sắc, thiên vị, chínhtrực Người ta đã mượn ý niệm về không gian để miêu tả con người Đó làkhông gian nghệ thuật chung chung của mọi người Mỗi nhà văn, nhà thơ lạichọn, hoặc sáng tạo cho mình một không gian riêng

“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuậtthể hiện tính chỉnh thể của nó” [53, 83]

“Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật”[53, 89]

Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phươngthức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật Nếu thế giới nghệ thuật là thếgiới của cái nhìn và mang ý nghĩa, thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở

ra từ điểm nhìn, cách nhìn

Trang 27

Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có mộtnhân vật nào không có một nền cảnh nào đó; và không gian nghệ thuật là sảnphẩm sáng tạo của nghệ sĩ; nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quanniệm nhất định về cuộc sống

Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thếgiới nghệ thuật Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đờisống, mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật Sự miêu tả, trần thuật bên trong củatác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn Căn cứ vào điểmnhìn mà xác định được vị trí của chủ thể trong không gian

2.1.2 Đặc điểm của không gian nghệ thuật

2.1.2.1 Không gian nghệ thuật thống nhất, nhưng không đồng nhất với khônggian khách thể:

Bản thân không gian vật chất tồn tại khách quan, nghĩa là tồn tại của nókhông phụ thuộc vào ý thức của con người Không gian vật chất chỉ trở thànhkhông gian nghệ thuật, khi được tác giả cảm nhận về nó và qua đó thể hiện cáchcảm nghĩ của nhà văn về thế giới, là một quan niệm nhân sinh, một thái độ sống

trước cuộc đời Chẳng hạn “đêm khuya” là thời gian vật chất; còn “nước non”

là không gian tâm trạng trong thơ Hồ Xuân Hương

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

2.1.2.3 Không gian nghệ thuật mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc

Trang 28

Không gian trong văn học được biểu hiện bằng không gian mang tính ước

lệ tượng trưng: thuyền, bến sông, con đường, làng quê, mái trường

Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Ca dao)

Không gian nghệ thuật thể hiện tập trung cái nhìn, điểm nhìn, sự quan sát.Điểm nhìn là vị trí của chủ thể trong không gian, thể hiện ở phương hướng nhìn,khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn so với chủ thể (tác giả,nhân vật trữ tình)

2.1.3 Không gian nghệ thuật trong thơ Nôm Đường luật:

Trong văn học trung đại Việt Nam nói chung, thơ Nôm Đường luật nói

riêng đã xuất hiện nhiều mô hình không gian: không gian vũ trụ, không gian

sinh hoạt, không gian địa lý phong tục.v v Song nổi bật ở điểm nhìn không

gian của con người trong thơ Nôm Đường luật là sự bao quát vũ trụ; và có thểnói không gian vũ trụ là không gian vô cùng, vô tận, khoáng đạt, có tính bấtbiến và có ý nghĩa tượng trưng nhất

Trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi là không gian được mở rộng bằng các hình tượng ước lệ: sơn khê, lâm tuyền, giang san, bốn bể và bằng các hình tượng hiện thực gần gũi trong cuộc sống: đường, vườn, ao, hồ, sông, bến Không gian vũ

trụ, không gian thiên nhiên xuất hiện trong thơ Nôm Nguyễn Trãi được thể hiện quacái nhìn và tấm lòng của một nhà thơ suốt đời yêu nước, thương dân

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tịn mùi hương

(Bảo kính cảnh giới-43)

Thiên nhiên sinh động và tràn đấy sức sống được thi nhân đón nhận với

nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng

Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Bảo kính cảnh giới-43)

Không gian cuộc sống đồng nội, thôn quê với những hình ảnh chân thực,

mộc mạc đã đi vào thơ Nôm Nguyễn Trãi một cách tự nhiên

Trong thơ Nôm Đường luật Lê Thánh Tông nổi bật hai biểu tượng

núi-sông Đó là điều tất nhiên, vì ông là một vị vua nên cái nhìn nghệ thuật gắn với

những huyền thoại, truyền thuyết của văn hoá Việt Nam; mang đầy niềm tự hàokiêu hãnh về sự phồn thịnh của vương triều, của đất nước

Trang 29

Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, không gian vũ trụ được biểu hiện bằng những hình tượng ước lệ: sơn hà, lâm tuyền , điền viên; hình ảnh không gian có

sự cải biến; hình ảnh không gian thiên nhiên tự nhiên, gần gũi với cuộc sống ẩn

dật: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”, giữa con người và thiên nhiên có mối tương

thông, tương cảm hoà hợp sâu sắc

Phong phú, đa dạng hơn là không gian vũ trụ trong thơ Hồ Xuân Hương (không gian địa lý, không gian sinh hoạt ) Tất cả được Hồ Xuân Hương biểu hiện bằng những hình tượng mang ý nghĩa tượng trưng: Kẽm Trống, Đèo Ba

Dội, Giếng nước

Khác với Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan lại chọn những hình tượng ước lệ truyền thống: dặm liễu, ngàn mai, viễn phố, cô thôn, lối xưa, nền

cũ Cái nhìn nghệ thuật của nữ thi sĩ đối với thiên nhiên thật tinh tế, đượm vẻ cổ

kính, êm đềm, man mác nỗi hoài niệm về thời quá khứ vàng son đã qua

Nhìn chung, không gian vũ trụ tự nhiên trong thơ Nôm Đường luật của một

số nhà thơ tiêu biểu như đã nêu trên là muôn hình vạn trạng, nhưng đồng nhất vớinhau ở đặc điểm là không gian tĩnh lặng, ít biến động, thiên nhiên vũ trụ chủ yếu lànơi để nhà thơ gửi gắm tâm sự trước thời thế Màu sắc, đường nét, hình khối củakhông gian trong thơ Nôm Đường luật của các thi sĩ thật lung linh, hư ảo

2.1.4 Không gian nghệ thuật trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Công Trứ

2.1.4.1 Không gian điền viên, thôn dã

Đã từ bao đời nay, cuộc sống thôn quê, dân dã đã đi vào trang thơ với biếtbao vẻ đẹp mộc mạc, giản dị Chính cái vẻ đẹp êm ả, thanh đạm của làng quê ấy

là chốn đi về của các nho gia Sau thời gian lăn lộn ở chốn quan trường, chánngán danh lợi, họ trở về với thú điền viên, ẩn dật để tận hưởng cuộc sống thanhnhàn Đây cũng là lúc các nhà thơ trở về với chính mình và sống thật với lòngmình

Không gian cuộc sống con người nơi thôn dã

Không chỉ Nguyễn Công Trứ, mà trước và sau ông đã có không ít nhà thơ

như: Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân cư sĩ), Nguyễn Khuyến (Tam Nguyên Yên Đỗ) đã đưa vào trong thơ không gian điền viên thôn dã bằng những trải nghiệm

của riêng mình

Trong thơ Nguyễn Khuyến không gian điền viên thôn dã được tác giả

miêu tả qua cuộc sống thanh bần của người dân ở làng quê Yên Đỗ của ông:

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trầu cau chẳng dám mua

(Nguyễn Khuyến-Chốn quê)

Trang 30

Hay cảnh lụt lội mất mùa:

Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi

( Nguyễn Khuyến- Nước lụt Hà Nam)

Còn nhà thơ Tú Xương đã từng chứng kiến cảnh nước lũ năm Bính Ngọ

đã đưa cuộc sống người dân vào cảnh khó khăn, khốn cùng

Thử xem một tháng mấy kỳ mưa, Ruộng hoá ra sông nước trắng bờ

Chưa chán ru mà quấy mãi đây

Nợ nần dan díu bấy lâu nay

(Than nghèo)

Cái nghèo cùng cực gay gắt, nghèo đến thiếu cả những sự vật cần thiết Thật xót

xa khi tết nhất, ông cố vui chơi với mọi người ngày tết trong cảnh

Bánh chưng chất chật chừng ba chiếc Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu Trừ tịch kêu vang ba tiếng pháo Nguyên tiêu cao ngất một gang nêu

(Người giỏi thường nghèo)

Người quân tử ở Nguyễn Công Trứ đã có lúc phải bó tay chịu nhục trước cảnhnghèo khó:

Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt Anh hùng khi gấp phải khoanh tay

(Than nghèo)

Trang 31

Tuy không sống cùng thời, nhưng ở Nguyễn Công Trứ, so với NguyễnKhuyến và Tú Xương quả có điểm giống nhau khi viết về cuộc sống điền viênthôn dã Dù viết về cuộc sống của riêng mình, hay viết về người dân của quêmình, các nhà thơ đều phản ánh rất thực và gửi vào đó những tình cảm chânthành Đó cũng chính là tấm lòng của Nguyễn Công Trứ đối với người dân, đốivới quê hương nghèo khổ cùa ông.

Không gian thiên nhiên tự nhiên nơi thôn dã

Nhắc đến thiên nhiên làng quê Việt Nam thì không thể không nhắc đến thi

sĩ Nguyễn Khuyến- người được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

với “chùm thơ thu” nổi tiếng trên văn đàn thi ca.“Chùm thơ thu” được xem là

kỷ vật mà thi nhân vườn Bùi tặng cho thi ca mai hậu” [19, tr34]

Nguyễn Khuyến như tạo ra thế giới cho riêng ông và gửi gắm vào đó cả

tâm hồn- một tâm hồn thanh cao, một khí tiết cao cả; một khí tiết không như

kiểu tùng bách dám đương đầu với gió to sóng cả, mà là “ Thanh phong đông cô

trúc”; luôn giữ mình thanh cao, luôn xao mình dù chỉ một làn gió nhẹ “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”.

Trong cõi thu của Tam nguyên Yên Đỗ hiện lên một nếp nhà đơn sơ

“Năm gian nhà cỏ thấp le te” không cao sang mà dung dị, mộc mạc, thuộc về

đời quê, thú quê Đây là chốn thanh sơ dành cho nếp sống thanh bạch của những

người thanh khiết Khoảng không gian của ao thu xanh biếc có thuyền câu, có

trăng thu, ngõ tối đêm sâu; không gian thu mở rộng vô tận với bầu trời mùa thu:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”; và vọng mãi trong không gian ấy tiếng

ngỗng xa xăm, lạc lõng

Phía sau bức tranh thu là nhân cách nhà thơ, thưởng thức thiên nhiênkhông phải bằng tâm trạng thư thái, mà mang nặng tâm sự ẩn kín của một nhànho Cảm xúc vừa dâng lên thì nỗi niềm cản lại, nhưng cũng không sao giữ mãi

được; và đã có lúc ứa thành nước mắt “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”

Nếu như Nguyễn Khuyến có bức tranh thu đặc thù, thì Nguyễn CôngTrứ có bức tranh bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông phổ quát Đặc biệt là bứctranh mùa đông của Nguyễn Công Trứ lại có một vẻ đẹp riêng của thiênnhiên Mùa Xuân thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nẩy lộc Trái lại, mùađông thì rét mướt băng giá, cây cối tiêu điều Trong số các loại cây, có câythông không sợ lạnh, chịu đựng khí hậu khắc nghiệt của mùa đông, cho nên

nó vẫn xanh tươi khi đông về Thông lại đứng hiên ngang nơi góc núi, mặccho gió giật, tuyết gieo, băng giá thấm vào gốc cành và lại còn lên tiếng reo

vi vu như thách thức cùng trời đất

Trang 32

Bốn mùa ví những xuân đi cả, Góc núi ai hay sức lão tùng

(Vịnh mùa đông)

Giả như bốn mùa đều là mùa xuân cả, cây nào cũng xanh tươi thì ai hay aibiết sức chịu đựng của cây thông già Mùa đông đến với cái rét cắt da cắt thịt,nhưng đối với thông là một dịp, là cơ hội thuận tiện để nó chứng tỏ khả năngphi thường của mình Đó là sự khám phá và biểu hiện nên thơ có ý nghĩa đặctrưng của Nguyễn Công Trứ

Hình ảnh cây tùng già nơi góc núi biểu tượng cho người quân tử, bậctrượng phu Hoàn cảnh khốn khó đối với người xuất chúng chính là dịp tốt để họ

tỏ rõ khả năng của bản thân Thông qua hình ảnh cây thông già, Nguyễn CôngTrứ gửi gắm chút tâm sự riêng Nguyễn Công Trứ đã trải qua thời niên thiếucùng cực có nhiều gian nan, lận đận trên đường đời, nhưng ông đã đem chí khíkiên trung để khắc phục hoàn cảnh, tỏ rõ mình là bậc trượng phu xứng đáng

Không gian của cảnh đón tết

Đối với người Việt Nam phong tục mừng xuân, đón tết đã trở thành nét vănhoá truyền thống của dân tộc Cái khoảnh khắc đầu xuân nó thiêng liêng biếtbao đối với người dân Họ hy vọng năm mới đến, những niềm vui và sự maymắn cũng đua nhau đến; bao rủi ro, buồn bực thì theo năm cũ mà qua đi Khônggian tết có nét độc đáo riêng, nên nó trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệlàm thơ

Có một nhà sư đã gửi gắm vào mùa xuân một triết lý sống, một niềm lạcquan, yêu đời:

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua, một nhành mai nở trước sân.

(Cáo tật thị chúng- Mãn Giác thiền sư)

Trong thơ ca Việt Nam trung đại lại có hiện tượng đặc biệt nữa, là có hai nhàthơ sống cách xa nhau nhưng lại cùng diễn tả cảnh đón tết giống nhau Lẽ

thường đón tết phải có những thứ đặc trưng của ngày tết: cây nêu, dây pháo, trà

rượu, bánh chưng, giò lụa Nhưng vì gia cảnh túng quẫn, nên các nhà thơ của

chúng ta không có, hay có không đủ để đón xuân

Chúng ta hãy xem cảnh đón tết của nhà thơ Tú Xương trong bài “Cảm tết”

Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo Tiền bạc trong kho chữa lĩnh tiêu Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu

Trang 33

Bánh chưng sắp gói, e nồm chảy Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu Thôi thế thì thôi đành tết khác Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo

(Cảm tết- Trần Tế Xương)

Nguyễn Công Trứ trong bài thơ “Tết nhà nghèo”cũng không kém gì Tú Xương

Tết nhất anh ni ai nói nghèo Nghèo mà lịch sự đố ai theo Bánh chưng chất chật chừng ba chiếc Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu Trừ tịch kêu vang ba tiếng pháo Nguyên tiêu cao ngất một gang nêu

Ai xuân anh cũng chơi xuân với Chung đỉnh ơn vua ngày tháng nhiều

(Tết nhà nghèo- Nguyễn Công Trứ)

Cả hai bài thơ nổi lên tính tự trào, tiếng cười bật ra do lời lẽ lúng túng,

vòng vo: Nguyễn Công Trứ vừa bảo “tết nhất anh ni ai nói nghèo” lại thừa nhận ngay“nghèo mà lịch sự”; còn Tú Xương thì“Anh em đừng nghĩ tết tôi

nghèo” có vẻ dứt khoát thế, xong lại nói “Thôi thế thì thôi đành tết khác”.

Cái riêng của mỗi bài thơ là các đồ vật, thức ăn được nêu lên và lí dokhông có chúng vào thời điểm tết nói lên: ở Trần Tế Xương các thứ được coi đồ

ăn thức uống ngày tết, với lí do không có là thuộc về nhà hàng, người bán hàng,

về giá cả chưa phù hợp, về thời tiết không thuận; không gian liên tưởng ở đây làthị thành, chợ búa Riêng Nguyễn Công Trứ thì nói ngược các biểu hiện của cái

tết đầy đủ: bánh chưng “chất chật”, rượu thuốc “ngâm đầy”, pháo “kêu vang”, nêu “cao ngất”

Có thể so sánh hai bài thơ

Tác giả

Bài thơ

Thực phẩm, đồ vật được nêu

Lí do không có

Không gian liên tưởng

Tâm lí chủ thể trữ tình

Tết nhà

nghèo

Bánh chưng, rượu, pháo, nêu

Không có đủ vìnghèo

Nhà Chủ động

Cảm tết

Rượu cúc, trà sen, bánh chưng, giò lụa

Người bán hàng, giá cả và thời tiết

Thành thị Bị động

Trang 34

So sánh giọng điệu của hai nhà thơ, cho thấy, Nguyễn Công Trứ có chấtgiọng khoẻ khoắn, sự dụng công nghệ thuật, để bật được tiếng cười thật sự, ôngcười cái nghèo khó của mình, nhưng không bi quan tuyệt vọng Còn Tú Xươngcũng có chất giọng rắn rỏi và cũng dụng công nghệ thuật để bật lên tiếng cười;nhưng ở đó là tiếng cười chua chát, bê tắc.

Như vậy, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng hai tác giả không cùng thời lại

gặp nhau ở suy nghĩ và nghệ thuật diễn đạt “có mà không” Cái sáng tạo của hai

ông qua việc chuyển nội dung cười cợt hai mặt của nó sang việc liên quan đếnviệc ăn uống, đãi đằng ngày tết là nỗi xót xa của người trong cuộc; đã đem đếncho người đọc bao nỗi niềm xúc cảm về cuộc sống một thời của các nho gia

Không gian của những thú nhàn hưởng lạc

Tận hưởng mọi lạc thú trên đời là việc làm mang tính tự nhiên của conngười Nhưng xã hội phong kiến nhìn vấn đề này rất nghiêm khắc Con ngườidường như khó có thể bước ra khỏi vòng cương toả của tư tưởng nho giáo đểsống tự do theo sở thích của mình Họ có thể tìm đến với thiên nhiên để trải lòngmình cùng thiên nhiên Chính điều đó mà thiên nhiên trở thành không gian tậnhưởng độc đáo và thanh tịnh của con người trong văn học trung đại Việt Nam

Nguyễn Công Trứ không hưởng nhàn như Nguyễn Bỉnh Khiêm ở BạchVân am, như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn cốt để thấu hiểu lẽ trời đất, mà thích nhàn

hưởng lạc thoả thích những thú vị của cuộc đời: câu thơ, bầu rượu, tiếng đàn,

cuộc cờ, tổ tôm, thú ruộng vườn, ẩn dật

Trở về với thú điền viên vui cùng cây cỏ, thiên nhiên, Nguyễn Công Trứhọc theo Lã Vọng (Trung Quốc) từng ở ẩn, sau ra làm tướng giúp vua lập thànhnghiệp lớn Trong không gian điền viên, thôn dã, Nguyễn Công Trứ hoà mìnhvào thiên nhiên, tự do, tự tại không bị ràng buộc trong khuôn khổ nào hết

“ngoài vòng cương toả chân cao thấp”, mặc sức đi gió về trăng, gác ngoài tai

hết mọi sự đời:

Ai say ai tỉnh ai thua được

Ta mặc ta mà ai mặc ai

(Cầm kỳ thi tửu)

Nguyễn Công Trứ đã từng hăng hái, nồng nhiệt muốn cho “phỉ sức vẫy

vùng bốn bể” Song những sự thăng trầm, những kinh nghiệm chua cay mà ông

từng nếm trải, những gương thế thái nhân tình đã làm ông chán ngắt NguyễnCông Trứ quay về với cuộc sống an nhàn, làm bạn với tùng, cúc, vui cùng gió

trăng như khi chưa hiển đạt “Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say”

Trang 35

Nguyễn Công Trứ là người ham chuộng công danh Đành rằng chữ

“danh” của ông không phải là hư danh, nhưng muốn lập nên nghiệp lớn ông,phải lăn mình vô “vòng danh lợi” của đám người tầm thường Tất nhiên là ôngnếm đủ vị mặn, nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi Vì thế, ông chán ngắt cảnh sốngphồn hoa, đô hội, ông lui về quê, hưởng thú an nhàn

Của trời trăng gió kho vô tận Cầm hạc tiêu dao đất nước này

(Thú ẩn dật)

Những bài thơ “Thú ruộng vườn”, “Thú ẩn dật”, “Cầm kỳ thi tửu” phảng

phất cái khí vị phóng dật, tự do, và bàng bạc cái phong lưu, thanh thản, dung dịcủa một tâm hồn thanh bạch và cao quí

2.1.4.2 Không gian cung đình, công đường

Khát vọng đi thi, đỗ đạt

Đối với Nguyễn Công Trứ, thi cử chỉ là phương tiện để ông thực hiệnhoài bão lớn lao của một nam nhi: giúp vua, cứu dân, báo đáp trung hiếu, lưudanh hậu thế

Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông

(Đi thi tự vịnh)

Nguyễn Công Trứ quan niệm là người con trai thì phải học hành và thi đỗ,nhưng không phải là để bon chen danh lợi Kẻ nam nhi mà không hoạt động đểthoả chí tang bồng, để lưu lại sự nghiệp ở đời, để xứng đáng là người đứng trong

trời đất, thì họ sẽ mục nát như cỏ cây “Không công danh thà nát với cỏ cây”

Nguyễn Công Trứ là một con người hành động Trong quan niệm về ngườianh hùng, điểm đặc sắc nhất về người con trai lý tưởng của ông là đức tính bềnchí và lòng bất khuất Dầu rơi vào cảnh ngộ nào, tác giả quyết bền chí anh hùng

Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay

(Người giỏi thường nghèo)

Dù sao người trai đã “đi không” thì không nhẽ “về không”, nên hãy bền gan chờ đợi “Rồi ra mới tỏ mặt anh hùng” Tuy vậy, người trai cũng không

phải chờ đợi một cách tiêu cực, lại phải cố công hoạt động Người anh hùng tựtạo lấy thời cơ, bất chấp gian lao nguy hiểm

Có tầng gian hiểm mình càng trí Song lắm phong trần luỵ cũng sâu

(Muốn thành đạt)

Trang 36

Không gian chốn quan trường

Con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ khá thăng trầm, gặp nhiều

sóng gió, “lên voi xuống chó”, ông tỏ nỗi bất bình oán ghét

Ra trường danh lợi vinh liền nhục Vào cuộc trần ai khóc trước cười

(Tình cảnh làm quan)

Nhưng ở Nguyễn Công Trứ, ông không chán đời, mà quan niệm ở đờiphải làm tròn nhiệm vụ của người trai Cái đáng quí nhất ở Nguyễn Công Trứ là

sự lạc quan, tin tưởng và chờ đợi cơ hội sẽ làm nên sự nghiệp lẫy lừng

Đã hay đường cái thời ra thế Sạch nợ tang bồng mới kể người

(Tình cảnh làm quan)

Không ít lần ông bị hãm hại, chịu oan, bị giáng cấp thật tủi nhục TriềuNguyễn khi có loạn lạc thì lợi dụng công lao của ông, khi bình an thì ghen ghétkiếm cách quấy rầy và làm hại; không để ý đến việc ông đánh Nam, dẹp Bắc,hết sức lo cho dân, cho nước làm tròn trách nhiệm của mình

Vận đỏ ghê người cho muối cá, Hồi đen lắm kẻ xóc xương kình

(Vinh nhục)

2.1.4.3 Không gian địa lý lịch sử văn hoá

Gần với không gian thiên nhiên vũ trụ là “không gian địa lý” Khác với

Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ không chọn những địa danh ở Việt Nam,

mà trong thơ ông xuất hiện những địa danh, nhân danh ở Trung Quốc nhưThành Tương, Đất Hứa; Khương Công- Nghiêm Tử; Bá Di- Thúc Tề mượnchuyện người để nói chuyện mình

Trong bài “Từ Thứ về Tào”, Nguyễn Công Trứ nhắc đến câu chuyện thời

Tam Quốc Từ Thứ vì bất đắc dĩ nên phải bỏ Lưu Bị về với Tào Tháo nhưng vẫnmột lòng son sắt với vua Hán Mượn việc Từ Thứ về Tào Nguyễn Công Trứ ngụ

ý nói về thái độ đối với thời cuộc lúc bấy giờ, không thể giúp vua Lê đành theoNguyễn nhưng không phụ Lê

Thành Tương lóng lánh đôi quầng mắt Đất Hứa dùng dằng một ngọn roi

(Từ Thứ về Tào)

Với việc từ bỏ chốn quan trường, trở về với cuộc sống nơi thôn dã chính

là Nguyễn Công Trứ học theo gương hai nhân vật ở đời nhà Chu và đời nhà Hánbên Trung Quốc; từ bỏ danh lợi để sống cuộc đời thanh bạch

Trang 37

Toà đá Khương công đôi khóm trúc

Áo xuân Nghiêm tử một vai cày

(Thú ruộng vườn)

Nguyễn Công Trứ nhắc đến hai cái tên “Bành trạch”, “Thanh liên” lànhắc đến hai nhà thơ lớn của Trung Quốc: Đào Tiềm (tức Đào Uyên Minh)từng treo ấn từ quan về ở ẩn, Lý Bạch (nhà thơ nổi tiếng đời Đường) mượnrượu để giải sầu:

Vào vòng cương toả chân không vướng Tới cuộc trần ai áo chẳng ven;

Chứ những ai hay tình thú ấy,

Có chăng Bành- trạch với Thanh- liên.

(Uống rượu tự vịnh)

2.1.4.4 Không gian xã hội, không gian đời tư

Không gian xã hội

Nguyễn Công Trứ lúc chưa đỗ đạt làm quan, thì sống trong cảnh nghèokhó; khi ông đỗ đạt làm quan lại phải chứng kiến cảnh lọc lừa gian dối chốnquan trường, vì thế Nguyễn Công Trứ đã rút ra quan niệm về người đời:

No thời ra bụt đói ra ma Chẳng lạ nhân tình đất kẻ ta

(Thế tình đối với người nghèo)

Xã hội mà Nguyễn Công Trứ sống là cái xã hội trọng đồng tiền:

Hễ không điều lợi khôn thành dại

Đã có đồng tiền dở hoá hay

(Thế tình đối với người nghèo)

Chính vì đồng tiền có sức mạnh, nên người ta có giúp mình không phải vìthương yêu mà vì vụ lợi

Trang 38

Tính toán luống đổ mồ hôi muối, Thương xót đà no nước mắt gừng

Không gian đời tư

Để diễn tả tâm trạng nhớ nhung, nỗi lòng day dứt khôn nguôi khi nhớ đến

người bạn ở phương xa, nhà thơ Trần Tế Xương có làm bài thơ “Tương tư”

Ta nhớ người xa cách núi non Người xa xa có nhớ ta không ? Sao đương vui vẻ ra buồn bã Vừa mới quen nhau đã lạ lùng Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng Khi riêng riêng cả đến tình chung Tương tư chẳng lọ là mưa gió Một ngọn đèn xanh, trống điểm thùng

(Tương Tư- Trần tế Xương)

Cái “nhớ” của Tú Xương diễn ra trong không gian xa cách, hai người ở

hai đầu nỗi nhớ; và chính nỗi nhớ ấy đã chi phối toàn bộ cảm xúc, tâm trạng,tình cảm của tác giả Điều đó được Trần Tế Xương thể hiện qua những cặp từ

đối lập: vui vẻ- buồn bã; quen- lạ; riêng- chung

Còn Nguyễn Công Trứ đi đánh ở mạn ngược, cũng ôm nỗi tương tư tronglòng khi nhớ về người ái thiếp; và người ái thiếp cảm cái lòng tương tư của tácgiả nên cố trèo non lội suối lên với đức ông chồng

Tương tư không biết cái làm sao,

Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào.

Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện,

Trang 39

Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao.

Trăng soi trước mặt ngờ chân bước, Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.

Một nước một non người một ngã

Tương tư không biết cái làm sao.

(Tương tư- Nguyễn Công Trứ)

Bài thơ được Nguyễn Công Trứ làm theo thể thủ vĩ ngâm, câu đầu (phá)

và câu cuối (kết) nhưng lại giống nhau: “Tương tư không biết cái làm sao”

Nếu cái nhớ của Tú Xương là nỗi nhớ da diết, luôn ngự trị trong tâmtưởng, thì nỗi nhớ của Nguyễn Công Trứ cũng không kém, xuất hiện mọi lúc,mọi nơi Lúc xa nhau, tác giả cảm thấy bàng hoàng, mắt nhìn, tai nghe đều nhưtrong mộng, cứ mường tượng là người yêu vẫn ở bên mình:

Trăng soi trước mặt ngờ chân bước, Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào.

(Tương tư)

Tâm sự sâu kín của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ là một người có cốt cách anh hùng, nhưng đồng thờicũng là một người có tâm hồn; một nghệ sĩ giàu tình cảm Vì vậy, bên cạnhnhững câu thơ bao hàm ý tưởng mạnh mẽ, ông còn luôn phát biểu cái bản ngãhào hoa của mình bằng những câu thơ dịu dàng, trang nhã Và thực tế, cái chí

khí hào hùng của ông chỉ có tính cách “nhất thời”; thỉnh thoảng nó bộc phát qua

vài câu thơ đanh thép, rồi dịu xuống, nhường chỗ cho những câu thơ phóngkhoáng Đó mới chính là bản chất thực của con người Nguyễn Công Trứ; và ông

đã thể hiện nó một cách hết sức nghệ sĩ ngay trong lúc gặp cơn “ bĩ cực” cầnvượt qua:

Tin xuân đã có nhành mai đó Chẳng lịch song mà vẫn biết giêng

(Vui cảnh nghèo)

Hoặc có lúc Nguyễn Công Trứ mộng mơ như một tối đầy trăng nơi quê nhà:

Ngó lại hàng rào hương cúc trộn Trông ra cửa sổ bóng trăng xen

(Uống rượu tự vịnh)

Mang nặng một mối “tình sầu” sướt mướt, nên Nguyễn Công Trứ buông thả,

đắm mình trong nỗi đau thương vô tận, và cũng có lúc những tư tưởng yếm thếbộc phát trong tâm hồn ông:

Trang 40

Ngồi buồn mà trách ông xanh Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười

2.2 Thời gian nghệ thuật

2.2.1 Giới thuyết khái niệm

Văn học là nghệ thuật thời gian và thời gian nghệ thuật là phạm trù đặctrưng của văn học Thật vậy, theo A.X.Likhatsep thì: “Văn học trong một mức

độ lớn hơn so với các nghệ thuật khác trở thành nghệ thuật thời gian Thời gian,

đó là đối tượng của nó, chủ đề của nó và công cụ miêu tả Nhận thức và tri giácvận động tính biến đổi của thế giới trong những hình thức đa dạng của thời gianthâm nhập vào văn học” [78, tr 46 ]

Cũng quan niệm về thời gian nghệ thuật, Trần Đình Sử đã nói rõ: “Thờigian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệthuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian là

hiện tại, quá khứ hay tương lai [54, 62].

Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một phạm trùcủa hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thếgiới nghệ thuật Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian, thời gian, thìcũng như thế giới, thế giới nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian, thời giannghệ thuật Thời gian và không gian nghệ thuật không tách rời nhau, nhưngchúng có thể xét riêng vì phương thức, phương tiện biểu hiện của chúng cónhững nét riêng

2.2.2 Đặc điểm thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là cái thời gian được cảm nhận bằng tâm lý, quachuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mỹ xảy ra trong thế giớinghệ thuật

Nó là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý và mang ý nghĩa thẩm

mỹ, nên thời gian nghệ thuật khác với thời gian khách quan đo bằng lịch,đồng hồ; nó có thể đảo ngược, từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ, có thểcảm thấy chốc lát hay dài dằng dặc như nghìn năm, hoặc có thể cảm thấytháng năm như chốc lát

Ngày đăng: 15/12/2015, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w