Đối với công tác đào tạo nghề 1 Thực trạng

Một phần của tài liệu làng mộc thái yên Đức Thọ Hà Tĩnh (Trang 26 - 27)

2.4.2.1. Thực trạng

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử nghề mộc Thái Yên đã tồn tại và không ngừng phát triển, những đôi bàn tay tài hoa của những người thợ Thái Yên đã làm nên nhiều sản phẩm làm đẹp cho đời. Trong suốt quá trình lịch sử đó muố duy trì và phát triển làng nghề thì công tác đào tạo nghề là rất quan trọng, chính vì thế mà việc bồi dưỡng thế hệ trẻ rất được quan tâm. Việc học nghề chính là lao động thực tế theo phương thức cha truyền con nối, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Thời gian học nghề ít nhất cũng phải 3 – 4 năm, ăn cơm nhà. Một lớp học nghề có khoảng 4 – 7 người, học làm đủ các loại sản phẩm từ dễ tới khó. Một trong những kỹ thuật phải học công phu, tỉ mỉ nhất là kỹ thuật chạm khắc. Các thợ giỏi dạy chủ yếu bằng cách truyền nghề, không giấu giếm những bí quyết nghề nghiệp của mình, tuy nhiên vẫn có những yêu cầu rất khắt khe. Chính vì thế mà mỗi thợ học việc từ lúc vào học chỉ là những đứa bé, sau hơn 4 năm đã có thể trở thành thợ giỏi và có thể tự hành nghề kiếm sống.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thất nghiệp và việc làm đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề Thái Yên đã góp phần vào việc đẩy lùi thực trạng khó khăn đó. Theo số liệu mà tôi điều tra, khảo sát 50 hộ cho thấy, 50 hộ này đã giải quyết cho 191 lao động, trong đó 129 lao động nam và 62 lao động nữ. Do tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh mộc không mang tính thời vụ như nông nghiệp nên người lao động hầu như coa thể yên tâm làm việc quang năm hay những lúc nông nhàn. Chất lượng cuộc sống của người dân cũng vì thế mà được nâng lên.

Tuy nhiên, nhìn chung trình độ lao động vẫn còn thấp, chưa được đào tạo một cách bài bản, người lao động cũng chỉ được học nghề trong thời gian khá ngắn và chủ yếu theo phương pháp truyền nghề trong gia đình, dòng họ. Họ thiếu kiến thức lý thuyết và thực tiễn, chủ yếu chỉ được hướng dẫn kèm cặp tại chỗ, truyền nghề theo kiểu kinh nghiệm. Phần lớn người thợ không kế tục được những kỹ thuật truyền thống. Mặt khác do trình độ văn hóa còn thấp, nhiều kỹ thuật tiên tiến họ không tiếp thu được. Trong khi đó, lớp nghệ nhân lão thành ngày một ít đi, bí quyết ngành nghề và kỹ thuật tinh xảo được truyền lại cũng ngày càng bị mai một dần và nguy cơ thất truyền. Trong khi đó lớp thợ trẻ lại

mãi chạy theo lợi ích trước mắt, thích bắt chước cách làm và mẫu hàng của người nước ngoài, làm cho sản phẩm mộc truyền thống ngày càng bị mai một. Một số xưởng sau khi thấy sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận, lập tức cho sản xuất hàng loạt, nhưng họ lại sử dụng đội ngũ lao động không có kỹ thuật từ nơi khác đến làm thuê. Ở một số xưởng tình trạng dạy nghề vẫn chủ yếu theo kiểu tùy tiện, giản đơn chỉ cốt để người thợ nhanh chóng làm được một số việc đơn giản.

Trên thực tế ở Thái Yên chưa có một hình thức đào tạo nghề nào thực sự quy mô, bài bản để thực sự xứng tầm với một làng nghề truyền thống lâu đời và phát triển quảng bá hơn nữa danh tiếng của làng nghề ra khắp khu vực và thế giới. Thêm vào đó là quá trình CNH – HĐH làm cho cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nhiều thanh niên không có tay nghề rời bỏ quê hương lên thành phố vào các khu công nghiệp kiếm việc làm. Vì thế công tác đào tạo nghề được xem là đặc biệt quan trọng, là yêu cầu cấp bách lúc này đối với Thái Yên để giữ cho làng nghề truyền thống không bị mai một.

2.4.2.2. Định hướng và giải pháp

Căn cứ vào quan điểm và giải pháp của Đảng, Nhà Nước về phát triển làng nghề trong bối cảnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống. Trong bối cảnh đó Thái Yên cần có định hướng và quy hoạch cụ thể để xây dựng làng nghề mộc, phát triển nghề, tạo điều kiện cho làng nghề hoạt động, mở rộng và phát triển. Trong đó vấn đề đầu tiên để tránh cho làng nghề không bị mai một trước xu thế thị trường thì công tác đào tạo nghề là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Để giải quyết vấn đề này các cấp chính quyền địa phương xã Thái Yên cũng đã có nhiều trăn trở trong việc tìm hướng phát triển cho làng nghề như: Khuyến khích các hộ dân làm nghề và học nghề, đẩy mạnh việc nhân cấy phát triển nghề ra các khu khác, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ có tiềm lực về vốn, có khả năng phat triển nghề trong việc mở rộng mặt bằng sản xuất, đông thời đề nghị các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm hỗ trợ các địa phương mở các lớp dạy nghề mộc, các lớp đào tạo nghề mộc mỹ nghệ cho người dân. Đồng thời tuyên truyền giáo dục cho người dân ý thức về việc giữ gìn và phát triển nghề mộc là trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó cần kết hợp có hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với các doanh nghiệp sản xuất, nhằm đảm bảo cho người lao động học xong có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tránh tình trạng cho người lao động không có tay nghề, không có việc làm rời bỏ làng xóm đi tha hương cầu thực.

Một phần của tài liệu làng mộc thái yên Đức Thọ Hà Tĩnh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w