1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

làng mộc thái yên Đức Thọ Hà Tĩnh

34 2,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 483,83 KB

Nội dung

Suốt chiều dài lịch sử dân tộc nền kinh tế nông nghiệp vẫn gắn bó và chi phối mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Tuy nhiên nền kinh tế nông nghiệp không phải là duy nhất. Bên cạnh nông nghiệp thì còn có những ngành thủ công cũng ra đời, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay, đã tạo nên một nét đặc sắc, độc đáo và mang phong cách rất riêng của làng quê Việt Nam.Hà Tĩnh mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa, trên mảnh đất ấy vẫn có nhiều làng nghề truyền thống. “ Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Tĩnh hiện nay có khoảng 60 làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng từ lâu đời như: Làng rèn Minh Lương (Trung Lương thị xã Hồng Lĩnh, làng rèn Vân Chàng (Đức Thuận), làng đóng thuyền Trường Xuân (Trường Sơn – Đức Thọ ), làng mộc Thái Yên (Đức Thọ ), làng nón Tiên Điền (Nghi Xuân ), …” Trong đó có làng mộc Thái Yên (Đức Thọ ) đã góp phần làm vẻ vang miền quê nghèo Hà Tĩnh này.Thái Yên là một trong số ít đơn vị hành chính cấp xã trên đất Hà Tĩnh có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời được hình thành cách ngày nay hơn 700 năm. Qua quá trình hình thành và phát triển cho tới nay làng mộc Thái Yên đang vươn lên với nhiều cơ sở sản xuất tại địa phương, đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong vùng và tạo ra cuộc sống kinh tế xã hội ổn định mọi mặt, mang lại đời sống ấm no hạnh phúc cho người dân. Bộ mặt nông thôn Thái Yên đang được thay đổi từng ngày.Trong thời gian gần đây, làng mộc Thái Yên đang có những cơ hội để thay da đổi thịt thực sự. Đặc biệt ngày 02072011, tại nhà hát lớn Hà Nội, làng mộc Thái Yên đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng là 1 trong 9 làng nghề có sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Tìm hiểu về làng mộc Thái Yên có thể khắc học một cách toàn diện về lịch sử của nghề, kỹ thuật sản xuất, quá trình phát triển từ lúc ra đời cho đến nay, cùng với hững bước thăng trầm của nó. Đay là nguồn tư liệu bổ sung để góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị vật thể và phi vật thể tại địa phương, quảng bá sản phẩm và thương hiệu của làng nghề khắp trong nước. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay đất nước đang trong quá trình đổi mới, hội nhập nhiều giá trị bị biến đổi, nhiều làng nghề truyền thống bị mai một dần, thì việc khôi phục, giữ gìn những nét đẹp văn hóa, cùng với việc phát triển làng nghề là điều rất cần thiết và bức xúc. Hơn nữa việc phát triển làng nghề cũng gắn liền với sự phát triển du lịch, thu hút khách tham quan cũng mở rộng hướng phát triển mới cho nền kinh tế địa phương.

Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Suốt chiều dài lịch sử dân tộc nền kinh tế nông nghiệp vẫn gắn bó và chi phối mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Tuy nhiên nền kinh tế nông nghiệp không phải là duy nhất. Bên cạnh nông nghiệp thì còn có những ngành thủ công cũng ra đời, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay, đã tạo nên một nét đặc sắc, độc đáo và mang phong cách rất riêng của làng quê Việt Nam. Hà Tĩnh mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa, trên mảnh đất ấy vẫn có nhiều làng nghề truyền thống. “ Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Tĩnh hiện nay có khoảng 60 làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng từ lâu đời như: Làng rèn Minh Lương (Trung Lương thị xã Hồng Lĩnh, làng rèn Vân Chàng (Đức Thuận), làng đóng thuyền Trường Xuân (Trường Sơn – Đức Thọ ), làng mộc Thái Yên (Đức Thọ ), làng nón Tiên Điền (Nghi Xuân ), …” Trong đó có làng mộc Thái Yên (Đức Thọ ) đã góp phần làm vẻ vang miền quê nghèo Hà Tĩnh này. Thái Yên là một trong số ít đơn vị hành chính cấp xã trên đất Hà Tĩnh có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời được hình thành cách ngày nay hơn 700 năm. Qua quá trình hình thành và phát triển cho tới nay làng mộc Thái Yên đang vươn lên với nhiều cơ sở sản xuất tại địa phương, đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong vùng và tạo ra cuộc sống kinh tế xã hội ổn định mọi mặt, mang lại đời sống ấm no hạnh phúc cho người dân. Bộ mặt nông thôn Thái Yên đang được thay đổi từng ngày. Trong thời gian gần đây, làng mộc Thái Yên đang có những cơ hội để thay da đổi thịt thực sự. Đặc biệt ngày 02/07/2011, tại nhà hát lớn Hà Nội, làng mộc Thái Yên đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng là 1 trong 9 làng nghề có sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tìm hiểu về làng mộc Thái Yên có thể khắc học một cách toàn diện về lịch sử của nghề, kỹ thuật sản xuất, quá trình phát triển từ lúc ra đời cho đến nay, cùng với hững bước thăng trầm của nó. Đay là nguồn tư liệu bổ sung để góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị vật thể và phi vật thể tại địa phương, quảng bá sản phẩm và thương hiệu của làng nghề khắp trong nước. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay đất nước đang trong quá trình đổi mới, hội nhập nhiều giá trị bị biến đổi, nhiều làng nghề truyền thống bị mai một dần, thì việc khôi phục, giữ gìn những nét đẹp văn hóa, cùng với việc phát triển làng nghề là điều rất cần thiết và bức xúc. Hơn nữa việc phát triển làng nghề cũng gắn liền với sự phát triển du lịch, thu hút khách tham quan cũng mở rộng hướng phát triển mới cho nền kinh tế địa phương. Với ý nghĩa thực tiễn và khoa học như trên tôi chọn đề tài: “Làng mộc Thái Yên (Đức Thọ - Hà Tĩnh )” Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 1 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh 2. Lịch sử vấn đề: Nghề làm mộc ở Thái Yên (Đức Thọ) đã hình thành và phát triển lâu đời. về nguồn gốc của làng nghề có từ bao giờ và ai là “ông tổ” thì đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các bậc cao niên ở trong làng thì nghề mộc ở Thái Yên ít nhất đã tồn tại khoảng 700 năm. Đến cuồi thế kỉ XIX nghề đã phát triển mạnh và rất thịnh vào những năm của thế kỉ XX, đặc biệt là vào những năm cuối thế kỉ XX được coi là bước phát triển vượt bậc của làng nghề và trở thành một hiện tượng trong nền kinh tế của huyện Đức Thọ. Nhất là từ khi chính thức trở thành làng nghề hoạt động theo cơ chế mới. Tuy vậy tư liệu ngày trước về làng mộc Thái Yên chưa nhiều, những năm gần đây đã có sách báo nhiên cứu vê các làng nghề ở Hà Tĩnh, trong đó có một số tư liệu đề cập đến làng mộc Thái Yên, chẳng hạn như: - Trong cuốn “Lịch sử Hà Tĩnh” của Đặng Duy Báu – Đinh Xuân Lâm Phan Huy Lê đã có nhắc tới làng nghề Thái Yên với bề day lịch sử văn hóa; - Trong cuốn “non nước Việt Nam”, do Vũ Thế Bình (chủ biên) của NXB lao động xã hội, xuất bản 2010, cũng đã đề cập đến làng mộc Thái Yên và đến Thái Yên một minh chững cụ thể cho “bảo tàng” về điêu khắc gỗ lâu đời thuộc hàng tinh xảo của những người thợ mộc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam - Trong cuốn “làng cổ Hà Tĩnh – tập 1”, của Thái Kim Định và Võ Hồng Huy cũng đề cập đến làng mộc Thái Yên với bề dày lịch sử văn hóa. Bên cạnh đó còn có những sách báo và tạp chí ở địa phương và trung ương cũng đề cập đến những khía cạnh của làng nghề này. Nhưng nhìn chung các tác phẩm, bài viết ấy chỉ nói sơ qua hoặc đề cập qua một vài khía cạnh của làng nghề, chứ chưa trình bày đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống về tất cả các khía cạnh của làng mộc Thái Yên (Đức Thọ - Hà Tĩnh) 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu về làng mộc Thái Yên nhằm tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển, những bước thăng trầm của làng và những đóng góp của làng nghề trong sự phát triển kinh tế văn hóa của nhân dân. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, những kết luận cần thiết về những tác động của nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về các mặt của nghề mộc Thái Yên sau: Nguồn gốc hình thành, kỹ thuật sản xuất, tác động của nghề đối với địa phương và những mặt tích cực, hạn chế trong quá trình phát triển đó. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Làng mộc Thái Yên là một đề tài lịch sử địa phương chưa được nhiều người nghiên cứu, khai thác. Do hạn chế tài liệu, cũng như một số khó khăn Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 2 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh trong quá trình tìm hiểu, nên đề tài này chỉ tìm hiểu trong phạm vi nghề mộc Thái Yên. Tìm hiểu các khía cạnh sau: Quá trình hình thành làng Thái Yên, nguồn gốc nghề mộc, kỹ thuật sản xuất và bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, tác động của nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của làng trong lịch sử từ trước đến nay và phương hướng phát triển của làng nghề trong thời gian tới. 4. Nguồn tư liệu - Bao gồm các tài liệu thành văn như các bài viết trong sách báo, các nội dung liên quan đến nghề mộc ở làng Thái Yên. - Tài liệu thu thập được qua thực địa ở địa phương, các văn bia làng, di tích văn hóa (nhà thờ, đình chùa, ), và tài liệu thu thập từ nguồn cung cấp của chính quyền địa phương nơi sở tại. - Tài liệu khai thác tù những nhân chứng cụ thể tại làng Thái Yên, đặc biệt là nguồn thông tin được cung cấp từ các bậc cao niên trong làng và các nghệ nhân tại địa phương… - Tài liệu thu thập trên báo và các phương tiện truyền thông, trên mạng internet và các phương tiện khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này tôi sử dụng tổng hợp từ nhiều phương pháp nghiên cứu. -Từ các tác giả đi trước đã từng nghiên cứu về các vấn đề liên quan, tôi tập hợp, so sánh phân tích tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, đồng thời sử dụng phương pháp logic, lịch sử, điều tra thực tế,… -Thu thập và xử lí tài liệu dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau như sách, báo, website…, để đối chiếu, so sánh và đánh giá vấn đề. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần làm sáng tỏ về lịch sử vùng đất Hà Tĩnh, đồng thời tìm hiểu về bức tranh toàn cảnh về nghề mộc Thái Yên trên tất cả các mặt lịch sử, văn hóa và hoạt động kinh tế của lành mộc Thái Yên. Thành công của đề tài còn đóng góp nguồn tài liệu quan trọng cho việc tìm hiểu lịch sử địa phương. Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra một số kiến nghị phát triển làng nghề, cùng với việc đẩy mạnh phát triển du lịch một cách hợp lý, đồng bộ, hiểu quả. Đồng thời sẽ góp phần quảng bá thương hiệu và danh tiếng của làng nghề khắp trong nước. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài có 2 chương: Chương 1: tổng quan về con người và vùng đất Thái Yên. Chương 2: quá trình hình thành và sự phát triển của làng mộc Thái Yên. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về vùng đất và con người Thái Yên 1.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước nói chung cũng như sự phát triển của làng xã nói riêng. Làng Thái Yên có Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 3 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh vị trí rất đặc biệt. Xã Thái Yên nằm về phía đông của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cách quốc lộ 8A chừng 1km, cách trung tâm huyện chừng 13km. Phía bắc giáp với xã Đức Thịnh – Đức Thọ nằm ở vị trí có địa hình thấp hơn so với khu vực lân cận nên vào mùa mưa thường bị ngập lụt, cũng chính vì thế mà đất đai ở đây rất màu mỡ thuận lợi cho phát triển công nghiệp, là vựa lúa lớn nhất của huyện Đức Thọ. Phía nam giáp xã Đức Thanh – Đức Thọ là 1 xã độc canh cây lúa từ lâu Đức Thanh đã có trình độ thâm canh cao, là xã đạt 5 tấn/ha đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh. Phía tây giáp xã Đức Thủy – Đức Thọ thuộc địa hình đồng bằng, đất thịt, là một xã thuần nông, có trình độ thâm canh lúa, màu cao, ngoài ra Đức Thủy còn có nhiều nghề thủ công, một số nghề đã có từ lâu đời như làm gạch ngói, thợ sơn, thợ nề, cưa,… từ đó tạo cho Thái Yên có điều kiện để giao lưu, trao đối sản phẩm với các khu vực xung quanh, giáp ranh với các xã thuần nông nên Thái Yên không phải quá chú tâm vào phát triển nông nghiệp mà có thể chuyên tâm vào sản xuất đồ mộc. Phía đông giáp xã Thuận Lộc – Thị xã Hồng Lĩnh có vị trí giao thương thuận lợi, gần quốc lộ 1A nên thuận lợi cho vận chuyển, trao đổi hàng hóa. Xã Thái Yên có diện tích đất tự nhiên là 418 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 276 ha, các loại đất khác chiếm khoảng 142 ha. Thái Yên nằm trong vùng đất chiêm trũng nên có đất đai khá màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên nông nghiệp không phải là ngành sản xuất chính mà cư dân Thái Yên chủ yếu tập trung vào phát triển nghề mộc. Về khí hậu Thái Yên có khí hậu Á nhiệt đới gió mùa, ngoài ra khu vực này còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền bắc và miền nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình của miền nam và có 1 mùa đông giá lạnh của miền bắc nên thời tiết và khí hậu nơi đây rất khắc nghiệt. Chính vì thế nên mặc dù có diện tích đất đai rất màu mỡ nhưng mùa mưa lượng mưa rất lớn đặc biệt là hạ tuần tháng 8,9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm nên vào thời gian này hằng năm nơi đây phải hứng chịu những cơn bão từ biển đông nên tình trạng lũ lụt, mất mùa diễn ra liên miên. Thời gian còn lại thì nắng gắt, gió tây nam khô nóng gây ra tình trạng hạn hán nên cũng gây ra nhiều tổn thất cho sự phát triển nông nghiệp. Xã Thái Yên có truyền thống lâu đời về nghề mộc. Hiện nay có khoảng 1.200 hộ, tức 80% số hộ toàn xã, làm nghề mộc. Hà Tĩnh là một tỉnh có tài nguyên rừng phong phú với hơn 300.000 ha rừng và đất rừng cung cấp một nguồn gỗ dồi dào cho sự phát triển nghề mộc ở Thái Yên. 1.2. Dân cư Cư dân chủ yếu ở Thái Yên là cư dân bản địa vốn sinh sống lâu đời ở mảnh đất này. Ngoài ra còn có một số ở Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định di cư vào. Tương truyền nhóm người đầu tiên khai lập cộng đồng làng xóm chỉ có vài chục hộ, nguồn sống chính là khai phá đất hoang. Ngoài những vùng đất nhỏ hẹp mà những con người đầu tiên đến để tự khai phá, để dựng lều lán tạm bợ, Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 4 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh còn lại xung quanh là vùng săng, lau, cây cỏ, hằng năm chỉ độc canh một vụ trồng lúa nước. Người dân chủ yếu lên mạn rừng Hồng Lĩnh đào củ mài để ăn, đời sống rất khó khăn. Trải qua hơn 1 thế kỷ đầu dân số ở đây cũng chỉ mới có vài chục người. Mãi cho đến thế kỷ XV – XVI làn sống di cư liên tục từ miền Bắc vào làm dân số tăng lên, tới cuối thế kỷ XVI đến những thập niên đầu của thế kỷ XVIII cư dân hầu như đã ổn định. Từ đó về sau dân số phát triển là do nội bộ của dòng họ tăng trưởng. Cư dân xã Thái Yên là một cộng đồng có tới 33 dòng tộc, một số dòng tộc như: Nguyễn Viết, Phan Đăng, con cháu dòng họ lên tới 1300 – 1500 người. Dòng họ Nguyễn Minh, Nguyễn Khắc, Nguyễn Trọng, Nguyễn Công, Phan Công, con cháu mỗi dòng đều lên đến 600 người. Hiện nay một số dòng tộc do hoàn cảnh lịch sử vẫn chưa tìm lại được những dấu tích củ thể trong hệ thống Gia phả của tổ tiên mình. Một số dòng tộc đã và đang công phu mới xác lập lại các hệ thống Gia phả cũ vì quá phức tạp. Tuy nhiên qua các nguồn tư liệu còn sót lại con cháu của dòng tộc nào cũng đều biết tổ tiên mình ngày xưa hầu hết từ miền Bắc di chuyển vào miền Trung và dừng chân lại trên mảnh đất này. Theo nhiều nguồn thông tin sử liệu mà tôi thu thập được tại xã Thái Yên: “Hầu hết các thủy tổ của các dòng tộc vào trú ngủ trên đất Thái Yên đều đến đây từ cuộc binh biến từ thế kỷ XIII tới thế kỷ XIII thường là những quan chức trên đường binh nghiệp dừng chân lại sau các đợt đối đầu với kẻ thù xâm lược hoặc được mãn hạn sau thời gian trấn ải biên cương. Cũng có thể là con cháu các danh gia, vọng tộc tìm đường lẫn tránh đối phương sau các cuộc trừng phạt, thanh trừ nhau…” Với nguồn gốc như vậy đã minh chứng một điều lớp con cháu hậu duệ Thái Yên đã không ít người đỗ đạt cao, giữ nhiều cương vị và công tác trên mọi miền tổ quốc. 1.3. Tên gọi và sự thay đổi về địa giới, đơn vị hành chính Từ lúc mới thành lập làng có tên là Đại An. Tới triều đại Trần Minh Tông (1314 – 1329) vào khoảng năm 1320 làng đổi tên thành Thái Bình. Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Hậu Lê, hiệu là Bình định vương (1428), những tên đất, tên làng phạm húy phải đổi chệch sang tên khác. Làng Thái Bình cũng nằm trong trường hợp đó, từ “Bình” được chuyển sang từ “Yên”. Từ đó làng có tên là Thái Yên. Các vị thủy tổ của các dòng tộc di cư đến đây hầu hết là các dòng tộc từ miền Bắc di tản vào và định cư ở vùng đất này. Chủ yếu là cư dân ở Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định,… sau những hành trình gian truân, vất vả đầy biến động tìm đến vùng đất mới họ muốn có một chỗ dừng chân yên ổn, lâu dài. Xuất phát từ những yếu tố tâm lí đó những con người đầu tiên đã đặt tên cho mảnh đất này những tên làng, tên xóm như Đại An, Thái Bình, hay Thái Yên sau này với ước vọng cuộc sống an cư, lạc nghiệp, lâu dài. Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 5 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh Làng Thái Yên xưa thuộc phủ Đức Quang, huyện La Giang. Tên Phủ Đức Quang tồn tại từ triều Hậu Lê đến triều Nguyễn Gia Long. Năm Minh Mạng thứ ba (1821) đổi tên mới là phủ Đức Thọ. Tên đơn vị hành chính phủ Đức Thọ và huyện La Sơn tồn tại đến cách mạng tháng 8 năm 1945 thì chuyển sang đơn vị hành chính mới, xóa cấp phủ và cấp tổng huyện La Sơn, đổi tên là Đức Thọ. Từ đó tới nay gọi là huyện Đức Thọ. Thực hiện chủ trương của Đảng và chính phủ từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đơn vị hành chính xã Thái Yên đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi: Thái Yên thuộc địa giới xã Đồng Quang: Thực hiện chủ trương mới, đầu năm 1946 thôn Thái Yên cùng với Quang Chiêm, Gia Thịnh, Đông Cần hợp nhất lại thành một đơn vị hành chính cơ sở gọi là Đồng Quang. Dân số xã Đồng Quang thời điểm này lên tới 6500 nhân khẩu. Căn cứ theo vị trí địa lí xã được chia thành 11 xóm theo số thứ tự: Xóm 1, 2, 3, thuộc thôn Quang Chiêm; xóm 4, 5 thuộc thôn Gia Thịnh; xóm 6 thuộc thôn Đồng Cần ; xóm 7, 8, 9, 10, 11 thuộc xã Thái Yên ngày nay. Mỗi đơn vị xóm có 1 xóm trưởng phụ trách công tác nội xóm và 1 công an phụ trách công tác an ninh. Thái Yên thuộc về địa giới xã Đồng Thanh: Đến tháng 4-1949 chính phủcó chủ trương sát nhập các xã nhỏ và vừa, có dân số ít thành các đơn vị xã lớn, mỗi xã tối thiểu không dưới 10000 dân. Thực hiện chủ trương đó 2 đơn vị hành chính Đồng Quang và Tân Thanh hợp lại thành 1 xã lớn gọi là xã Đồng Thanh. Dân số xã Đồng Thanh lúc vừa mới hình thành lên tới 11200 nhân khẩu. Nhân khẩu đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cung cấp nhân lực cho chiến trường. Hằng năm tới kì tuyển quân thanh niên tình nguyện lên đường ra mặt trận rất đông. Nhân dân trong độ tuổi lao động ngoài việc sản xuất còn tham gia các tổ chức quần chúng, dân quân du kích để bảo vệ cuộc sống an bình cho địa phương. Xã Đồng Thanh có 19 xóm trải rộng trên một đơn vị diện tích lớn, phía Bắc giáp xã Đức Thuận, phía nam giáp xã Kim Lộc (Can Lộc), phía tây giáp xã Ngư Lâm, phía đông giáp xã Thuận Lộc (Can Lộc). Xã Đồng Thanh là một trong những xã có diện tích rộng, dân số đông, giàu tiềm năng. Trong suốt thời gian dài, xã đã có đóng góp không nhỏ về người và của cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thái Yên thuộc khu vực hành chính xã Đức Bình: Sau 1954 để đáp ứng nhu cầu cần thiết về việc quản lí các cấp hành chính phần lớn các đơn vị hành chính cũ được thiết lập trong cuộc kháng chiến chống pháp nay được tách ra thành các đơn vị nhỏ hơn và mang các tên mới. Xã Đồng Thanh được chia ra làm 3 đơn vị hành chính nhỏ là Đức Thanh, Đức Bình, Đức Thịnh. Xã Đức Bình được hình thành từ tháng 7-1956 gồm 3 thôn là Thái Yên, Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 6 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh Thượng Xá và Phúc Lai, về mặt địa giới hành chính thì xã Đức Bình trước đây và xã Thái Yên không có gì khác. Dân số xã Đức Bình lúc này dao động khoảng 4500-4700 nhân khẩu. Xã Đức Bình tồn tại trong khoảng 16 năm gắn liền với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa miền bắc và chống chiến tranh phá hoại của Mĩ. Trở lại tên cũ Thái Yên: Nếu trước đây Thái Yên chỉ là đơn vị cấp thôn thì nay đã mở rộng thêm và đã trở thành một đơn vị hành chính cấp xã. Từ năm 1972, chính phủ đã có quyết định khôi phục mà mở rộng các làng nghề truyền thống lâu đời trên một số địa phương, đồng thời cũng hoàn trả tên làng, tên xã vốn đã là những địa danh nổi tiếng một thời lịch sử, từng ghi dấu ấn đậm nét trên chặng đường đấu tranh cách mạng của dân tộc. Riêng huyện Đức Thọ, một số tên làng truyền thống đã trở thành tên xã như Tùng Ảnh, Yên Hồ, Thái Yên,… Tính đến năm 2002 dân số xã Thái Yên đã lên tới 6500 nhân khẩu, với 1500 hộ gia đình. Đến nay theo số liệu thống kê năm 2011 toàn xã có 6124 nhân khẩu với 1717 hộ, trong đó hơn 80% làm nghề mộc. Như vậy, trở lại với tên gọi Thái Yên là trở lại với cội nguồn của một làng nghề truyền thống của địa phương mà các thế hệ cha ông đi trước đã dày công xây dựng. Dù trải qua bao biến động lịch sử, xã hội có lúc phải chia tách hoặc sáp nhập nhưng tên gọi Thái Yên chưa bao giờ bị xóa mờ trong tiềm thức của nhân dân nơi đây, mãi là niềm tự hào, niềm tin của bao thế hệ con cháu. 1.4. Thái Yên vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa 1.4.1. Thái Yên – vùng đất có bề dày lịch sử Theo một số nguồn tài liệu còn lưu lại ở bảo tàng Nghệ Tĩnh như cuốn: “Nghệ Tĩnh phong thổ ký” của Bùi Dương Lịch, “An Tĩnh cổ lục” của Hippolete Breton hay cuốn “Lược sử một số làng nghề thủ công ở Nghệ Tĩnh”… đều cho chúng ta biết là làng Thái Yên có bề dày lịch sử lâu đời. Làng Thái Yên xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII thuộc triều đại Trần Nhân Tông vào khoảng năm 1280-1281 cách ngày nay khoảng 700 năm. Khi Lê Lợi chiêu mộ quân khởi nghĩa ở Lam Sơn – Thanh Hóa để đánh dẹp giặc Minh. Trong cuốn “Hồi kí cách mạng” của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản – Đảng bộ Hà Tĩnh xuất bản năm 1974, có đoạn viết về vùng đất Thái Yên như sau: “Tục truyền rằng: xưa kia quân minh sang xâm lược nước ta (giai đoạn 1414 – 1427) đầu thế kỷ thứ XV từ Rù Thành ( nũi Thành thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) kéo sang đất Hà Tĩnh (lúc bấy giờ Hà Tĩnh chỉ là một châu gọi là Châu Nam Tỉnh) chúng đã đi qua vùng này. Nhân dân ở đây đã lấy củi khô, lá cây và cỏ tươi chất thành đống trên một cồn đất gọi là “Cồn Bốn”, chờ khi nào giặc sắp đến đốt để khói bốc cao mà báo tin cho các nơi khác biết” Đến đời Lê Sơ, thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1469-1497), có lần cất quân đi đánh Chiêm Thanh, đến vùng này đã ra lệnh đào sông để vận chuyển lương Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 7 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh thực cho thuận tiện. Những nhánh sông nhỏ từ Đò Trai len qua một số xã Thái Bình, Gia Thịnh, Trang Cầu…có từ đó. Đến 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam. Kể từ giờ phút đó lịch sử Việt Nam có biến động dữ dội. Cả dân tộc trong đó có cả những người con của mảnh đất Thái Yên phải chịu biết bao tai ương do kẻ thù gây ra. Trong khi đó thì triều Nguyễn tỏ ra bất lực, nhu nhược từng bước nhượng bộ cho thực dân Pháp. Thực tế đau lòng đó đã thúc đẩy phong trào yêu nước của sĩ phu và và nhân dân cả nước vùng lên mạnh mẽ dưới ngọn lửa của phong trào Cần Vương. Trong đội ngũ hàng trăm con người sớm tỉnh ngộ ấy có không ít những người con của mảnh đất Thái Yên, tiêu biểu kể đến là ông Nguyễn Viết Hoàng, Nguyễn Viết Nhã đã từng tham gia tích cực vào phong trào Bình Tây và cả hai đều giữ chức “Hiệp quản” trong nghĩa quân Cần vương (1885-1895). Ngoài ra còn có các cụ Nguyễn Viết Tuấn, Trần Thước là cận vệ đắc lực cho nhà yêu nước Phan Đình Phùng trong suốt cả thời gian dấy nghĩa. Có thể nói suốt những năm tháng theo tiếng gọi yêu nước của chiếu cần vương mảnh đất Thái Yên đã từng lưu dấu những chiến công, bao phen làm cho kẻ thù sợ hãi, choáng váng. Trong những năm 1894-1895 nhiều căn cứ của phong trào Cần vương ở Thái Yên đã làm cho quân địch nhiều phen hú vía. Suốt những năm tháng diễn ra phong trào nhân dân Thái Yên là nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho cách mạng, sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, hi sinh để mong giành lại sự sống cho dân tộc. Bên cạnh đó còn có nhiều người con của Thái Yên như Trần Định, Phủ Ước, Mai Biện, Tư Nuôi còn tham gia vào khởi nghĩa nông dân Yên Thế của Đề Thám… 1.4.2. Thái Yên vùng đất văn hóa Cùng với đời sống vật chất, xây dựng làng nghề thì Thái Yên còn hình thành cả nền văn hóa vật thể lẫn phi vật thể. Theo tôi khảo sát về địa linh ở đây, hướng đông có miếu mộ, hướng tây có đền Thái Yên, hướng nam có đền Thánh thợ, hướng bắc có chùa Vĩnh Phúc để trấn giữ xóm làng được bình yên, dân cư phát đạt. Trong đó khu di tích lịch sử văn hóa cụm đền thờ Thái Yên đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, suốt hàng trăm năm nay nó vẫn giữ một vị thế hết sức đặc biệt. Ngôi đền được xây dựng cách đây khoảng hơn 5 thế kỷ. Lúc đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ nằm ở phần đất xóm Cồn. Ngôi đền nằm trên một khu đất cao, là nơi thờ Thánh sư nghề mộc của Thái Yên.Nét độc đáo của ngôi đền chính là nhệ thuật chạm khắc gỗ điêu luyện với những tạo tác của những bàn tay tài hoa những nghệ nhân Thái Yên.Tất cã các bộ phận bằng gỗ xà, cốn, kè, các mảnh gỗ…và các đồ thờ từ long, hương án, tượng gỗ bài vị, long ngai… đều được chạm trổ một cách rất tinh vi. Dù trải qua những biến động của lịch sử nhưng đến nay hệ thống đền chùa vẫn giữ được vè nguyên sơ, cổ kính của một thời kì lịch sử. Hiện tại ngôi đền Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 8 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh vẫn lưu giữ lại nhiều sắc chỉ, bi kí có giá trị về lịch sử và văn hóa. Hằng năm cứ mỗi dịp rằm tháng giêng và rằm tháng 7 nhân dân trong làng đến đây dâng lễ vật bái tạ. Ngoài ra còn có khu nhà thờ Thánh Thợ là nơi thờ những vị tổ sư của nghề mộc Lỗ Ban, Lỗ Bộc. Công trình này được xây theo kiểu kiến trúc trung đại, mang tính biểu tượng đặc trưng của làng nghề. Để ghi nhớ công ơn vị tổ đưa nghề mộc truyền bá cho dân làng, đầu năm 1892 nhân dân đã cùng nhau gây quỹ công đức để cùng nhau xây dựng nên ngôi đền này. Ngôi đền Thánh thợ được khánh thành vào năm 1893. Nhà thờ Thánh Thợ nằm trong quần thể khu di tích cũ, ngày nay người dân địa phương vẫn thờ tự chu đáo cả nhân thần và linh thần. Cả đền Thái Yên và nhà thờ Thánh Thợ đều là các di tích kiến trúc mang những nét chung của đền chùa xứ Nghệ, nhưng cũng có nét đặc trưng riêng, đó là sự giản dị, không hoa mỹ mà vẫn thể hiện được nét tinh vi, sắc sảo, phản ánh đúng tâm hồn, bản chất và tài năng của nghệ nhân làng mộc Thái Yên. Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển của làng mộc Thái Yên 2.1. Nguồn gốc ra đời Một làng nghề muốn được xã hội tôn vinh là làng nghề truyền thống cần phải bảo đảm các tiêu chí về thời gian, nghề nghiệp, tài năng của bao lớp nghệ nhân và chất lượng sản phẩm… Vậy nghề mộc đến với Thái Yên từ lúc nào?, ai là ông tổ?, cho đến hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào thật chính xác và rõ ràng về nguồn gốc của làng nghề. Theo các nguồn tài liệu mà tôi tìm hiểu ở địa phương được biết rằng: “làng Thái Yên xuất hiện vào thế kỷ XIII thuộc triều đại Trần Nhân Tông – năm thứ hai niên hiệu Thiệu Bảo, vào khoảng năm 1280-1281 cách đây hơn 700 năm, tuy nhiên lúc đó chưa có nghề mộc” Tương truyền nghề mộc du nhập vào Thái Yên vào khoảng nửa sau thế kỷ XVI, triều Lê Anh Tông (1557-1572), thời nhà Hậu Lê. Giai đoạn này các đơn vị hành chính trong địa hạt phủ Đức Quang cơ bản đã ổn định, nhưng theo Gia phả các dòng tộc hiện nay việc di dân từ miền bắc vào định cư ở đất Thái Yên vẫn tiếp diễn, trong đó có một số từ Thanh Hóa di cư vào. Từ xưa Thanh Hóa vốn là một tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Trong cuốn “Bách nghệ tổ sư” có hàng chục tên tuổi làng nghề được nhân dân cả nước tôn vinh, trong đó có những phường nghề nổi tiếng của làng mộc Thanh Hóa như : Thợ mộc Đạt Tài, Thợ mộc Nam Hoa… danh tiếng của thợ mộc Thanh Hóa đã trở nên nổi tiếng khắp các xứ Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Các vị Thủy tổ của một số dòng tộc như Nguyễn Công Lê, Nguyễn Viết, Phan Đăng đều có liên quan đến lịch sử vùng đất này. Trong một tư liệu ngắn về “Sự tích đền Thái Yên” của cụ Nguyễn Viết Triêm có ghi : “lúc đầu Thái Yên chưa có nghề mộc, vào khoảng năm 1527 có ông Nguyễn Viết Đức đến sinh cơ lập nghiệp truyền bá nghề mộc cho con làng”. Cũng theo cuốn Gia phả họ Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 9 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh Nguyễn Viết do ông Nguyễn Viết Sơn – 80 tuổi, hiện là tộc trưởng của họ Nguyễn Viết cũng đã đưa ra bằng chứng viết trong Gia phả cho rằng ông Nguyễn Viết Đức chính là người đã mang nghề mộc đến cho dân làng. Tuy chưa có một nguồn sử liệu chính thức nào, nhưng nhiều thông tin truyền miệng gần như là giống nhau của nhiều vị cao tuổi trong làng nghề xưa nay vẫn khẳng định ông Nguyễn Viết Đức chính là vị tổ sư của làng nghề mộc Thái Yên vốn có nguồn gốc từ Thanh Hóa. Hiện nay bài vị của ông Nguyễn Viết Đức đang được dân làng thờ phụng trong đền Thái Yên. 2.1.2. Bước đầu phát triển 2.1.2.1 Những năm tháng đầu tiên của làng nghề Sau khi vị tổ sư về định cư tại quê hương mới này đã truyền nghề cho dân làng bước đầu biết cưa, xẻ và làm những đồ dùng thông dụng trong gia đình như bàn ghế, giường, cũi… từ đó nghề nghiệp cứ nhân rộng và phát triển dần. hoạt động sản xuất ở Thái Yên bắt đầu tấp nập hẳn lên. “Đàn bà con gái thì chuyên làm ruộng, đàn ông thì nhóm cụm lại để tập nghề. Sau một thời gian các đồ dùng thông dụng trong nhân dân đã tạm đủ, người thợ tiếp tục tìm mua các vật liệu cưa xẻ rồi làm ra sản phẩm ghành gông đến các chợ của các địa phương bán hoặc đổi lấy các hàng hóa cần thiết khác như lương thực, thực phẩm, vải, dầu…” Thời gian này kỹ thuật nghề nghiệp mới dừng lại ở mức độ đơn giản. Bên cạnh các nhóm thợ sản xuất ở hộ gia đình, đã có một số nhóm thợ đi làm nhà cửa và các công trình đình, chùa ở khắp trong và ngoài tỉnh: “Ở Thái Yên (Đức Thọ) người thợ mộc ngoài sản xuất tại chỗ, đã tổ chức thành từng phường (có từ 15-20 người) tỏa đi làm ăn ở khắp nơi trong tỉnh và ơ các tỉnh xa. Tay nghề của thợ mộc Thái Yên được dân vùng Nghệ Tĩnh thừa nhận” Tuy nhiên lớp thợ đầu tiên tài năng chưa bộc lộ, kỹ thuật chưa tinh xảo, tính cạnh tranh nghề nghiệp cũng chưa cao. Tuy nhiên đó là bước khởi đầu cho sự phát triển của làng nghề thủ công truyền thống. Ngoài nhóm thợ Thái Yên, trong nội hạt tỉnh Hà Tĩnh còn có một nhóm thợ của Hương Sơn, Can Lộc, Nghi Xuân… nhưng vì do nhu cầu cuộc sống thấp, người dùng chưa có đòi hỏi cao như sau này nên dân thợ vẫn thường xuyên có công ăn việc làm và phát triển dần nghề nghiệp. Trong một thời gian dài dân làng Thái Yên đã tích lũy được vốn liếng, nghề nghiệp để trở thành những người thợ nổi tiếng. 2.1.2.2. Nguồn nguyên liệu và hệ thống công cụ sản xuất Mảnh đất Hà Tĩnh với khí hậu rất khắc nghiệt, thiên tai tàn phá nặng nề. Đất đai giàu tài nguyên, có những dải phù sa màu mỡ song cũng có những vùng đất bạc màu, cằn cội, chua mặn, đồng bằng thì nhỏ hẹp, với diện tích đồi núi chiếm phần lớn . Với những yếu tố đó là điều kiện cho Hà Tĩnh phát triển nghề rừng và khai thác rừng: “ Với những diện tích rừng rất lớn trên 300000 ha rừng và đất rừng (đứng thứ 3 trên miền Bắc), nghề rừng Hà Tĩnh phát triển rộng khắp trong tỉnh. Trong số 252 xã của tỉnh có 192 xã có nghề rừng (1986)”. Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 10 [...]... lưỡng vũ trang nhân dân Bên cạnh đó huyện Đức Thọ và tỉnh Hà Tĩnh đang lập hồ sơ đề nghị nhà nước phong tặng cho Thái Yên danh hiệu Anh hùng thời kì đổi mới Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 20 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh Đặc biệt là ngày 2/7/2010, làng mộc Thái Yên là một trong 9 làng nghề đã được hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu Làng nghề tiêu biểu” có đóng góp cho sự... hóa Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 33 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ban chấp hành đảng bộ Đảng tỉnh Hà Tĩnh, Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2 Đặng Văn Báu – Đinh Xuân Lâm – Ngô Văn Tri, Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, NXB chính trị quốc gia 3 Đảng ủy Thái Yên (2005), Lịch sử xã Thái Yên 4 Đảng ủy xã Thái Yên (2011), Báo cáo kết quả công tác xây dựng... nhiệm vụ năm 2012 5 Thái Kim Đỉnh (2000), Một số bài viết về làng mộc Thái Yên, Thời báo tài chính- Báo Hà Tĩnh 6 Nghị định số 66/2006/NĐ – CP của chính phủ về phát triển làng nghề nông thôn 7 Nguyễn Triêm (1993), sử tích đền Thái Yên, sở văn hóa thông tin Hà Tĩnh 8 UBND huyện Đức Thọ (2011), Báo cáo đầu tư mở rộng cụm công nghiệp – tiểu thụ công nghiệp làng nghề Thái Yên 9 UBND xã Thái Yên (1946 – 1971),... cấp bách đối vơi làng mộc Thái Yên cần được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành để làng mộc Thái Yên không chỉ được người ta biết tới là một làng nghề truyền thống mà còn là một điểm tham quan du lịch văn hóa 2.4.2 Định hướng và giải pháp Phát triển du lịch làng nghề ở Thái Yên đang là băn khoăn, trăn trở của các cấp chính quyền xã Thái Yên nói riêng, huyện Đức Thọ và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, cần... thường tiến hành với các chi tiết nhỏ, phức tạp đòi hỏi sự khéo léo Tạo mộng bằng máy (máy khoan, Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 11 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh máy bào, máy tiễn) thường tiến hành với các chi tiết lớn, hiệu quả và năng suất cao hơn và ít phức tạp Hình 1: người thợ đang lấy mộng bằng máy khoan Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 12 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh Hình... mộc Thái Yên có thể vươn xa hơn ra tầm quốc tế và tăng giá trị sản phẩm đồ mộc có giá trị truyền thống lâu đời Tuy nhiên với nỗ lực của bản thân và truyền thống làng nghề những thành công và vận hội mới đang chờ đón Thái Yên ở phía trước 2.3 Tác động của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 22 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh Qua quá trình hình thành... triển của làng mộc Thái Yên từ 1995- nay, cơ hội và thách thức trong thời kì hội nhập 2.2.1 Làng mộc Thái Yên bước phát triển vượt bậc từ 1995 – nay Làng mộc Thái Yên đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài hàng mấy thế kỷ, đã có những bước phát triển thăng trầm và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ Từ năm 1995 – nay được coi là “Thời kì phát triển hoàng kim” của làng mộc Thái Yên Các thế hệ... Hưng 16 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh Hình 7: Sản phẩm sau khi đánh vecni 2.1.2.4 Các loại sản phẩm Làng mộc Thái Yên có bề dày truyền thống, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều mặt hàng, với nhiều mẫu mã đa dạng đáp ững nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh Lúc đầu họ chỉ làm các đồ vật thông thường như mâm, khay, hương án … để thờ tự, rồi trai làng Thái Yên tỏa đi khắp... Trải qua thời gian, sản phẩm của nghề mộc so với trước đây đã có bước phát triển cao hơn và bắt đầu trở thành một sản phẩm hàng hóa khá phổ biến Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 18 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh rộng rãi trong các vùng lân cận Thái Yên bắt đầu trờ thành một làng nghề được nhiều vùng gần xa biết đến Thời kỳ Pháp xâm lược nước ta các làng nghề truyền thống có cơ hội mở rộng... người lao động không có tay nghề, không có việc làm rời bỏ làng xóm đi tha hương cầu thực 2.4.3 Đối với vấn đề môi trường 2.4.3.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở xã Thái Yên Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 27 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh Cũng như các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khác, trong quá trình sản xuất làng mộc Thái Yên cũng không thể tránh khỏi vấn đề gây ô nhiễm môi trường . tôi chọn đề tài: Làng mộc Thái Yên (Đức Thọ - Hà Tĩnh )” Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 1 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh 2. Lịch sử vấn đề: Nghề làm mộc ở Thái Yên (Đức Thọ) đã hình. cũng như sự phát triển của làng xã nói riêng. Làng Thái Yên có Sv thực hiện: Nguyễn Đình Hưng 3 Đề tài: làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh vị trí rất đặc biệt. Xã Thái Yên nằm về phía đông của. năng của nghệ nhân làng mộc Thái Yên. Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển của làng mộc Thái Yên 2.1. Nguồn gốc ra đời Một làng nghề muốn được xã hội tôn vinh là làng nghề truyền thống

Ngày đăng: 15/11/2014, 20:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành đảng bộ Đảng tỉnh Hà Tĩnh, Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, NXB chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia Hà Nội
2. Đặng Văn Báu – Đinh Xuân Lâm – Ngô Văn Tri, Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, NXB chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
5. Thái Kim Đỉnh (2000), Một số bài viết về làng mộc Thái Yên, Thời báo tài chính- Báo Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bài viết về làng mộc Thái Yên
Tác giả: Thái Kim Đỉnh
Năm: 2000
7. Nguyễn Triêm (1993), sử tích đền Thái Yên, sở văn hóa thông tin Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: sử tích đền Thái Yên
Tác giả: Nguyễn Triêm
Năm: 1993
10.Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Tác giả: Bùi Văn Vượng
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2002
11.Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
3. Đảng ủy Thái Yên (2005), Lịch sử xã Thái Yên Khác
4. Đảng ủy xã Thái Yên (2011), Báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012 Khác
6. Nghị định số 66/2006/NĐ – CP của chính phủ về phát triển làng nghề nông thôn Khác
8. UBND huyện Đức Thọ (2011), Báo cáo đầu tư mở rộng cụm công nghiệp – tiểu thụ công nghiệp làng nghề Thái Yên Khác
9. UBND xã Thái Yên (1946 – 1971), Hồ sơ lưu trữ về các tài liệu địa chính, lịch sử, chính trị của xã Đồng Quang, Đức Thanh, Đức Bình Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 4: Người thợ đang chạm trổ thủ công bằng đục truyền thống - làng mộc thái yên Đức Thọ  Hà Tĩnh
Hình 4 Người thợ đang chạm trổ thủ công bằng đục truyền thống (Trang 15)
Hình 5: Người thợ đang làm nhẵn và sửa vùng khuyết tật - làng mộc thái yên Đức Thọ  Hà Tĩnh
Hình 5 Người thợ đang làm nhẵn và sửa vùng khuyết tật (Trang 16)
Hình 7: Sản phẩm sau khi đánh vecni - làng mộc thái yên Đức Thọ  Hà Tĩnh
Hình 7 Sản phẩm sau khi đánh vecni (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w