LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn cuối khoá với đề tài “Thực trạng tổ chức rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tô
Trang 1Trờng đại học vinh Khoa giáo dục -*** -
Thực trạng tổ chức rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trờng Mầm non
Khoá luận tốt nghiệp đại học
ngành giáo dục mầm non
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn cuối khoá với đề tài “Thực trạng tổ chức rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non”,
bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp và
sự quan tâm giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục, cùng với Ban giám hiệu, các cô giáo và các cháu trường Mầm non Trường Thi, trường Mầm non Bình Minh, trường Mầm non Quang Trung II, , trường Mầm non Hoa Hồng , trường Mầm non Hưng Dũng I.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn cuối khoá này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo – PGS TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này
Vì đây là lần đầu tiên làm công tác nghiên cứu khoa học nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè, để khoá luận được hoàn thiện hơn
Trang 3MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 0
MỤC LỤC 0
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài : 1
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 2
3.1 Khách thể nghiên cứu: 2
4 Phạm vi nghiên cứu: 2
5 Giả thuyết khoa học: 2
6 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
7 Phương pháp nghiên cứu: 3
8 Đóng góp mới của đề tài: 3
9 Cấu trúc luận văn: 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề: 5
1.2 Một số khái niệm cơ bản 6
1.2.1 Kỹ năng 6
1.2.2 Kỹ năng vận động 7
1.2.3 Rèn luyện kỹ năng vận động 8
1.3 Quá trình rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi 8
1.3.1 Mục đích rèn luyện 8
1.3.2 Nội dung rèn luyện 9
1.3.3 Các hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản 11
1.3.4 Các phương pháp hướng dẫn rèn luyện vận động 14
1.3.5 Đánh giá kết quả rèn luyện 18
1.3.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rèn luyện các kỹ năng VĐCB 18
Trang 41.4 Đặc điểm phát triển tâm- sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi 19
1.4.1 Đặc điểm phát triển thể chất 19
1.4.2 Đặc điểm phát triển vận động 20
1.4.3 Đặc điểm phát triển nhận thức: 20
1.4.4 Đặc điểm phát triển ý chí 22
1.5 Kết luận chương 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 23
2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 23
2.1.1 Mục đích nghiên cứu 23
2.1.2 Đối tượng khảo sát 23
2.1.3 Phương pháp khảo sát 23
2.1.4 Tiêu chí và thang đánh giá mức độ phát triển các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ 5- 6 tuổi 24
2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng 26
2.2.1 Kết quả điều tra giáo viên bằng phiếu hỏi 26
2.2.2 Thực trạng mức độ phát triển các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ 5- 6 tuổi 36
2.3 Nguyên nhân của thực trạng 40
2.4 Kết luận chương 2 41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI 42
3.1 Các yêu cầu của việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5 – 6 tuổi 42
3.1.1 Đảm bảo quan điểm tích hợp, hoạt động, thực tiễn và phát triển 42
3.1.2 Đảm bảo tính mục đích 44
3.1.3 Đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo viên và tính chủ động, độc lập, sáng tạo của trẻ 45
Trang 53.1.4 Đảm bảo phù hợp lứa tuổi, khả năng vận động của trẻ 45
3.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 45
3.2.1 Biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên 45
3.2.2 Biện pháp về lập kế hoạch rèn luyện 46
3.2.3 Biện pháp tổ chức rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ thông qua trò chơi vận động 47
3.2.4 Biện pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ trong thời gian ngoài tiết học 49
3.2.5 Biện pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ trong tiết học 50
3.2.4 Biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện 51
3.4 Các điều kiện sư phạm khi sử dụng các biện pháp 52
3.4.1 Về phía nhà trường: 52
3.4.2 Về phía giáo viên: 52
3.4.3 Về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường: 53
3.5 Kết luận chương 3: 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
1 Kết luận: 54
2 Kiến nghị: 55
PHỤ LỤC 1 57
PHỤ LỤC 2 61
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài :
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện.C.Mác đã đánh giá rất cao vai trò của thể dục, theo ông: “Việc kết hợp lao độngsản xuất với trí dục và thể chất không những chỉ là một trong những phương tiệntăng thêm sản xuất xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để đào tạo con ngườiphát triển toàn diện”[1, tr 129]
Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốcdân với mục tiêu: "Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ,hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào họclớp Một" Điều đó cho thấy, giáo dục thể chất cho trẻ trước tuổi đi học đặt cơ sởcho sự phát triển toàn diện, thông qua việc rèn luyện thân thể, tinh thần sảngkhoái hình thành các kỹ năng, thói quen vận động và các tố chất vận động cầnthiết cho cuộc sống
Nội dung của giáo dục thể chất bao gồm: bài tập đội hình đội ngũ, bài tậpphát triển chung và bài tập vận động cơ bản, trong đó việc rèn luyện các kỹ năngvận động cơ bản có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển thể lực củacon người nói chung và đối với trẻ 5-6 tuổi nói riêng, bởi chính nó là yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất mầm non: hình thành
và phát triển các tố chất thể lực phù hợp với yêu cầu của độ tuổi Ngoài ra, việcrèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản còn làm thoả mãn nhu cầu hoạt động củatrẻ, tăng cường sức khoẻ, giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, tạo điều kiệnphát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp, giáo dục các phẩm chất tâm lý, hìnhthành nhân cách…dần tạo nên sự hoàn thiện mọi mặt cho trẻ
Ở trường mầm non hiện nay, các giáo viên nhận thức như thế nào về vaitrò của việc rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ? Cách tổ chức,hướng dẫn của họ ra sao? Làm thế nào để giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt
Trang 7động nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ?
Đó đang là những vấn đề làm chúng tôi băn khoăn
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thực
trạng rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình nhằm tháo gỡ
những thắc mắc nêu trên, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục vàphát triển thể chất cho trẻ mầm non
Quá trình rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5 - 6 tuổi
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5 - 6 tuổi ởtrường mầm non
4 Phạm vi nghiên cứu:
Vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho 50 trẻ
5 - 6 tuổi ở trường mầm non Trường Thi
- 30 giáo viên ở 5 trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh: Trườngmầm non Bình Minh, trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non Hưng Dũng I,trường mầm non Quang Trung II và trường mầm non Trường Thi
5 Giả thuyết khoa học:
Hiện nay, việc tổ chức rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5
-6 tuổi ở trường mầm non còn nhiều hạn chế Nguyên nhân cơ bản của tình trạngtrên là giáo viên mầm non chưa nhận thức đầy đủ về việc rèn luyện các kỹ năngvận động cơ bản và chưa có biện pháp tổ chức rèn luyện một cách hợp lý
Trang 86 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề rèn luyện các kỹ năng vận động cơbản cho trẻ 5 - 6 tuổi
Nghiên cứu thực trạng rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5
-6 tuổi
- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện các kỹ năng vậnđộng cơ bản cho trẻ 5 - 6 tuổi
7 Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích và hệ thống hoá
các vấn đề lý luận có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1 Phương pháp quan sát:
Mục đích: Tìm hiểu việc tổ chức rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bảncho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên mầm non, đồng thời xác định mức độ phát triểncác kỹ năng vận động cơ bản của trẻ 5 - 6 tuổi được khảo sát
7.2.2 Phương pháp điều tra:
Mục đích: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về vai trò, mụcđích, nội dung, hình thức và phương pháp rèn luyện các kỹ năng vận động cơbản cho trẻ
7.3 Phương pháp thống kê toán học:
Dùng để xử lý số liệu thu được và kiểm tra độ tin cậy của các kết quả
8 Đóng góp mới của đề tài:
- Làm rõ được thực trạng rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ
5 - 6 tuổi ở trường mầm non
- Đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện các kỹ năngvận động cho trẻ 5 - 6 tuổi
Trang 99 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5
-6 tuổi ở trường mầm non
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện các kỹ năngvận động cơ bản cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Con người trong quá trình tiến hoá để sinh tồn, trong sự đấu tranh với tựnhiên đã hình thành và phát triển những kỹ năng như đi, chạy, nhảy, bò, leo trèo,
… Trải qua quá trình sống, con người đã biết rằng các kỹ năng vận động cơ bảncàng thành thục bao nhiêu thì sẽ giúp ích nhiều cho việc tìm kiếm thức ăn hàngngày Có thể nói các kỹ năng vận động cơ bản hình thành cùng với sự tiến hoácủa loài người thông qua con đường lao động và đấu tranh sinh tồn với thiênnhiên
Trẻ em là giai đoạn bình minh của con người, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà ngành giáo dục quan tâm Trongcông tác giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, nhiệm vụ rèn luyện các kỹ năng vậnđộng cơ bản được đặt lên hàng đầu Chính vì vậy, vấn đề này thu hút được sựquan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước
Phương Tây cổ đại chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bảncho trẻ từ thời thơ ấu bằng con đường kinh nghiệm Dần dần họ đã biết liên kếtcác biện pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản với các biện pháprèn luyện và phát triển sức nhanh, mạnh, bền… thành một hệ thống thống nhất.Mục tiêu của nền giáo dục này là đào tạo các chiến binh phục vụ cho các cuộcchinh chiến, nên quá trình rèn luyện các kỹ năng chiến đấu như đi, chạy, lăn, bò,trườn…được đặt lên hàng đầu
Hai cha con P.Lingơ và I.Lingơ qua việc nghiên cứu về giải phẫu và sinh
lý trẻ em, đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bắt đầu giáo dục thể chất từ lứatuổi còn ấu thơ và trẻ em cần phải được áp dụng những bài tập tăng cường vàphát triển thân thể, cần nâng cao sự gắng sức thể lực chung, chẳng hạn bài tập đi
bộ kết hợp với bật nhảy, các bài tập thăng bằng…
Trang 11Phoanxixcô Amôrot, tác giả người Pháp, đã có công lớn trong việc biênsoạn các bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản Theo ông, những bài tậpthể dục tốt là những bài tập hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sốngnhư: đi, chạy, nhảy, leo trèo, trườn, bò…
Ở Việt Nam, các vấn đề nêu trên cũng đã được khá nhiều tác giả quan tâmnghiên cứu
Trong cuốn “Vun trồng thể lực cho đàn em nhỏ”, tác giả Lương KimChung đã nêu ra các phương tiện và phương pháp rèn luyện thể lực cho trẻ mẫugiáo lớn, trong đó chú trọng nhất đến các bài tập rèn luyện thể lực, các trò chơivận động và việc tổ chức các hoạt động ngoài trời
Tác giả Vũ Huyền Tâm đã tìm hiểu một số biện pháp rèn luyện kỹ năngvận động cơ bản cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua trò chơi vận động trong luận vănthạc sỹ của mình (2006)
Phạm Hương đã quan tâm làm sáng tỏ một số biện pháp rèn luyện kỹnăng vận động cơ bản cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (luận vănthạc sỹ, Thừa Thiên Huế, 2008)
Những công trình nghiên cứu trên tuy có sự khác nhau về phương diện,mức độ nghiên cứu nhưng nhìn chung đều cho thấy vai trò của các kỹ năng vậnđộng cơ bản đối với sự phát triển của trẻ mầm non, coi đó là một trong nhữngnhiệm vụ cơ bản của giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi này
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu tìm hiểu những biện pháp nâng caochất lượng rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuôi
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Kỹ năng
Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng:
- Theo tác giả Lưu Xuân Mới trong cuốn “Lý luận dạy học đại học” chorằng: Kỹ năng là sự biểu hiện kết quả thực hiện hành động trên cơ sở kiến thức
đã có Kỹ năng là tri thức hành động
Trang 12- Tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết lại cho rằng: Kỹ năng là năng lực củacon người biết vận dụng các thao tác của một hành động theo quy trình đúngđắn.
- Còn trong Từ điển Tiếng Việt thì khái niệm kỹ năng được nhìn nhậnnhư sau: Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tế
Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phươngpháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới, tình huống mới có bản chất giống vớitình huống điển hình nhưng bị che lấp bởi những yếu tố không bản chất, khôngquan trọng; nói cách khác, kỹ năng là con đường, cách thức để tri thức lý thuyếttrở lại với thực tiễn
Mỗi tác giả đưa ra một cách định nghĩa riêng về kỹ năng Tuy nhiên, tựu
chung lại các quan điểm trên về cơ bản là thống nhất, cho rằng: Kỹ năng là trình
độ, khả năng vận dụng kiến thức đã tiếp thu được để giải quyết một nhiệm vụ, thực hiện một công việc nào đó ở cấp độ tiêu chuẩn xác định
Giữa việc tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng có mối quan hệ chặtchẽ với nhau Việc tiếp thu kiến thức sẽ tạo nên cơ sở, nền tảng cho việc hìnhthành kỹ năng
Kỹ năng không phải là cái sinh ra đã có của mỗi người, nó là sản phẩmcủa hoạt đông thực tiễn, là kết quả của một quá trình tập luyện mà nên
Có thể nói, kỹ năng vận động là khả năng thực hiện vận động của cá
nhân trong điều kiện họ phải tập trung chú ý cao độ vào từng động tác của bài tập vận động.
Trang 13Đối với trẻ mầm non, kỹ năng vận động được hình thành khi các em đangtiếp thu kỹ thuật vận động, cố gắng thực hiện vận động với sự tập trung ý thứccao độ vào các thao tác của bài tập Để hình thành kỹ năng vận động cho trẻmầm non cần tổ chức cho trẻ thực hiện bài tập vận động dưới nhiều hình thứckhác nhau như: tập tay không, tập với dụng cụ, tập với âm nhạc, tập dưới dạngtrò chơi…
Ngoài ra, cần chú ý: muốn hình thành cho trẻ bất cứ một kỹ năng vậnđộng nào đều phải dựa trên các tri thức đã có và các kỹ năng vận động trước đó
Rèn luyện kỹ năng vận động là quá trình tổ chức luyện tập (lặp lại và biến đổi) các bài tập vận động một cách thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố các kỹ năng, kỹ xảo vận động đã học.
Luyện tập là một trong những phương pháp cơ bản để trẻ nắm vững kiếnthức, hình thành và củng cố kỹ năng vận động Chỉ qua luyện tập thường xuyêntrẻ mới hiểu và nhớ được kỹ thuật, trình tự thực hiện các động tác, hình thànhcảm giác nhịp điệu, phát triển các tố chất vận động cần thiết, phù hợp với độtuổi mầm non
1.3 Quá trình rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi
1.3.1 Mục đích rèn luyện
- Củng cố kỹ thuật bài tập vận động đã học, tiếp tục hoàn thiện các chi tiếtcủa kỹ thuật đó Giúp trẻ thực hiện bài tập đã học một cách hợp lý trong điều
Trang 14kiện khác nhau và biết kết hợp với các bài tập đã học khác, phối hợp vận độngmột cách nhịp nhàng.
- Trên cơ sở hoàn thiện các chi tiết kỹ thuật của bài tập vận động, chuyểnnhững kỹ năng vận động đã học thành kỹ xảo vận động (nếu có thể)
- Giúp trẻ dễ dàng thích nghi với các hoạt động vận động trong cuộc sống:
đi lại, leo trèo, chạy nhảy… Việc sử dụng thành thạo những kỹ năng vận động
cơ bản cho phép trẻ suy nghĩ về nhiệm vụ xuất hiện trong những tình huống bấtngờ trong hoạt động, vận động và trò chơi
1.3.2 Nội dung rèn luyện
1.3.2.1 Nhóm kỹ năng vận động cơ bản: đi, chạy, thăng bằng
Đây là nhóm bài tập vận cơ bản có chu kỳ Cũng như các bài tập vận
động cơ bản khác, chúng là những phản xạ có điều kiện, được hình thành vàhoàn thiện phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ em
- Vận động đi: là phương pháp cơ bản tự nhiên để trẻ di chuyển cơ thể,chu kỳ của vận động đi tạo ra từ thứ tự từng bước chân, vận động của tay phốihợp cùng với chân, tay nọ chân kia
Tư thế đúng khi đi: đầu và ngực phải hướng thẳng về phía trước một cách
tự nhiên để tác động tới việc thở đúng, đánh tay nhịp nhàng theo bước đi
Ở những lứa tuổi khác nhau, vận động đi bộ có những đặc điểm riêng của
nó Trẻ 5 tuổi, đặc biệt là nửa năm cuối của lứa tuổi, trẻ dần dần có những kỹnăng đúng của tư thế, sự phối hợp vận động giữa tay và chân đã ổn định, dễdàng định hướng trong không gian, thay đổi được hướng vận động
- Vận động chạy:
Nhiệm vụ chủ yếu của vận động chạy là rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéoléo và sức bền; chuyển động với sự phối hợp giữa tay và chân, đưa cơ thểchuyển động về phía trước
- Vận động thăng bằng: Thăng bằng là thành phần cần thiết phải có củabất kỳ vận động nào Sự phát triển cảm giác thăng bằng diễn ra từ từ, nó có liên
Trang 15quan tới sự hoàn thiện của vỏ đại não, sự phát triển của các cơ quan tiền đình vàcảm giác cơ bắp, giúp cho sự đánh giá đúng mọi thay đổi của cơ thể trong khônggian.
Để phát triển cảm giác thăng bằng, người ta sử dụng các bài tập đi như đitrong đường hẹp, đi trên ghế thể dục, đi trên ván nghiêng, đi đầu đội túi cát…
1.3.2.2 Nhóm kỹ năng vận động bật, nhảy
Vận động bật, nhảy thuộc loại vận động không có chu kỳ Khi nhảy, cácchu kỳ không được lặp lại, toàn bộ vận động được thực hiện một lần theo ba giaiđoạn: giai đoạn chuẩn bị (đánh lăng hoặc chạy lấy đà, gập khớp gối); giai đoạnchính (bật và bay); giai đoạn kết thúc (chạm đất)
Ba giai đoạn trên của vận động bật nhảy được thực hiện một cách liên tục
và tuần tự Khi tiếp đất, chạm bằng cả hai chân cùng một lúc, đầu tiên bằng mũibàn chân, rồi chuyển sang gót chân để làm giảm xóc
Để hoàn thiện vận động nhảy cho trẻ, nên cho trẻ tập nhảy dây; nhảy lòcò; nhảy đổi chân trước, chân sau; nhảy tiến về phía trước; nhảy lùi; nhảy sangtrái, sang phải…
1.3.2.3 Nhóm kỹ năng vận động ném, chuyền, bắt
Ném là vận động không có chu kỳ Khi thực hiện vận động này thì phầntrên của cơ thể như các nhóm cơ bắp, cẳng tay, cổ tay và toàn thân đều tham giavận động, cho nên đòi hỏi trẻ phải có cảm giác thăng bằng và khả năng địnhhướng tốt
Trẻ mẫu giáo lớn biết phối hợp nhịp nhàng trong các vận động, không ômbóng vào người khi bắt bóng, khả năng phối hợp tay và chân tốt hơn Đối với trẻlứa tuổi này, nên cho trẻ tập thường xuyên những động tác ném khác nhau đểkích thích hứng thú của trẻ, giúp trẻ nắm vững động tác, phát triển sự ước lượngbằng mắt, phối hợp động tác khéo léo
Trang 16Trẻ 5- 6 tuổi có thể tập các bài tập tung bóng lên cao, bắt bóng bằng haitay, đập bóng xuống sàn, bắt bóng bằng hai tay khi bóng nảy, ném xa, ném trúngđích, chuyền bắt bóng theo các hướng: phải, trái, qua đầu, qua chân.
1.3.2.4 Nhóm kỹ năng vận động bò, trườn, trèo
Đây là nhóm bài tập vận động có chu kỳ Khi vận động, thu hút một sốlượng lớn cơ bắp hoạt động tích cực, nâng cao khả năng làm việc của cơ thể trẻ,giúp cho sự hình thành tư thế đúng của cơ thể
Để hoàn thiện các bài tập vận động bò, trườn, trèo người ta cho trẻ tập cácbài tập: bò bằng hai chân, hai tay theo mặt phẳng nghiêng; bò bằng hai tay vàcẳng chân; trèo qua ghế, trèo thang; chui qua cổng; trườn
1.3.3 Các hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản
1.3.3.1 Tiết học thể dục
Tiết học thể dục là hình thức cơ bản trong các hình thức giáo dục thể chấtcho trẻ mầm non Nhiệm vụ chuyên biệt của tiết học thể dục là dạy trẻ những kỹnăng vận động đúng, hình thành và phát triển các tố chất vận động cho trẻ tùytheo mức độ phù hợp với từng độ tuổi
Có 3 loại tiết học nhằm rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻmầm non: tiết bài mới, tiết tổng hợp và tiết ôn luyện
- Tiết bài mới nhằm bước đầu hình thành kỹ năng vận động cơ bản chotrẻ
- Tiết tổng hợp: vừa hình thành kỹ năng vận động vơ bản mới, vừa củng
Trang 17thường có chủ đề - đó là sự phản ánh cuộc sống và lao động của con người, hoạtđộng của sự vật, con vật… phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ.
Trong quá trình giáo dục thể chất mầm non, trò chơi vận động là mộtphương tiện hoàn thiện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ Ví dụ: Muốn hoànthiện kỹ năng chạy, ta sử dụng các trò chơi vận động “Mèo và chim sẻ”, “Chim
sẻ và ô tô”
Khi lựa chọn trò chơi, giáo viên nên dựa trên những điều kiện của địaphương, trường, lớp, sự hứng thú và khả năng của trẻ, dựa vào mục đích cầnphát triển kỹ năng, kỹ xảo vận động nào ở trẻ mà lựa chọn trò chơi cho phù hợpvới yêu cầu giáo dục và rèn luyện Chẳng hạn, những trò chơi vận động đượcđưa vào phần chính của tiết học là những trò chơi nhằm rèn luyện những kỹnăng vận động đã học cho trẻ: dùng trò chơi “Đi, chạy theo tín hiệu” để rènluyện kỹ năng đi, chạy; trò chơi “Ném qua dây”, rèn kỹ năng ném xa bằng mộttay
1.3.3.3 Dạo chơi
Tiến hành dạo chơi với trẻ, giáo viên giúp trẻ nghỉ ngơi tích cực, củng cố
kỹ năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong những điều kiện tựnhiên Ngoài ra còn giáo dục ở trẻ tính tập thể, lòng dũng cảm, chấp hành tổchức, kỷ luật…
Dạo chơi được tiến hành sau các tiết học buổi sáng Có 2 hình thức dạochơi: dạo chơi hàng ngày kết hợp với các hoạt động khác và mang tính chất tổnghợp, dạo chơi có mục đích rèn luyện thể chất ở ngoài trường
Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, ngoài việc cho trẻ dạo chơi ở sân trường, giáoviên có thể cho trẻ dạo chơi ngoài phạm vi nhà trường nhằm mục đích thay đổiđiều kiện môi trường tự nhiên mà trẻ tiếp xúc, giáo dục trẻ định hướng địa lý,hoàn thiện kỹ năng vận động trong các điều kiện khác nhau
Dạo chơi ngoài trường đòi hỏi phải chuẩn bị chu đáo, giáo viên lập kếhoạch về dạo chơi Thời gian đi dạo tốt nhất vào mùa hè Giáo viên phải nắm
Trang 18chắc các địa điểm xung quanh trường như: công viên, vườn hoa nhỏ, cánh đồng,đồi cây, sông, hồ,… Phải xác định từng đoạn của cuộc đi, tính toán các chặngnghỉ, các điều kiện thiên nhiên để trẻ tiến hành luyện tập hoàn thiện kỹ năng vậnđộng như đi qua rãnh nước hẹp, cầu ngắn, dốc nghiêng, bãi trống trong rừng.
Giáo viên cần đề ra nhiệm vụ thực hiện, lựa chọn nội dung và phươngpháp sẽ sử dụng khi cho trẻ luyện tập
Nội dung của cuộc dạo chơi bao gồm: các trò chơi vận động, tập thể dục,nghỉ ngơi, đi dạo chơi với các dụng cụ, các đồ chơi mang theo hoặc tổ chức thiđua, thi đấu
1.3.3.4 Hội thi thể dục – thể thao ở trường mầm non (hội khỏe)
‘‘Hội thi thể dục – thể thao” nhằm rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêuthích thể dục thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kỹ năng vận động ở trẻ
Nó xác định kết quả rèn luyện, giáo dục của giáo viên và sự tập luyện của trẻ,tạo ra không khí thi đua rèn luyện thể dục giữa các lớp trong một trường, giữacác trường với nhau
Hội khỏe được tổ chức nhằm mục đích cho tất cả các trẻ tham gia hoạtđộng thể dục thể thao một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi Nội dung hội thi thểdục thể thao có thể là sự đồng diễn thể dục, chuyển đội hình, trò chơi vận độngsau đó có thể là biểu diễn thể dục cá nhân (bật sâu, bật xa, chạy,…)
Hội khỏe được tiến hành một lần trong năm, vào khoảng tháng 3 hoặctháng 4
1.3.3.5 Tổ chức rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản trong thời gian tự hoạt động của trẻ
Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, giáo viên phải tiếnhành giáo dục cá biệt trong tất cả các hình thức giáo dục thể chất cũng như trongthời gian tự hoạt động của trẻ
Giáo dục cá biệt cho trẻ nhằm rèn luyện thể lực cho trẻ hoặc những nhómtrẻ mà việc tập luyện các bài tập vận động còn chưa đạt yêu cầu, những trẻ kém
Trang 19năng động… giúp trẻ đạt yêu cầu chung về giáo dục thể chất phù hợp với lứatuổi Giáo viên sử dụng tất cả các phương pháp rèn luyện thể chất Nội dung vàthời gian tiến hành phụ thuộc vào lứa tuổi và khả năng của trẻ Giáo viên phảighi nhớ những trẻ nào ở lớp mình phụ trách còn yếu về mặt nào, kỹ năng vậnđộng nào chưa đạt yêu cầu để rèn luyện và củng cố cho trẻ
1.3.4 Các phương pháp hướng dẫn rèn luyện vận động
1.3.4.1 Nhóm phương pháp trực quan
a) Làm mẫu
Trong luyện tập, giáo viên chỉ làm mẫu khi đa số trẻ thực hiện chưa đúng
kỹ thuật vận động hoặc những vận động có chi tiết kỹ thuật khó
b) Phương pháp mô phỏng bài tập vận động
Thực chất của phương pháp này là đưa các bài tập vận động dưới dạngcác hiện tượng thiên nhiên; xã hội: đặc điểm lao động của người lớn, cácphương tiện giao thông; các đặc điểm đi lại, hành động của một số con vật; đểtrẻ tập theo
Đặc điểm của trẻ mầm non là thích bắt chước các hiện tượng đã nêu trên,cho nên các bài tập vận động dưới các hình thức đó sẽ có tác động rất nhiềutrong quá trình tập luyện của chúng như gây sự hứng thú ở trẻ đến các bài tập,tránh được sự mệt mỏi của trẻ khi thực hiện bài tập nhiều lần
Mô phỏng được sử dụng rộng rãi khi luyện tập bài tập phát triển chung vànhững bài tập vận động cơ bản như đi, chạy,… Trẻ có thể bắt chước những vậnđộng, tư thế của động vật: Gấu, Cáo, Thỏ; Gà mẹ, Gà con…; những phương tiệngiao thông: tàu hỏa, ô tô…, những thao tác lao động: bổ củi, đập thảm…
Phương pháp này được sử dụng trước hoặc sau khi trẻ đã nắm được kỹthuật vận động nhằm giúp trẻ làm quen hoặc củng cố những kỹ năng vận động
c) Phương pháp sử dụng vật chuẩn thính giác và thị giác
Vật chuẩn thị giác giúp trẻ khắc sâu hơn hình ảnh về động tác đã học,củng cố các yếu tố kỹ thuật khó và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các
Trang 20bài tập Những vật chuẩn thị giác có thể lấy ngay trên cơ thể người: ngón tay,ngón chân, vai… Vật chuẩn thị giác có thể lấy trong môi trường xung quanh: lá
cờ, vòng tròn…
Vật chuẩn thính giác nhằm hình thành cảm giác nhịp điệu, điều hòa tốc độvận động, phối hợp vận động Ví dụ: bò qua cổng (có treo chuông) nếu chuôngkêu là bò không đúng kỹ thuật; nhảy cao đánh vào chuông, nếu chuông kêu làthực hiện đúng
1.3.4.2 Nhóm phương pháp dùng lời
a) Gọi tên bài tập vận động
Tên gọi bài tập vận động nhằm gợi lên ở trẻ những hình ảnh, biểu tượng
về bài tập đó, phát huy ở trẻ khả năng tưởng tượng và gợi nhớ những bàitập,thao tác vận động trẻ đã biết
Các bài tập vận động đều có tên gọi, thông qua tên gọi đó phản ánh đượctính chất của động tác (bật xa, bật sâu, chèo thuyền, ném xa bằng một tay…)
Sử dụng phương pháp này giúp trẻ nhớ các bài tập vận động không máymóc, dễ nhớ bài tập, làm giảm thời gian giải thích phải tập như thế nào
c) Chỉ dẫn bài tập vận động
Lời chỉ dẫn của giáo viên đối với trẻ cần ngắn gọn, nhằm củng cố kỹnăng, kỹ xảo vận động, tránh trước hoặc sửa sai cho trẻ và đánh giá việc thựchiện bài tập của trẻ Vì vậy, chỉ dẫn có thể đưa ra trước hoặc trong thời gian trẻluyện tập
Trang 21d) Đàm thoại bài tập vận động
Đàm thoại là sự trao đổi (dưới hình thức hỏi – trả lời) nhằm củng cố biểutượng vận động hoặc gợi nhớ ở trẻ về vận động Khi bắt đầu vào buổi tập, giáoviên có thể hỏi trẻ là ai biết thực hiện vận động? ai có thể lên vận động mẫu chocác bạn xem? Hoặc trong quá trình tập luyện, giáo viên có thể hỏi trẻ: bạn tậpnhư vậy đã đúng chưa? Những câu hỏi này giúp trẻ nhận ra sai sót, những thaotác kỹ thuật chưa chính xác của mình và của bạn
- Phương pháp luyện tập lặp lại: giúp trẻ nắm được thao tác vận động mộtcách chắc chắn
- Phương pháp luyện tập biến đổi: giúp trẻ có thể tập trung nhanh chónggiải quyết khâu yếu hay khâu quan trọng của động tác
Sau khi trẻ đã nắm vững bài tập, thì có thể tăng khoảng cách, thay đổidụng cụ, hoặc thay đổi điều kiện luyện tập để củng cố thêm kỹ năng vận độngcho trẻ
b) Phương pháp trò chơi
Phương pháp này có tác dụng gây hứng thú cho trẻ đến với bài tập vậnđộng, trẻ thực hiện nhiều lần mà không chán, đánh giá được tương đối kháchquan kết quả vận động của trẻ
Phương pháp này được tiến hành dưới 2 hình thức:
Trang 22- Đưa yếu tố chơi vào buổi tập Ví dụ: “đi đều”: hành quân như các chú
bộ đội, bài tập “bò”: bò như chuột, động tác “nhảy”: nhảy qua rãnh nước, nhảynhư thỏ
- Sử dụng trò chơi vận động để trẻ tiến hành bài tập Khi tham gia vào tròchơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rènluyện kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển tố chất vận động khi thực hiện cácvận động, thao tác trong trò chơi Ví dụ trò chơi “đuổi bắt”: vận động chạy…
c) Phương pháp thi đua
Cũng như trò chơi, thi đua là một trong những hiện tượng xã hội phổ biến
Nó có ý nghĩa quan trọng như một cách thức tổ chức và kích thích hoạt độngtrong các phạm vi rất khác nhau của cuộc sống, trong hoạt động sản xuất, trongnghệ thuật, trong thể thao
Đối với trẻ mầm non, phương pháp thi đua sử dụng sau khi trẻ đã nắmtương đối vững các bước thực hiện bài tập vận động Thường áp dụng phươngpháp này ở mẫu giáo nhỡ và lớn vì trẻ đã có kinh nghiệm vận động
Mục đích của thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ởmức độ cao và rèn luyện các phẩm chất đạo đức Thi đua làm tăng hứng thú,kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện
Phương pháp thi đua được tiến hành dưới 2 hình thức: thi đua cá nhân vàthi đua đồng đội
Như vậy, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để rèn các kỹ năng vậnđộng cơ bản cho trẻ Để đem lại kết quả rèn luyện tốt thì khi sử dụng cácphương pháp trên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khi tiến hành lựa chọn các phương pháp rèn luyện cần bảo đảm tính vừasức, phù hợp với trình độ vận động của trẻ, các điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụtập luyện…
- Cần có sự phối hợp giữa các phương pháp giảng dạy
- Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng
Trang 231.3.5 Đánh giá kết quả rèn luyện
Sau mỗi buổi luyện tập, giáo viên cần có những nhận xét, đánh giá về kếtquả rèn luyện của trẻ:
- Khuyến khích, động viên những trẻ yếu, nhút nhát tham gia vào hoạtđộng luyện tập và những trẻ có kỹ năng vận động tốt
- Nhấn mạnh những biểu hiện tích cực luyện tập và nhận thức của trẻ
- Ghi lại mức độ phát triển vận động của trẻ: những trẻ nào có kỹ năngvận động tốt, những trẻ nào còn yếu, chưa thực hiện được yêu cầu vận động đãđặt ra, sai hay yếu ở chỗ nào?
- Cần đánh giá xem trong quá trình tập luyện, nhóm kỹ năng vận độngnào là khó đối với trẻ để có phương pháp giúp trẻ luyện tập tốt hơn
- Trong khi nhận xét, đánh giá cần thận trọng và phải làm cho trẻ thấy vuitrước kết quả đạt được của các bạn và cố gắng khắc phục những thiếu sót Tránhgây ra cho trẻ những biểu hiện tự cao khi thấy mình làm tốt hoặc tự ti khi làmsai, làm chưa đúng
1.3.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rèn luyện các kỹ năng VĐCB
Chất lượng rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ lứa tuổi mầmnon chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
- Sự phức tạp của bài tập vận động Ví dụ: vận tốc, cường độ lực, trươnglực của vận động không có chu kỳ như: nhảy, ném; liên quan đến độ chính xácphân chia lực của cơ bắp trong không gian và theo thời gian
- Việc lựa chọn phương pháp, biện pháp và nội dung hướng dẫn rèn luyệncủa giáo viên Nếu chúng được lựa chọn phù hợp, vừa sức với trẻ sẽ tạo ra hứngthú và thái độ tích cực, độc lập trong rèn luyện các vận động cơ bản
- Mức độ hứng thú và sự tập trung của trẻ có ảnh hưởng đến việc thựchiện mục đích đề ra
Trang 24- Điều kiện tập luyện (sân bãi, đồ dùng, dụng cụ) cũng ảnh hưởng đếnchất lượng rèn luyện.
- Đặc điểm tâm- sinh lý lứa tuổi ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ
1.4 Đặc điểm phát triển tâm- sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi
Đến 5- 6 tuổi là trẻ đang ở giai đoạn cuối cùng của lứa tuổi mẫu giáo và
đã trải qua một thời kỳ phát triển mạnh mẽ với tốc độ rất nhanh cả về thể chấtlẫn tâm lý Nếu được chăm sóc và giáo dục đúng đắn thì sự phát triển của trẻ 5-
6 tuổi sẽ có những đặc điểm sau đây:
1.4.1 Đặc điểm phát triển thể chất
a) Về tầm vóc: Trẻ 5- 6 tuổi tăng nhanh về chiều cao, cân nặng
- Trung bình về chiều cao:
b) Về giải phẫu sinh lý
Hệ xương của trẻ 5- 6 tuổi bắt đầu được cốt hóa, cơ bắp to ra Cơ quan hôhấp và hệ tuần hoàn phát triển mạnh Trọng lượng của não tăng nhanh, từ 1110gđến 1350g , gần bằng trọng lượng não của người lớn Nhờ đó vỏ bán cầu đại nãophát triển mạnh nên vai trò điều chỉnh và kiểm tra của nó đối với vùng dưới vỏtăng cường rõ rệt hơn, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện tăng lên nhanhchóng, hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh mẽ
Sự phát triển nhanh về thể chất như vậy đã tạo nên những điều kiện cầnthiết để trẻ mẫu giáo lớn có thể hoạt đông độc lập được hiều hơn và giúp chúnglĩnh hội những hình thức mới của kinh nghiệm xã hội trong quá trình tiếp nhậngiáo dục
Trang 25Tuy vậy, sự phát triển đó chưa tạo ra được một chuyển biến thật mạnh
mẽ, thuận lợi cho hoạt động học tập Phải đến 6 tuổi trở đi thì sự phát triển thểchất của trẻ mới bắt đầu thích ứng với hoạt động học tập
1.4.2 Đặc điểm phát triển vận động
Tốc độ trưởng thành của trẻ tăng rất nhanh, tỷ lệ cơ thể đã cân đối, tạo ra
tư thế vững chắc, cảm giác thăng bằng được hoàn thiện, sự phối hợp vận độngtốt hơn Hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt, trẻ có khả năng chú ý cao trong quátrình học các bài tập vận động Các vận động cơ bản được thực hiện tương đốichính xác, mềm dẻo, thể hiện sự khéo léo trong vận động, lực cơ bắp được tănglên
Vận động đi ở trẻ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và thân Bàn
chân rời khỏi mặt đất nhẹ nhàng, mềm mại khi chân chạm đất
Vận động nhảy được hoàn thiện với một niềm tin lớn, nhảy nhẹ nhàng,
biết chạm đất bằng 2 đầu bàn chân
Vận động chạy, bò, ném của trẻ được hoàn thiện rõ nhất, thể hiện sự chính
xác của động tác, phát triển khả năng ước lượng bằng mắt, có sự khéo léo khiphối hợp vận động
1.4.3 Đặc điểm phát triển nhận thức:
1.4.3.1 Đặc điểm phát triển nhận cảm
Hoạt động nhận cảm của trẻ 5- 6 tuổi phát triển mạnh, cho phép trẻ địnhhướng vào những thuộc tính và những mối liên hệ bên ngoài của sự vật và hiệntượng Khả năng quan sát bắt đầu hình thành giúp trẻ biết ngắm nghía và pháthiện thuộc tính, mối quan hệ đặc trưng của sự vật và hiện tượng trong thế giớixung quanh
Nhờ sự phát triển của hoạt động nhận cảm nên trẻ 5-6 tuổi có thể lĩnh hộiđược một số chuẩn nhận cảm về màu sắc, về hình dạng, về âm thanh, về kíchthước
Trang 26Về tri giác không gian, trẻ 5- 6 tuổi có thể nhận biết một cách chính xáccác hướng chủ yếu trong không gian như trên- dưới, trước- sau, phải- trái.
Về tri giác thời gian, trẻ nhận biết quá khứ, hiện tại và tương lai trongnhững khoảng thời gian gần như lúc nãy, bây giờ và chốc nữa hay xa hơn, hômqua, hôm nay và ngày mai
1.4.3.2 Đặc điểm phát triển tư duy
Tư duy của trẻ 5- 6 tuổi đang ở độ phát triển mạnh đặc biệt là kiểu tư duytrực quan hình tượng Ở giai đoạn này, một kiểu tư duy mới xuất hiện đó là kiểu
tư duy trực quan sơ đồ- bước trung gian của sự chuyển tiếp từ tư duy trực quanhình tượng đến tư duy logic Nhờ đó, một số yếu tố của tư duy logic được xuấthiện, tạo cho trẻ khả năng khái quát hóa, phán đoán, suy luận và hình thànhđược một số khái niệm đơn giản
1.4.3.3 Đặc điểm phát triển trí nhớ
Đến 5 tuổi, trí nhớ có chủ định đã bắt đầu phát triển đáng kể Vị trí ưu thếcủa trí nhớ không chủ định giờ đây đã bị yếu dần đi, nhưng vai trò của nó vẫnhết sức quan trọng trong đời sống của trẻ
Cùng với sự phát triển của tư duy, trí nhớ có ý nghĩa bắt đầu phát triểnmạnh, những gì mà trẻ hiểu thường được ghi nhớ bền vững hơn Tuy vậy, trínhớ máy móc vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ
1.4.3.4 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ
Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ đã có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thànhthạo trong sinh hoạt hàng ngày Lúc này ngôn ngữ đã thực sự trở thành phươngtiện chủ yếu để giao tiếp với mọi người xung quanh và là cơ sở để cải tổ các quátrình tâm lý, giúp cho đời sống tinh thần của trẻ có một chất lượng mới: biếtsống và hành động theo kiểu người
Trang 271.4.3.5 Đặc điểm phát triển chú ý
Do yêu cầu của hoạt động ngày càng trở nên phức tạp, trẻ 5- 6 tuổi bắtđầu biết điều khiển chú ý của mình vào những đối tượng nhất định Chú ý cóchủ định phát triển mạnh, nhưng chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế
xã hội cũng bắt đầu được hình thành
1.5 Kết luận chương 1
Các vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, leo, trèo, ném… là cơ sở để xâydựng các bài tập vận động cơ bản nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng và giáodục trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ Qua tập luyện bài tập vận động cơbản giúp trẻ hoàn thiện khả năng làm việc của hệ thần kinh trung ương, hệ tuầnhoàn, hệ hô hấp, củng cố và phát triển cơ bắp, rèn luyện, hình thành các tư thếđúng… qua đó tác động tốt tới sức khỏe và phát triển thể lực, tạo điều kiện pháttriển các tố chất nhanh, mạnh, khéo… Tuy nhiên các chi tiết vận động chưa thểnhuần nhuyễn, chưa liên tục, chưa đảm bảo độ bền vững, dễ dàng bị mất nếukhông được ôn luyện nhiều lần Có thể nói, rèn luyện các kỹ năng vận động cơbản cho trẻ là việc làm cần thiết, nó không những giúp trẻ nắm được tri thức, các
kỹ năng, kỹ xảo vận động của trẻ được củng cố, các quá trình nhận thức đượchoàn thiện dần mà việc rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản còn mang lại chotrẻ những kinh nghiệm hoạt động, giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong cuộcsống sinh hoạt hàng ngày Chính vì vậy, giáo viên mầm non cần nhận thức đúngđắn và có phương pháp tổ chức rèn luyện một cách hợp lý nhằm giúp trẻ hoànthiện các kỹ năng vận động
Trang 28CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG
CƠ BẢN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng
- Tìm hiểu mức độ phát triển các kỹ năng vận động cơ bản ở trẻ 5- 6 tuổi
- Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng
2.1.2 Đối tượng khảo sát
- 50 trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non Trường Thi - Thành phốVinh - Nghệ An
- 30 giáo viên ở 5 trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh: Trườngmầm non Bình Minh, Trường mầm non Hoa Hồng, Trường mầm non HưngDũng I, Trường mầm non Quang Trung II và Trường mầm non Trường Thi
2.1.3 Phương pháp khảo sát
- Dự giờ, quan sát quá trình giáo viên tổ chức rèn luyện các kỹ năng vậnđộng cơ bản cho trẻ đồng thời quan sát việc thực hiện các kỹ năng vận động cơbản của trẻ 5 - 6 tuổi được chọn khảo sát
- Trao đổi, đàm thoại với giáo viên đứng lớp về vấn đề rèn luyện các kỹnăng vận động cơ bản cho trẻ 5- 6 tuổi
- Phát phiếu điều tra cho 30 giáo viên đang dạy tại các lớp mẫu giáo 5- 6tuổi ở 5 trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh
- Xử lý số liệu sau khi thu thập thông tin
Trang 292.1.4 Tiêu chí và thang đánh giá mức độ phát triển các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ 5- 6 tuổi
+ Chưa đảm bảo tiến trình thực hiện vận động (0- 0,5 điểm)
Tiêu chí 2: Khả năng phối hợp các động tác vận động
- Mức độ 1: Tốt (4 điểm)
+ Trẻ biết phối hợp một cách linh hoạt các động tác vận động (2 điểm)+ Biết dùng sức tiết kiệm, không có cử động thừa (2 điểm)
- Mức độ 2: Khá (3 điểm)
+ Trẻ biết phối hợp các động tác vận động (1,5 điểm)
+ Biết dùng sức hợp lý, không có cử động thừa (1,5 điểm)
- Mức độ 3: Trung bình (2 điểm)
Trang 30+ Trẻ đã biết phối hợp các động tác vận động nhưng chưa khéo léo(1điểm)
+ Có một số cử động thừa trong khi thực hiện vận động (1điểm)
- Mức độ 4: Yếu (1 điểm)
+ Trẻ chưa biết phối hợp các động tác vận động (0,5 điểm)
+ Có nhiều cử động thừa, thiếu cân đối trong khi thực hiện vận động (0,5điểm)
Tiêu chí 3: Thái độ của trẻ khi tham gia vận động.
+ Trẻ hứng thú khi tham gia vận động (2 điểm)
+ Phản ứng kịp thời trước mọi hiệu lệnh (1 điểm)
- Mức độ 3: Trung bình (2 điểm)
+ Chưa thực sự tự tin, tích cực trong khi thực hiện vận động (1,5 điểm)+ Phản ứng chậm trước hiệu lệnh (0,5 điểm)
- Mức độ 4: Yếu (1 điểm)
+ Trẻ tham gia vận động một cách rụt rè, gượng ép (1 điểm)
+ Không phản xạ trước mọi hiệu lệnh (0 điểm)
2.1.4.2 Thang đo mức độ phát triển các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ:
Sự phát triển các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ được chia thành 4 mức
độ như sau:
+ Mức độ Tốt: Điểm đánh giá từ 10- 12, đó là những trẻ thực hiện đúngcác phần cơ bản của động tác vận động, thực hiện đúng tiến trình vận động mộtcách liên tục; biết phối hợp một cách linh hoạt các động tác vận động, biết dùng
Trang 31sức tiết kiệm, không có cử động thừa; có thái độ tích cực, tự tin, có sự tập trungcao trong suốt quá trình tham gia vận động, phản xạ linh hoạt, đúng đắn, kịp thờitrước mọi hiệu lệnh.
+ Mức độ Khá: Từ 7- 9 điểm Biểu hiện: Trẻ thực hiện được các phần cơbản của động tác vận động, thực hiện đúng tiến trình vận động; biết phối hợpcác động tác vận động, biết dùng sức hợp lý, không có cử động thừa; hứng thúkhi tham gia vận động, phản ứng kịp thời trước mọi hiệu lệnh
+ Mức độ Trung bình: Từ 4- 6 điểm Biểu hiện: Trẻ thực hiện chưa chínhxác một số phần cơ bản của động tác vận động, tiến trình vận động được đảmbảo một cách tương đối; đã biết phối hợp các động tác vận động nhưng chưakhéo léo, có một số cử động thừa trong khi thực hiện vận động; chưa thực sự tựtin, tích cực trong khi thực hiện vận động, phản ứng chậm trước hiệu lệnh
+ Mức độ Yếu: Dưới 4 điểm Đây là những trẻ thực hiện chưa chính xáccác phần cơ bản của động tác vận động, chưa đảm bảo tiến trình thực hiện vậnđộng; trẻ chưa biết phối hợp các động tác vận động, có nhiều cử động thừa,thiếu cân đối trong khi thực hiện vận động; tham gia vận động một cách rụt rè,gượng ép, không phản xạ trước mọi hiệu lệnh
2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng
2.2.1 Kết quả điều tra giáo viên bằng phiếu hỏi
2.2.1.1 Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5- 6 tuổi.
Bảng 1: Vai trò của việc rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ.
TT Mức độ nhận thức Ý kiến lựa
chọn
Tỷ lệ (%)
Trang 32Qua kết quả thu được ở bảng 1 chúng tôi nhận thấy:
Phần lớn giáo viên mầm non đều cho rằng: Việc rèn luyện các kỹ năngvận động cơ bản cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết (90%) Khi được hỏi: “Tạisao chị lại chọn rất quan trọng?” thì đa số giáo viên đều giải thích: “Vì việc rènluyện các kỹ năng vận động cơ bản sẽ giúp trẻ thích nghi với điều kiện sống, đilại; giúp trẻ khắc phục khó khăn gặp phải trong cuộc sống hàng ngày” Và có10% ý kiến cho rằng việc làm này là quan trọng
Có thể nói: Đa số các giáo viên đã nhận thức đúng và đầy đủ về vai tròcủa việc rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mầm non
2.2.1.2 Nhận thức của giáo viên về mức độ cần rèn luyện để phát triển các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ.
Tỷ lệ (%)
1 Hình thành kỹ năng ban đầu là chủ yếu 0 0
Trang 33nhiệm vụ của GVMN tổ chức rèn luyện để củng cố nhằm ổn định kỹ năng là chủyếu, chứ không phải hình thành kỹ năng ban đầu hay hình thành kỹ xảo vậnđộng.
2.2.1.3 Khảo sát việc tổ chức rèn luyện nhằm hình thành, củng cố các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 5-6 tuổi.
Qua khảo sát chúng tôi thấy, phần lớn giáo viên chỉ nêu một cách kháiquát những hình thức tổ chức rèn luyện như: rèn luyện mọi lúc mọi nơi, tổ chứctrong tiết học…chứ không nêu cụ thể quá trình tổ chức rèn luyện nhằm củng cốcác kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ
Trên thực tế chúng tôi quan sát thấy, dù là để phát triển kỹ năng vận động
cơ bản ở mức độ nào thì GVMN đều tổ chức theo một quy trình chung, gồm 2bước như sau:
+ Làm mẫu bài tập vận động cơ bản: 1-2 lần
+ Tổ chức cho trẻ thực hiện: mỗi cháu từ 2-3 lần, kết hợp với sửa sai trựctiếp cho trẻ
Trong quá trình đó giáo viên mầm non thường ít sử dụng biện pháp gọitên bài tập vận động, không tạo ra được hứng thú luyện tập cho trẻ trong suốtquá trình rèn luyện vì thế trẻ không thực sự tích cực luyện tập và luyện tập vớihiệu quả không cao
2.2.1.4 Các phương pháp thường sử dụng khi tổ chức rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ
Khi được hỏi về các phương pháp thường sử dụng khi tổ chức rèn luyệncác kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ, thì hầu hết giáo viên đều cho biết:
+ Nhóm phương pháp trực quan, gồm: Phương pháp làm mẫu
+ Nhóm phương pháp dùng lời nói, gồm: Phương pháp giải thích
+ Nhóm phương pháp thực hành và trò chơi bao gồm: Thực hành rènluyện, trò chơi đóng vai, trải nghiệm, tích hợp các môn học cho trẻ thực hành và
tự rèn luyện