1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng thái yên đức thọ hà tĩnh

92 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 309,5 KB

Nội dung

Dắt nhau từ phía cội nguồn đi lênVì thế, khảo sát vốn từ vựng nghề mộc ở làng nghề Thái Yên - ĐứcThọ – Hà Tĩnh, chúng tôi mong muốn thấy đợc: những đặc điểm cấu tạo cũng nh đặc trng về m

Trang 1

mở đầu

I Lý do chọn đề tài

1.1 Tiếng Việt có lịch sử lâu dài, gắn với các chặng đờng phát triểncủa lịch sử dân tộc Tới nay, tiếng Việt với t cách là quốc ngữ - ngôn ngữ quốcgia đã thực sự là công cụ t duy, công cụ giao tiếp chính thức của cộng đồngdân tộc Việt Nam

Vốn từ vựng tiếng Việt hiện đại có tới hàng vạn từ và đơn vị từ tơng

đ-ơng, làm thành một chỉnh thể với nhiều hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau.Các hệ thống từ vựng này đã góp phần phản ánh sự đa dạng, phong phú vàngày càng hoàn thiện của từ tiếng Việt Đồng thời, cũng thể hiện đợc năng lực,trí tuệ, khả năng sáng tạo vợt bậc của con ngời Việt Nam trong quá trình sử

Bộ giáo dục và đào tạoTrờng đại học vinh

Ngời hớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Tứ

Vinh – 2006 -& -

Trang 2

dụng, giữ gìn, bổ sung và phát triển tiếng nói của dân tộc mình trong cuộcsống lao động và sinh hoạt thờng nhật.

1.2 Xét trên phơng diện phạm vi sử dụng, vốn từ vựng tiếng Việt đợcchia thành: vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnhthổ Trong vốn từ vựng hạn chế về phạm vi sử dụng đợc chia ra các vốn từ vựngkhác nhau: vốn từ vựng địa phơng, vốn từ vựng tiếng lóng, vốn từ vựng thuậtngữ, vốn từ vựng nghề nghiệp

Vốn từ vựng toàn dân là vốn từ vựng chung đợc sử dụng rộng rãi trênphạm vi toàn quốc Vốn từ vựng hạn chế đợc dùng trong một phạm vi hẹp ởmột địa bàn cụ thể nào đó, trong một lĩnh vực riêng biệt hoặc một nhóm ngời,một tổ chức cá nhân

Từ nghề nghiệp là một vốn từ vựng phong phú, đa dạng bởi ở Việt Namcòn tồn tại rất nhiều ngành nghề khác nhau Tuy nhiên, đây lại là lĩnh vực cònrất ít đợc quan tâm nghiên cứu mặc dù nó là một “mảnh đất ngôn ngữ rất màumỡ” Do đó, tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu vốn từ vựng nghề nghiệp sẽ giúpchúng ta thấy rõ hơn không chỉ đặc điểm về một vốn từ vựng cụ thể mà cònthấy sự đa dạng, phong phú, giàu có của vốn từ vựng tiếng Việt

1.3 Việt Nam là đất nớc của “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” Conngời Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo Bên cạnh các nghềchính “công – nông – ng – thơng”, thủ công nghiệp cũng là một ngànhnghề quan trọng gắn liền với đời sống quần chúng, đồng thời cũng là một bộphận không thể thiếu đợc góp phần thúc đầy kinh tế nớc nhà phát triển

Nghề mộc ở Việt Nam đã có từ lâu đời với tên tuổi của các làng nghềnổi tiếng: Nam Hoa, Thanh Hoa, Đạt Tài (Thanh Hoá); Đông Kỵ (Hà Nam);Thái Yên (Hà Tĩnh)… Nghề mộc đã trở thành một nghề truyền thống của dântộc Việt

Về với làng nghề Thái Yên (Đức Thọ – Hà Tĩnh) ta nh đợc hoà chungcùng với niềm say mê nghề nghiệp của họ, niềm tự hào của nhân dân một làngnghề truyền thống:

Tay cày, tay thợ sớm hôm

Trang 3

Dắt nhau từ phía cội nguồn đi lên

Vì thế, khảo sát vốn từ vựng nghề mộc ở làng nghề Thái Yên - ĐứcThọ – Hà Tĩnh, chúng tôi mong muốn thấy đợc: những đặc điểm cấu tạo cũng

nh đặc trng về mặt xã hội học của vốn từ vựng này; mối quan hệ giữa từ nghềnghiệp và từ toàn dân; những dấu ấn văn hoá trong các tên gọi và cách gọi têncông cụ, sản phẩm của những ngời dân thợ làm nghề mộc Từ đó, giúp chúng

ta hiểu hơn về đời sống tinh thần của con ngời Hà Tĩnh

II Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp của tiếng Việt đã đợc một số nhà ngônngữ học nghiên cứu trong các công trình sau đây:

- Từ và vốn từ vựng tiếng Việt hiện đại (Nxb ĐH&THCN, Hà Nội

1978) của Nguyễn Văn Tu

- Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt – Nxb KHXH, Hà Nội 1989 của Đỗ Hữu

Châu

- Tiếng Việt trên các miền đất nớc – Nxb KHXH, Hà Nội 1989 của

Hoàng Thị Châu

- Từ vựng học tiếng Việt – Nxb ĐH&THCN, Hà Nội 2002 của

Nguyễn Thiện Giáp

Một số công trình đã nghiên cứu cụ thể về vốn từ nghề nghiệp nh:

- Nhóm từ có liên quan đến sông nớc trong phơng ngữ Nam Bộ (Phụ

tr-ơng Ngôn ngữ số 2, Hà Nội 1982) của Trần Thị Ngọc Lang

- Về từ ngữ nghề gốm Viện ngôn ngữ học– , Hà Nội 1989 của Phạm Hùng Việt

- Văn hoá ngời nghệ qua vốn từ vựng nghề cá - Tạp chí nghiên cứu

Đông Nam á, số 1, năm 1996 của Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh

- Vốn từ vựng chỉ nghề cá ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

– Luận văn Thạc sỹ, Đại học Vinh 1998 của Lơng Vĩnh An

- Vốn từ vựng chỉ nghề trồng lúa trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh – Luận

văn Thạc sỹ, Đại học Vinh 2002 của Nguyễn Viết Nhị

Trang 4

- Khảo sát vốn từ vựng chỉ nghề cá trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh –

Luận văn Thạc sỹ, Đại học Vinh 2004 của Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đi vào khảo sát tên gọi,nghiên cứu sự phản ánh thực tại của các từ, chỉ ra những nét độc đáo của vốn

từ vựng nghề nghiệp trên từng địa phơng cụ thể

Nh vậy, ở “địa hạt từ nghề nghiệp” hiện nay thực sự bắt đầu đợc nhiềungời chú ý, quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, theo sự khảo sát và tìm hiểu củachúng tôi thì vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng nghề Thái Yên - Đức Thọ – HàTĩnh hiện nay cha có một công trình nào nghiên cứu Đây là công trình đầutiên có tính độc lập và tơng đối toàn diện

Công trình này mặc dù chỉ khảo sát vốn từ vựng trong một phạm vi hếtsức hẹp: làng nghề truyền thống Thái Yên, song chúng tôi hy vọng sẽ gópthêm đợc một điều gì đó có ý nghĩa thực sự vào kho tàng từ vựng tiếng Việt vôtận

III Đối tợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

3.1 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng điều tra khảo sát các từ trongvốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh với tất cảnhững đặc điểm có liên quan: vốn từ vựng chỉ tên các chất liệu làm mộc (cácloại gỗ), vốn từ vựng chỉ tên các công cụ và phơng tiện sản xuất, vốn từ vựngchỉ quá trình làm ra một sản phẩm mộc đơn giản và vốn từ vựng chỉ tên các sảnphẩm mộc thông dụng nhất…

Đối chiếu với ngôn ngữ văn hoá chỉ ra đợc những đặc điểm của vốn từvựng này (cơ sở đối chiếu của chúng tôi là cuốn Từ điển tiếng Việt GS.

Hoàng Phê, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 1996; cuốn Từ điển địa phơng Nghệ Tĩnh của GS Nguyễn Nhã Bản…).

3.2 Mục đích nghiên cứu

3.2.1 Điều tra, thống kê, phân loại, phân tích vốn từ vựng chỉ nghềmộc ở làng Thái Yên với: tên gọi các loại gỗ; tên gọi các công cụ lao động và

Trang 5

các bộ phân của chúng; các sản phẩm mộc thông dụng… nhằm bớc đầu cungcấp một vốn từ vựng chỉ nghề nhất định.

3.2.2 Phân tích đối sánh vốn từ vựng chỉ nghề mộc với ngôn ngữ vănhoá nhằm rút ra một vài đặc điểm khác biệt về cấu tạo – ngữ nghĩa; đặc điểmphản ánh của vốn từ vựng này

3.2.3 Qua vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng nghề Thái Yên - Đức Thọ– Hà Tĩnh mở ra một hớng tiếp cận, tìm hiểu văn hoá địa phơng – văn hoá

Hà Tĩnh qua vốn từ vựng nghề nghiệp

IV Phơng pháp nghiên cứu

1 Phơng pháp điều tra, điền dã

Chúng tôi trực tiếp điều tra ở làng mộc Thái Yên – Làng nghề truyềnthống khá lâu đời, chọn đối tợng để phỏng vấn là những bậc thợ cao niên “bậcthợ sành sỏi” trong nghề, có nhiều kinh nghiệm, có nhiều tâm huyết với nghềcũng nh có những xởng sản xuất của gia đình tơng đối đầy đủ về cơ sở làmmộc; những bậc thợ trẻ tuy kinh nghiệm không nhiều nhng lại hoà nhập kịpthời với cơ chế sản xuất mới, tiếp cận với những công cụ hiện đại hơn… đểphỏng vấn về vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp của họ (nghề mộc)

2 Phơng pháp thống kê, tổng hợp, phân loại

Sau khi đã thống kê tập hợp đợc một số lơng tơng đối đầy đủ về vốn từvựng chỉ nghề mộc ở làng nghề Thái Yên, chúng tôi phân loại chúng theonhững tiêu chí khác nhau, theo từng loại

3 Phơng pháp so sánh, đối chiếu

Đối chiếu từ chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên với vốn từ vựng toàn dân,với những từ chỉ nghề mộc ở những địa phơng khác; so sánh phân biệt từ nghềnghiệp với từ toàn dân, và các vốn từ vựng thuộc vốn từ vựng khác hạn chế vềphạm vi sử dụng

4 Phơng pháp phân tích ngôn ngữ

Qua phân loại so sánh, đối chiếu, chúng tôi sẽ đi vào phân tích ngữnghĩa một số từ cũng nh hình thức cấu tạo của chúng để thấy đợc thế giới thực

Trang 6

tại đã đợc phản ánh qua lăng kính chủ quan của ngời dân thợ làm nghề mộc ởlàng nghề Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh.

V Cái mới của đề tài

ở luận văn này, khi tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu vốn từvựng chỉ nghề mộc ở làng Thái Yên - Đức Thọ Hà Tĩnh, chúng tôi mong muốn

đợc làm rõ thêm đặc điểm của vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp và những vấn đề cóliên quan đến vốn từ vựng Đặc biệt đây lại là vốn từ vựng của một nghề cụ thểtại một làng nghề truyền thống từ trớc tới nay cha đợc ai nghiên cứu

Từ đó, tác giả luận văn cũng hy vọng sẽ giúp cho mọi ngời hiểu thêm

đợc một phần nào đó (dù rất nhỏ bé) về những nét độc đáo trong bản sắc vănhoá của quê hơng Hà Tĩnh – quê hơng giàu truyền thống cách mạng, thôngqua vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở một địa bàn cụ thể đó là làng Thái Yên - ĐứcThọ - Hà Tĩnh

VI cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụlục, luận văn gồm 3 chơng, cụ thể nh sau:

Chơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khảo sát vốn từ vựng chỉ

Trang 7

Chơng ICơ sở lý luận và thực tiễn của việc khảo sát

1 Khái niệm vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp

1.1 Khái niệm từ nghề nghiệp

Từ nghề nghiệp nằm trong vốn từ vựng hạn chế về mặt phạm vi sửdụng ở Việt Nam có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau Gắn với mỗi nghề cómột vốn từ vựng riêng để chỉ đối tợng lao động, động tác lao động, nguyênliệu, sản phẩm, công cụ lao động… Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là khôngphải ai cũng dễ dàng hiểu và sử dụng hết những vốn từ vựng cụ thể này, kể cảnhững ngời trong nghề nhiều lúc cũng cha hẳn đã nắm và hiểu hết Mức độhiểu đợc nhiều hay ít vốn từ vựng này tuỳ thuộc vào khả năng quen biết, amhiểu của xã hội đối với nghề đó

Trang 8

Từ nghề nghiệp ra đời gắn với sự phát triển của ngôn ngữ và lẽ tất yếu

là do đòi hỏi của cuộc sống con ngời Khi lao động sản xuất của con ngời đã

đạt đến một trình độ sản xuất nhất định, có sự phân hoá rõ nét trên các lĩnh vựcchuyên môn và sản xuất, cùng với nó là sự xuất hiện của các từ nghề nghiệp

Từ nghề nghiệp là sáng tạo của đại đa số nhân dân lao động Nh vậy, từ nghềnghiệp cần thiết cho quá trình tổ chức, phân công lao động của con ngời; cầnthiết cho sự giao tiếp của con ngời trong ngành nghề và cũng cần thiết cho nhucầu cuộc sống, nh một lẽ tự nhiên để gọi tên, diễn đạt một cách chính xác,ngắn gọn về hoạt động lao động diễn ra thờng nhật của con ngời Nội dungngữ nghĩa của vốn từ vựng nghề nghiệp còn là nơi lu trữ những mực mẹo, kinhnghiệm tổ chức dân gian trong hoạt động lao động sản xuất của ngành nghề cụthể Từ nghề nghiệp là sáng tạo của đại đa số nhân dân, cho nên việc có nhiềukhái niệm, nhiều cách tiếp cận khác nhau về từ nghề nghiệp đang ngày càng đ-

ợc quan tâm, chú ý Trong xu hớng ngữ dụng học hiện đại, việc nghiên cứu từnghề nghiệp không chỉ dừng ở việc nghiên cứu ngữ nghĩa, cấu trúc mà còn gắnvới đặc thù lao động của mỗi ngành nghề cụ thể phục vụ cuộc sống con ngời.Khi nêu lên khái niệm về từ nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu có cái nhìn tơng

đối giống nhau về loại từ này Tuy vậy, giữa các tác giả vẫn có những chỗ nhấnmạnh khác nhau, ít nhiều đứng ở nhiều góc nhìn khác nhau Cụ thể:

Theo GS Đỗ Hữu Châu “Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị

từ vựng đợc sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của cácngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc(nghề thuốc, ngành văn th…)” [tr.249-250,8]

Giáo s Nguyễn Thiện Giáp: “Từ nghề nghiệp là những từ biểu thịnhững công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đótrong xã hội” [265,14]

Nguyễn Văn Tu trong giáo trình: “Từ vựng học tiếng Việt hiện đại”cũng đã so sánh “những từ ngữ nghề nghiệp khác thuật ngữ ở chỗ đợc chuyêndùng để trao đổi miệng về chuyên môn chứ không phải dùng để viết Từ nghềnghiệp còn khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh có nhiều sắc tháivui đùa” [126,23]

Trang 9

Nh vậy, từ nghề nghiệp hiểu một cách ngắn gọn nhất là: “Từ đợc sửdụng trong phạm vi hạn chế của những ngời cùng làm một nghề để gọi têncông cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của nghề đó”.

1.2 Khái niệm vốn từ vựng nghề nghiệp“ ”

Vốn từ vựng tiếng Việt có một khối lợng vô cùng lớn – hàng chục vạn

từ và đơn vị từ tơng đơng Chúng làm thành một chỉnh thể gồm nhiều yếu tốliên quan, hay nó làm thành một hệ thống, F.de.Saussure đã cho rằng: Ngônngữ là một hệ thống tín hiệu Vậy, hiểu hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nh thế nào?Cũng nh bất cứ một vốn từ vựng của một ngôn ngữ nào, vốn từ vựng tiếng Việt

là một hệ thống mở rõ nhất Nó khác với hệ thống đèn giao thông, hệ thống

đèn biển chỉ đờng, hệ thống quân hàm…những hệ thống có quy ớc rõ ràng này.Không thể ai đó hay một nhà nghiên cứu, dù cho cả một cuốn từ điển tợng giảicực kỳ lớn cũng không thể tuyên bố đợc rằng đã thu nắm hết, thu nạp hết vốn

từ vựng của một ngôn ngữ bất kỳ Bởi rằng, vốn từ vựng là phản ánh hiện thứckhách quan, quá trình phát triển của lịch sử nên diễn tiến từng thời kỳ, từngtháng, từng địa phơng khác nhau Đó là cha nói đến việc đối chiếu, so sánhvốn từ vựng, trờng từ vựng giữa các ngôn ngữ với nhau Theo quan điểm củaV.Bichsevich: “khái niệm hệ thống giả định rằng có một tập hợp nào đấy củanhững yếu tố ràng buộc lẫn nhau theo một cách thức nhất định Mỗi yếu tốtrong số này chỉ thể hiện tính xác định định tính của mình trong thành phầncủa chỉnh thể, của toàn bộ tập hợp Chính phức thể của các yếu tố nh vậy đợcgọi là hệ thống”.[tr.24,2]

Hệ thống đợc hiểu một cách ngắn gọn nhất theo quan điểm của các nhàngôn ngữ học là: hệ thống là một tập hợp những yếu tố có liên hệ qua lại vàquy định, nơng tựa lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất rất phức tạp.Nguyễn Văn Tu trong “Từ và vốn từ vựng tiếng Việt” cho rằng: vốn từ vựnglàm thành một hệ thống tập hợp những yếu tố khác nhau, phân biệt lẫn nhaulàm thành một tổ chức Hệ thống vồn từ đợc xác định bằng những yếu tố đợcliệt kê theo một trật tự nhất định nào đó, hoặc bởi những đặc điểm nào đó củanhững yếu tố Nh vậy, vốn từ vựng tiếng Việt là một khối thống nhất toàn bộ

Trang 10

từ, ngữ cố định của một ngôn ngữ, đợc tổ chức theo một quy luật nhất định,nằm trong những mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Vốn từ vựng tiếng Việt là một chỉnh thể, một tổ chức, một hệ thống cónghĩa bao hàm trong nó nhiều vốn từ vựng khác nhau còn gọi là các tiểu hệthống Vốn từ vựng nghề nghiệp đợc xem là một tiểu hệ thống vốn từ vựng

Vậy, “vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp là toàn bộ những từ, ngữ thuộc một nghềnhất định, của một ngôn ngữ có quan hệ, liên hệ chặt chẽ với nhau”

- Từ nghề nghiệp có tính cụ thể, gợi hình ảnh cao do gắn liền với hoạt

động sản xuất, quá trình sản xuất của một nghề nghiệp cụ thể

- Vốn từ vựng nghề nghiệp có ý nghĩa biểu vật trùng với sự vật, hiện ợng có thực trong một ngành nghề cụ thể, và ý nghĩa biểu niệm đồng nhất vớikhái niệm về sự vật, hiện tợng đó

t Vốn từ vựng nghề nghiệp có khả năng diễn đạt một cách chính xác,sinh động, ngắn gọn về những sự vật, hiện tợng, sản phẩm, động tác của nhữngngành nghề có liên quan tới toàn bộ sinh hoạt của xã hội

- Vốn từ vựng nghề nghiệp chú yếu đợc tồn tại trong khẩu ngữ

- Vốn từ vựng nghề nghiệp dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân khinhững khai niệm riêng của nghề nào đó trở thành phổ biến rộng rãi trong toàn

bộ xã hội

Trang 11

Tóm lại, vốn từ vựng nghề nghiệp vô cùng phong phú, đa dạng và giàu

có, là một trong những nguồn từ vựng quan trọng góp phần bồi bổ thêm chokho tàng từ vựng toàn dân – kho tàng từ vựng văn hoá của dân tộc

2 Mối quan hệ giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế vềmặt xã hội và lãnh thổ

Vốn từ vựng hiện đại của chúng ta ngày nay đợc tích luỹ bởi lịch sửphát triển của vốn từ vựng tiếng Việt trải qua hàng ngàn năm Sự phát triển củatiếng Việt về mọi mặt nói chung và vốn từ vựng nói riêng luôn luôn gắn liệnvới sự phát triển của dân tộc Việt Nam Ngày nay nó trở thành lớp từ của ngônngữ văn học – lớp từ dùng chung cho mọi thành viên sống trong cộng đồngdân tộc Việt Trong sự phát triển đó, vốn từ vựng ngôn ngữ văn hoá có mốiquan hệ nh thế nào với các lớp từ khác Hay nói cách khác: các lớp từ trongkho từ vựng tiếng Việt có tác động qua lại lẫn nhau, tồn tại bên nhau nh thếnào, điều đó sẽ lý giải đợc sự tồn tại một cách khách quan các lớp từ trongtổng số vốn từ vựng của tiếng Việt

Để tìm hiểu rõ mối quan hệ này của các lớp từ nói trên, phần nàychúng tôi xin trình bày một số khái niệm để làm cơ sở cho việc lý giải làm rõmối quan hệ giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế về mặt xã hội

và lãnh thổ Cụ thể: khái niệm từ vựng; mối quan hệ giữa các vốn từ vựng (chútrọng làm rõ mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với từ toàn dân); nêu khái quát

về vốn từ vựng nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh đã khảo sát, thuthập

2.1 Khái niệm từ vựng

Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, có sẵn của ngôn ngữ Do tính hiểnnhiên, có sẵn của từ mà ngôn ngữ của loài ngời bao giờ cũng đợc gọi là ngônngữ của các từ Tổng thể các từ là vật liệu xây dựng cơ bản mà thiếu nó thìkhông thể hình dung đợc một ngôn ngữ Các từ trong một ngôn ngữ cụ thể lại

có sự biến đổi và kết hợp ở trong câu theo quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ đó.Tuy nhiên, khái niệm về từ rất khó định nghĩa Nguyên nhân của việc thiếumột định nghĩa thống nhất về từ là do sự khác nhau về cách định hình, về chức

Trang 12

năng và đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng nh trongmột ngôn ngữ Có từ mang chức năng định danh, có từ không mang chức năng

định danh (số từ, thán từ, các từ phụ trợ); có từ biểu thị khái niệm, có từ chỉ làdấu hiệu của những cảm xúc nào đó (thán từ); có từ liên hệ với những sự vật,hiện tợng ngoài thực tế (các thực từ); có từ chỉ lại biểu thị những quan hệ trongngôn ngữ mà thôi (các h từ); có từ có kết cấu nội bộ, có từ tồn tại dới nhiềudạng thức ngữ pháp khác nhau, có từ chỉ tồn tại trong một dạng thức mà thôi…vấn đề nhận diện và định nghĩa từ là rất khó Hiện nay có tới trên 300 địnhnghĩa khác nhau về từ F.de.Saussure viết: “từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh

t tởng chúng ta nh một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu, mặc dù kháiniệm này khó định nghĩa”[tr.111,1]

K.Buhker cho rằng: “các từ là những ký hiệu âm thanh của một ngôn ngữ

đợc cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trờng”[tr.22,13]

E.Sapir khẳng định: “từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn toàn độc

và bản thân có thể làm thành một câu tối giản”[tr.22,13]

V.Brondal viết: “từ bao giờ và ở đâu cũng phải là một yếu tố thôngbáo”[tr22,13]

Nhà ngôn ngữ phơng Đông Lực Chí Vỹ định nghĩa: “từ là đơn vị nhỏnhất có thể vận dụng tự do trong câu” Định nghĩa về từ của Đỗ Hữu Châu lạilà: “từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, mang những

đặc điểm ngữ pháp nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớnnhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”… Trong tiếng Việt hiện nay địnhnghĩa về từ đợc nhiều ngời chấp nhận nhất là định nghĩa của GS NguyễnThiện Giáp trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học: “từ là đơn vị nhỏ nhất củangôn ngữ độc lập về ý nghĩa và hình thức Định nghĩa này hàm chứa hai vấn đềcơ bản:

- Vấn đề khả năng tách biệt của từ, tức khả năng tách biệt khỏi những

từ bên cạnh là cần thiết để cho từ phân biệt đợc với những bộ phận cấu thànhnên nó

Trang 13

- Vấn đề tính hoàn chỉnh của từ là vấn đề cần thiết để cho từ với t cách

là một từ riêng biệt có giá trị phân biệt với cụm từ

Nh vậy từ trong tiếng Việt là đơn vị cơ bản nhỏ nhất của ngôn ngữ,mang tính độc lập và hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa đợc vận dụng linh hoạt, tự

do trong lời nói Hàng vạn đơn vị từ tập hợp lại thành vốn từ vựng của tiếngViệt

“Vựng” nếu chiết tự là một yếu tố gốc Hán có nghĩa là: “su tập, tậphợp” Vậy từ vựng là “su tập, tập hợp các từ của một ngôn ngữ” hay nói cáchkhác, nó là tổng số vốn từ vựng của một ngôn ngữ Trong tiếng Việt, vốn từvựng không chỉ bao gồm tổng số vốn từ vựng mà nó còn bao gồm cả những

đơn vị lớn hơn nh các ngữ, cụm từ sẵn có tơng đơng với từ Chẳng hạn nh cácthành ngữ tiếng Việt: ăn có mời, làm có khiến; dãi nắng dầm ma; bắt cá haitay; đói miếng hơn tiếng đời; giàu nứt đố đổ vách; giơ cao đánh khẽ; lành thì

đỡ, dỡ thì đè; lao tâm khổ tứ…Tất nhiên, những từ ngữ này không phải là đơn

vị cơ bản vì chúng do từ cấu tạo nên Song, các ngữ cố định này cũng biểu thịmột nội dung, một khái niệm nào đó tơng đơng với một từ Chẳng hạn: đá nátvàng phai; sông cạn đá mòn; đá lỡ non mòn… đồng nghĩa với lòng trung kiên

và chung thuỷ của con ngời (nhất là ngời phụ nữ) Các ngữ, các cụm từ cố địnhnày đã góp phần làm giàu có và phong phú thêm cho vốn từ vựng tiếng Việt

Từ vựng tiếng Việt bao gồm nhiều lớp từ khác nhau Căn cứ vào phạm vi sửdụng của từ, chúng ta có thể chia ra vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạnchế về mặt xã hội, lãnh thổ

2.2 Vốn từ vựng toàn dân

Vốn từ vựng toàn dân là vốn từ vựng cơ bản, vốn từ chung đợc toàn dânhiểu và sử dụng Nó là vốn từ chung cho tất cả những ngời nói tiếng Việt thuộccác địa phơng khác nhau, các tầng lớp khác nhau Có thể nói đây là vốn từvựng quan trọng nhất, là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ, không có nó ngônngữ không thể có đợc và do đó cũng không có thể có sự trao đổi giao tiếp giữamọi ngời

Trang 14

Về mặt nội dung, từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tợnghay khái niệm quan trọng và cần thiết nhất trong đời sống Chẳng hạn, các từchỉ thiên nhiên: mây, trời, núi, sông, ma, nắng, gió, bão…; chỉ bộ phận cơ thểcon ngời: đầu, mình, mắt, mũi, chân, tay…; những từ chỉ sự vật, hiện tợng gắnvới đời sống: nhà, cửa, ao, vờn, bàn, ghế, tàu, xe…; những chỉ tính chất sự vật:xanh, đỏ, tím, vàng, dài, ngắn, tốt, xấu…; những từ chỉ các hoạt động thông th-ờng: đi, đứng, nói, cời, sống, chết, chạy, nhảy…

Về nguồn gốc vốn từ vựng toàn dân của tiếng Việt có thể có quan hệvới các tiếng Môn - Khơme nh: sông, lớp, bắn, mũi…; có thể bao gồm các từ

có quan hệ với tiếng Hán: đầu, gan, gác, buồng…; có thể bao gồm các từ cónguồn gốc vay mợn: sơmi, hợp tác xã, xà phòng, ghi đông, xa lông, pa nô,pêđan…

Nh vậy, từ vựng toàn dân là bộ phận nòng cốt của từ vựng văn học Nó

là vốn từ vựng cần thiết nhất để diễn đạt t tởng trong tiếng Việt Từ vựng toàndân là cơ sở để cấu tạo các từ mới làm giàu cho từ tiếng Việt nói chung Hầuhết các từ thuộc lớp từ vựng toàn dân đều trung hoà về phong cách, tức đợcdùng ở nhiều phong cách khác nhau

2.3 Vốn từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ

Đối lập với từ vựng toàn dân là từ vựng hạn chế, bao gồm các vốn từvựng: từ địa phơng; từ nghề nghiệp; từ tiếng lóng; từ thuật ngữ

2.3.1 Từ địa phơng là vốn từ vựng đợc dùng hạn chế ở một hoặc mộtvài địa phơng Từ địa phơng là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày, ởmột địa phơng nào đó chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học Khidùng chúng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phơng thờng mang sắc thái tu

từ do ý đồ của ngời viết nhằm thể hiện đặc điểm nhân vật, đặc điểm địa phơngnào đó chứ nó không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học khi dùng chúngvào sách báo nghệ thuật, các từ địa phơng thờng mang sắc thái tu từ do chủtâm của ngời viết nhằm thể hiện đặc điểm của địa phơng hoặc đặc điểm củanhân vật

Ví dụ: Bởi vì em nhớ lại

Trang 15

Một buổi sáng mai ri

Anh tình nguyện ra đi

Chiền chiện cùng ca hót

Lúa cũng vừa sậm hột

Em tiễn anh lên đờng

Chiếc ba lô anh mang

Em xách mo cơm nếp

Lúa níu anh trật dép

Anh cúi sửa vội vàng

Vợt cánh đồng tắt ngang

Đến bờ ni anh bảo

Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều…

(Thăm lúa, Trần Hữu Thung)

Trong bài thơ thăm lúa tần số sử dụng các từ địa phơng rất cao, từ ý đồcủa ngời viết, sắc thái địa phơng đợc thể hiện rõ qua các từ nh: ri, ni, xáo… cótác dụng làm tăng thêm vẻ đẹp thuần khiết, thuỷ chung, chân thành của ngời

vợ chốn hậu phơng nhớ thơng, chờ mong chồng nơi tiền tuyến GS NguyễnNhã Bản đã viết: “các từ ri, sậm hột, ni, trật, sắc mây, mo cơm nếp, níu, càyxáo, giừ… đã toả sáng vào tạo thành một trợng từ vựng ngữ nghĩa làm nênthành công của bài thơ Thăm lúa”[tr.161,5]

ở lớp từ vựng địa phơng của tiếng Việt, các nhà nghiên cứu về phơngngữ chia ra các kiểu từ vựng địa phơng khác nhau

Thứ nhất là từ vựng địa phơng không có sự đối lập với từ vựng toàn dân(còn gọi là từ địa phơng dân tộc học) Đây là những từ ngữ biểu thị những sựvật, hiện tợng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở địa phơng nào đóchứ không phổ biến đối với toàn dân, do đó không có từ song song trong ngôn

Trang 16

ngữ văn học toàn dân Ví dụ: quả tắt, quả tro (Hơng Sơn – Hà Tĩnh); cá cứt

cò, cá thìa thia (Nghi Xuân – Hà Tĩnh); chôm chôm, chao (Nam Bộ)

Thứ hai là từ vựng địa phơng có sự đối lập với từ vựng toàn dân Kiểu

từ vựng địa phơng này, đợc chia làm hai loại nhỏ căn cứ vào các mặt ngữ âm vàngữ nghĩa của chúng:

- Từ vựng địa phơng đối lập về mặt ý nghĩa Những từ ngữ này về mặtngữ âm giống với từ ngữ tơng ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhng ýnghĩa khác nhau Ví dụ: chén/bát; cào cào/châu chấu; té/ngả

- Từ vựng địa phơng có sự đối lập về mặt ngữ âm Kiểu này lại đợcchia làm hai loại nhỏ: các từ ngữ địa phơng có hình thức ngữ âm khác hoàntoàn với từ ngữ tơng ứng trong ngôn ngữ toàn dân nh: cá quả/cá tràu, cua/dam,

đục vụm/đục vọm; các từ địa phơng có hình thức ngữ âm khác bộ phận với các

từ ngữ tơng ứng trong ngôn ngữ toàn dân nh: nác/nớc, xanh/xeng, trâu/tru,gạo/gấu

Trong xu thế phát triển chung của xã hội, từ vựng địa phơng đã đợc mởrộng dần phạm vi sử dụng của mình và nhiều từ địa phơng dễ dàng trở thành từvựng toàn dân

2.3.2 Từ vựng tiếng lóng là một bộ phận từ ngữ do những nhóm,những lớp ngời trong xã hội dùng để gọi tên sự vật, hiện tợng, hành động…vốn

đã có trong từ vựng toàn dân nhằm một mục đích nào đấy

Cũng là một hiện tợng ngôn ngữ, song từ vựng tiếng lóng đợc xem làmột hiện tợng ký sinh của tiếng Việt Bởi số phận của từ vựng tiếng lóng phụthuộc vào cái môi trờng, hoàn cảnh và bản thân những tầng lớp xã hội đã sảnsinh ra nó Bản chất của từ vựng tiếng lóng là muốn bí mật, muốn che dấu mộtmục đích nào đó nhng khi bị phát hiện từ vựng tiếng lóng sẽ không còn cơ sởtồn tại Vì vậy, hơn lĩnh vực nào khác, từ vựng tiếng lóng thay đổi thờngxuyên, không ngừng Phạm vi sử dụng của từ vựng tiếng lóng hết sức hạn chế,

nó gắn liền với một nhóm ngời, một lớp ngời, một bộ phận ngời… Ví dụ: từvựng tiếng lóng của bọn trộm cắp, tiếng lóng của bọn phe phẩy, tiếng lóng sinhviên, tiếng lóng của bọn buôn ma tuý

Trang 17

Nhìn chung, từ vựng tiếng lóng đợc cấu tạo bằng nhiều phơng thứckhác nhau, phần lớn là dùng từ toàn dân với nghĩa khác, sử dụng những từkhông độc lập, trong ngôn ngữ toàn dân, nghĩa cũ chúng bị lu mờ nh: bắt/gặp,

đổ/bằng lòng, nhẩu/nhanh, bè/tàu… sử dụng các từ Hán Việt vốn đợc dùng hạnchế trong ngôn ngữ toàn dân: bách/trăm, ngân/tiền… mợn từ nớc ngoài: xế/xe,sôi me/sôi máu…; phục hồi một số tiếng lóng cũ: mồng/gái điếm; tễ bớu/nhiềutiền… Tiếng lóng hiện nay thờng có nhiều từ ngữ đồng nghĩa, nhiều từ ngữkhông bí hiểm lắm, đứng trong hoàn cảnh giao tiếp nếu tinh ý ngời bình thờngcũng có thể nhận biết đợc Ví dụ: tiếng lóng của học sinh, sinh viên nh :ngỗng/hai, đi xe dép/đi bộ, cămpuchia/chia nhau cùng chịu…

2.3.3 Từ vựng thuật ngữ là một bộ phận từ vựng đặc biệt của ngônngữ Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định và tên gọi chính xác của các loạikhái niệm và các đối tợng của các lĩnh vực chuyên môn của con ngời

Thuật ngữ khác với danh pháp Thuật ngữ gắn liền với các khái niệmcủa một khoa học nhất định còn danh pháp là toàn bộ những tên gọi đợc dùngtrong một ngành chuyên môn nào đó, nó không gắn trực tiếp với các khái niệmcủa khoa học này mà chỉ gọi tên các sự vật của khoa học đó thôi Ví dụ: trong

địa lý học, các từ nh: biển, sông, núi, sa mạc là các thuật ngữ thì các tên gọi

cụ thể nh: biển Chết, sông Hồng, vịnh Hạ Long, sa mạc Sahara… là các danhpháp cũng nh vốn từ vựng nghề nghiệp, thuật ngữ là vốn từ vựng đợc sử dụnghạn chế về mặt xã hội Nó chủ yếu đợc dùng cho những ngời trong một ngànhchuyên môn nhất định Thuật ngữ cũng tham gia vào từ vựng của ngôn ngữ vănhoá nh các vốn từ vựng hạn chế khác

Các đặc điểm cơ bản của thuật ngữ là tính chính xác: “các khái niệm

đ-ợc biểu hiện trong thuật ngữ là các khái niệm chính xác của một khoa học nào

đó”

Trong nhiều công trình nghiên cứu, ngời ta không áp dụng khái niệm

“ý nghĩa từ vựng” cho thuật ngữ, mà chỉ nói “nội dung thuật ngữ mà thôi”

Bên cạnh tính chính xác, thuật ngữ đòi hỏi phải có tính hệ thống vàtính quốc tế Giá trị của mỗi thuật ngữ đợc xác định bởi mối quan hệ của nó

Trang 18

với những thuật ngữ khác trong cùng một hệ thống Nếu tách một thuật ngữ rakhỏi hệ thống thì nội dung thuật ngữ của nó không còn nữa Thuật ngữ là bộphân từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho nhữngngời nói các thứ tiếng khác nhau Sự thống nhất thuật ngữ của các ngôn ngữ làcần thiết và bổ ích, là cơ sở của tính quốc tế của ngôn ngữ.

Thuật ngữ không tách biệt hoàn toàn với từ toàn dân và các vốn từvựng khác Thuật ngữ là một bộ phận của hệ thống từ vựng nói chung, có quan

hệ chặt chẽ với các từ khác trong hệ thống ngôn ngữ Thuật ngữ cũng chịu sựchi phối của các quy luật ngữ âm, cấu tạo từ, quy tắc ngữ pháp của một ngônngữ nhất định Hiện nay, thuật ngữ đợc xem là bộ phận từ vựng phát triển nhất

và là một trong vốn từ vựng quan trọng của bất cứ một ngôn ngữ nào

2.3.4 Mối quan hệ giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế

về mặt xã hội lãnh thổ

Vốn từ vựng toàn dân hay vốn từ vựng hạn chế về mặt lãnh thổ đềuthuộc hệ thống vốn từ vựng tiếng Việt Chúng có thể thay thế, bổ sung chonhau tuỳ theo những quy luật phát triển nhất định của ngôn ngữ dân tộc Cácvốn từ vựng này đều góp phần tạo nên sự phong phú, giàu có, đa dạng của vốn

từ vựng tiếng Việt hiện đại

Giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế về mặt xã hội vàlãnh thổ có sự khác nhau ở mức độ, phạm vi sử dụng Tuy vậy, giữa chúng cómối quan hệ qua lại, mật thiết với nhau, tạo thành một khối thống nhất hoànchỉnh

Thuật ngữ sẽ không còn xa lạ, đối lập với ngôn ngữ toàn dân khi trình

độ dân trí, khoa học của nhân dân đợc nâng cao Giữa thuật ngữ và từ toàn dân

sẽ có sự xâm nhập lẫn nhau, từ toàn dân có thể thành thuật ngữ và ngợc lạithuật ngữ sẽ trở thành từ toàn dân một cách tự nhiên

Ranh giới giữa từ vựng toàn dân và từ địa phơng là rất nhạy cảm, khảbiến Nhờ sự giao lu văn hoá giữa các vùng, sự sử dụng rộng rãi các từ địa ph-

ơng trong đời sống cũng nh trong các tác phẩm văn học mà từ vựng địa phơng

Trang 19

rất dễ dàng chuyển hoá vào kho từ vựng toàn dân Từ địa phơng là nguồn bổsung lớn cho ngôn ngữ văn học ngày càng phong phú.

Mặc dù tiếng lóng chỉ là từ có tính chất phong tục, chủ yếu đợc dùngtrong ngôn ngữ nói của tầng lớp xã hội nhất định, nhng những tiếng lóngkhông thô tục mà chỉ là tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tợng nào đó có thể

đợc dùng phổ biến, dần dần sẽ thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân Trong vănhọc, tiếng lóng đợc dùng làm phơng tiên tu từ học để khắc hoạ tính cách vàmiêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật

Từ nghề nghiệp tuy nó không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàndân nhng chúng dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân khi những khái niệm riêngcủa nghề nào đó trở thành phổ biến, rộng rãi trong toàn xã hội Ví dụ: những từ

nh ca, đục, bào, thớc, bàn, ghế… của nghề mộc hay những từ nh cày, cấy, gieo, gặt… của nghề nông.

Quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ toàn dân là quan hệ đan xen, giaothoa trong quy luật phát triển, vận động của ngôn ngữ Từ nghề nghiệp khôngchỉ đợc dùng trong khẩu ngữ của ngời cùng nghề mà nhiều lúc nó còn đợc sửdụng trong vốn từ vựng của ngôn ngữ văn học

Ví dụ: Trên đồng cạn, dới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa

Câu ca dao trên vẽ nên một bức tranh chân thực về cuộc sống của “nhànông” lam lũ nhng đầm ấm, hạnh phúc Những từ chỉ nghề nh đồng cạn, đồngsâu, cày, cấy, bừa… gần nh đã trở thành từ toàn dân vì ai ai cũng dễ dàng nhận

ra ý nghĩa của chúng

Tuy nhiên, đa phần các từ chỉ nghề chỉ đợc giới hạn trong phạm vi sửdụng của những ngời làm nghề đó thôi Thậm chí những ngời sống trong làngnếu không làm nghề đó cũng nh không tham gia trực tiếp vào quá trình sảnxuất của nghề sẽ không hiểu hiết vốn từ vựng nghề nghiệp của địa phơngmình

Ví dụ: Bao giờ cho đến tháng mời

Trang 20

Đọi cơm đầy chời, con cá bắc ngang

Hay

Lúa trổ ngả mạ, vàng rạ thời mạ xuống dợc

Những từ nh: chời, ngả mạ, vàng rạ, dợc… nếu không ở trong nghề thìkhó mà nắm bắt đợc, bởi đây là những từ riêng của nghề chỉ những ngời ởtrong nghề mới hiểu và sử dụng đợc Đọi cơm đầy chời là bát cơm tràn đầy rangoài cả miệng còn lúa trổ ngả mạ là lúa trổ bông lần đầu thì nên làm đấtchuẩn bị để gieo mạ cấy cho mùa sau; vàng rạ thời mạ xuống dợc tức lúa chínvàng cả thân cây thì cũng là lúc phải gieo mạ xuống ruộng

Sở dĩ có hiện tợng nh trên là do từ nghề nghiệp không có từ đồng nghĩatrong ngôn ngữ toàn dân, nó là tên gọi duy nhất của hiện thực nghề nghiệptrong thực tế

Tuy nhiên, có một bộ phận từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành ngôn ngữtoàn dân khi khái niệm riêng của nghề đã trở nên phổ biến trong xã hội ở nớc

ta, có thể có những nghề do hoạt động của nó diễn ra trong một phạm vi hẹp,tồn tại phát triển chỉ ở một vài địa phơng nh nghề rèn, nghề đúc, nghề gốm,nghề giấy… dẫn đến hệ thống vốn từ vựng chỉ nghề này có phạm vi sử dụng rấthạn chế, chủ yếu dành cho giao tiếp của những ngời trong nghề

Nhng cũng có nhiều nghề truyền thống có tính chất khá phổ biến vàthông dụng hầu hết có mặt trên tất cả các địa bàn dân c khắp cả nớc nh: nghềtrồng lúa, nghề cá, nghề buôn bán, nghề mộc… thì có một số lợng từ ngữ khálớn trong vốn từ vựng chỉ nghề đã trở thành quen thuộc với mọi ngời và dễdàng trở thành ngôn ngữ toàn dân Ví dụ: ở nghề trồng lúa có các từ: lúa, mạ, gặt, cấy, cày, bừa, gieo, trổ, thóc, gạo…; ở nghề cá có các từ: thuyền, lới, giăng câu, đánh cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…; hay ở nghề mộc có các từ: ca, bào, thớc, đục, bàn, ghế, giờng, tủ, gỗ lim, gỗ táu, gỗ sến, gỗ dỗi, gỗ mun…Mặc

dù vậy, phần lớn các từ trong vốn từ vựng trong vốn từ vựng nghề nghiệp ngờingoài vẫn cha thể hiểu hết và sử dụng đợc

Trang 21

Nh vậy, trong vốn từ vựng nghề nghiệp có từ vừa đợc sử dụng trongngôn ngữ toàn dân lại vừa đợc sử dụng trong nghề Có từ chỉ sử dụng riêng chonhững ngời cùng tham gia vào nghề đó

Tóm lại, mối quan hệ giữa vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạnchế về mặt xã hội và lãnh thổ là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái

cụ thể và cái khái quát Vốn từ vựng hạn chế về phạm vi sử dụng là biểu hiệncủa tính đa dạng của ngôn ngữ thể hiện trên các bình diện lãnh thổ khác nhau,tầng lớp xã hội khác nhau, phong cách chức năng khác nhau

Vốn từ vựng hạn chế về phạm vi sử dụng là nguồn ngôn ngữ bổ sungcần thiết, hữu ích để làm phong phú giàu có hơn cho vốn từ vựng nói chung –vốn từ vựng văn hoá

Thuộc hệ thống vốn từ vựng hạn chế về phạm vi sử dụng, song so với tiếnglóng, từ địa phơng… thì vốn từ vựng nghề nghiệp cũng đợc xem là nguồn từ vựng dựtrữ vô cùng phong phú có giá trị bổ sung, làm đa dạng cho kho từ vựng toàn dân

Nh vậy, vốn từ vựng toàn dân và vốn từ vựng hạn chế về mặt phạm vi

sử dụng đều thuộc hệ thống vốn từ vựng tiếng Việt Vì thế chúng chịu sự chi phốicủa các quy luật phát triển chung của từ tiếng Việt Các vốn từ vựng này có quan

hệ mật thiết với nhau, bổ sung, thay thế và tạo tiền đề cho nhau cùng phát triển theo

đúng quy luật phát triển của tiếng Việt Kho tàng vốn từ vựng tiếng Việt ngày cànggiàu có, đa dạng hơn nhờ sự đóng góp, bổ sung của các vốn từ vựng này

Trang 22

hơng, mà còn truyền lại cả sức sống mãnh liệt, để lại những giá trị tinh thầncao đẹp, quí báu cho con cháu

Có thể nói Thái Yên là một vùng đất mang những nét đặc trng riêng, làmảnh đất thiêng liêng của cha ông ta từng tạo lập, đã theo suốt chặng đờnghành trình lịch sử của dân tộc Dù trải qua bao biến động lịch sử, có lúc phảichia tách hoặc sát nhập, nhng cái tên làng Thái Yên cha bao giờ bị xoá mờtrong tiềm thức nhân dân nơi đây Đó là tên đất mà cha ông đã gửi gắm baokhát vọng “Đất lành chim đậu”, với thăng trầm của lịch sử Thái Yên vẫn mãimãi là niềm từ hào của nhân dân nơi đây

Tơng truyền nghề mộc đợc truyền bá vào Thái Yên khoảng nửa sau thế

kỷ XVI, triều Lê Anh Tông (1557 - 1572) thời Hậu Lê ở giai đoạn này, trào lu

di dân từ miền Bắc vào định c ở miền Trung khá rầm rộ Thái Yên – mảnh đấtlàng – luôn sẵn sàng đón nhận những lớp ngời di c ấy Những vị tổ s ở đấtThanh Hoá của những phờng mộc nổi tiếng đã tìm tới Thái Yên, định c ở đây

và truyền nghề cho dân làng Thái Yên

Từ đó, nghề mộc đã hình thành, nhân rộng và ngày càng phát triển theothời gian Cho đến ngày nay, Thái Yên thực sự đã là một làng nổi tiếng sánh vaicùng các tên tuổi khác nh Nam Hoa, Thanh Hoa, Đạt Tài, Đông Kỵ…

3.2 Vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng nghề Thái Yên

Nghề mộc – một nghề lao động thủ công trực tiếp làm ra các sảnphẩm, vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thờng ngày của con ngời: nhàcửa, giờng tủ, bàn ghế,… Cũng nh nhiều địa phơng khác trong cả nớc, nghềmộc không chỉ có ở riêng làng Thái Yên Vì thế, ở công trình này chúng tôi cốgắng tìm hiểu và khảo sát những từ ngữ thông dụng của nghề mộc ở làng nghềThái Yên

Phơng pháp của chúng tôi là trực tiếp điều tra, điền dã ghi nhận những

điều “tai nghe mắt thấy”, chủ yếu các đối tợng đợc tiếp cận qua sự miêu tả,trình bày, nhận xét của nhân dân trong nghề, nên độ chính xác của nó khó xác

định Đây mới chỉ là kết quả điều tra ban đầu, cần phải có nhiều thời gian và

Trang 23

nhiều sự hỗ trợ hơn về mọi mặt mới hy vọng tập hợp, miêu tả từ chỉ nghề mộc

ở Thái Yên đầy đủ, chi tiết hơn

Kết quả khảo sát bớc đầu về vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở làng Thái Yênchúng tôi thu đợc nh sau:

Tổng số điều tra thống kê là 600 từ và đơn vị từ tơng đơng

Trong đó, số từ dùng gọi tên các chất liệu (các loại gỗ) làm mộckhoảng 170 từ chủ yếu là tên các loại gỗ đợc dùng để chế biến các sản phẩmmộc

Số lợng từ này theo chúng tôi là tơng đối đầy đủ, nó phản ánh cụ thểchi tiết các loại gỗ, chất liệu cơ bản đợc dùng để sản xuất các sản phẩm mộc ởThái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh Đó là các loại gỗ tốt nh lim, táu, sến, dỗi…, làcác loại gỗ tạp mà ngời dân Thái Yên dùng để chế biến, làm ra các sản phẩmmộc thông dụng nh de, bộp, cồng, trâm…

Số lợng nh trên, theo điều tra chúng tôi thấy khá chi tiết, phản ánh đầy đủcác loại gỗ cơ bản, phổ biến dùng để sản xuất, làm ra các sản phẩm mộc ở nhiềuchủng loại đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu cuộc sống trong nhân dân

Số từ liên quan đến các phơng tiện, dụng cụ để sản xuất để chế biếnsản phẩm và các bộ phận liên quan khoảng 190 từ Số lợng này có vẻ ít nhng

đối với đồ dùng, dụng cụ làm mộc, theo chúng tôi đợc biết nh thế cũng tơng

đối đầy đủ và cơ bản

Số từ liên quan đến quá trình làm ra một sản phẩm mộc đơn giản và cácsản phẩm mộc thông dụng nhất khoảng 240 từ Riêng số từ này còn ít Tuy nhiên,

đối tợng ở đây mà chúng tôi phản ánh là đối tợng có tính chất truyền thống

(Với số lợng 600 từ trong vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - ĐứcThọ – Hà Tĩnh đã thu thập đợc nh trên, khi so sánh với số từ chỉ nghề mộctrong “Từ điển Tiếng Việt của GS Hoàng Phê (gần 70 từ) và trong “Từ điểntiếng địa phơng Nghệ Tĩnh” (gần 30 từ) do GS Nguyễn Nhã Bản chủ biên thì

số lợng từ ngữ này đã lớn hơn khá nhiều lần Tuy nhiên, đây mới chỉ là thống

kê ban đầu nên có thể cha hoàn toàn chính xác)

Trang 24

Nhận xét:

- Kết quả điều tra thống kê, miêu tả vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở TháiYên - Đức Thọ – Hà Tĩnh mà chúng tôi có đợc mới chỉ là một phần rất nhỏ sovới hiện thực vốn từ vựng đang tồn tại và hoạt động trong cuộc sống nhân dân.Tuy vậy, cũng nh tất cả các vốn từ vựng trong hệ thống vốn từ vựng tiếng Việt,vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh hoàn toàn chịu sựchi phối chặt chẽ của quy luật ngôn ngữ: cấu tạo từ, quy luật ngữ âm, quy tắcngữ pháp tiếng Việt Nói cách khác, dù vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên

có phong phú, đa dạng đến đâu thì khi sáng tạo hay sử dụng chúng vẫn phảituân theo các quy luật chung của tiếng Việt Chẳng hạn, khi so sánh với các từchỉ nghề mộc trong “Từ điển tiếng Việt” của GS Hoàng Phê (chủ biên), chúngtôi thấy không hề có sự khác nhau về cốt lõi của hệ thống từ vựng tức về mặtcấu tạo từ, vị trí các yếu tố cấu tạo từ và các kiểu cấu tạo từ

- Các đối tợng định danh mà chúng tôi thu thập ở vốn từ vựng chỉ nghềmộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh chủ yếu là những đối tợng truyềnthống, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của nghề Vì thế, khi điềutra, thống kê chúng tôi không đứng ở góc độ của các nhà thực vật học để miêutả, nhận biết các loại gỗ chất liệu cũng nh không thể giải thích ngắn gọn, miêutả chi tiết về các dụng cụ sản phẩm mộc nh việc làm của các nhà từ điển học.Phơng châm chủ yếu của chúng tôi là ghi nhận những điều “mắt thấy, tai nghe”,

có nghĩa là đã dựa vào cách miêu tả, giải thích nhận biết của những ngời thợ mộc

về chất liệu, dụng cụ, sản phẩm mộc…theo đặc trng nghề nghiệp của họ Cho nên,mức độ chính xác và đầy đủ của vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ– Hà Tĩnh về cơ bản là không thể tuyệt đối

- Nghề mộc là nghề truyền thống của dân tộc ta cho nên cũng nh nghềtrồng lúa, nghề cá… nghề mộc và các yếu tố liên quan tới nghề có mặt khắpnơi trên mọi miền đất nớc, chúng gắn liền với đời sống sinh hoạt thờng nhậtcủa nhân dân Vì thế, trong số lợng từ ngữ về vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở TháiYên - Đức Thọ – Hà Tĩnh mà chúng tôi đã thu thập đợc trên có thể có nhiềucội nguồn xuất xứ khác nhau Nhiều đơn vị từ vựng của nghề hiện nay do kháiniệm của từ đã đợc phổ biến rộng rãi trong nhân dân nên đã trở thành ngôn ngữ

Trang 25

toàn dân Song nh trên đã nói, đối tợng nghiên cứu của chúng tôi là những đốitợng có tính truyền thống hơn nữa lại là vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp diễn ra ởmột địa phơng cụ thể nên những đơn vị từ ngữ cùng với các yếu tố có liên quan

đến chúng, chúng tôi phải thu thập, khảo sát không thể gạt bỏ đợc Bởi vì, hiệnnay việc các từ vừa đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân, vừa đợc dùng trong từnghề nghiệp là khá nhiều Những từ này vẫn đợc xem là lớp từ cơ bản củanghề Điều này ở mục 3 của chơng II, chúng tôi sẽ cố gắng lý giải, làm rõ mộtphần nào về hiện tợng đó Thiết nghĩ, do dung lợng đề tài và hơn nữa là sự hạnchế về thời gian nên hy vọng đề tài sẽ đợc mở rộng, nghiên cứu đầy đủ và toàndiện hơn ở một công trình khác thuộc bậc cao hơn

ở 3 nội dung chính sau:

1 Vốn từ vựng chỉ nghề mộc - xét về mặt nội dung ý nghĩa

Khảo sát vốn từ vựng chỉ nghề mộc chúng tôi thu đợc 600 từ Căn cứtheo nội dung phản ánh hiện thực mà từ chỉ nghề mộc biểu hiện chúng tôi đãchia vốn từ vựng thu đợc thành các vốn từ vựng cụ thể nh sau:

Trang 26

Tên gọi các loại gỗ – chất liệu làm mộc; tên các công cụ (đồ dùng)làm mộc và tên các bộ phận cụ thể của các công cụ này; tên gọi các thao tác cơbản trong qui trình làm một sản phẩm mộc đơn giản; tên gọi các sản phẩmmộc thông dụng và bộ phận của chúng…

Cụ thể:

- Tên gọi các loại gỗ khoảng 170 từ chiếm gần 30% tổng số vốn từvựng chỉ nghề Mộc

- Tên gọi các dụng cụ làm mộc khoảng 190 từ chiếm gần 31%

- Tên gọi các sản phẩm mộc khoảng 240 chiếm 39%

Vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh có nộidung phản ánh rất cụ thể, chi tiết và hẹp Hầu hết các nội dung, các mảng hiệnthực mà từ chỉ nghề phản ánh là những sự vật, những quá trình, những hoạt

động, thao tác liên quan và gắn bó trực tiếp với chính nghề mà từ biểu đạt,phản ánh Tính chất định danh, phân biệt hiện rõ trên từ đơn vị của từ

Dựa trên số lợng từ chỉ nghề mộc (tuy cha thực sự đầy đủ) mà chúngtôi đã thu thập đợc ít nhiều đã giúp chúng ta thấy rõ tính chất đa dạng, phongphú của từ chỉ nghề mộc ở Thái Yên nói riêng và thấy rõ hơn khả năng t duy,hình tợng hoá các vật dụng, chất liệu, sản phẩm… một cách linh hoạt, sáng tạocủa nhân dân Hà Tĩnh nói chung, ngời dân thợ Thái Yên nói riêng qua ngônngữ

Cụ thể, chỉ dựa vào một vài đặc điểm về màu sắc gỗ, về vân thớ, vềtính chất của chúng mà đơn giản là cùng một loại gỗ dẻ mà bà con đã có thểgọi tới 10 tên gọi khác nhau, có giá trị phân biệt rõ ràng:

- Gỗ dẻ bã mía: thân gỗ trơn, thớ tha, lá to và mặt sau trắng, gỗ mềm

nhẹ, tơng đối tốt

- Gỗ dẻ cu đăn: gỗ cứng và rất chắc, lõi màu nâu đỏ, thớ mịn, rất tốt.

- Gỗ dẻ bò: có giác trắng, lõi nâu sẫm, thớ to, mềm, (khi sẻ gỗ có mùi

hôi nh nớc đái bò), tạp gỗ

Trang 27

- Gỗ dẻ đăm: gỗ cứng, giác nâu, lõi hồng, thớ mịn và xoắn tơng đối tốt.

- Gỗ dẻ đỏ: có lõi lớn màu nâu đỏ, giác nhạt màu hơn, thớ gỗ to, khi

khô hay nứt nẻ, ít mối mọt

- Gỗ dẻ mềm: gỗ màu trắng, thớ mịn, chất gỗ mềm, tơng đối tốt

- Gỗ dẻ mỡ gà: có lõi màu đỏ, giác trắng, chất gỗ cứng, thớ tơng đối

- Thớc chuông có cầu: hình thức giống thớc chuông nhng có một

miếng cầu chéo làm mộng với lỡi và cán cho chắc

- Thớc cuộn: làm bằng sắt có thể kéo ra, rút lại đợc

- Thớc chữ đinh: có hình thức giống chữ đinh dùng xác định độ vuông

Trang 28

- Thớc tàu: dùng để nẻ mực, gồm có một sợi dây đợc quấn quanh một

khúc gỗ tròn làm con quay, có chiều dài từ 3-10m

- Thớc tầm: đợc làm băng gỗ dài từ 1 –3m dùng để lấy chỉ thẳng.

- Thớc thách: thớc này dùng để xác định các loại góc khi lắp ghép mộng

- Thớc thăng bằng: dùng để xem các mặt gỗ xà ngang có phẳng và

đúng không

- Thớc tây (mét): đợc lằm bằng gỗ hoặc bằng đồng dùng để đo độ dài

- Thớc xếp: thớc này có thể xếp vào mở ra, dùng để vạch các góc và

các đờng chéo tuỳ ý

Về cách gọi tên các sản phẩm mộc của những ngời thợ Thái Yên, cóthể nói, là rất hình tợng, gợi cảm với sự liên tởng phong phú, t duy tinh tế màcũng hết sức gần gũi, chân thực

Ví dụ:

- Mộng đuôi én: có phần gỗ làm mộng hình đuôi én

- Khoan vo: loại khoan dùng tay xoay đi xoay lại cán khi khoan

- Bệ uốn lợn: loại bệ dùng có tủ ly và tủ đựng tài liệu có ớm bệ đợc bẻ

cong vát nhọn và có nhiều hoạ tiết đẹp tạo dáng cho tủ

- Hồi tai tợng: có phần kẻ của hồi đợc gắn thêm một miếng gỗ hình tai

voi áp vào trong cột ở dới kẻ

- Cửa võng: bộ phận thờng có ở tủ ly và tủ tờng bao quanh ô gơng kính

Trang 29

2 Vốn từ vựng chỉ nghề mộc –xét về phơng diện cấu tạo

Trong số lợng 600 đơn vị từ ngữ mà chung tôi thu thập đợc, số từ đơnchiếm 4,4% (26 từ) trong bảng từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ –

Hà Tĩnh, số còn lại là từ ghép Nh vậy, số lợng từ ghép chiếm tới 95,6% trong

đó số lợng từ ghép hợp nghĩa xuất hiện không nhiều và không đáng kể mà chủyếu là từ ghép phân nghĩa (chính, phụ)

2.1 Từ đơn: Số lợng ít nhng hầu hết có nội dung phản ánh hiện thực.

Đó là những từ chỉ công cụ làm mộc nh: thớc, ca, đục, chàng, khoan, rìu,nạo…; đó là những từ chỉ các bộ phận của sản phẩm mộc nh: môộng, nặm,mèn, rui, hoành, tàu, rạ… Đây là những từ quen thuộc có tính thông dụng và cơbản

Tuy nhiên, qua số lợng từ đơn chỉ nghề mộc trên ta dễ dàng nhận thấy

có một bộ phận có mặt trong kho tàng ngôn ngữ chung của toàn xã hội (chủyếu là tên gọi các loại gỗ và dụng cụ làm mộc) bởi đây là một nghề thủ công

cổ truyền của dân tộc ta Việt Nam với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ là núi đồi, cómột hệ thống “rừng vàng” giàu có đa dạng, thì việc có một nghề mộc thủ côngtruyền thống ngày càng phát triển nhanh và mạnh, càng gắn bó chặt chẽ hơnvới đời sống nhân dân nên tên gọi các chất liệu, dụng cụ làm mộc sớm trởthành tài sản chung của toàn xã hội là điều dễ hiểu Đồng thời, có một bộ phậnxuất hiện trong phơng ngữ, gắn trực tiếp với đời sống của ngời dân thợ cũng

nh tâm lý cộng đồng của một vùng địa phơng cụ thể Bộ phận này phạm viphản ánh tuy còn hẹp nhng đó cũng là một tất yếu khách quan phù hợp với quyluật vận hành và phát triển của ngôn ngữ Đến một lúc nào đó, bộ phận từ ngữcòn mang đậm dấu ấn địa phơng này khi những khái niệm mà nó phản ánh đợcphổ biến rộng rãi trong quần chúng, cộng đồng thì nó lại trở thành tài sảnchung của toàn xã hội Từ những đồ mộc đơn giản, thông dụng tiện lợi cho đếnnhững đồ mộc cao cấp, mẫu mã đẹp, chất lợng tốt luôn đáp ứng và phục vụ kịpthời cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con ngời Những tên gọi định danh cụthể về nghề mộc sẽ ngày càng gia nhập nhiều hơn vào kho tàng ngôn ngữchung

Trang 30

2.2 Từ ghép: Qua kết quả khảo sát, số lợng từ ghép trong vốn từ vựng

chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh chúng tôi bắt gặp một điềukhá quen thuộc khi nghiên cứu về từ chỉ nghề nghiệp nói chung đó là số lợng

từ ghép hợp nghĩa rất ít Cụ thể trong vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên từghép hợp nghĩa khoảng 10 từ chiếm 1,7% tổng số từ ghép đã thu đợc Số lợngcòn lại là từ ghép phân nghĩa Điều đó, nói lên rằng, từ chỉ nghề chủ yếu lànhững định danh cụ thể, cá thể hoá sự vật, hiện tợng Những từ ghép đẳng lập ở

đây rất quan thuộc với mọi ngời: bàn ghế, giờng tủ, dùi đục, ô đố, mộng mẹng,khung màn… chúng chỉ xuất hiện trong những lúc cần thiết khi ngời ta cần nêukhái quát hoặc gọi chung cho một số dụng cụ hoạt động hoặc các loại sảnphẩm mộc thông dụng

Theo quan điểm của GS Hồ Lê và các nhà nghiên cứu về cấu tạo từ tiếngViệt thì cấu trúc từ ghép chính – phụ trong tiếng Việt có rất nhiều kiểu nh:

+ Từ ghép danh từ + danh từ

Lim + Lào

Dẻ + sồi

Dẻ + hạt cauThớc + métTay + ca

Trang 32

Những từ ghép chính – phụ nói trên có loại ghép có lý do, có loạikhông có lý do (ghép võ đoán) Loại từ ghép có lý do, các yếu tố cấu tạo từ cóthể giải thích đợc.

Ví dụ:

- Giờng + ổ rơmGiờng đợc đóng bởi khung mạ bằng gỗ hoặc tre, nhng không có chiếutrải mà đợc trải bằng rơm để nằm

- Ca + hạt mớp

Ca có răng to hình hạt mớp dùng để sẻ những cây gỗ lớn

- Bao + ú truBào có hình khum giống nh cái u của con trâu chỗ dùng để mang échthừng để kéo cày

- Lim + LàoLoại gỗ quí đợc nhập từ nớc bạn Lào sang đẹp, nhng chất lợng khôngbằng lim ta, dùng để làm các sản phẩm mộc

- Loại ghép không có lý do, yếu tố phụ không giải thích đợc:

Ví dụ:

- Gỗ + quao (quau)Yếu tố “quao” không giải thích đợc

- Gỗ + vạng chăngYếu tố “chăng” không giải thích đợc

- Gỗ + bộp bất Yếu tố “bất” không giải thích đợc

Về số lợng âm tiết trong kết cấu chính – phụ, chúng tôi thống kê đợc

nh sau:

Trang 33

+ Loại có 5 âm tiết là 9 từ chiếm tỷ lệ gần 1,7% trong vốn từ vựngghép chính – phụ trong từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên:

- Nhà tiền bông hậu bẩy

- Bàn ghế chủ tịch đoàn

- Gỗ cồng cà ổi xanh+ Loại có 4 âm tiết là 57 từ chiếm tỷ lệ gần 9,1% trong vốn từ vựngghép chính – phụ trong từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên:

- Bào quang khung ván…

+ Loại có 3 âm tiết là 166 từ chiếm tỷ lệ 27,5% vốn từ vựng ghépchính – phụ trong từ ghép chỉ nghề mộc ở Thái Yên:

Đặc điểm cấu tạo từ ghép của vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên là:Các từ ghép chính – phụ, trong đó yếu tố phụ đứng sau có thể độc lập hoặckhông độc lập:

Ví dụ: Gỗ + lim;

Trang 34

Gỗ + táu

Gỗ + giỗi

Gỗ + sếnCác yếu tố “lim”, “dổi”, “táu”, “sến” có thể đứng độc lập, không phụthuộc vào yếu tố “gỗ” trung tâm, đứng trớc chúng vì ta có thể nói:

- Nhà anh toàn bằng lim nhỉ

- Phiến dổi này đợc đấy chứ

- Tôi muốn mua một cái cua

Trong cấu tạo của dạng từ ghép này, yếu tố chính bao giờ cũng đóngvai trò trung tâm, biểu thị ý nghĩa khái quát hoá, hình tợng hoá sự vật hiện t-ợng Yếu tố phụ đứng sau danh từ trung tâm có tác dụng hạn định nghĩa, phânbiệt nghĩa một cách cụ thể cho yếu tố trung tâm Yếu tố phụ có thể là một haynhiều tiếng để chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái, hoạt động của yếu tố trungtâm:

Trang 35

- Gỗ + bộp

- Gỗ + mun

- Gỗ + de

“Gỗ” là yếu tố cấu tạo chính, có ý nghĩa khái quát cho tất cả các loại

gỗ nói chung chứ không chỉ riêng một loại cụ thể nào Các yếu tố “bộp”,

“mun”, “de” là yếu tố phụ hạn định ý cho yếu tố chính của các từ ghép này Hay dạng: Gỗ lim + Lào

Ví dụ: Bào + quang

Cui + ngangGiờng + chữ + H

Tủ + đai + xiênGiờng + tiện + batoa

Gỗ + gác + tơng + tíaThớc + chuông + có + cầuNăm + phân + ăn + một + thớc

Trang 36

Yếu tố hạn định đứng sau danh từ trung tâm có tác dụng hạn địnhnghĩa, phân biệt nghĩa một cách cụ thể để định danh rõ ràng tên gọi các đối t-ợng đợc đề cập, thể hiện Mỗi tên gỗ, loại gỗ, tên dụng cụ, sản phẩm mộc… đ-

ợc ngời dân thợ Thái Yên nhìn nhận, đặt tên, gọi tên với những đặc điểm, tínhchất cụ thể, không thể lẫn lộn đợc

Hay nói cách khác, vai trò tạo nên nghĩa cụ thể chính là nhờ yếu tố phụthể hiện, phản ánh “hiện thực trực tiếp” đời sống của chủ nhân sáng tạo và sửdụng chúng

Ví dụ: Riêng từ chỉ công cụ làm mộc là “bào” xét trên phơng diện từghép phân nghĩa chúng tôi thấy có các trờng hợp sau:

- Bào cong: dùng để bào những đờng eo, đờng cong

- Bào lòng mo: dùng để tạo những đờng chỉ tròn nhô lên hoặc lõm xuống

- Bào lau: dùng để bào những chỗ không cốt phẳng mà chỉ cần nhẵn

- Bào quang: dùng để lấy độ phẳng, trơn của ván

- Bào ú tru: dùng để bào các mặt trám ở cửa

- Bào soi chỉ: dùng để tạo các đờng nét có tính chất mỹ thuật trên mặt gỗ

- Bào răng: dùng để bào cho mặt gỗ xờm lên, để dễ gắn hồ…

Nh vậy, với cách cấu tạo từ trên đã có tác dụng cụ thể hoá tên gọi cáccông cụ, sản phẩm, chất liệu… của nghề mộc ý nghĩa từ vựng đợc xác địnhmột cách cụ thể, góp phần đắc lực cho việc định danh các đối tợng của hiệnthực khách quan

3 Nguồn gốc thành phần các loại từ chỉ nghề mộc đợc sử dụng ở TháiYên - Đức Thọ – Hà Tĩnh

Nghiên cứu nguồn gốc từ chỉ nghề tức là nghiên cứu mối quan hệ qua lạigiữa ngôn ngữ (từ chỉ nghề mộc) với xã hội Cũng nh bất cứ một hệ thống vốn từvựng chỉ nghề nghiệp nào, khi nghiên cứu từ chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ– Hà Tĩnh, chúng tôi thấy rằng đại đa số vốn từ vựng này đợc hình thành và phát

Trang 37

triển gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nghề Trong quá trình vận

động từ chỉ nghề diễn ra theo hai xu hớng:

Xu hớng thứ nhất cũng là xu hớng tất yếu và phổ biến trong vốn từ vựngchỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh, đó là sự xuất hiện thêm một sốlợng từ ngữ mới bổ sung vào vốn từ vựng có sẵn của nghề Xu hớng này xẩy ratrên tất cả các loại đối tợng đợc gọi tên nhng nhiều nhất vẫn là trên hai đối tợng:tên gọi công cụ sản xuất và tên gọi sản phẩm Cơ sở của xu hớng hày chính là sựphát triển vợt bậc của khoa học công nghệ, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao củaxã hội, tính đa dạng hoá của sản phẩm theo thời gian, chính sách mở rộng quan

hệ kinh tế, hội nhập kinh tế…

Xu hớng thứ hai diễn ra không phổ biến trong vốn từ vựng chỉ nghề mộc

ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh là xu hớng triệt tiêu hoá một số từ ngữ Xu ớng này diễn ra rất ít, nguyên nhân là do nhận thức xã hội cũng nh trình độ tiếpnhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngời dân còn hạn chế đồng thời do ảnhhởng của những đặc điểm tự nhiên và xã hội Mặc dù hiện nay, nghề mộc ở TháiYên đã có những bớc phát triển mạnh, sản phẩm mộc có mặt gần nh khắp nơi trênmọi miền đất nớc Song ở Thái Yên ngời dân thợ vẫn giữ nếp lao động thủ côngtheo từng phân xởng sản xuất nhỏ của gia đình máy móc có đợc áp dụng nhngthao tác lao động chính vẫn là lao động thủ công Hơn nữa, trong quá trình khảosát chúng tôi chú trọng tìm hiểu những đối tợng công cụ có tính chất truyền thốngnên ở xu hớng này không đợc đề cập sâu

h-Từ ngữ chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh, theo khảo sátcủa chúng tôi, hầu hết đều tồn tại vững bền qua thời gian Nghĩa là, tên gọi một

đối tợng nào đó từ xa tới nay vẫn đợc bảo tồn và góp phần phản ánh sâu sắc cụthể bản chất riêng của nghề

Tìm hiểu từ chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh chúng tôithấy có những cội nguồn xuất xứ sau:

3.1 Từ chỉ nghề đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân

Việc tạo ra cho mình một hệ thống từ ngữ chuyên biệt, tiện dụng vàchính xác để gọi tên các công cụ, quá trình sản xuất, sản phẩm… là điều hiển

Trang 38

nhiên của bất cứ một nghề nào Vốn từ vựng chỉ nghề nghiệp trớc hết phải dựavào chất liệu nền tảng là vốn từ vựng toàn dân để tồn tại và phát triển

Vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh có một

bộ phận cơ bản tơng đối lớn đang đợc sử dụng trong ngôn ngữ toàn dân: ca, bào,dùi, đục, giờng, tủ, bàn ghế, lim, táu, sến, mun, de, bộp… đây là vốn từ vựng đãsớm đợc bổ sung vào vốn từ vựng toàn dân và trở thành từ vựng toàn dân

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp và t duy, phục vụ đắc lực cho đời sốngsinh hoạt của con ngời Cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của xã hội,ngôn ngữ không ngừng đợc phát triển và mở rộng phạm vi sử dụng Xã hộiphát triển nhanh, mạnh bao nhiêu thì đồng nghĩa với việc xuất hiện thêm mộtvốn từ vựng ngữ mới kịp thời bổ sung vào kho tàng từ vựng toàn dân, góp phầnphản ánh đầy đủ hơn bức tranh phong phú, muôn màu, muôn vẻ của xã hộimới “Từ ngữ chỉ nghề nghiệp là tên gọi duy nhất của hiện tợng thực tế Nókhông có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân Vì vậy, từ nghề nghiệp dễdàng trở thành từ vựng toàn dân khi khái niệm riêng của nghề nào đó trở thànhphổ biến rộng rãi trong xã hội” [Tr 269,14]

Nghề mộc, nh trên đã nói, là một nghề truyền thống có từ lâu đời củadân tộc ta Sản phẩm mộc luôn gắn chặt với đời sống sinh hoạt hàng ngày củanhân dân Vì thế, không chỉ có những ngời dân thợ thờng xuyên sử dụng vốn

từ vựng chỉ nghề này mà từ chỉ nghề mộc ngày càng đợc sử dụng nhiều hơn,phổ biến hơn trong toàn dân Hơn nữa, những ngời thợ mộc cùng sản phẩm củamình luôn có mặt khắp nơi, luôn gắn chặt với đời sống mọi ngời Cho nên đây cóthể thể xem là một lợi thế để cho vốn từ vựng chỉ nghề mộc càng có điều kiệnthuận lợi hơn khi gia nhập bổ sung vào kho tàng vốn từ vựng văn hoá

Những từ ngữ chỉ nghề mộc đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân, đã gópphần rất tích cực trong việc làm giàu có thêm cho kho tàng ngôn từ tiếng Việt

Đồng thời, góp phần tô đậm thêm sự sinh động phong phú của bức tranh xã hội

về mặt ngôn ngữ

3.2 Từ chỉ nghề có nguồn gốc vay mợn

Trang 39

Từ ngữ có nguồn gốc vay mợn xuất hiện trong ngôn ngữ các quốc gia

là dựa vào quá trình giao lu văn hoá - kinh tế – khoa học kỹ thuật giữa cácquốc gia này với các quốc gia khác ở Việt Nam, trong quá trình phát triển lâudài của lịch sử từ ngữ nớc ngoài đã xâm nhập vào vốn từ vựng tiếng Việt nhmột quy luật tất yếu với một số lợng lớn Sự có mặt của vốn từ vựng ngữ vaymợn này không ngừng làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tăngcờng khả năng diễn đạt của tiếng Việt trên mọi lĩnh vực Sự xâm nhập của từngữ nớc ngoài vào tiếng Việt diễn ra trên tất cả các bình diện Đặc biệt là hệthống thuật ngữ khoa học Riêng đối với từ nghề nghiệp từ ngữ nớc ngoài xâmnhập vào theo xu hớng ngày càng nhiều hơn

Trong vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh, sốlợng từ vay mợn từ của nớc ngoài khá nhiều, chủ yếu là tiếng Hán và tiếngPháp Ví dụ: tủ gia cóc, nhà tiền bông – hậu bẫy, nhà tiền trụ – hậu lậm,tràng kỷ, địa thu, địa đà, tứ trụ, salông, vecni, modec, bích phê… Dựa trên kếtquả mà chúng tôi đã khảo sát đợc về nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – HàTĩnh, số lợng từ vay mợn chiếm khoảng 5% so với từ bản địa

Nguồn gốc từ vay mợn trong từ chỉ nghề mộc đợc hiểu nh sau:

Trong quá trình hình thành, phát triển của nghề có nhiều sản phẩm mới

ra đời cần có tên gọi, có nhiều dụng cụ, sản phẩm vốn dĩ lại có nguồn gốc mẫumã đợc nhập từ nớc ngoài vào Việt Nam, nên tên gọi các sản phẩm công cụ đó

dễ dàng đợc vay mợn để trở thành vốn từ vựng chung của tiếng Việt Ví dụ:vecni (là dung dịch nhựa màu trắng, dùng để phết lên đồ gỗ thành một lớp mỏng

có tác dụng làm đẹp và chống ẩm); salông, modec, bích phê (là những kiểu bànghế, giờng, tủ có mẫu mã đồ sộ với nhiều hoạ tiết đẹp đợc lấy từ nớc ngoài)

3.3 Từ chỉ nghề dùng trong phơng ngữ: xenh, mộng, rạ…

Trong vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh thì

số lợng vừa chỉ nghề, vừa là từ dùng trong phơng ngữ có thể nói là chiếm đa

số Những từ ngữ này đợc dùng nhiều ở địa bàn c dân Thái Yên - Đức Thọ –

Hà Tĩnh và mang những nét khác biệt so với ngôn ngữ toàn dân, mang sắc tháiriêng của vùng phơng ngữ Nghệ Tĩnh Đó là những từ nh: lại ca (lỡi), bào lợ

Trang 40

(vỡ), bòi ca (tai), cay đục (khâu), đục vọm (vụm), thớc thách (xác định góc), nẻ

mực (vạch), cụi, rui, rã, ván khém…Nếu không đặt những từ ngữ này trong phạm

vi từ nghề nghiệp thì chúng dễ dàng đợc xem là từ địa phơng

Theo chúng tôi nguồn gốc của từ vừa chỉ nghề mộc vừa là phơng ngữ

Tiếng địa phơng Nghệ Tĩnh là một phơng ngữ tồn tại tại hiện thực bêncạnh các phơng ngữ khác thuộc vùng phơng ngữ miền Trung, từng đợc xem là

đại diện tiêu biểu cho phơng ngữ Trung – phơng ngữ bảo lu nhiều yếu tố cổ.Vốn từ vựng chỉ nghề mộc ở Thái Yên - Đức Thọ – Hà Tĩnh nằm trong phơngngữ Nghệ Tĩnh nên chịu ảnh hởng sâu sắc của điều kiện lịch sử, địa lý và quátrình sản xuất của c dân vùng này Qua thời gian, cùng với những biến đổi củangôn ngữ mà những ngời thợ mộc Thái Yên đã tạo nên vốn từ vựng chỉ nghềmộc có nhiều nét khác biệt so với những từ chỉ nghề mộc ở các vùng phơngngữ khác Ví dụ: tên gọi một số công cụ cụ thể nh: đục vọm, đục xén, nẻ mực(ở Thái Yên gọi) khác với đục vụm, đục tỉa, vạch mực (thợ mộc ở miền Bắcgọi)…

Ngày đăng: 15/12/2015, 07:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w